Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Khao Mang (Đề 2)
lượt xem 4
download
Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Khao Mang (Đề 2)" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Khao Mang (Đề 2)
- UBND HUYỆN MÙ CANG CHẢI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG PTDTBT THCS KHAO MANG NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề này gồm 02 câu, 01 trang) - Họ và tên học sinh:…………………………………Số báo danh:……………... Họ tên, chữ ký giám thị 1: Số phách …………………………………………………………….. Họ tên, chữ ký giám thị 2: …………………………………………………………….. ĐỀ BÀI Câu 1. (8 điểm) Viết một bài văn nghị luận (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ về sự tự tin trong cuộc sống. Câu 2. (12 điểm) Có ý kiến cho rằng: "Cảnh vật và tâm trạng trong thơ Nguyễn Du bao giờ cũng vận động chứ không tĩnh tại". Qua đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" (Truyện Kiều - Nguyễn Du), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ------------------Hết------------------
- HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Năm học 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn 9 Câu Đáp án Điểm * Hình thức: Đảm bảo cấu trúc bài văn có mở bài, thân 0,5 bài, kết bài; diễn đạt mạch lạc, viết đúng chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. I. Mở bài: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận 0,5 Câu 1 (8 điểm) II. Thân bài: 1. Giải thích: Tự tin là tin vào chính năng lực bản thân, dám làm những 0,5 gì muốn, những gì nghĩ; tự tin còn là niềm tin vào khả năng chiến thắng trong công việc và trong đời sống. 2. Biểu hiện: Người tự tin là người: 1 + Chủ động học hỏi người khác; không ngại dấu dốt mà mày mò. + Mạnh dạn phát biểu ý kiến, suy nghĩ, góp ý trước đám đông, không e ngại, rụt rè. + Luôn giữ vững quan điểm, lập trường đúng đắn của cá nhân, kiên quyết chống lại cái lệch lạc, sai trái. + Thẳng thắn đề bạt những kế hoạch; ý kiến bản thân, góp phần thúc đẩy tập thể, cộng đồng phát triển vững mạnh. 3. Đánh giá, luận bàn vấn đề: 1 * Tại sao con người cần có lòng tự tin: - Cần có lòng tự tin để có quyết tâm chinh phục mục tiêu, để hoàn thiện bản thân về nhân cách, tinh thần năng động; tri thức tiến bộ, khả năng sáng tạo, đổi mới. - Cần có lòng tự tin để sẵn sàng hội nhập, làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống.
- * Ý nghĩa của sự tự tin: 1 - Lòng tự tin là nghị lực, nhân tố thúc đẩy thành công, là cách để khẳng định vị trí bản thân, là yếu tố giúp rút ngắn khoảng cách giữa mọi người với nhau. - Lòng tự tin là mảnh đất ươm mầm cho những sáng tạo có ích ra đời phục vụ cuộc sống. * Dẫn chứng: 1 - Hồ Chí Minh, một minh chứng vĩ đại cho lòng tự tin và niềm tin chiến thắng. Người luôn tin tưởng một ngày nào đó dân tộc Việt Nam sẽ tìm thấy lý tưởng đấu tranh để đánh thắng kẻ thù xâm lược, giành lấy độc lập. Cuối cùng, Người và dân tộc Việt Nam cũng đánh thắng được kẻ thù xâm lược, đem lại hòa bình cho đất nước, tự do, hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam. * Làm gì để rèn luyện cho bản thân đức tính tự tin 1 - Sống có lý tưởng, luôn hăng say với cái mình làm. - Sáng tạo, đổi mới, luôn năng động trong mọi tình huống. - Biết chấp nhận thất bại, không ngại khó khăn để vươn tới thành công. - Hãy luôn có thái độ cầu thị, ham học hỏi, hợp tác với mọi người xung quanh. 4. Phê phán: - Trái ngược với tự tin là sự yếu đuối; tự ti, nhút nhát. 0,5 - Tự tin nhưng không có cơ sở thành ra tự cao, tự đại, cố chấp, bảo thủ. 5. Bài học nhận thức: 0,5 - Tự tin là phẩm chất cần có ở mỗi con người. - Tích cực rèn luyện lòng tự tin để thành công trong học tập và đời sống. III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề 0,5 - Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. 0,25
- - Xác định đúng vấn đề nghị luận: Triển khai vấn đề nghị 0,25 luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ với dẫn chứng. I. Mở bài: - Truyện Kiều là một sáng tác văn chương kiệt xuất của 0,5 văn học Việt Nam. Tác phẩm không chỉ thể hiện tầm vóc lớn lao của chủ nghĩa nhân văn cao đẹp mà còn khẳng định tài năng nghệ thuật bậc thầy của Thi hào Nguyễn Du trên nhiều phương diện, đặc biệt là bút pháp tả cảnh, tả tâm trạng nhân vật. - Cảnh vật, tâm trạng nhân vật dưới ngòi bút Nguyễn Du Câu 2 luôn có sự vận động trong suốt chiều dài tác phẩm. Bàn 0,5 (12 về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: (dẫn ý kiến) điểm) II. Thân bài: 1. Giải thích ý kiến: 2 - Vận động là sự thay đổi vị trí không ngừng của vật thể trong quan hệ với những vật thể khác. Tĩnh tại là cố định một nơi, không hoặc ít chuyển dịch. -> Cảnh vật và tâm trạng nhân vật trong thơ Nguyễn Du luôn có sự chuyển biến, không tĩnh tại ở một thời điểm cụ thể, một không gian cố định, một trạng thái tâm lý bất biến. Cảnh luôn thay đổi đặt trong quan hệ với thời gian và tâm trạng con người đồng thời tâm trạng con người cũng luôn có sự vận động theo thời gian, không gian và cảnh ngộ. 2. Chứng minh 2,5 a. Cảnh vật trong thơ Nguyễn Du luôn vận động chứ không tĩnh tại - Nguyễn Du rất tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên. Nhà thơ luôn nhìn cảnh vật trong sự vận động theo thời gian và tâm trạng nhân vật. Cảnh và tình luôn gắn bó, hòa quyện. Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích": + Sáu câu mở đầu đoạn thơ là cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với vẻ đẹp hoang sơ, lạnh lẽo, vắng vẻ, mênh mông, rợn ngợp, đượm buồn: hình ảnh ước lệ (núi, trăng, cồn cát, bụi hồng), từ ngữ gợi hình, gợi cảm (bốn bề bát ngát, xa - gần, nọ - kia...) (dẫn thơ và phân tích).
- + Tám câu thơ cuối đoạn trích vẫn là cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích nhưng đã có sự vận động theo dòng tâm trạng con người. Ngòi bút điêu luyện của Nguyễn Du đã thể hiện khá sinh động bức tranh thiên nhiên với những cảnh vật cụ thể được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt sang đậm, âm thanh từ tĩnh đến động: hình ảnh ẩn dụ, ước lệ (cửa bể chiều hôm, cánh buồm, con thuyền, ngọn nước, cánh hoa, nội cỏ, chân mây, sóng gió); hệ thống từ láy gợi tả, gợi cảm (thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm) b. Sự vận động của tâm trạng con người. 2,5 Nguyễn Du không chỉ tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên mà còn rất tài tình khi khắc họa tâm trạng con người. Tâm trạng của nhân vật trong "Truyện Kiều" luôn có sự vận động theo thời gian, không gian và cảnh ngộ. Sự vận động của tâm trạng con người trong "Kiều ở lầu Ngưng Bích": + Tâm trạng con người có sự biến đổi khá rõ rệt. Từ tâm trạng bẽ bàng, tủi hổ, nặng suy tư khi đối diện với chính nỗi niềm của mình nơi đất khách quê người, Thúy Kiều đã day dứt, dày vò khi tưởng nhớ đến chàng Kim và lo lắng, xót xa khi nghĩ về cha mẹ. + Sự vận động trong tâm trạng càng thể hiện rõ từ nỗi nhớ về người thân Kiều trở lại với cảnh ngộ của chính mình để rồi càng đau đớn, tuyệt vọng, lo sợ, hãi hùng về tương lai mịt mờ, tăm tối của cuộc đời mình. (Phân tích dẫn chứng để làm nổi bật nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, bút pháp tả cảnh ngụ tình, hình ảnh ẩn dụ ước lệ, điển cố điển tích, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, các từ láy giàu sắc thái gợi tả gợi cảm...) 3. Đánh giá khái quát: 2 - Tài năng tả cảnh, tả tình của Nguyễn Du là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công về nghệ thuật của tác phẩm và góp phần thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà thơ trong sáng tác "Truyện Kiều” (Có thể liên hệ, mở rộng vấn đề) III. Kết bài. - Khẳng định lại những giá trị nội dung, nghệ thuật của 0,5 tác phẩm. - Tầm vóc, vị thế của Nguyễn Du và những đóng góp của 0,5 thi nhân trong văn đàn dân tộc.
- - Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp. 0,25 - Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0,25 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
- UBND HUYỆN MÙ CANG CHẢI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG PTDTBT THCS KHAO MANG NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề này gồm 02 câu, 01 trang) - Họ và tên học sinh:…………………………………Số báo danh:……………... Họ tên, chữ ký giám thị 1: Số phách …………………………………………………………….. Họ tên, chữ ký giám thị 2: …………………………………………………………….. ĐỀ BÀI Câu 1. (8 điểm) Viết một bài văn nghị luận (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ về lòng dũng cảm. Câu 2. (12 điểm) Hoài Thanh có ý kiến cho rằng: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài...” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. ------------------Hết------------------
- HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Năm học 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn 9 Câu Đáp án Điểm * Hình thức: Đảm bảo cấu trúc bài văn có mở bài, thân bài, 0,5 kết bài; diễn đạt mạch lạc, viết đúng chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: 1 Câu 1 Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý của con người. Có lòng dũng cảm, con (8 điểm) người mới có thể vượt qua mọi khó khăn để làm nên điều phi thường. II. Thân bài 1. Giải thích: Lòng dũng cảm là gì? 0,5 Dũng cảm là một khí chất hiên ngang, gan dạ, không sợ nguy hiểm, không ngại khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người dám đứng lên để đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu. Tự tin, công bằng, thành thật ủng hộ điều chính nghĩa. 2. Khẳng định và chứng minh Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời 2 đại: + Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam: Lòng dũng cảm có từ thời Hai Bà Trưng, bao triều đại Đinh, Lý, Trần,… + Trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, những tấm gương vì nước quên mình như anh hùng Lý Tự Trọng, chị Nguyễn Thị Lý,…; những thanh niên mãi mãi tuổi 20 đã ngã xuống với những nấm mồ vô danh để bảo vệ bình yên cho Tổ quốc. + Chiến tranh đã lùi xa, đất nước sống trong nền hòa bình nhưng tinh thần dũng cảm của người dân Việt Nam không bao giờ tắt. Tinh thần ấy được thể hiện trên mặt trận lao động, sản xuất. Từ chỗ thiếu ăn, phải nhập khẩu lương thực, đến nay, với sự lãnh đạo tài tình của Đảng và nhà nước, Việt
- Nam đã đạt nhiều bước tiến quan trọng, mở ra nhiều cơ hội giao lưu,… + Những vụ án đấu tranh chống tham nhũng, phanh phui các điều sai trái, vi phạm trong xã hội như nhà báo Dương Hằng Nga đã dũng cảm dùng ngòi bút của mình để chống lại cái xấu. + Nhịp sống đời thường, có không ít những hành động đẹp như cứu người bị nạn như nhóm hiệp sĩ đường phố ở TP.HCM,… 1 3. Mở rộng, liên hệ thực tế: nhiều y, bác sĩ dũng cảm trong phòng chống dịch bệnh Covit 4. Phê phán: những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động mù quáng, bất chấp công lý. Đả kích, phản động, 1 gây rối trật tự an ninh. Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống. 5. Bài học nhận thức và hành động của bản thân + Liên hệ với bản thân + Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm bình thường 1 trong cuộc sống, dũng cảm đối mặt với chính mình, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội. + Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc. III. Kết bài Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận. 1 * Hình thức: Đảm bảo cấu trúc bài văn có mở bài, thân bài, kết bài; diễn đạt mạch lạc, viết đúng chính tả, từ ngữ, ngữ 0,5 pháp. I. Mở bài: - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận. 0,5 - Trích dẫn ý kiến. 0,5
- II. Thân bài: 1. Giải thích ý kiến: 1,5 - Hoài Thanh đã nêu ra một vấn đề quan trọng, được coi là nguồn gốc cốt yếu của văn chương: lòng thương người mà rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. + Văn chương: chỉ các tác phẩm thơ văn. Đối tượng phản Câu 2 ánh của tác phẩm văn chương là con người và vạn vật. Nhà (12 văn sáng tác tác phẩm, một mặt phản ánh hiện thực, mặt điểm) khác bày tỏ tình cảm với con người và vạn vật. Tác phẩm là tiếng nói của tâm hồn và cảm xúc của người sáng tác, được hình thành, nảy nở từ tình cảm của tác giả đối với cuộc sống, con người quan trọng nhất là tình thương. + Tình thương người, thương cả muôn vật, muôn loài: là lòng nhân ái – một tình cảm rộng lớn, cao cả, mang tầm vóc nhân loại. Tình cảm ấy không chỉ là cội nguồn của văn chương mà còn là thước đo giá trị của tác phẩm văn chương chân chính. Đó chính là giá trị nhân đạo, là những ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. + Nói đến giá trị nhân đạo, đến ý nghĩa nhân văn là nói về vấn đề con người, vấn đề nhân sinh quan đặt ra trong tác phẩm. Ở đó, con người luôn được đặt lên ở vị trí hàng đầu, trong mối quan tâm thường trực của các nhà văn. - Ý kiến của Hoài Thanh là một nhận định về giá trị tư tưởng của các tác phẩm văn chương, khẳng định nguồn gốc cốt yếu của các tác phẩm văn chương chính là giá trị nhân đạo. Biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm rất đa dạng song thường tập trung vào các khía cạnh cụ thể sau: + Lòng thương yêu, sự cảm thông, xót xa trước những con người có hoàn cảnh không may mắn, số phận bất hạnh. + Lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người. + Đề cao những con người có vẻ đẹp và phẩm giá cao quý. + Trân trọng, nâng niu khát vọng sống, khát vọng tình yêu và hạnh phúc của con người. => Ý kiến trên muốn khẳng định giá trị của một tác phẩm văn học phải hướng vào tình yêu thương con người. 2. Chứng minh qua văn bản Chuyện người con gái Nam Xương. 2,5 a. Trân trọng, ngợi ca, đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ qua hình tượng nhân vật Vũ Nương: Vũ Nương có đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: công, dung, ngôn, hạnh. Xét về phương diện nào cũng đẹp: - Đối với chồng, nàng là người vợ rất mực dịu dàng đằm thắm, giàu tình yêu thương chồng và thuỷ chung nhất mực
- (dẫn chứng) - Đối với mẹ chồng, nàng hết lòng phụng vụ mẹ chồng, là người con hiếu thảo (dẫn chứng) - Đối với con: Là người mẹ tốt, giàu lòng yêu thương con (dẫn chứng) - Nàng là người phụ nữ trọng danh dự và nhân phẩm, giàu lòng vị tha (dẫn chứng) 2,5 b. Cảm thông, đau đớn trước nỗi đau khổ của nhân vật. - Nàng Vũ Nương có đầy đủ phẩm chất đáng quý và tận tụy vun đắp hạnh phúc lại chẳng được hưởng hạnh phúc cho xứng với sự hi sinh của nàng. - Chờ chồng đằng đẵng, chồng về chưa một ngày vui, sóng gió đã nổi lên từ một nguyên cớ rất vu vơ. - Nàng hết mực van xin chàng nói rõ mọi nguyên cớ để cởi bỏ mọi nghi ngờ, hàng xóm hiểu rõ nỗi oan của nàng nên kêu xin giúp, tất cả đều vô ích. Đến cả lời than khóc xót xa tột cùng mà người chồng vẫn không động lòng (dẫn chứng) - Con người trong trắng bị xúc phạm nặng nề, bị dập vùi tàn nhẫn, bị đấy đến cái chết oan khuất (dẫn chứng). 1 c. Lên án những thế lực đen tối chà đạp lên khát vọng chính đáng của con người: - Chiến tranh phong kiến phi nghĩa đã tước đoạt đi quyền hạnh phúc của con người. - Những tư tưởng lạc hậu của xã hội phong kiến suy tàn (trọng nam khinh nữ, đạo tòng phu,...) gây bao nhiêu bất công. Hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông hồ đồ, mù quáng, gia trưởng, vũ phu. d. Bênh vực, bảo vệ phẩm hạnh của Vũ Nương: 1 - Mượn yếu tố kì ảo của thể loại truyền kì, Nguyễn Dữ đã để cho Vũ Nương được sống trong xa hoa gấm vóc, có kẻ hầu, người hạ, và để cho Vũ Nương trở về để chính Trương Sinh phải minh oan, trả lại sự trong sạch cho nàng. 3. Đánh giá chung: 1 - Với cảm hứng nhân đạo trong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Du đã góp phần đem lại giá trị tư tưởng và giá trị nhân bản cho tác phẩm nói riêng và văn học trung đại nói chung. - Để đạt được giá trị ấy, Nguyễn Dữ đã rất thành công trong việc sáng tạo tác phẩm dựa trên cốt truyện có sẵn (Sáng tạo thêm và sắp xếp các tình tiết làm câu chuyện tăng thêm kịch tính. Nhân vật đã được khắc họa tâm lí, tính cách qua lời nói. Truyện có sử dụng những yếu tố kì ảo...). Tất cả đã tạo nên thành công cho tác phẩm
- III. Kết bài: - Ý kiến của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương là 0,5 đúng vì nó thể hiện những đặc điểm và thuộc tính quan trọng nhất của văn học: Văn học là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc. - Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ (Trích dẫn Truyền kỳ mạn lục) thể hiện rõ quan 0,5 niệm văn học của Hoài Thanh. Bởi vì nó là công trình có giá trị nhân đạo lớn, hướng tới con người, vì con người.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Toán khối 6 năm học 2006 -2007
20 p | 390 | 50
-
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán lớp 12 (2012 - 2013) – Sở GD&ĐT Bắc Ninh
8 p | 335 | 49
-
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Vật lí 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Bình Xuyên
3 p | 457 | 27
-
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Vật lí 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hạ Hòa
8 p | 1005 | 23
-
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Vật lí 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Hậu Lộc
7 p | 374 | 22
-
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Vật lí 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Thọ Xuân (Chương trình hiện hành)
6 p | 239 | 16
-
Đề thi học sinh giỏi cấp Quốc gia THPT môn Tiếng Anh năm 2021-2022 có đáp án
17 p | 43 | 15
-
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Vật lí 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Thọ Xuân (Chương trình trường học mới)
7 p | 106 | 5
-
Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Vật lí 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trung Chải
4 p | 140 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Vật lí 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Long Xuyên
4 p | 109 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Vật lí 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Nga Thắng
5 p | 140 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Toán lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Gia Thiều
2 p | 19 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn THPT năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Sóc Trăng
1 p | 21 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Tiếng Anh THPT năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Sóc Trăng
9 p | 33 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi cấp Quốc gia THPT môn Sinh học năm 2021-2022 có đáp án
24 p | 28 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học THPT năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Sóc Trăng
2 p | 20 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Vật lí 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bù Nho
3 p | 164 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí THPT năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Sóc Trăng
2 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn