intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Tam Kỳ’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Tam Kỳ

  1. KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN:Vật lý LỚP : 9 1. MỤC TIÊU: - Hệ thống hóa lại các kiến thức đã học nhằm đánh giá năng lực học sinh trong đó có sự phân hóa kến thức trong học kì I. - Thông qua kiểm tra đánh giá, giúp giáo viên nắm bắt tình hình để từ đó có sự điều chỉnh phương pháp dạy học trong học kì II, giúp học sinh phát huy năng lực học tập tốt hơn. - Đối với học sinh khuyết tật không yêu cầu làm phần vận dụng. Đáp án, hướng dẫn chấm sẽ được xây dựng riêng. 2. HÌNH THỨC: Kết hợp 50% TNKQ và 50 %TL. Từ tuần 19 đến hết tuần 31 (Từ bài 33: Dòng điện xoay chiều đến bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu) 3. THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút 4. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Mức độ nhận thức Nhận biết Thông Vận Vận Tổng TT Nội (Thứ tự câu) hiểu (Thứ dụng dụng dung Đơn vị kiến thức tự câu) (Thứ tự cao kiến câu) (Thứ tự Số câu Điểm Tỉ lệ % thức câu) ss TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Bài 33: Máy phát điện xoay chiều 2. Bài 34:Dòng điện xoay chều 3 1 4 1.33 13.3 1 3. Bài 35: Các tác dụng của dòng Điện từ học điện xoay chiều 4. Bài 36+37: Truyền tải điện năng 1 1 2 0.67 6.7 đi xa- Máy biến thế 2 Quang học 5. Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh 2 2 0.67 6.7 sáng Bài 42+ 43: Thấu kính hội tụ - Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ 1 1 1 2/3 1/3 2 2 4.67 46.7 Bài 44+ 45: Thấu kính hội tụ - Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì Bài 48 + 49: Mắt – Mắt cận và mắt 1 1 1 1 1.33 13.3 lão Bài 50 + 51: Kính lúp – bài tập 1 1 2 0.67 6.7 quang hình học
  2. Bài 54 + 54:Sự phân tích ánh sáng 2 2 0.67 6.7 trắng – Sự trộn các ánh sáng màu Tổng số câu 9 1 6 1 2/3 1/3 15 3 Số điểm 3 1 2 1 2 1 5 5 10 Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận thức 40% 30% 20% 10% 50% 50% 10 100% Giáo viên phản biện đề Giáo viên ra đề Dương Thị Liên Võ Thị Mỹ Nhung
  3. 5. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: VẬT LÝ - LỚP 9 Mức độ kiến thức, kĩ năng Số câu hỏi theo Nội dung Đơn vị cần kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức TT kiến thức kiến thức Nhận Thông Vận Vận dụng biết hiểu dụng cao 1 1. Bài 33: Nhận biết: Dòng điện - Dấu hiệu chính để phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện xoay chều một chiều là: 2. Bài 34: - Dòng điện một chiều là dòng điện có chiều không đổi. 3 TN Máy phát - Dòng điện xoay chiều là dòng điện luân phiên đổi chiều. 1 TN điện xoay - Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều chiều dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ: 3. Bài 35: -Cấu tạo: Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam Các tác dụng châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là I. Điện của dòng stato, bộ còn lại có thể quay được gọi là rôto. từ học điện xoay - Dòng điện xoay chiều có các tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác chiều dụng từ, tác dụng sinh lí. - Ampe kế và vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ~). - Ampe kế và vôn kế một chiều có kí hiệu DC (hay -) hoặc các chốt nối dây có dấu (+) và dấu (-). Đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều bằng vôn kế và ampe kế có kí hiệu AC (hay ~). Các số đo này chỉ giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều và cường độ dòng điện xoay chiều. Thông hiểu: - Khi rôto quay, số đường sức từ xuyên qua cuộn dây dẫn quấn trên stato biến thiên (tăng, giảm và đổi chiều liên tục). Giữa hai đầu cuộn dây xuất hiện một hiệu điện thế. Nếu nối hai đầu của cuộn dây với mạch điện ngoài kín, thì trong mạch có dòng điện xoay chiều. - Trong kĩ thuật, có nhiều cách làm quay rôto của máy phát điện, ví dụ như dùng máy nổ, tua bin nước, cánh quạt gió,... biến đổi các dạng năng lượng khác thành điện năng. Các máy phát điện đều chuyển đổi cơ năng thành điện năng. - Phát hiện được dòng điện là dòng điện xoay chiều hay dòng điện một chiều dựa trên tác dụng từ của chúng, bằng cách cho dòng điện qua nam châm điện: + Nếu nam châm điện chỉ hút hoặc chỉ đẩy thanh nam châm thì dòng điện đó là dòng điện một chiều. + Nếu nam châm điện hút, đẩy thanh nam châm liên tục thì dòng
  4. điện đó là dòng điện xoay chiều. 4. Bài 36+37: Nhận biết: Truyền tải - Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện tỉ lệ 1TN điện năng đi nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây: xa- Máy biến P = P 2 R hp thế U2 - Biện pháp để làm giảm hao phí trên đường dây tải điện thường dùng là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây tải điện Thông hiểu: - Nguyên tắc cấu tạo của máy biến áp dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. - Máy biến áp là thiết bị dùng để tăng hoặc giảm hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều. Bộ phận chính của máy biến áp gồm hai cuộn dây có số vòng dây khác nhau quấn trên một lõi sắt (hoặc thép silic). 1 TN Tỉ số giữa hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến áp U1 n 1 bằng tỉ số giữa số vòng dây của mỗi cuộn dây đó: . Khi U2 n2 hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp lớn hơn hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp (U1>U2), ta có máy hạ thế, còn khi U 1
  5. U1 n1 lượng có trong công thức . U2 n2 2 II. Thông hiểu: Quang Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng: học - Chiếu tia tới SI từ không khí đến mặt nước. Ta thấy, tại mặt phân cách giữa hai không khí và nước, tia sáng SI bị tách ra làm hai tia: tia thứ nhất IR bị phản xạ trở lại không khí, tia thứ hai IK 2 TN bị gẫy khúc và truyền trong nước. - Nếu ta chiếu ánh sáng tới từ trong nước theo phương KI. Ta thấy, tại mặt phân cách giữa nước và không khí, tia sáng bị tách ra làm hai tia. Tia thứ nhất IR’ phản xạ trở lại nước, tia thứ hai bị gẫy khúc và truyền ra ngoài không khí theo phương SI. -Kết luận: Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách 5. Bài 40: giữa hai môi trường, được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Hiện tượng Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. Khi tia sáng truyền từ không khúc xạ ánh khí sang nước thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. Khi tia sáng truyền sáng từ nước sang không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới. - Chỉ ra được trên hình vẽ về tia tới, tia phản xạ, tia khúc xạ, góc tới, góc khúc xạ, góc phản xạ, mặt N R S phẳng tới, pháp tuyến, mặt phân cách i i' giữa hai môi trường. a a' I - Ví dụ ở hình vẽ, ta có: SI là tia tới IR là tia phản xạ r K IK là tia khúc xạ N' Góc SIN = i là góc tới Hình Góc NIR = i' là góc phản xạ Góc KIN' = r là góc khúc xạ NN' là pháp tuyến Mặt phẳng aa' là mặt phân cách giữa hai môi trường. 6.Bài 42+ 43: Nhận biết: Thấu kính - Thấu kính hội tụ thường dùng có phần rìa mỏng hơn phần giữa. hội tụ - Ảnh - Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ 1TN của vật tạo cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm chính của thấu kính. bởi thấu kính Tiêu điểm của thấu kính hội tụ là điểm hội tụ trên trục chính của chùm tia ló khi chùm tia tới song song với trục chính. Mỗi thấu 1TL 7.Bài 44+ 45: kính có hai tiêu điểm đối xứng nhau qua quang tâm. Thấu kính - Tiêu cự là khoảng cách từ tiêu điểm đến quang tâm (kí hiệu là f) hội tụ - Ảnh - Thấu kính phân kì thường dùng có phần rìa dày hơn phần giữa. của vật tạo - Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho
  6. bởi thấu kính chùm tia ló phân kì. phân kì hội Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì : tụ - Vật đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. - Vật đặt rất xa thấu kính, có ảnh ảo ở vị trí cách thấu kính một 1TN khoảng bằng tiêu cự. Thông hiểu: - Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ : - Tia tới đi đến quang tâm, thì tia ló đi thẳng. - Tia tới đi song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm chính. - Tia tới đi qua tiêu điểm chính thì tia ló song song với trục chính. - Đối với thấu kính hội tụ thì: - Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật. - Khi vật đặt rất xa thấu kính thì cho ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. - Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng 2/3TL chiều với vật. - Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì là: - Tia tới song song với trục chính thì tia ló hướng ra xa trục chính và có đường kéo dài đi qua tiêu điểm. - Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới. - Tia tới có đường kéo dài đi qua tiêu điểm chính thì tia ló song 1/3TL song với trục chính Vận dụng: Tia tới đi qua tiêu điểm chính, tia ló song song với trục chính Tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ, tia ló đi qua tiêu điểm chính. Vẽ được đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ Tia tới đi đến quang tâm của thấu kính hội tụ, tia ló truyền thẳng Dựng được ảnh A'B' của vật AB qua thấu kính hội tụ (AB vuông góc với trục chính của thấu kính), bằng cách dựng ảnh A' của điểm A và dựng ảnh B' của điểm B, sau đó từ nối A’ với B’ ta được ảnh A'B' Dựng ảnh của điểm sáng qua thấu kính, bằng cách vẽ hai trong ba tia sáng đặc biệt xuất phát từ điểm sáng, giao điểm của hai tia ló
  7. hoặc đường kéo dài của hai tia ló là ảnh của điểm sáng qua thấu kính. + Tia tới có đường kéo dài đi qua tiêu điểm chính của thấu kính, tia ló song song với trục chính của thấu kính. + Tia tới đến quang tâm của thấu kính, tia ló truyền thẳng Vẽ được đường truyền của tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì, cụ thể: + Tia tới song song với trục chính của thấu kính, đường kéo dài của tia ló đi qua tiêu điểm chính. - Dựng được ảnh A’B’ của vật AB có dạng thẳng qua thấu kính phân kì (AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính), bằng cách dựng ảnh A’ của điểm A và dựng ảnh B’ của điểm B, sau đó từ nối A’ với B’ ta được ảnh A'B' cần dựng Dựng được ảnh của điểm sáng qua thấu kính phân kì bằng cách: Vẽ hai trong ba tia sáng đặc biệt xuất phát từ điểm sáng, giao điểm đường kéo dài của hai tia ló là ảnh ảo của điểm sáng qua thấu kính. Vận dụng cao: Vận dụng kiến thức hình học để tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và đến vật, độ lớn của ảnh trong các trường hợp cho ảnh thật, ảnh ảo. 8.Bài 48 + 49 Nhận biết: 1TN Mắt – Mắt - Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thuỷ tinh và màng cận và mắt lưới (còn gọi là võng mạc). lão Thông hiểu: - Khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau thì mắt phải điều tiết. - Trong quá trình điều tiết thì thể thuỷ tinh bị co giãn, phồng lên và dẹt xuống, để cho ảnh hiện trên màng lưới rõ nét. - Điểm xa mắt nhất mà khi có một vật ở đó, ta có thể nhìn rõ được vật khi mắt không điều tiết, gọi là điểm cực viễn (Cv). 1TL - Điểm gần mắt nhất mà khi có một vật ở đó, ta có thể nhìn rõ được vật, gọi là điểm cực cận (Cc). Mắt cận chỉ nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. Điểm cực viễn của mắt cận thị ở gần mắt hơn bình thường. - Cách khắc phục tật cận thị là đeo kính cận, một thấu kính phân kì, có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt. Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở gần. Điểm cực cận của mắt lão ở xa mắt hơn bình thường. - Cách khắc phục tật mắt lão là đeo kính lão, một thấu kính hội tụ
  8. thích hợp, để nhìn rõ các vật ở gần như bình thường. 9.Bài 50 + 51 Nhận biết: 1TN Kính lúp – - Kính lúp là dụng cụ quang học dùng để quan sát các vật nhỏ. 1TN bài tập quang - Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (dưới 10 cm). hình học Người ta dùng kính lúp để quan sát các vật nhỏ Thông hiểu: Mỗi kính lúp có một số bội giác (kí hiệu là G) được ghi bằng các con số 2x, 3x,... - Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát một vật thì sẽ thấy ảnh càng lớn. Giữa số bội giác và tiêu cự f (đo bằng cm) của 25 một kính lúp có hệ thức: G (f đo bằng cm) f - Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính lúp sao cho thu được một ảnh ảo lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo đó. 10. Bài 54 + Nhận biết: 54: Sự phân Ta có thể trộn hai hay nhiều ánh sáng màu với nhau, bằng cách tích ánh sáng chiếu đồng thời hai hay nhiều chùm sáng đó vào cùng một chỗ 2TN trắng – Sự trên màn ảnh màu trắng. Màu của màn ảnh ở chỗ đó sẽ là màu mà trộn các ánh ta thu được khi trộn các chùm sáng màu nói trên với nhau. sáng màu - Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau, ta thu được ánh sáng màu khác hẳn. - Khi trộn ba chùm sáng màu đỏ, lục và lam với nhau một cách thích hợp được ánh sáng trắng. - Trộn các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím với nhau cũng sẽ được ánh sáng trắng. - Khi không có ánh sáng thì ta thấy tối, không có "ánh sáng đen". - Khi chiếu một chùm sáng trắng hẹp đi qua một lăng kính thì ta sẽ thu được nhiều chùm sáng màu khác nhau nằm sát cạnh nhau tạo thành một dải màu như cầu vồng. màu của dải này biến thiên liên tục từ đỏ đến tím (đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím). Như vậy, lăng kính có khả năng phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm màu khác nhau. Vậy, ánh sáng trắng có chứa các ánh sáng màu khác nhau. - Ta thấy, có nhiều cách phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau, trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau. 10 7 2/3 1/3 Tổng số câu Tỉ lệ % theo từng mức độ 40 30 20 10
  9. TRƯỜNG THCS H.T.KHÁNG KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: VẬT LÍ – Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ : A A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng Câu 1. Máy phát điện xoay chiều gồm có các bộ phận chính nào dưới đây? A. Cuộn dây dẫn và lõi sắt. B. Ống dây điện có lõi sắt và hai vành khuyên. C. Cuộn dây dẫn và nam châm. D. Nam châm vĩnh cửu và hai thanh quét. Câu 2. Để đo cường độ dòng điện trong mạch điện xoay chiều, ta mắc ampe kế A. nối tiếp vào mạch điện cần đo mà không cần phân biệt chốt của ampe kế. B. nối tiếp vào mạch điện cần đo sao cho dòng điện có chiều đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của ampe kế. C. song song vào mạch điện cần đo mà không cần phân biệt chốt của ampe kế. D. song song vào mạch điện cần đo sao cho dòng điện có chiều đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của ampe kế. Câu 3. Dòng điện xoay chiều có cường độ và hiệu điện thế luôn thay đổi theo thời gian. Vậy ampe kế xoay chiều chỉ giá trị nào của cường độ dòng điện xoay chiều? A.Giá trị cực đại. B. Giá trị hiệu dụng. C. Giá trị trung bình. D. Giá trị cực tiểu. Câu 4. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây. B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây. C. tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây. D. tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây. Câu 5. Tiêu điểm là điểm hội tụ trên trục chính của chùm tia ló khi chiếu chùm tia tới A. song song với trục chính. B. vuông góc với trục chính. C. song song với thấu kính. D. hội tụ tại thấu kính. Câu 6. Kính lúp là thấu kính hội tụ có A. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật nhỏ. B. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật có hình dạng phức tạp. C. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ. D. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật lớn. Câu 7. Cấu tạo của mắt gồm các bộ phận chính là A. con ngươi và thấu kính. B. thể thủy tinh và thấu kính. C. thể thủy tinh và màng lưới. D. màng lưới và võng mạc. Câu 8. Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng lục vào cùng một chỗ trên một màn ảnh trắng. Ta sẽ thu được một vệt sáng màu gì? A. Màu đỏ. B. Màu vàng. C. Màu lục. D. Màu lam. Câu 9. Chiếu ánh sáng trắng (ánh sáng mặt trời) vào mặt ghi của đĩa CD. Quan sát ánh sáng phản xạ trên đĩa CD, theo các phương khác nhau sẽ thấy A. ánh sáng màu trắng. B. ánh sáng màu vàng. C. không thấy ánh sáng màu. D. có nhiều màu khác nhau. Câu 10. Để tăng hiệu điện thế từ 2000V lên đến hiệu điện thế 20000V thì phải dùng máy biến thế có tỉ số giữa số vòng dây của cuộn sơ cấp và số vòng dây của cuộn thứ cấp là A. 0,1. B. 0,01. C. 10. D. 100. Câu 11. Tác dụng của nam châm điện lên một đầu thanh sắt non là tác dụng A. nhiệt. B. hóa học. C. quang. D. từ.
  10. Câu 12. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường sẽ A. bị hắt trở lại môi trường cũ. B. bị hấp thụ hoàn toàn và không truyền đi vào môi trường trong suốt thứ hai. C. tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai. D. bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và đi vào môi trường trong suốt thứ hai. Câu 13. Xét một tia sáng truyền từ nước ra ngoài không khí. Thông tin nào sau đây là đúng? A. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ. B. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ. C. Góc tới luôn bằng góc khúc xạ. D. Góc tới gấp hai lần góc khúc xạ. Câu 14. Khi quan sát một vật bằng kính lúp, để mắt nhìn thấy một ảnh ảo lớn hơn vật ta cần phải đặt vật A. ngoài khoảng tiêu cự của kính. B. trong khoảng tiêu cự của kính. C. áp sát vào mặt kính. D. bất cứ vị trí nào so với kính. Câu 15. Khi một vật đặt trong khoảng d
  11. TRƯỜNG THCS H.T.KHÁNG KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: VẬT LÍ – Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ : B A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng Câu 1. Để đo hiệu điện thế trong mạch điện xoay chiều ta mắc vôn kế A. nối tiếp vào mạch điện cần đo mà không cần phân biệt chốt của vôn kế. B. nối tiếp vào mạch điện cần đo sao cho dòng điện có chiều đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của vôn kế. C. song song vào mạch điện cần đo mà không cần phân biệt chốt của vôn kế. D. song song vào mạch điện cần đo sao cho dòng điện có chiều đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của vôn kế. Câu 2. Trong máy phát điện xoay chiều, stato hoạt động như thế nào khi máy làm việc? A. Luôn đứng yên. B. Chuyển động đi lại như con thoi. C. Luôn quay tròn quanh một trục theo một chiều. D. Luân phiên đổi chiều quay. Câu 3. Giá trị đo được của ampe kế xoay chiều chỉ giá trị nào của cường độ dòng điện xoay chiều? A. Giá trị tức thời. B. Giá trị trung bình. C. Giá trị cực đại. D. Giá trị hiệu dụng. Câu 4. Cách làm giảm công suất hao phí có lợi nhất là A. tăng hiệu điện thế hai đầu đường dây dẫn điện. B. giảm điện trở của dây dẫn . C. giảm công suất truyền đi. D. giảm hiệu điện thế hai đầu đường dây dẫn điện. Câu 5. Tiêu cự là khoảng cách từ A. tiêu điểm đến trục chính. B. tiêu điểm đến quang tâm. C. quang tâm đến thấu kính. D. thấu kính đến trục chính. Câu 6. Cấu tạo của mắt gồm các bộ phận chính là A. con ngươi và thấu kính. B. thể thủy tinh và thấu kính. C. thể thủy tinh và màng lưới. D. màng lưới và võng mạc. Câu 7. Kính lúp là thấu kính hội tụ có A. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật nhỏ. B. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật có hình dạng phức tạp. C. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ. D. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật lớn. Câu 8. Khi quan sát các váng dầu mỡ trên mặt nước, bong bóng xà phòng hay cầu vồng, ta thấy chúng A. có màu trắng. B. có màu vàng. C. không thấy màu. D. có nhiều màu sắc khác nhau. Câu 9. Chiếu ánh sáng màu đỏ và ánh sáng màu vàng vào cùng một vị trí trên tấm màn màu trắng. Nhìn trên màn ta thấy có màu A. trắng. B. da cam. C. đỏ. D. xanh lam. Câu 10. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường sẽ A. bị hắt trở lại môi trường cũ. B. bị hấp thụ hoàn toàn và không truyền đi vào môi trường trong suốt thứ hai. C. tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai. D. bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
  12. Câu 11. Tác dụng của dòng điện xoay chiều chạy trong dây dẫn thẳng đối với kim nam châm là tác dụng A. nhiệt. B. từ. C. quang. D. sinh lí. Câu 12. Để hạ hiệu điện thế từ 2000V xuống hiệu điện thế 200V thì phải dùng máy biến thế có tỉ số giữa số vòng dây của cuộn sơ cấp và số vòng dây của cuộn thứ cấp là A. 0,1. B. 0,01. C. 10. D. 100. Câu 13. Xét một tia sáng truyền từ không khí vào nước. Thông tin nào sau đây là đúng? A. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ. B. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ. C. Góc tới luôn bằng góc khúc xạ. D. Góc tới gấp hai lần góc khúc xạ. Câu 14. Dùng kính lúp có thể quan sát vật nào dưới đây? A. Một ngôi sao. B. Một con kiến. C. Một con vi trùng. D. Một bức tranh ở xa. Câu 15. Khi một vật đặt trong khoảng d
  13. TRƯỜNG THCS H. T. KHÁNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Vật Lí – Lớp 9 A. TRẮC NGHIỆM: ( 5,0 điểm) Ghi vào (phần) bài làm chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng: (Mỗi câu đúng được 0.33 điểm; 3 câu đúng đạt 1.0 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án C A B C A C C B D A D D B B D B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm). Câu Nội dung Điểm (Điểm con) - Thấu kính hội tụ thường dùng có phần rìa mỏng hơn phần giữa. 0.5 1 - Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ 0.5 (1đ) tại tiêu điểm chính của thấu kính. - Mắt lão là mắt chỉ nhìn rõ được những vật ở xa mà không nhìn rõ được những vật ở 0.5 2 gần, điểm cực cận của mắt lão xa hơn so với mắt bình thường . (1đ) - Cách khắc phục tật mắt lão là đeo kính lão là 1 thấu kính hội tụ 0.5 3 a/ Thấu kính trên là thấu kính phân kì vì cho ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật 0.5 (3đ) -Vẽ hình xác định O, F, F;. 0.75 b. ∆OA’B’ ~ ∆OAB (g-g) OA' A' B ' (1) 0.25 OA AB OA' 2 OA’ = 5 cm 15 6 Vậy khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là 5cm 0.5 c. ∆A’B’F ~ ∆OIF (g-g) A' B ' A' F (2) OI OF 0.25 Mà: OI = AB ; A’F = OF - OA’ nên: A'B' OF OA' (3). AB OF 0.25 OA' OF OA' 5 OF 5 Từ (1) và (3) : hay OA OF 15 OF 5. OF = 15. (OF – 5) 10 OF = 75 OF= 7.5 cm Vậy tiêu cự của thấu kính là 7.5 cm 0.5 ( Lưu ý: Học sinh có thể chỉ ra ý khác và lập luận phù hợp thì dùng để thay thế ý trong hướng dẫn chấm này) ----------------------------------HẾT-------------------------------------
  14. TRƯỜNG THCS H. T. KHÁNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Vật Lí – Lớp 9 A. TRẮC NGHIỆM: ( 5,0 điểm) Ghi vào (phần) bài làm chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng: (Mỗi câu đúng được 0.33 điểm; 3 câu đúng đạt 1.0 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án C A D A B C C D B D B C A B A B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm). Câu Nội dung Điểm (Điểm con) - Thấu kính phân kì thường dùng có phần rìa dày hơn phần giữa. 0.5 1 - Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho chùm tia ló phân kì. 0.5 (1đ) - Là mắt chỉ nhìn thấy rõ những vật ở gần mà không nhìn rõ được những vật ở xa, điểm 0.5 2 cực viễn của mắt cận gần hơn mắt bình thường . (1đ) - Cách khắc phục tật cận thị là đeo kính cận là 1 thấu kính phân kì có tiêu điểm trùng 0.5 với điểm cực viễn của mắt a/ Thấu kính trên là thấu kính hội tụ vì cho ảnh thật ngược chiều vật, nhỏ hơn vật 0.5 3 (3đ) Vẽ hình xác định O, F, F;. b. ∆OA’B’ ~ ∆OAB (g- g) OA' A' B ' 0.75 (1) OA AB 0.25 OA' 3 OA’ = 12 cm 24 6 Vậy ảnh cách thấu kính 12 cm 0.5 A' B ' A' F ' c. ∆A’B’F’ ~ ∆OIF’ = (2) OI OF ' Mà: OI = AB ; A’F’ = OA’ - OF’ nên: 0.25 A'B' OA' − OF ' = (3). AB OF ' OA' OA' OF ' 12 12 f 0.25 Từ (1) và (3) : OA OF ' 24 f 12. f = 24. (12 – f) 36. f = 288 f = 8cm Vậy tiêu cự của thấu kính là 8cm 0.5 ( Lưu ý: Học sinh có thể chỉ ra ý khác và lập luận phù hợp thì dùng để thay thế ý trong hướng dẫn chấm này) ----------------------------------HẾT-------------------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2