intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kỳ 2 môn Sinh học 11 năm 2016-2017

Chia sẻ: Nguyễn Tuấn Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

84
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo Đề thi học kỳ 2 môn Sinh học 11 năm 2016-2017 để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kỳ 2 môn Sinh học 11 năm 2016-2017

  1. TRƯỜNG THPT NGHÈN                                   ĐỀ THI HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2016 ­ 2017           Tổ: Sinh học.                                                                     Môn: Sinh học 11 Mã đề thi: 001                                                 Thời gian làm bài: 45 phút ( không kể thời gian phát  đề)                                                                                           Họ và tên HS:..............................................;Lớp:.............;Số báo danh: .....................;Phòng thi…. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. Câu 1: Hạt lúa thuộc loại: A. Hạt không có nội nhũ. B. Qủa giả. C. Hạt có nội nhũ. D. Qủa đơn tính. Câu 2: Lấy hạt phấn của cây có kiểu gen AA thụ phấn cho cây có kiểu gen aa. Trong các hạt được   tạo ra, kiểu gen của phôi và nội nhũ lần lượt là: A. Aa và AAa B. AAaa và Aaa C. Aa và Aa D. Aa và Aaa Câu 3: Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là: A. Các đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển. B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển. C. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém. D. Người nhỏ bé hoặc khổng lồ. Câu 4: Đặc điểm nào không có ở hoocmôn thực vật? A. Được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác trong cây. B. Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể. C. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây. D. Tính chuyển hoá cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao. Câu 5: Florigen kích thích sự ra hoa của cây được sinh ra ở: A. Chồi nách. B. Lá. C. Đỉnh thân. D. Rễ. Câu 6: Testostêrôn có vai trò: A. Kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp ở con đực. B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể. C. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế  bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể. D. Kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp ở con cái. Câu 7: Thụ phấn chéo là: A. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác loài. B. Sự thụ phấn của hạt phấn với nhuỵ của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây. C. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác cùng loài. D. Sự kết hợp giữa tinh tử và trứng của cùng hoa. Câu 8: Các hoocmôn kích thích sinh trưởng ở thực vật gồm? A. Auxin, axit abxixic, xitôkinin. B. Auxin, êtilen, axit abxixic. C. Auxin, gibêrelin, êtilen. D. Auxin, gibêrelin, xitôkinin. Câu 9: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp? A. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm. B. Làm tăng kích thước chiều dài của cây. C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần. D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh. Câu 10: Nhân tố quan trọng điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là: A. Nhân tố di truyền. B. Thức ăn. C. Nhiệt độ và ánh sáng D. Hoocmôn.                                                Trang 1/2 ­ Mã đề thi 001
  2. Câu 11:  Cắt con sao biển thành hai phần, về  sau chúng hình thành hai cơ  thể  mới. Hình thức này  được gọi là: A. Phân đôi. B. Phân mảnh. C. Tái sinh. D. Mọc chồi Câu 12: Quang chu kì là: A. Thời gian chiếu sáng trong một ngày. B. Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm. C. Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa. D. Thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối bằng nhau trong ngày. Câu 13: Trong thiên nhiên cây tre sinh sản bằng: A. Lóng. B. Thân rễ. C. Rễ phụ. D. Thân bò. Câu 14: Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy tế bào và mô thực vật là: A. Dựa vào cơ chế nguyên phân và giảm phân B. Dựa vào tính toàn năng của tế bào. C. Dựa vào cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. D. Dựa vào cơ chế giảm phân và thụ tinh. Câu 15: Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở vị trí nào của cây? A. Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm. B. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm. C. Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm. D. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm. Câu 16: Những động vật sinh trưởng và phát triển thông qua biến thái không hoàn toàn là: A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ. B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi. C. Châu chấu, ếch, muỗi. D. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua. Câu 17: Sinh sản sinh dưỡng là: A. Tạo ra cây mới chỉ từ lá của cây. B. Tạo ra cây mới chỉ từ rễ của cây. C. Tạo ra cây mới chỉ từ một phần thân của cây. D. Tạo ra cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cây. Câu 18: Êtylen có vai trò: A. Thúc quả chóng chín, ức chế rụng lá và rụng quả. B. Thúc quả chóng chín, rụng lá kìm hãm rụng quả. C. Thúc quả chóng chín, rụng lá, rụng quả. D. Thúc quả chóng chín,  rụng quả, kìm hãm rụng lá. Câu 19: Hai loại hoocmôn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là: A. Ecđixơn và juvennin B. Testostêron và ơstrôgen C. Testostêron và ecđixơn D. Ơstrôgen và juvennin Câu 20: Hai loài cây có hình thức sinh sản sinh dưỡng khác nhau là: A. Thuốc bỏng và cỏ tranh. B. Khoai lang và khoai từ. C. Chuối và dong riềng. D. Dâu tây và rau má. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Thụ tinh kép là gì?  Ý nghĩa của thụ tinh kép ở thực vật hạt kín? Câu 2: Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng một lần thời gian che tối tới hạn vào ban đêm của  một cây bằng loại ánh sáng đỏ, cây đó đã không ra hoa. Cây đó là cây ngày dài hay ngày ngắn? Vì sao? ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 2/2 ­ Mã đề thi 001
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2