intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Khao Mang (Đề 2)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

18
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Khao Mang (Đề 2)" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Khao Mang (Đề 2)

  1. UBND HUYỆN MÙ CANG CHẢI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG PTDTBT THCS KHAO MANG NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 8 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề này gồm 02 câu, 01 trang) - Họ và tên học sinh:…………………………………Số báo danh:……………... Họ tên, chữ ký giám thị 1: Số phách …………………………………………………………….. Họ tên, chữ ký giám thị 2: …………………………………………………………….. ĐỀ BÀI Câu 1. (8 điểm) Viết một bài văn nghị luận (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về lòng biết ơn trong cuộc sống. Câu 2. (12 điểm) Có người cho rằng qua truyện ngắn “Người mẹ vườn cau” của Nguyễn Ngọc Tư, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp “ Uống nước nhớ nguồn” Bằng trải nghiệm văn học em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên. ------------------Hết------------------
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Năm học 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn 8 Câu Đáp án Điểm * Hình thức: Đảm bảo cấu trúc bài văn có mở bài, thân 0,5 bài, kết bài; diễn đạt mạch lạc, viết đúng chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Câu 1 (8 điểm) I. Mở bài: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận 0,5
  3. II. Thân bài: 1. Giải thích: - Biết ơn: ghi nhớ, trân trọng và có hành động báo đáp 0,5 trước những hành động, việc làm tốt đẹp hoặc sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. 2. Biểu hiện: Lòng biết ơn 0,5 + Nói “ cảm ơn” trân trọng những việc làm của người khác đối với mình khiến bản thân mình tốt hơn. 0,5 + Giúp đỡ lại người khác ngay khi có thể, sống chan hòa với mọi người, không so đo đố kị với bất kì ai. 0,5 + Khi nhận ơn nghĩa của người khác thì biết truyền tải đi những thông điệp tốt đẹp. 3. Đánh giá, luận bàn vấn đề: * Lợi ích và ý nghĩa của lòng biết ơn: - Việc nhận ơn nghĩa từ người khác khiến cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, vượt qua được những 0,5 khó khăn trước mắt, từ đó sống tốt hơn. - Mỗi con người sống với lòng biết ơn thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn, giàu tình cảm hơn và gắn bó với nhau 0,5 nhiều hơn. - Lòng biết ơn giúp chúng ta rèn luyện được đức tính tốt đẹp khác, truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội. 0,5 * Dẫn chứng: - Truyền thống biết ơn đã trở thành một đức tính tốt đẹp của của dân tộc Việt Nam và đã được đưa vào các câu ca dao tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây... Lòng biết ơn còn thể hiện ở nhiều khía cạnh khác như con cái biết ơn cha mẹ, học trò ghi nhớ công ơn thầy, cô. VD: Ngày 20/11 là ngày để tất cả thế hệ học sinh cả 1 nước tri ân đối với công lao dạy dỗ của các thầy, cô giáo. Ngày 27/27 là ngày ghi nhớ công lao của thương binh liệt sĩ- những người đã hi sinh xương máu đề bảo vệ tổ quốc.... 4. Phê phán: - Trong cuộc sống còn có nhiều người lạnh lùng vô cảm với những hoàn cảnh khó khăn. 1 - Sống vô ơn bạc nghĩa, phản bội những người đã giúp đỡ mình. - Ăn cháo đá bát. 5. Bài học nhận thức: - Cần biết ơn đối với những người đã từng giúp đỡ, những người đã mang đến những thành quả, lợi ích. - Tích cực học tập rèn luyện để trở thành một người có 1 ích, mang tài năng và sức lực để xây dựng cuộc sống tốt
  4. đẹp hơn. - Tham gia các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa những người kém may mắn trong xã hội, lan tỏa yêu thương. III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề 0,5 - Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. 0,25 - Xác định đúng vấn đề nghị luận: Triển khai vấn đề nghị 0,25 luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ với dẫn chứng. Câu 2
  5. (12 I. Mở bài: điểm) - “Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống vô cùng tốt đẹp 0,5 của dân tộc Việt Nam. Điều này đã được thể hiện rất rõ qua truyện ngắn “Người mẹ vườn cau”. II. Thân bài: 1. Giải thích ý kiến: - “Uống nước”: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao 1,0 động, đấu tranh của các thế hệ trước. - “Nguồn”: Chỗ xuất phát dòng nước. - Nghĩa đen: Khi được uống, hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu cho ta dòng nước đó. 1,0 - Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó. => Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước. 2. Chứng minh - Truyện ngắn “Người mẹ vườn cau” viết về 1,0 đề tài: Thể hiện sự kính trọng và biết ơn đến người mẹ. - Người mẹ vườn cau hiện lên trong tâm trí một bức tranh thật thân thương, có một người mẹ đang ở giữa vườn cau, loại cây quen thuộc của vùng nông thôn Việt Nam, người mẹ có những đứa con hiên ngang, anh dũng ra đi bảo vệ Tổ Quốc thân yêu. Hình ảnh “Người mẹ vườn cau” đã được tái hiện với những chi tiết: 2,0 - Hình ảnh nội ở vườn cau hiện lên qua lời kể của “tôi” vẫn còn là một đứa trẻ nhưng lại thật đẹp đẽ, cao cả. Nhân vật “tôi” vẫn thường được ba đưa về thăm nội ở vườn cau, nghe kể chuyện về cuộc đời của nội. - Ngôi nhà nhỏ xíu, mái lá dột tong tong, nội gầy gò, đón các con cháu bằng nụ cười phô cả lợi. - Nội là một bà mẹ anh hùng: + Luôn là hậu phương vững chắc cho những đứa con của mình, là niềm tin, ý chí để họ đi chiến đấu
  6. bảo vệ Tổ Quốc, mang trong mình lý tưởng chiến đấu cao đẹp vì ngày mai độc lập, trở về với gia đình mình yêu thương. + Trong những cuộc chiến đó, đã có biết bao người như bà nội vườn cau mất đi con cái, vì con của họ đã ngã xuống cho độc lập tự do của đất nước. + Những người đồng chí còn sống sót sau những trận chiến như ba của nhân vật tôi đã coi mẹ của đồng đội đã mất như mẹ của mình mà thăm nom, làm tròn chữ hiếu thay bạn mình. + Đặc biệt, ở gần cuối truyện, ba của nhân vật “tôi” vì mải mê công việc mà không về thăm nội ở vườn cau. Đó giống như một lời cảnh tỉnh với những người đã quên đi quá khứ. 2,0 Dẫn chứng biểu hiện” Uống nước nhớ nguồn” Bác Hồ từng dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói đó thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn đối với những hy sinh của thế hệ trước mà cụ thể là vua Hùng để từ đó rút ra trách nhiệm của bản thân, của thế hệ sau với tương lai đất nước. - Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên. - Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lý tất yếu. Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cây” phục vụ cho biết bao người “ăn trái”. “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” - Khi “bưng bát cơm đầy”, ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã "một nắng hai sương", muôn phần cay đắng" để làm nên "dẻo thơm một hạt". Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công 2,0 lao các anh hùng liệt sĩ. - Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái đoàn kết. - Bên cạnh đó còn phê phán những con người không biết trân trọng cuộc sống, lãng phí thành quả sức lao động của người khác. - Phê phán những cá nhân có thái độ sống “sùng ngoại”,
  7. hòa nhập mà hòa tan cả những giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc. - Có những người không biết cố gắng trong học tập và 1,0 cuộc sống, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội. - Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỷ. 3. Đánh giá khái quát: - Tự hào với truyền thống vẻ vang của nước nhà, có thái độ trân trọng với những hy sinh của các vị anh hùng dân tộc. - Biết ơn những người đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho mình vượt qua khó khăn. - Rèn luyện bản thân về cả thể lực và trí lực, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững chắc. (Có thể liên hệ, mở rộng vấn đề) III. Kết bài. - Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực 0,5 tế đời sống hiện nay. - Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những 0,5 người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta. - Phải sống sao xứng đáng, trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lý tốt đẹp của cha ông. - Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp. 0,25
  8. - Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0,25 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2