intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn lớp 12 (2012 - 2013) – Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Chia sẻ: Bình Liên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

570
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kì thi học sinh giỏi là kì thi quan trọng đối với mỗi học sinh. Dưới đây là Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn lớp 12 (2012 - 2013) – Sở GD&ĐT Bắc Ninh giúp các em kiểm tra lại đánh giá kiến thức của mình và có thêm thời gian chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn lớp 12 (2012 - 2013) – Sở GD&ĐT Bắc Ninh

UBND TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐỀ CHÍNH THỨC<br /> <br /> ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Ngữ văn - Lớp 12 - THPT Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi 29 tháng 3 năm 2013 ===== =====<br /> <br /> Câu 1. (4,0 điểm) Ngày Tết, Mị muốn đi chơi xuân nhưng bị A Sử trói đứng vào cột nhà. Tô Hoài viết tiếp: “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi - Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.”<br /> (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập 2, NXB Giáo dục, 2008, trang 09)<br /> <br /> Cảm nhận của anh (chị) về hai âm thanh “tiếng sáo” và “tiếng chân ngựa đạp vào vách” trong đoạn văn trên. Câu 2. (6,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ. Anh (chị) hãy viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Câu 3. (10 điểm) Cảm nhận nét đặc sắc của bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” - Thanh Thảo. (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008) ========Hết======== (Đề thi có 01 trang)<br /> <br /> UBND TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Ngữ văn - Lớp 12 - THPT<br /> <br /> Hướng dẫn chấm có 05 trang Câu 1. (4,0 điểm) Ngày Tết, Mị muốn đi chơi xuân nhưng bị A Sử trói đứng vào cột nhà. Tô Hoài viết tiếp: “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi - Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.”<br /> (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập 2, NXB Giáo dục, 2008, trang 09)<br /> <br /> Cảm nhận của anh (chị) về hai âm thanh “tiếng sáo” và “tiếng chân ngựa đạp vào vách” trong đoạn văn trên. ------------------------1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh có thể viết thành một bài văn ngắn hoặc một đoạn văn thể hiện những cảm nhận của mình về chi tiết âm thanh tiếng sáo, tiếng chân ngựa đạp vào vách trong một đoạn văn hay vào bậc nhất, in đậm phong cách Tô Hoài trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Yêu cầu bố cục sáng rõ, diễn đạt mạch lạc, giàu hình ảnh, cảm xúc. 2. Yêu cầu về kiến thức: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn văn. (0,5 điểm) Đoạn văn tả cảnh Mị bị A Sử trói vào cột nhà trong bóng tối, trong tâm trạng chập chờn mê tỉnh. Hai âm thanh tiếng sáo gọi bạn yêu và tiếng chân ngựa đạp vào vách đan cài thể hiện sự giao tranh quyết liệt giữa số phận bi thảm và sức sống tiềm tàng trong Mị. - Âm thanh “tiếng sáo” gọi bạn yêu. (1,0 điểm) + Đó là âm thanh đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, là tiếng gọi bạn trong những đêm tình mùa xuân - một sinh hoạt giàu tính nhân văn của người Mèo. + Âm thanh tiếng sáo là thế giới ước mơ của Mị. Mị đang sống với tiếng sáo của những đêm tình mùa xuân ngày trước, đang muốn tìm lại tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc của mình. Mị chỉ còn biết tiếng sáo, sống trong tiếng sáo, mê man chập chờn trong tiếng sáo. Tiếng sáo đánh thức quá khứ, thức dậy trong Mị ý thức về cuộc sống, tình yêu và hạnh phúc. + Tiếng sáo đã trở thành âm thanh mê hoặc, dẫn dụ, gọi Mị vùng bước đi. Sức sống trào dâng mãnh liệt khiến Mị quên cả hiện thực, bất chấp dây trói như không biết mình đang bị trói. Tiếng sáo trở thành một biểu trưng sâu sắc cho ước mơ, cho sức sống tiềm tàng của Mị. - Âm thanh “tiếng chân ngựa đạp vào vách”. (1,0 điểm) + Tiếng chân ngựa đạp vào vách là biểu trưng cho hiện thực nô lệ, cho số phận khổ đau của Mị. Tiếng chân ngựa đạp vào vách xoáy sâu nỗi đau tinh thần gợi một sự so sánh nghiệt ngã - thân phận con người không bằng thân trâu ngựa. + Sức mạnh của âm thanh ấy lớn hơn cả dây trói vốn chỉ trói được thể xác. Nó làm âm thanh tiếng sáo tắt ngay, ước mơ tan biến, đủ sức bắt Mị trở về với hiện thực đau khổ.<br /> <br /> - Hai âm thanh đối lập, giao tranh nhau. (1,0 điểm) + Hai âm thanh đan cài nhau khép mở hai thế giới: một thế giới của ước mơ, của sức sống với tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị; một thế giới của hiện thực với tiếng chân ngựa đạp vách nhắc nhở thân phận ngựa trâu. + Hai âm thanh giao tranh đối lập nhau, khép mở hai tâm trạng. Tâm trạng mê man theo tiếng sáo gọi bạn tình, trào dâng khát vọng- sức sống mãnh liệt và tâm trạng bừng tỉnh, đau đớn, cay đắng của Mị khi nhận ra thân phận của mình không bằng con ngựa. Đó chính là sự giao tranh quyết liệt giữa số phận bi thảm và sức sống tiềm tàng trong Mị. - Đánh giá. (0,5 điểm) Hai âm thanh - hai biểu trưng sâu sắc, giàu ý nghĩa trong một đoạn văn nhỏ nhưng đã cô đúc được giá trị tác phẩm về cả hai mặt nội dung và nghệ thuật, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài. Câu 2. (6,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ. Anh (chị) hãy viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. -------------------------1. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài nghị luận xã hội, kết cấu rõ ràng, lập luận chặt chẽ, văn thuyết phục. - Biết cách chọn và kết hợp nhiều thao tác lập luận phù hợp, vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận. 2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể linh hoạt trong cách trình bày nhưng cần đảm bảo các ý sau: a. Giải thích: - Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao: khát vọng hướng tới những cái đích của đời người, làm thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp hơn. - nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ: không ý thức được rằng những việc lớn bao giờ cũng phải bắt đầu từ nhiều việc nhỏ, như những dòng sông được tạo thành từ nhiều con suối... b. Bình luận: - Mơ ước làm nên điều lớn lao là nguyện vọng chính đáng của mọi người, cần được tôn trọng, động viên, khuyến khích. - Nhưng phải luôn ý thức rằng: + Một nhân cách hoàn thiện vốn được bồi đắp từ những việc làm rất nhỏ, nhất là những hành vi đạo đức, lối sống. Ý nghĩa của cuộc sống cũng được kiến tạo từ những điều đơn sơ, bình dị. + Phê phán lối sống, cách nghĩ, lời nói ngụy biện: vì việc lớn mà quên việc nhỏ, muốn trở thành vĩ nhân mà quên mình cũng là một con người bình thường.<br /> (Lưu ý: mỗi luận điểm có dẫn chứng thực tế để minh hoạ)<br /> <br /> c. Bài học: - Nhận thức sâu sắc rằng, việc gì nhỏ mấy mà có ích thì kiên quyết làm... - Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, bắt đầu từ những việc làm nhỏ để có thể hướng tới những điều lớn lao. 3. Biểu điểm: - Điểm 5-6: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc.<br /> <br /> - Điểm 4-5: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc, ít mắc lỗi. - Điểm 2-3: Đáp ứng được khoảng một nửa yêu cầu trên, còn một số lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm 1: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, nhiều lỗi diễn đạt. Giám khảo có thể cho điểm theo các ý: Ý a. 1,5 điểm. Ý b. 3,0 điểm. Ý c. 1,5 điểm. Điểm hình thức trong điểm nội dung. Câu 3. (10 điểm) Cảm nhận nét đặc sắc của bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” - Thanh Thảo. (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008) -------------------------A. Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, vận dụng linh hoạt các hình thức lập luận, diễn đạt lưu loát, giàu chất văn. B. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh cần chỉ ra, phân tích và đánh giá được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm “Đàn ghi ta của Lor-ca”. Thí sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo những nội dung sau: 1. Giới thiệu nhà thơ Thanh Thảo và bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca. - Thanh Thảo là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Ông có nhiều nỗ lực cách tân thơ Việt Nam hiện đại. Thơ ông giàu tính triết luận, cảm hứng thường hướng về những con người sống có nghĩa khí, nhân cách ngời sáng dù số phận có thể ngang trái. - Trên hành trình đổi mới thơ, “ông vua trường ca” đã ám ảnh người đọc bằng nhiều sáng tác độc đáo. Trong đó, “Đàn ghi ta của Lor-ca” in trong tập “Khối vuông ru - bích” (1985) là một thi phẩm đặc sắc. 2. Nét đặc sắc của bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”. a. Về nội dung. Bài thơ như một khúc tráng ca tưởng niệm về Lor-ca, tái hiện hình tượng người nghệ sĩ tự do và cô đơn; một cái chết oan khuất, bi phẫn bởi những thế lực tàn ác; một tâm hồn bất diệt. Bài thơ đã làm sống lại huyền thoại về một con người, một nghệ sĩ, một chiến sĩ, về xứ sở Tây Ban Nha, âm nhạc và thi ca. Bài thơ đã thể hiện sự ngưỡng mộ, xúc động sâu sắc, đồng cảm tri âm của Thanh Thảo với nhà thơ, nghệ sĩ, chiến sĩ Lor-ca. - Vẻ đẹp bi tráng của Lor-ca. + Lor-ca được miêu tả trên nền rộng lớn của văn hóa Tây Ban Nha: hình ảnh áo choàng đỏ gắt; vầng trăng; yên ngựa; cô gái Di-gan; nốt nhạc ghi ta li-la-li-la-li-la. Tất cả làm nổi bật tình yêu và sự gắn bó không thể tách rời của Lor-ca với xứ sở Tây Ban Nha. Hình ảnh áo choàng đỏ gắt giúp ta liên tưởng đến khung cảnh của một đấu trường giữa công dân Lor-ca cùng khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài, giữa nền nghệ thuật già nua Tây Ban Nha với nghệ thuật cách tân của Lor-ca.<br /> <br /> => Nổi bật hình tượng Lor-ca là một nghệ sĩ đơn độc lang thang hát nghêu ngao cùng tiếng đàn bọt nước cùng với vầng trăng chếnh choáng, trên yên ngựa mỏi mòn, dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân mình. + Cái chết bi tráng của Lor-ca. Hiện thân cho số phận đau thương: bị bọn phát xít giết hại dã man (bị điệu về bãi bắn, áo choàng bê bết đỏ,…). Cái chết của Lor-ca gợi lên hình ảnh cái đẹp bị bạo lực tàn ác huỷ diệt (tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan - tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy,…) - Sự ngưỡng mộ, xúc động sâu sắc, đồng cảm tri âm của Thanh Thảo với nhà thơ, nghệ sĩ, chiến sĩ Lor-ca. + Suy ngẫm về cái chết Lor-ca: Sự đồng cảm, thương xót, ngưỡng vọng (giọt nước mắt vầng trăng, long lanh trong đáy giếng,…). Cái chết của Lor-ca như một sự giã từ (bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạc; ném lá bùa; ném trái tim mình...), cùng với cây đàn nghệ thuật, Lor-ca đã cập bến bất tử. + Suy ngẫm về sức sống tiếng đàn, khát vọng nghệ thuật của Lor-ca: Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật của Lor-ca. Đó là cái đẹp mà sự tàn ác không thể hủy diệt nổi. Nó sẽ sống, lưu truyền mãi tiếng đàn như có mọc hoang mặc cho không ai chôn cất. Nhà thơ Thanh Thảo đã thật sự cảm thông, thấu hiểu khát vọng nghệ thuật của Lor-ca. Nghệ sĩ Lor-ca ra đi bất ngờ khiến hành trình cách tân nghệ thuật của ông bị dang dở và con đường ông đã đi qua không ai thực sự hiểu. Lor-ca đã dặn “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”, lời dặn đó thể hiện nhân cách nghệ sĩ, tình yêu say đắm với nghệ thuật và tình yêu tha thiết với đất nước Tây Ban Nha của Lor-ca. Lor-ca cho rằng cần phải biết chôn nghệ thuật của ông để thi ca đó không trở thành vật án ngữ, cản trở sự sáng tạo nghệ thuật giúp nghệ thuật đi tới, vươn cao hơn. Thanh Thảo thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tiếng đàn. Kết thúc bài thơ âm thanh li-la-li-la-li-la vang vọng - tiếng đàn nghệ thuật, Lor-ca còn mãi với thời gian. b. Về nghệ thuật. - Thể thơ tự do, gạt bỏ mọi quy tắc ngữ pháp, không sử dụng các dấu chấm câu, câu thơ dài - ngắn không đều, không viết hoa đầu dòng, nhịp điệu phóng khoáng tự do để cho mạch cảm xúc tuôn trào. - Hình tượng tiếng đàn được xây dựng trong thế song - trùng với hình tượng Lor-ca. Lorca là một nghệ sĩ kép - nhạc sĩ và nhà thơ, cho nên việc Thanh Thảo chọn hình tượng đàn ghi ta để tái hiện cuộc đời, nghệ thuật, cái chết của Lor-ca, dùng hình tượng tiếng đàn ghi ta suy tư về sự bất tử của Lor-ca là một sự sáng tạo nghệ thuật mang ý nghĩa sâu sắc. - Bài thơ giàu nhạc tính có sự giao thoa giữa thơ và nhạc. + Bài thơ mang dáng dấp một ca khúc. Mạch kể chuyện (cốt tự sự - tái hiện lại cuộc đời, cái chết của Lor-ca…) hiện ra qua cấu trúc của một ca khúc (khúc dạo đầu, bản nhạc và vĩ thanh) + Mô phỏng lối tiết tấu của nhạc (mô phỏng chuỗi âm thanh: li-la li-la li- la), sử dụng lối diễn tấu ghita, sử dụng những điệp khúc, những từ láy... Thanh Thảo đã “khảm” tiếng nhạc vào ngôn từ, hình ảnh thơ tạo sức gợi lớn. - Sử dụng thi liệu: Thanh Thảo đã thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của Lor-ca, lựa chọn những thi liệu đầy ám ảnh, gợi cảm từ thế giới nghệ thuật ấy đưa vào bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”. Đó là những thi liệu: đàn ghi ta, yên ngựa, vầng trăng, áo choàng đỏ, cô gái Di gan, lá bùa hộ mệnh,… - Ngôn ngữ, hình ảnh thơ: mang tính đa nghĩa, tính biểu tượng cao, được sáng tạo theo lối lạ hóa của thơ tượng trưng, siêu thực: tiếng đàn bọt nước, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0