intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Chu Văn An, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Chu Văn An, Duy Xuyên” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Chu Văn An, Duy Xuyên

  1. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Môn: Vật lí – Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ A (Đề gồm có 02 trang) I.Trắc nghiệm: (4,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu từ 1 đến 16 dưới đây và ghi vào phần bài làm. Câu 1. Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây A. Luôn luôn tăng; B. Luôn luôn giảm; C. Luân phiên tăng, giảm; D. Luôn luôn không đổi. Câu 2.Trong các cách sau đây, cách nào làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín? A. Đặt nam châm trước cuộn dây dẫn kín. B. Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn C. Đặt nam châm trong lòng cuộn dây dẫn kín. D. Cho lõi sắt quay trong cuộn dây dẫn kín. Câu 3. Để đo cường độ dòng điện trong mạch điện xoay chiều, ta mắc ampe kế A. nối tiếp vào mạch điện cần đo mà không cần phân biệt chốt của ampe kế. B. nối tiếp vào mạch điện cần đo sao cho dòng điện có chiều đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của ampe kế. C. song song vào mạch điện cần đo mà không cần phân biệt chốt của ampe kế. D. song song vào mạch điện cần đo sao cho dòng điện có chiều đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của ampe kế. Câu 4. Giá trị đo được của vôn kế xoay chiều chỉ giá trị nào của hiệu điện thế xoay chiều? A. giá trị tức thời. B. giá trị trung bình. C. giá trị cực đại. D. giá trị hiệu dụng. Câu 5. Máy biến thế là thiết bị biến đổi A. Hiệu điện thế xoay chiều. B. Cường độ dòng điện không đổi. C. Công suất điện. D. Điện năng thành cơ năng Câu 6. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. C. tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. D. tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. Câu 7. Một tia sáng truyền từ không khí vào nước A. Góc khúc xạ có khi lớn hơn, có khi nhỏ hơn góc tới. B. Có góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. C. Có góc khúc xạ bằng góc tới. D. Có góc khúc xạ lớn hơn góc tới. Câu 8. Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có A. phần rìa dày hơn phần giữa. B. phần rìa mỏng hơn phần giữa. C. phần rìa và phần giữa bằng nhau. D. hình dạng bất kì. Câu 9. Trục chính của thấu kính hội tụ là đường thẳng A. bất kỳ đi qua quang tâm của thấu kính. B. đi qua hai tiêu điểm của thấu kính . C. tiếp tuyến của thấu kính tại quang tâm. D. đi qua một tiêu điểm và song song với thấu kính. Câu 10. Thấu kính phân kì có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành A. chùm tia phản xạ. B. chùm tia ló hội tụ. C. chùm tia ló phân kỳ. D. chùm tia ló song song khác. Trang 1/2 – Mã đề A
  2. Câu 11. Quang tâm là một điểm của thấu kính mà mọi tia sáng tới điểm đó đều A. bị phản xạ trở lại. B. truyền thẳng. C. cho tia ló song song với trục chính. D. cho tia ló vuông góc với trục chính. Câu 12. Khi vật nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ thì ảnh của vật tạo bởi thấu kính có tính chất: A. ảnh ảo, lớn hơn vật. B. ảnh ảo, nhỏ hơn vật. C. ảnh thật, lớn hơn vật. D. ảnh thật, nhỏ hơn vật. Câu 13. Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ ngược chiều, cao bằng vật AB thì: A. OA = f. B. OA = 2f. C. OA > f. D. OA < f. Câu 14. Sự giống nhau về ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ và ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ là: A. ảnh nhỏ hơn vật. B. ảnh ngược chiều với vật. C. ảnh lớn hơn vật. D. ảnh cùng chiều với vật. Câu 15. Cấu tạo của mắt gồm các bộ phận chính là A. thể thủy tinh và màng lưới. B. màng lưới và võng mạc. C. con ngươi và thấu kính. D. thể thủy tinh và thấu kính. Câu 16. Kính lúp là thấu kính hội tụ có A. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật nhỏ. B. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật có hình dạng phức tạp. C. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ. D. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật lớn. II. Tự luận:(6,0đ) Câu 17.(1,25đ) Nêu nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều? Câu 18.(0,75đ) Nêu đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ? Câu 19. (1,0đ) Nêu đặc điểm của mắt cận và cách khắc phục tật cận thị? Câu 20.(3,0đ) Đặt một vật sáng AB hình mũi tên cao 4cm vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì có tiêu cự 12cm, điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính 36cm a) Dựng ảnh của vật AB qua thấu kính theo đúng tỉ lệ và nhận xét đặc điểm ảnh? b) Vận dụng kiến thức hình học tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh? c) Di chuyển vật AB đến vị trí nào thì ảnh của vật qua thấu kính là ảnh thật, có độ lớn bằng vật? --------- Hết--------- Họ và tên học sinh: …………………………..……… Lớp: ………….. SBD: ……………… Trang 2/2 – Mã đề A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2