intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ MÔN VẬT LÝ 10 - LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 21 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận) (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 204 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 ĐIỂM) Câu 1: Một vật có khối lượng m rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất thì A. thế năng của vật giảm và cơ năng của vật tăng. B. thế năng của vật giảm và động năng của vật giảm. C. thế năng của vật giảm và cơ năng của vật không đổi. D. thế năng của vật giảm và động năng của vật không đổi. Câu 2: Đáp án nào sau đây là đúng? A. Lực là đại lượng vectơ nên công cũng là đại lượng vectơ. B. Công của lực là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số. C. Một vật chuyển động thẳng đều, công của hợp lực là khác không vì có độ dời của vật. D. Trong chuyển động tròn, lực hướng tâm thực hiện công vì có cả hai yếu tố: lực và độ dời của vật. Câu 3: Một ôtô có khối lượng 2 tấn khởi hành không vận tốc ban đầu với gia tốc 4 m/s 2 và coi ma sát không đáng kể. Động năng của ôtô khi đi được 3 m là A. 5.103 J. B. 21.103 J. C. 24.103 J. D. 0,43.103 J. Câu 4: Định luật bảo toàn động lượng chỉ đúng trong trường hợp A. hệ cô lập. B. hệ kín có ma sát. C. hệ không có ma sát. D. hệ có ma sát. Câu 5: Chọn phát biểu đúng về động lượng của một vật A. Động lượng là một đại lượng có hướng, ngược hướng với vận tốc. B. Động lượng là một đại lượng có hướng, cùng hướng với vận tốc. C. Động lượng là một đại lượng vô hướng, có thể dương hoặc âm. D. Động lượng là một đại lượng vô hướng, luôn dương. Câu 6: Công thức tốc độ; tốc độ góc trong chuyển động tròn đều và mối liên hệ giữa chúng là A. v s.t ; .t ; v.r ; B. v .t ; s.t ; v r. ; s s C. v ; ; v r. ; D. v ; ; v.r ; t t t t Câu 7: Hiệu suất là tỉ số giữa A. năng lượng hao phí và năng lượng toàn phần. B. năng lượng hao phí và năng lượng có ích C. năng lượng có ích và năng lượng toàn phần. D. năng lượng có ích và năng lượng hao phí. Câu 8: Trong chuyển động của con lắc đơn, khi con lắc đơn đến vị trí cao nhất thì A. cơ năng bằng không. B. thế năng bằng động năng. C. động năng đạt giá trị cực đại. D. thế năng đạt giá trị cực đại. Trang 1/3 - Mã đề 204
  2. Câu 9: Công suất tiêu thụ của một thiết bị tiêu thụ năng lượng A. là đại lượng đo bằng năng lượng tiêu thụ của thiết bị đó trong một đơn vị thời gian. B. luôn đo bằng mã lực (HP). C. chính là lực thực hiện công trong thiết bị đó lớn hay nhỏ. D. là độ lớn của công do thiết bị sinh ra. Câu 10: Một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v. Nếu đồng thời giảm khối lượng của vật còn một nửa và tăng vận tốc lên gấp đôi thì độ lớn động lượng của vật sẽ: A. tăng gấp đôi. B. tăng gấp bốn. C. giảm một nửa. D. không thay đổi. Câu 11: Một chiếc xe có khối lượng 1,2 tấn bắt đầu chạy từ trạng thái đứng yên với gia tốc là 4 m/s2 trong thời gian 2 s. Công suất trung bình của xe bằng A. 1,92.104 W. B. 1,7.104 W. C. 10,1.104 W. D. 0,5.104 W.  Câu 12: Quả cầu A khối lượng m1 chuyển động với vận tốc v1 va chạm vào quả cầu B khối lượng  m2 đứng yên. Sau va chạm, cả hai quả cầu có cùng vận tốc v2 . Ta có hệ thức     A. m1 v1 = m2 v2 B. m1 v1 = (m1 + m2) v2 .    1  C. m1 v1 = - m2 v2 D. m1 v1 = (m1 + m2) v2 . 2 Câu 13: Động năng là đại lượng A. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không. B. véc tơ, luôn dương hoặc bằng không. C. véc tơ, luôn dương. D. vô hướng, luôn dương. Câu 14: Lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục khi A. lực có giá cắt trục quay B. lực có giá song song với trục quay C. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay D. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay Câu 15: Khi đun nước bằng ấm điện thì có những quá trình chuyển hóa năng lượng chính nào xảy ra? A. Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng. B. Điện năng chuyển hóa thành động năng. C. Điện năng chuyển hóa thành thế năng. D. Điện năng chuyển hóa thành quang năng. Câu 16: Một vật khối lượng 10 kg được kéo đều trên sàn nằm ngang bằng một lực 40 N hợp với phương ngang một góc 600. Khi vật di chuyển 2 m trên sàn thì lực thực hiện một công(bỏ qua ma sát) A. 40 3 J. B. 20 3 J. C. 40 J. D. 20 J. Câu 17: Khi một vật rắn quay quanh một trục cố định ở trạng thái cân bằng thì tổng moment lực tác dụng lên vật có giá trị A. luôn âm. B. bằng không. C. khác không. D. luôn dương. Câu 18: Khi quạt điện hoạt động thì năng lượng toàn phần là A. nhiệt năng. B. điện năng. C. hóa năng. D. cơ năng. Câu 19: Trong quá trình rơi tự do của một vật thì A. Động năng tăng, thế năng tăng B. Động năng tăng, thế năng giảm. C. Động năng giảm, thế năng giảm. D. Động năng giảm, thế năng tăng Trang 2/3 - Mã đề 204
  3. Câu 20: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc v từ mặt đất. Gia tốc là g, bỏ qua sức cản của không khí. Khi vật có động năng bằng thế năng thì nó ở độ cao so với mặt đất là v2 v2 v2 v2 A. . B. . C. 2 . D. . 4g g g 2g Câu 21: trường hợp nào sau đây có thể xem là hệ kín? A. Hai viên bi rơi thẳng đứng trong không khí. B. Hai viên bi chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. C. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nghiêng. D. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang. II. PHẦN TỰ LUẬN: (3 ĐIỂM) Câu 1: Một người nâng một tấm gỗ đồng chất, tiết diện đều, có trọng lượng P = 600 N. Người ấy tác dụng một lực F vào đầu trên của tấm gỗ (vuông góc với tấm gỗ) để giữ cho nó hợp với mặt đất một góc = 30°(như hình vẽ). Độ lớn lực F bằng bao nhiêu? Câu 2: Vật thứ nhất có khối lượng 5 kg đang chuyển động thẳng đều với vận tốc có độ lớn 10 m/s đến va chạm với vật thứ hai có khối lượng 3 kg đang đứng yên. Sau va chạm hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc. Tính độ lớn vận tốc của hai vật sau va chạm. Câu 3: Từ độ cao 1m so với mặt đất, một vật có khối lượng m được ném theo phương thẳng đứng đi lên với vận tốc ban đầu 18m/s ở nơi có g = 10 m/s 2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất, chiều dương hướng lên, bỏ qua lực cản không khí. Tính thời gian chuyển động của vật khi vật đi được quãng đường 20 m kể từ lúc ném? ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 204
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2