intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG Môn: VẬT LÝ – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 3 trang) MÃ ĐỀ 201 Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... I. Phần trắc nghiệm (7,0 điểm). Câu 1: Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào? A. Tăng khi nhiệt độ tăng. B. Tăng hay giảm phụ thuộc vào bản chất kim loại. C. Tăng khi nhiệt độ giảm. D. Không đổi theo nhiệt độ. Câu 2: Điện trường đều là điện trường mà cường độ điện trường tại các điểm khác nhau có giá trị A. khác nhau về độ lớn, giống nhau về phương và chiều. B. bằng nhau về độ lớn, khác nhau về phương và chiều. C. bằng nhau về độ lớn, giống nhau về phương và chiều. D. khác nhau về phương, giống nhau về chiều. Câu 3: Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong chân không A. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích điểm. B. tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích điểm. C. tỉ lệ nghịch với tích độ lớn của hai điện tích điểm. D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách của hai điện tích điểm. Câu 4: Khi nói về điện trường, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Điện trường là dạng vật chất tồn tại xung quanh điện tích. B. Điện trường truyền tương tác giữa các điện tích. C. Điện trường là trường lực được tạo ra bởi điện tích. D. Điện trường tác dụng lực điện lên mọi vật đặt trong nó. Câu 5: .Hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài được xác định bởi biểu thức nào sau đây? A. UN = E + I.r. B. UN = Ir. C. UN = I (RN + r). D. UN = E – I.r. Câu 6: Đơn vị của cường độ dòng điện, suất điện động, điện lượng lần lượt là: A. fara (F), vôn/mét (V/m), jun (J) B. vôn (V), ampe (A), ampe (A) C. ampe (A), vôn (V), cu lông (C) D. Niuton (N), fara (F), vôn (V) Câu 7: Kết luận nào sau đây sai khi nói về suất điện động của nguồn điện? A. Đơn vị của suất điện động là vôn (V) B. Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho khả năng tích điện của nguồn điện. C. Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện. D. Suất điện động được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ để di chuyển một điện tích dương q từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện và độ lớn của điện tích đó. Câu 8: Tụ điện là một loại linh kiện điện tử gồm A. hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bởi môi trường cách điện. B. hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bởi môi trường cách điện. C. hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa. D. hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bởi môi trường cách điện. Câu 9: Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho A. tác dụng mạnh, yếu của dòng điện. B. tác dụng lực của điện trường. C. khả năng thực hiện công của. D. khả năng thực hiện công của lực lạ. Câu 10: Chọn phát biểu đúng về định luật ôm. A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và điện trở của dây. Trang 1/3 - Mã đề 201
  2. B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây. C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây. D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. Câu 11: Quan hệ giữa cường độ điện trường E và hiệu điện thế U giữa hai điểm mà hình chiếu đường nối hai điểm đó lên đường sức là d thì cho bởi biểu thức A. U = q.E.d. B. U = E.d. C. U = q.E/q. D. U = E/d. Câu 12: Trong khoảng ∆t có một lượng điện tích ∆q dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn thì cường độ dòng điện I chạy qua dây dẫn được tính bằng công thức: 2. q t ∆q A. I . B. I t. q . C. I . D. I = . t q ∆t Câu 13: Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho A. phương chiều của cường độ điện trường. B. độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường. C. khả năng tác dụng lực của điện trường. D. khả năng sinh công của điện trường. Câu 14: Tia sét thường xảy ra mỗi khi trời mưa hay giông bão, với cường độ dòng điện của tia sét là 30000A và thời gian phóng điện từ đám mây xuống mặt đất là 1,8 s. Điện lượng đã di chuyển giữa đám mây và mặt đất trong mỗi tia sét là: A. 54000 mC B. 16666,67 C C. 60000 C D. 54000 C Câu 15: Dung lượng của một chiếc pin điện thoại là 4361 mA.h. Biết rằng cường độ dòng điện trung bình để cho điện thoại hoạt động bình thường là 445 mA. Thời gian tối đa mà điện thoại có thể hoạt động liên tục là: A. 10,2 h B. 9,8 h C. 9,5 h D. 19,4 h Câu 16: Công dụng nào sau đây của một thiết bị không liên quan tới tụ điện? A. Tích trữ năng lượng và cung cấp năng lượng. B. Lưu trữ điện tích. C. Cung cấp nhiệt năng ở bàn là, máy sấy,... D. Lọc dòng điện một chiều. Câu 17: Một acquy có điện trở trong là r và suất điện động là 10V. Từ đó có thể kết luận là A. Hiệu điện thế giữa hai cực của acquy khi mạch hở là 10V B. Công suất của nguồn điện này là 10W C. Acquy thực hiện công là 10 C D. hiệu điện thế giữa hai cực của acquy luôn luôn là 10V Câu 18: Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 100 và cường độ dòng điện qua bếp là I = 2A. Hiệu điện thế đặt vào bếp là: A. 200 V B. 0,02 V C. 20V D. 50V Câu 19: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là A. một đường thẳng đi qua gốc toạ độ. B. một đường cong không đi qua gốc toạ độ. C. một đường thẳng không đi qua gốc toạ độ. D. một đường cong đi qua gốc toạ độ. Câu 20: Cách biểu diễn lực tương tác giữa hai điện tích đứng yên nào sau đây là sai? A. B. C. D. Câu 21: Kết quả tán xạ của hạt electron q1= - 1,6.10 Cvà positron q2 = 1,6.10-19 C trong máy -19 gia tốc ở năng lượng cao cho ra hai hạt. Để xác định điện tích và khối lượng của hai hạt này người Trang 2/3 - Mã đề 201
  3. ta cho chúng đi vào hai buồng đo có điện trường đều và cường độ điện trường như nhau theo phương vuông góc với đường sức. Hình ảnh quỹ đạo trong 1s ngay sau quá trình tán xạ với cùng tỉ lệ kích thước như Hình vẽ. Hai quỹ đạo cho ta biết Hình vẽ. Quỹ đạo chuyển động của hại hạt trong một giây sau tán xạ ở hai buồng đo với cùng tỉ lệ kích thước A. hạt (1) có điện tích âm, hạt (2) có điện tích dương, hai hạt khác nhau về khối lượng. B. hạt (1) có điện tích dương, hạt (2) có điện tích âm, độ lớn hai điện tích khác nhau. C. hạt (1) có điện tích âm, hạt (2) có điện tích dương, độ lớn điện tích của hạt (2) lớn hơn độ lớn điện tích hạt (1). D. hạt (1) có điện tích âm, hạt (2) có điện tích dương, độ lớn hai điện tích khác nhau. II. Phần tự luận (3, điểm). Bài 1( 1 điểm): Một dây dẫn bằng kim loại hình trụ tròn tiết diện ngang S = 15 mm 2 có dòng điện I = 4A chạy qua. Hạt mang điện tự do trong dây dẫn là electron có độ lớn điện tích e = 1,6.10-19 C. Biết vận tốc trung bình của hạt electron trong chuyển động có hướng là 0,12 mm/s. Tính mật độ hạt electron tự do trong dây dẫn. Bài 2( 2 điểm): Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động E = 10 V và điện trở trong r = 1 Ω. Mạch ngoài gồm điện trở R1 = 12 Ω, R2 = 6 Ω và R3 = 3 Ω, Bỏ qua điện trở của khóa K và dây nối. a/ Khi khoá K mở, tính điện trở tương đương của mạch ngoài và cường độ dòng điện qua từng điện trở. b/ Thay khóa K bằng một Ampe kế có điện trở không đáng kể, tính số chỉ Ampe kế. E,r R1 K R2 R3 ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 201
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2