“Đề thi học sinh giỏi cấp thị xã môn Vật lý lớp 9 năm 2023-2024 - Phòng GD&ĐT thị xã Vĩnh Châu” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp thị xã môn Vật lý lớp 9 năm 2023-2024 - Phòng GD&ĐT thị xã Vĩnh Châu
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ
THỊ XÃ VĨNH CHÂU Năm học 2023-2024
¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Môn Vật lý 9
Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề
(Đề thi có 01 trang)
Câu 1. (4,0 điểm)
Một chiếc xe bắt đầu khởi hành từ A để đi tới B, quãng đường AB dài 120km. Xe cứ
chạy 20 phút lại phải dừng lại 10 phút. Trong 20 phút đầu, xe chạy với vận tốc không đổi
v là 30km/h, trong 20 phút chuyển động kế tiếp xe chạy với vận tốc không đổi trên mỗi
chặng lần lượt là 2v; 4v; 6v;...
a. Sau bao lâu kể từ khi khởi hành từ A xe tới B?
b. Tính vận tốc trung bình của xe trên quãng đường AB.
Câu 2. (4,5 điểm)
Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m 1 = 150g chứa m2 = 400g nước ở nhiệt
độ t1= 10 0C. Người ta thả vào nhiệt lượng kế một hợp kim nhôm và thiếc có khối lượng
m=200g được nung nóng đến nhiệt độ t2 = 120 0C. Nhiệt độ cân bằng của hệ thống là 14 0C.
Tính khối lượng nhôm và thiếc có trong hợp kim. Cho nhiệt dung riêng của nhôm, nước và
thiếc lần lượt là: C1 = 900J/kg.K; C2= 4200J/Kg.K; C3= 230 J/kg.K.
Câu 3. (4,0 điểm)
Đặt vật sáng AB trước một thấu kính sao cho AB vuông góc với trục chính của thấu
kính và A nằm trên trục chính. Ảnh của vật qua thấu kính là ảnh ảo cao gấp 4 lần vật. Sau
đó, giữ nguyên vị trí thấu kính, dịch vật ra xa thấu kính một đoạn 15cm thì ảnh dịch chuyển
120cm so với ảnh cũ theo chiều ngược lại đối với chiều dịch chuyển của vật.
a. Thấu kính đã cho là thấu kính gì? Tại sao?
b. Tính tiêu cự của thấu kính trên và khoảng cách từ vật tới thấu kính lúc ban đầu.
Câu 4. (4,0 điểm)
Cho mạch điện MN như hình vẽ dưới đây, hiệu
điện thế ở hai đầu mạch điện không đổi U MN = 7V; các
điện trở R1 = 3 và R2 = 6 . AB là một dây dẫn điện
có chiều dài 1,5m tiết diện không đổi S = 0,1 mm2, điện
trở suất = 4.10-7 m; điện trở của ampe kế A và các
dây nối không đáng kể:
a/ Tính điện trở của dây dẫn AB?
b/ Dịch chuyển con chạy C sao cho AC=1/2BC.
Tính cường độ dòng điện qua ampe kế?
c/ Xác định vị trí con chạy C để Ia = 1/3A?
Câu 5. (3,5 điểm)
a) Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ? (1,5 đ)
b) Trước mặt em là hai bình nhỏ giống hệt nhau có cùng khối lượng: bình 1 đựng chất
lỏng M có khối lượng riêng DM, bình 2 đựng chất lỏng N có khối lượng riêng D N chưa biết,
một bình có vạch chia thể tích, nước có khối lượng riêng Dnước. Hãy trình bày phương án
xác định khối lượng riêng của chất lỏng N. (2 đ)
--------- Hết ---------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
1|1