Đề thi học sinh giỏi Địa 12 năm 2013-2014
lượt xem 50
download
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 năm 2013-2014 dành cho học sinh giỏi Địa, tư liệu này sẽ giúp các bạn phát huy tư duy, năng khiếu về môn địa lí trước kì thi học sinh giỏi sắp tới. Mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi Địa 12 năm 2013-2014
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH PHÚ THỌ NĂM HỌC 2013-2014 Môn : ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 180 phút không kể thời gian giao đề Câu 1(4,0 điểm) a, Giải thích sự khác nhau về khí hậu và cảnh quan thiên nhiên giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc b, cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn nước ta hiện nay đang biến đổi theo xu hướng nào? Tại sao? Câu 2(5,0 điểm) a, Phân tích các thế mạnh về điều kiện tự nhiên đối với phát triển công nhiệp điện lực ở nước ta .cơ cấu sản lượng điện nước ta từ đầu thập niên 90 của thế kỉ xx đến nay có sự thay đổi như thế nào?tại sao? b, Chứng minh sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua đạt được nhiều thành tựu .tại sao nói việc đảm bảo an toàn lương thực là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp?
- Câu 3(5,0 điểm) a, Trình bày một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ . vì sao xây dựng các công trình thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nông nghiêp của vung này. b, So sánh điều kiện để phát triển cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ và Trung Du Miền Núi Bắc Bộ.
- Câu 4(6,0 điểm) Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất thủy sản của Việt Nam (Đơn vị: tỷ đồng) năm Khai thác Nuôi trồng Tổng số 1995 9214 4310 13524 1997 11583 4761 16344 1999 12644 5608 18252 2003 14764 15879 30643 2005 15822 22962 38784 2010 19514 37533 57047 a, Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất thủy sản, giá tri sản xuất thủy sản khai thác và nuôi trồng nước ta giai đoạn 1995-2010 b, Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng đó HẾT Họ và tên thí sinh..................................................Số báo danh.............................. Thí sinh không được sử dụng atlat địa lí Viêt Nam Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT QUẢNG NAM NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn thi : ĐỊA LÍ ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi : 02/10/2013 Câu 1(3 điểm). a) Cho biết thành phố Quảng Ngãi (vĩ độ 15 0 08’B). - Hãy tính vào ngày tháng nào trong năm, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở thành phố Quảng Ngãi. - Xác định phạm vi trên Trái Đất, Mặt Trời không lặn và không mọc trong ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh ở thành phố Quảng Ngãi. b) Trình bày những điểm khác nhau của kiểu khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. Câu 2(2 điểm). Ngành giao thông vận tải có vai trò gì ? Vì sao để phát triển kinh tế - xã hội miền núi thì giao thông vận tải phải đi trước một bước ? Câu 3(3 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy : a) Nêu đặc điểm và phân bố các loại đất của Đồng bằng sông Cửu Long. b) Giải thích vì sao ở đồng bằng này có diện tích đất phèn, đất mặn lớn. Câu 4(3 điểm ). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta. Câu 5(3 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư vùng Đồng bằng sông Hồng. Câu 6(3 điểm). Cho bảng số liệu về một số sản phẩm nông nghiệp của nước ta. Năm 1995 2000 2004 2007 2010 Trâu ( nghìn con ) 2963 2897 2870 2996 2973 Lợn ( nghìn con ) 16306 20194 26144 26561 27628 Gia cầm ( triệu con ) 142 196 218 226 280 a) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản phẩm nông nghiệp của nước ta trong giai đoạn 1995 - 2010. b) Nêu nhận xét và giải thích tình hình tăng trưởng sản phẩm nông nghiệp nước ta trong thời gian trên. Câu 7(3 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển ngành thủy sản giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. ............................HẾT............................ Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam ( nhà xuất bản Giáo dục)
- Thí sinh chỉ được sử dụng một màu mực khi làm bài Giám thị không giải thích gì thêm. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT QUẢNG NAM NĂM HỌC 2013-2014 ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN ĐỊA Lí Câu Nội dung Điểm 1 a) ( 2,0 điểm) * Tính ngày tháng trong năm, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở thành phố Quảng Ngãi. - Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ Xích Đạo lên chí tuyến Bắc hết 93 ngày với góc 230 27’ = 1407’ - Vậy trong 1 ngày Mặt Trời chuyển động biểu kiến 1 góc là : 1407’ : 93 = 15’ 08’’ = 908’’ 0.5 - Số ngày Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ Xích Đạo lên thành phố Quảng Ngãi (vĩ độ 150 08 : 150 08’B : 908’’ = 60 ngày 0.25 - Mặt Trời lên thiên đỉnh ở thành phố Quảng Ngãi lần thứ nhất là Từ ngày 21/3 + 60 sẽ là ngày 20 /5 0.25 - Mặt Trời lên thiên đỉnh ở thành phố Quảng Ngãi lần thứ hai là Từ ngày 22/6 + ( 93 - 60) sẽ là ngày 25/7 0.25 ( Hoặc từ ngày 23/9 -60 sẽ là ngày 25 /7) * Xác định phạm vi trên Trái Đất, Mặt Trời không lặn và không mọc trong ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh ở thành phố Quảng Ngãi . ST : đường phân giới sáng tối . XĐ : đường Xích Đạo BN : trục Bắc Nam S Q : tia sáng đến Q.Ngãi ngày MT lên thiên đinh S B Phạm vi trên Trái Đất, Mặt Trời không lặn và không mọc Vòng phân giới sáng tối đi qua sau cực Bắc X và trước cực Nam . Q s 0 900 - 150 08’ = 740 52’ 0,25 15 08' Phạm vi trên Trái Đất, Mặt Trời không lặn D Từ 900 B đến 740 52’B 0.25 Phạm vi trên Trái Đất, Mặt Trời không mọc N Từ 900 N đến 740 52’N 0.25 T (Thí sinh có vẽ hình đúng, thưởng 0,25 điểm nhưng câu 1.a vẫn giữ tối đa 2 điểm) b) Những điểm khác nhau của kiểu khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa: ( 1,0 điểm) - Về nhiệt độ : Khí hậu ôn đới hải dương : tháng thấp nhất vẫn trên 0oC ,biên độ nhiệt năm nhỏ Khí hậu ôn đới lục địa : tháng thấp nhất xuống dưới 0oC ,biên độ nhiệt năm lớn 0,5 -Về lượng mưa: Khí hậu ôn đới hải dương : mưa nhiều hơn , mưa quanh năm lượng mưa giảm về mùa hạ Khí hậu ôn đới lục địa : mưa ít hơn, lượng mưa giảm về mùa đông 0,5 2 a) Vai trò ngành giao thông vận tải: (1,0 điểm) - Tham gia cung ứng vật tư kĩ thuật , nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến nơi tiêu thụ.( giúp cho sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường)
- - Phục vụ nhu cầu đi lại của con người. 0,25 - Tạo nên mối liên hệ kinh tế xã hội giữa các địa phương. 0,25 - Thúc đẩy hoạt động kinh tế- văn hóa miền núi,củng cố tính thống nhất của nền kinh 0,25 tế,tăng cường an ninh quốc phòng và giao lưu kinh tế giữa các nước. ( Ý cuối có 4 ý nhỏ, thí sinh chỉ cần nêu được 2 trong 4 ý nhỏ của đáp án vẫn cho 0,25điểm) 0,25 b) Để phát triển kinh tế-văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước vì: (1,0 điểm) - Giao thông vận tải ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy giao lưu giữa các địa phương ở miền núi, giữa miền núi với đồng bằng.( phá thế “cô lâp” vốn có của miền núi). - Tạo điều kiện khai thác thế mạnh của miền núi.( Góp phần thúc đẩy sự phát triển 0,25 của nông- lâm nghiệp, công nghiệp, thu hút dân cư và phát triển đô thi.) - Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi . 0,25 - Văn hóa, giáo dục, y tế có điều kiện phát triển. 0,25 0,25 3 a) Nêu đặc điểm và phân bố các loại đất của Đồng bằng sông Cửu Long. ( 2,0 điểm) - Đất của đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là lọai đất phù sa và có tính chất tương đối phức tạp 0,5 Có 3 loại đất chính. + Đất phù sa (ngọt) có diện tích 1,2 triệu ha ( 30% diện tích đồng bằng), phân bố dọc theo 0,25 sông Tiền và sông Hậu. +Đất phèn chiếm diện tích lớn nhất : 1,6 triệu ha ( 41 % diện tích đồng bằng), phân bố chủ 0,25 yếu ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên và vùng trũng Cà Mau. + Đất mặn chiếm diện tích : 75 vạn ha ( 19 % diện tích đồng bằng), phân bố ven biển Đông 0,25 và vịnh Thái Lan + Ngoài ra còn có một số dất khác chiếm diện tích nhỏ ( khoảng 40 vạn ha) : 0,25 Đất xám trên đất phù sa cổ phân bố ở dọc biên giới với Campuchia. Đất feralit phân bố chủ yếu ở đảo Phú Quốc. Đất cát biển phân bố ở Trà Vinh, Sóc Trăng 0,5 (Thí sinh chỉ cần trình bày được 2 loại trong 3 loại đất khác vẫn được 0,5 điểm) b)Giải thích ở đồng bằng này có diện tích đất phèn, đất mặn lớn. ( 1,0 điểm) - Vị trí : ba mặt Đông, Tây và Nam giáp biển, 0,25 - Địa hình thấp , có nhiều vùng trũng ngập nước. 0,25 - Mùa khô kéo dài làm cho nước mặn xâm nhập vào đất liền làm tăng độ chua và mặn trong đất. 0,25 - Thủy triều theo các sông lớn vào sâu trong đất liền làm các vùng đất ven biển bị nhiễm mặn. 0,25 4 Trình bày sự phân hóa lượng mưa ở nước ta và giải thích: ( 3,0 điểm) a.Tổng lượng mưa trung bình năm của nước ta lớn: - Trên toàn lãnh thổ lượng mưa trung bình từ 1600 – 2000mm, song có sự phân hóa theo không gian và thời gian. 0,5 - Giải thích: + Do nằm ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa,giáp biển đã đem tới lượng mưa lớn và phân hóa theo mùa. 0,25 + Do tác động của địa hình và hình dạng lãnh thổ dẫn đến sự phân hóa theo không gian. b. Biểu hiện sự phân hóa theo mùa: 0,25 - Từ tháng XI đến tháng IV năm sau được coi là mùa khô của cả nước( lượng mưa phổ biến từ 200 đến 400mm). Riêng duyên hải miền Trung có lượng mưa khá lớn (từ 800 đến 1200mm.) 0,5 Giải thích: đây là thời kỳ hoạt động của gió mùa Đông Bắc có tính chất lạnh khô và gió tín phong bán cầu Bắc. Duyên hải miền Trung mưa nhiều là do bão, sự dịch chuyển của dải hội tụ nhiệt đới,tác động của frông và dãy Trường Sơn đón gió. 0,5 - Từ tháng V đến tháng X là mùa mưa của cả nước,Lượng mưa phổ biến từ 1200 – 1600mm, nhiều nơi trên 2000mm. 0,25
- Giải thích: Đây là thời kỳ hoạt động của gió mùa mùa hạ với tính chất nóng ẩm. c. Biểu hiện phân hóa theo không gian: 0,25 - Tại các vùng núi cao và sườn đón gió có lượng mưa cao trên 2000mm, đặc biệt có nơi trên 2800mm. 0,25 - Các khu vực khuất gió hoặc địa hình song song với hướng gió thịnh hành có lượng mưa thấp, nhiều nơi thấp dưới 800mm/năm. 0,25 5 Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư vùng đồng bằng sông Hồng. ( 3,0 điểm) - Đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh và thành phố với diện tích gần 15000 km2 ( chiếm 4,5% diện tích tự nhiên toàn quốc) và số dân năm 2008 là 18,5 triệu người (chiếm 21,7% 0,5 số dân cả nước ) - Đặc điểm : +Mật độ dân số cao nhất nước , phần lớn lãnh thổ có mật độ cao từ 1001-2000 người / km2 0,5 ( gấp 5 lần mật độ dân số trung bình cả nước ) + Dân cư phân bố không đều giữa các địa phương : Vùng trung tâm, ven biển phía đông và đông nam có mật độ cao trên 1000 người / km2 .Rìa phía bắc ,đông bắc và phía tây nam mật 0,5 độ chỉ từ 201- 500 và 501- 1000 người / km2 (Năm 2008 : Mật độ dân số Hà Nội : 1826 người/km2 ,.Hải Phòng , 1212 người/km2, Thái Bình 1172 người/km2, trong khi đó mật độ dân số tỉnh Ninh Bình : .674. người/km., Vĩnh Phúc : 823 người/km.) - Giải thích : * Mật độ dân số cao nhất nước vì : + Điều kiện tự nhiên thuận lợi , lịch sử khai thác lâu đời 0,25 +Các ngành kinh tế ( công nghiệp ,dịch vụ ,nông nghiệp trồng lúa nước thâm canh cao với nghề truyền thống ) phát triển 0,25 + Là một trong hai vùng phát triển nhất của nước ta, mạng lưới đô thị dày đặc 0,25 * Dân cư phân bố không đều giữa các địa phương vì: + Do có sự khác biệt giữa các địa phương về các nhân tố :(điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên , lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ ,cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển kinh tế - 0,25 xã hội ). + Nơi có mật độ dân số cao : các thành phố .thị xã là nơi tập trung hoạt động công nghiệp , dịch vụ ; điều kiện sống thuận lợi 0,25 + Nơi có mật độ dân số khá cao: ngành nông nghiệp trồng lúa nước thâm canh cao với nhiều nghề truyền thống 0,25 + Nơi có mật độ dân số thấp hơn rìa đồng bằng ,vùng đất bạc màu ,ven biển ,xa thành phố 6 a)Vẽ biểu đồ: ( 1,5 điểm) Xử lý số liệu : ( Đơn vị : % ) 0,5 Năm 1995 2000 2004 2007 2010 Trâu 100 97,8 96,9 101,1 100,3 Lợn 100 123,8 160,3 162,9 169,4 Gia cầm 100 138,0 153,5 159,2 197,2 (Xử lý số liệu : lấy một chữ số thập phân sau khi làm tròn số. Nếu thí sinh xử lý số liệu có sai sót nhỏ không làm ảnh hưởng lớn đến chiều hướng biến động của các loại gia súc, gia cầm hoặc thiếu đơn vị thì cho 0,25 điểm..) - Vẽ biểu đồ đường ( 3 đường ). 1,0 - Yêu cầu có đầy đủ các yếu tố sau: tên biểu đồ, ghi số liệu % tại trục tung, có chú thích, khoảng cách năm phù hợp. Nếu thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm. b) Nhận xét và giải thích: ( 1,5 điểm) * Nhận xét : - Từ năm 1995 đến năm 2010 trâu, lợn và gia cầm đều tăng nhưng tốc độ gia tăng khác nhau.. 0,25 - Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là đàn gia cầm (197,2%), đàn lợn ( 169,4 % ) tiếp đến
- đàn bò ( 162,6 % ). 0,25 - Đàn trâu tăng chậm nhất (100,3 %) 0,25 ( Nếu thi sinh nhận xét các loại sản phẩm tăng liên tục , riêng trâu tăng không ổn định thì thưởng 0,25 nhưng vẫn giữ tổng điểm câu 6 tối đa 3 điểm ) * Giải thích : -Tất cả các sản phẩm trên đều tăng là do nguồn thức ăn được đảm bảo,sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ,chính sách của nhà nước ……… 0,25 - Đàn gia cầm tăng nhanh nhất là do hiệu quả kinh tế cao,thị trường tiêu thụ được mở rộng…….. 0,25 - Đàn trâu tăng chậm nhất là do sức kéo đã được cơ giới hóa. 0,25 ( Nếu thi sinh giải thích được đàn lợn tăng nhanh do nguồn thức ăn được đảm bảo và nhu câu thị trường lớn thì thưởng 0,25 điểm nhưng câu 6 phải giữ điểm tối đa là 3,0 điểm) 7 So sánh điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành thủy sản giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. ( 3,0 điểm) * Giống nhau a) Thuận lợi : -Tất cả các tỉnh đều tiếp giáp biển , vùng biển rộng ,nhiều bãi cá bãi tôm ven biển với nhiều loại hải sản quí thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt . 0,5 - Có các cửa sông ,đầm phá thuận lợi để nuôi trồng thủy sản. 0,25 b) khó khăn : - Chịu ảnh hưởng của thiên tai .(bão, lụt ..... hạn chế số ngày ra khơi.) 0,25 *Khác nhau a) Thuận lợi : - Điều kiện tài nguyên khai thác : + Bắc Trung Bộ : biển nông ,có điều kiện phát triển nghề cá trong lộng.Vùng biển có trữ lượng thủy sản ít hơn và không có ngư trường lớn . 0,5 + Duyên hải Nam Trung Bộ : biển sâu ,có điều kiện phát triển nghề cá trong lộng và khơi xa . Vùng biển giàu thủy sản ,có các ngư trường lớn ở cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng sa 0,5 và Trường Sa - Điều kiện tài nguyên nuôi trồng : Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều vũng vịnh kín nên có nhiều khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn hơn. 0,5 b) khó khăn : - Bắc Trung Bộ : Mùa Đông chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc ,nạn cát bay 0,25 Mùa hè : hiện tượng phơn -Duyên hải Nam Trung Bộ :ít chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, nhưng khô 0,25 hạn khá sâu sắc nhất là mùa khô.
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THPT BÌNH PHƯỚC NĂM HỌC 2013 - 2014 ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN THI: ĐỊA LÍ Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 03/10/2013 (Đề thi gồm 02 trang) Câu 1. (3,0 điểm) a. Quy luật địa đới biểu hiện qua sự phân bố các vành đai nhiệt và khí áp trên Trái Đất như thế nào? b. Vì sao mùa hè ở Bắc Bán Cầu dài hơn mùa hè ở Nam Bán Cầu? Câu 2. (2,0 điểm) a. Cho bảng số liệu sau: Biến động tự nhiên của dân số trên thế giới thời kì 1995 – 2005 Tỉ suất gia tăng dân số Tỉ suất sinh thô Tỉ suất tử thô Khu vực tự nhiên năm 1995 (%) năm 2005 (‰) năm 2005 (‰) Thế giới 1,5 21 9 Trong đó: - Châu Phi 2,8 38 15 - Châu Á 1,7 20 7 - Mĩ La-tinh 1,9 22 6 - Bắc Mĩ 0,7 14 8 - Châu Âu -0,1 10 11 - Châu Đại Dương 1,2 17 7 (Nguồn: Xử lí từ bảng số liệu SGK Địa Lí 10 NC trang 103) Từ bảng số liệu, hãy tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của thế giới và các châu lục năm 2005. b. Tại sao nói: Để phát triển kinh tế - xã hội miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước? Câu 3. (3,0 điểm) Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. b. Phân tích ảnh hưởng chung của địa hình đối với sự hình thành đặc điểm sông ngòi nước ta. Trang 1/2
- Câu 4. (3,0 điểm) Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết: a. Hướng tây bắc - đông nam của dãy Trường Sơn có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? b. Chỉ rõ sự khác nhau về tính phân mùa của miền khí hậu phía Bắc và phía Nam. Giải thích tại sao mùa khô của khu vực Bắc Bộ bớt sâu sắc hơn so với khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên? Câu 5. (3,0 điểm) a. Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta. b. Vì sao tỉ lệ lao động thất nghiệp thường cao ở các đô thị còn ở nông thôn tỉ lệ thiếu việc làm lại cao hơn? Câu 6. (3,0 điểm) Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành du lịch nước ta. Câu 7. (3,0 điểm) a. Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh Đông Nam Bộ là vùng có ngành công nghiệp phát triển nhất nước ta. b. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long có những vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng? ------HẾT------ Lưu ý: - Thí sinh được sử dụng Átlát Địa lí Việt Nam. - Đối với thí sinh học tại các trung tâm GDTX thì được giảm những câu 1b,5b và không giải thích ý 2 câu 4b. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 2/2
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THPT BÌNH PHƯỚC NĂM HỌC 2013 - 2014 ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC Hướng dẫn chấm môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 180 phút (Đáp án gồm 05 trang) (Thang điểm 20,0) ĐIỂM ĐIỂM Hệ STT NỘI DUNG Hệ THPT GDTX Câu 1 a. Quy luật địa đới biểu hiện qua sự phân bố các vành đai nhiệt và 2,25 3,0 (3,0 đ) khí áp trên Trái Đất: *Khái niệm quy luật địa đới: là sự thay đổi có quy luật của các thành 0,25 0,5 phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ. (từ xích đạo về 2 cực) *Biểu hiện của quy luật: - Sự phân bố các vòng đai nhiệt: gồm bảy vòng đai nhiệt, ranh giới 0,25 giữa các vành đai nhiệt được xác định bởi các đường đẳng nhiệt. + Vành đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt +200C của Bắc và 0,25 0,25 Nam Bán Cầu (khoảng giữa hai vĩ tuyến 300B và 300N) + Hai vành đai ôn hoà ở hai bán cầu nằm giữa hai đường đẳng nhiệt 0,25 0,25 +200C và +10 0C của tháng nóng nhất. + Hai vành đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu, nằm giữa hai 0,25 0,25 đường đẳng nhiệt +100C và 00C của tháng nóng nhất. + Hai vành đai băng giá vĩnh cửu nằm ở khu vực xung quanh cực Bắc 0,25 0,25 và cực Nam, nhiệt độ quanh năm dưới 00C. - Sự phân bố các đai khí áp: Trên bề mặt đất hình thành bảy đai khí 0,25 áp. + Đai áp thấp xích đạo (áp thấp nhiệt lực) hình thành quanh xích đạo. 0,25 0,25 + Hai đai áp cao chí tuyến (áp cao động lực) hình thành ở khoảng vĩ 0,25 0,25 tuyến 300B, N ở hai bán cầu. + Hai đai áp thấp ôn đới (áp thấp động lực) hình thành ở khoảng vĩ 0,25 0,25 tuyến 600B, N ở hai bán cầu. + Hai đai áp cao cực (áp cao nhiệt lực) hình thành quanh hai cực Bắc 0,25 0,25 và Nam. b. Nguyên nhân mùa hè ở Bắc Bán cầu dài hơn mùa hè ở Nam 0,75 (Thí Bán Cầu: sinh - Mùa hè ở Bắc Bán Cầu được tính từ ngày 21/3 đến ngày 23/9 dài 0,25 không 186 ngày. Còn mùa hè ở Nam Bán Cầu được tính từ ngày 23/9 đến làm ngày 21/3 năm sau dài 179 ngày. Như vậy mùa hè ở Bắc Bán Cầu dài phần hơn mùa hè ở Nam Bán Cầu 7 ngày. này) - Nguyên nhân là do mùa hè ở Bắc Bán Cầu, Trái Đất chuyển động 0,25 quanh Mặt Trời trên quỹ đạo lớn có chứa điểm viễn nhật (5/7) nên vận tốc chuyển động chậm và thời gian kéo dài ra. - Còn mùa hè ở Nam Bán Cầu, Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời 0,25 trên quỹ đạo nhỏ có chứa điểm cận nhật (3/1) nên vận tốc chuyển động nhanh và thời gian ngắn lại. Câu 2 a. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của thế giới và các châu lục: 0,5 0,5 Trang 3/2
- (2,0 đ) Thế giới: 1,2%; Châu Phi: 2,3%; Châu Á: 1,3%; Mĩ La-tinh: 1,6%., Bắc Mĩ: 0,6%; Châu Âu: -0,1%; Châu Đại Dương: 1,0% b. Để phát triển kinh tế - xã hội miền núi, giao thông vận tải phải 1,5 1,5 đi trước một bước, vì: * Đặc điểm kinh tế - xã hội miền núi: - Dân cư sống chủ yếu dựa vào ngành trồng trọt, chăn nuôi, khai thác 0,25 0,25 chế biến lâm sản. - Nền kinh tế miền núi phần lớn trong tình trạng chậm phát triển mang 0,25 0,25 tính tự cung, tự cấp, lưu truyền từ đời này sang nhà khác. * Ý nghĩa của việc phát triển giao thông vận tải miền núi: - Thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình; giữa miền núi với đồng bằng nhờ đó sẽ giúp phá 0,25 0,25 được thế cô lập, tự cấp tự túc của nền kinh tế. - Khai thác các tài nguyên là thế mạnh to lớn của miền núi, hình thành các nông - lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, đô thị, thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh 0,25 0,25 tế ở miền núi, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. - Tăng cường thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi từ đó phân bố 0,25 0,25 lại dân cư giữa các vùng. - Phát triển cơ sở hạ tầng, văn hoá để nâng cao hiểu biết, trình độ người dân. Các hoạt động dịch vụ (kể cả văn hoá, y tế, giáo dục) cũng 0,25 0,25 có điều kiện phát triển giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng, tăng cường tiềm lực quốc phòng cho đất nước. Câu 3 a. Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam: 1,0 1,0 (3,0 đ) - Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi 0,25 0,25 thấp. - Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng. 0,25 0,25 - Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. 0,25 0,25 - Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người. 0,25 0,25 b. Ảnh hưởng chung của địa hình đối với sự hình thành đặc điểm 2,0 2,0 sông ngòi nước ta. - Địa hình có vai trò quan trọng trong việc hình thành các đặc điểm 0,25 0,25 sông ngòi của nước ta và tạo nên sự phân hóa đa dạng của sông ngòi nước ta. (D/c) - Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nên sông ngòi nước ta 0,25 0,25 phần lớn chảy qua vùng đồi núi và mang đặc điểm của sông ngòi miền núi (D/c) - Địa hình kết hợp với lãnh thổ hẹp ngang nên phần lớn các sông ở 0,25 0,25 nước ta đều ngắn, dốc, những hệ thống sông có diện tích lưu vực lớn chiếm tỉ lệ nhỏ và thường bắt nguồn từ ngoài lãnh thổ. (D/c) - Theo hướng cấu trúc địa hình, sông ngòi nước ta có hướng chính là 0,25 0,25 hướng TB-ĐN, hướng vòng cung. (D/c) - Địa hình nước ta là địa hình già trẻ lại và có tính phân bậc của địa 0,25 0,25 hình đồi núi nên trên một dòng sông có khúc chảy êm đềm, có khúc nhiều thác ghềnh, sông đào lòng dữ dội. (D/c) - Địa hình có sự tương phản sâu sắc giữa đia hình đồi núi và địa hình 0,25 0,25 Trang 4/2
- đồng bằng và có sự thay đổi đột ngột giữa vùng hạ du và vùng thượng lưu sông. (D/c) - Địa hình nước ta là đồi núi bị cắt xẻ mạnh, sườn dốc lớn, quá trình 0,25 0,25 xâm thực diễn ra mạnh khiến cho tổng lượng phù sa của các con sông rất lớn (200 triệu tấn/năm). - Địa hình có sự phân hóa đa dạng thành các khu vực địa hình dẫn đến 0,25 0,25 sự phân hóa của mạng lưới sông ngòi và chế độ nước sông. Câu 4 a. Hướng tây bắc- đông nam của dãy Trường Sơn ảnh hưởng tới 1,5 1,5 (3,0 đ) khí hậu của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: *Vào mùa hạ: - Gây ra hiện tượng phơn. Nguyên nhân hiện tượng phơn: gió mùa 0,5 0,5 Tây Nam thổi từ vịnh Bengan đến nước ta, sau khi gây mưa cho sườn đón gió (sườn Tây), gió vượt núi và hình thành gió Tây khô nóng (gió Lào) có bản chất do hiệu ứng Phơn. - Tác động tới thời tiết rất khô và nóng. 0,25 0,25 *Vào mùa đông: - Gây ra mưa lớn. Nguyên nhân: vào mùa đông chịu tác động của gió 0,5 0,5 mùa Đông Bắc, hướng gió gần như vuông góc với hướng địa hình nên gây mưa. - Tác động tới thời tiết: lạnh và ẩm, nhiều nơi có lượng mưa rất lớn (Ở 0,25 0,25 Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế) b. *Chỉ rõ sự khác nhau về tính phân mùa của miền khí hậu phía Bắc và 1,0 1,5 phía Nam: - Sự phân mùa: + Miền Bắc có một mùa đông lạnh ít mưa và một mùa hạ nóng mưa 0,25 0,25 nhiều. + Miền Nam có một mùa mưa và một mùa khô sâu sắc. 0,25 0,25 - Cơ sở của sự phân mùa: + Chế độ nhiệt đóng vai trò quan trọng nhất trong sự phân mùa của 0,25 0,5 khí hậu miền Bắc. + Chế độ mưa lại là cơ sở cho sự phân mùa của miền khí hậu phía 0,25 0,5 Nam. Còn chế độ nhiệt thì cao và ổn định quanh năm. *Mùa khô của khu vực Bắc Bộ bớt sâu sắc hơn so với khu vực Nam 0,5 (Thí sinh Bộ và Tây Nguyên vì: không - Ở Bắc Bộ có hoạt động của gió mùa Đông Bắc, nửa sau mùa đông 0,25 làm gió này di chuyển lệch về phía đông qua biển có tính chất lạnh ẩm gây phần mưa phùn... này) - Gió mùa Đông Bắc hoạt động thành từng đợt, mỗi đợt gió mùa tràn 0,25 về thường gây nhiễu loạn không khí, gây mưa... Câu 5 a. Trình bày và giải thích cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh 2,25 3,0 (3,0 đ) tế ở nước ta: *Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế ở nước ta có sự chênh lệch lớn 0,25 giữa các khu vực. + Phần lớn lao động ở khu vực nông, lâm, thủy sản; các khu vực còn 0,25 0,25 lại chiếm tỉ trọng còn nhỏ. + Nguyên nhân do nước ta có điểm xuất phát là nước nông nghiệp, đại 0,25 0,5 bộ phận dân số sống ở nông thôn và sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp là Trang 5/2
- hoạt động kinh tế chủ yếu. *Cơ cấu lao động ở nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng công 0,25 0,25 nghiệp hóa – hiện đại hóa nhưng chuyển dịch còn chậm: - Tỉ trọng lao động trong khu vực nông lâm thủy sản có xu hướng 0,25 0,25 giảm. Dẫn chứng: giảm từ 71,2% năm 1995 xuống còn 53,9% 2007. - Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng: khu vực công nghiệp – xây dựng tăng từ 11,4% 0,5 0,5 năm 1995 lên 20,0% năm 2007, khu vực dịch vụ tăng từ 17,4% năm 1995 lên 26,1% năm 2007. - Nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu lao động là do: + Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, quá trình đổi mới… 0,25 0,25 + Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, các hoạt động sản xuất 0,5 0,75 công nghiệp, dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh nên nhu cầu về nguồn lao động lớn, trình độ cũng ngày một gia tăng. b. Tỉ lệ lao động thất nghiệp thường cao ở các đô thị còn ở nông 0,75 thôn tỉ lệ thiếu việc làm lại cao hơn vì: (Thí sinh - Tỉ lệ lao động thất nghiệp thường cao ở các đô thị vì ở đô thị dân số không đông, số người trong tuổi lao động lớn, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế 0,5 làm để giải quyết việc làm chưa đáp ứng đủ cho số người trong tuổi lao phần động nên tỉ lệ thấp nghiệp cao. . này) - Ở nông thôn chủ yếu là thuần nông nên thiếu việc làm ... 0,25 Câu 6 a. Tình hình phát triển du lịch: (3,0 đ) Khách du lịch và doanh thu từ du lịch 1,5 1,5 Khách du lịch (triệu lượt người) Doanh thu Năm Tổng số Khách Khách nội (nghìn tỉ đồng) quốc tế địa 1995 6,9 1,4 5,5 8,0 2000 13,3 2,1 11,2 17,4 2005 19,5 3,5 16,0 30,0 2007 23,3 4,2 19,1 56,0 Ngành du lịch nước ta có bước phát triển mạnh trong giai đoạn 1995 – 0,25 0,25 2007, thể hiện: - Số lượng khách và doanh thu: + Số lượng khách và doanh thu của ngành du lịch tăng rất nhanh trong 0,25 0,25 giai đoạn 1995 – 2007. + Tổng số khách du lịch tăng 3,4 lần trong đó khách nội địa tăng 0,25 0,25 nhanh hơn khách quốc tế (3,5 lần so với 3 lần). + Doanh thu của ngành du lịch tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ 0,25 0,25 tăng lượng khách du lịch (gấp 7 lần). Điều đó chứng tỏ khả năng chỉ tiêu của khách du lịch ngày càng tăng. - Thị trường khách: + Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ nhiều quốc gia và vùng lãnh 0,25 0,25 thổ. Năm 2007, khách từ khu vực ĐNA đến chiếm tỉ trọng cao nhất. Các nước và vùng lãnh thổ có du khách đến nước ta đông nhất là Trung Quốc (13,6%), Hàn Quốc (11,2%), Nhật Bản (9,9%), Hoa Kì (9,7%), Đài Loan (7,5%), Ôxtrâylia (5,3%), Pháp (4,3%), Anh (2,5%). Còn lại các quốc gia khác 19,5%. + Cơ cấu khách du lịch quốc tế có sự thay đổi đáng kể từ năm 2000 0,25 0,25 Trang 6/2
- đến năm 2007. Tỉ lệ khách ĐNA, NB, HQ, HK, Ôxtrâylia có xu hướng tăng nhanh. Trong khi đó, tỉ lệ khách Trung Quốc, Đài Loan và các quốc gia khác giảm nhanh. Khách từ Pháp, Anh chiếm tỉ lệ nhỏ và ít có sự chuyển biến. b. Giải thích: 1,5 1,5 - Du lịch phát triển mạnh, đặc biệt sau những năm 1990 nhờ chính 0,25 0,25 sách đổi mới của Nhà nước: mở cửa, hội nhập, liên kết với các công ti du lịch lữ hành quốc tế…. - Nước ta có tiềm năng du lịch to lớn và đang được khai thác mạnh 0,25 0,25 mẽ: tài nguyên tự nhiên… tài nguyên nhân văn… - Chất lượng cuộc sống, nhất là mức sống của người dân ngày càng 0,25 0,25 được nâng cao nên có khả năng thỏa mãn nhu cầu du lịch của một bộ phận dân cư. - Thu hút đầu tư cho ngành du lịch như: giao thông, thông tin liên lạc, 0,25 0,25 điện nước, cơ sở lưu trú, đầu tư tôn tạo nhiều di tích văn hóa lịch sử, khu giải trí trong cả nước… - Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ du lịch. 0,25 0,25 - Các nguyên nhân khác (Việt Nam là điểm đến an toàn, tình hình 0,25 0,25 chính trị ổn định…). Câu 7 a. Đông Nam Bộ là vùng có ngành công nghiệp phát triển nhất 2,0 2,0 (3,0 đ) nước ta: - Là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất cả nước: năm 2005 0,25 0,25 chiếm 55,6% tổng giá trị sản xuất CN của cả nước. - Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của 0,25 0,25 vùng: năm 2007: 65,1% tổng GDP vùng. - Là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh so với cả nước 0,25 0,25 cao nhất trung bình trên 10%. - Là vùng có các trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước: 0,5 0,5 + TPHCM: là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước với giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 120 tỉ đồng. + Có 3 TTCN lớn có giá trị từ trên 40 đến 120 tỉ đồng: Vũng Tàu; Biên Hòa; Thủ Dầu Một. - Có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, đầy đủ nhất cả nước. Có sự 0,25 0,25 có mặt của nhiều ngành mà các vùng khác không có: công nghiệp dầu khí, công nghiệp sản xuất điện, đạm từ khí, luyện kim màu… - ĐNB là vùng có nhiều ngành CN đứng đầu cả nước: Điện khí lớn nhất cả nước như Phú Mỹ 1,2,3,4 (4164 MW), Bà Rịa (411 MW); CN 0,5 0,5 dầu khí lớn nhất cả nước với trung tâm Bà Rịa – Vũng Tàu; CNCB LT-TP, CNSX hàng tiêu dùng lớn nhất cả nước: TPHCM, Biên Hòa… b. Vai trò của hệ thống sông ngòi, kênh rạch ở Đồng bằng SCL: 1,0 1,0 - Mang lại phù sa màu mỡ, bồi đắp đồng bằng châu thổ. 0,25 0,25 - Phát triển mạng lưới giao thong vận tải đường sông quan trọng. 0,25 0,25 - Thoát lũ cho đồng bằng, dẫn nước tưới cho mùa khô, cải tạo đất 0,25 0,25 phèn, đất mặn. - Vai trò khác: thủy sản, du lịch, nước sinh hoạt… 0,25 0,25 ---HẾT--- Trang 7/2
- Lưu ý: Nếu thí sinh không trình bày được như đáp án nhưng vẫn có những ý đúng, độc đáo thì giám khảo thống nhất cho điểm thưởng. Tuy nhiên, điểm thưởng + điểm phần thí sinh làm đúng đáp án không được quá số điểm quy định đối với từng câu. Trang 8/2
- PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN HUYỆN XUÂN TRƯỜNG Môn: Địa lý. Năm học: 2013 – 2014 (Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm (3 điểm) Trả lời bằng cách lựa chọn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Các địa danh nổi tiếng: Non Nước, Sa Huỳnh, Dung Quất, Mũi Né thuộc vùng kinh tế nào? A. Tây Nguyên. B. Duyên Hải Nam Trung Bộ C. Bắc Trung Bộ. D. Đông nam Bộ. Câu 2: Ðồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số: A. Rất cao B. Thuộc loại cao nhất cả nước. C. Cao nhất trong các vùng của cả nước. D. Thuộc loại cao của cả nước. Câu 3: Một điểm đến 2 di sản văn hóa thế giới là nói đến tỉnh nào? A. Quảng Bình. B. Quảng Ninh. C. Quảng Ngãi. D. Quảng Nam. Câu 4: Cho bảng số liệu sau: CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN Đơn vị: % Năm Thành thị Nông thôn 1990 19,5 80,5 1995 20,8 79,2 2003 25,8 74,2 2005 26,9 73,1 Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 1990 – 2005 ở nước ta?
- A. Biểu đồ miền B. Biểu đồ cột chồng C. Biểu đồ đường D. Biểu đồ cột kép Câu 5: Vùng nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh nhất nước ta là: A. Đồng bằng Sông Hồng B. Bắc Trung Bộ C. Đồng bằng sông Cưủ Long D. Duyên hải Nam Trung Bộ Câu 6: Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương của vùng nào: A. Bắc Trung Bộ B. Trung du và miền núi Bắc Bộ C. Đồng bằng sông Hồng D. Duyên hải Nam Trung Bộ Câu 7: Cây công nghiệp giữ vị trí hàng đầu ở vùng Đông Nam Bộ: A. Cà phê B. Hồ tiêu C. Cao su D. Điều Câu 8: Địa phương có mật độ dân số cao nhất nước talà: A. Thành phố Hồ Chí Minh B. Đà Nẵng C. Đòng bằng sông Hồng D. Hà Nội Câu 9: Trong các loại cây sau cây trồng nào được trồng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. Mận B. Chôm chôm C. Sầu riêng D. Điều Câu 10: Khai thác dầu khí ở thềm lục địa là thế mạnh của vùng: A. Tây Nguyên B. Bắc Trung Bộ C. Duyên hải Nam Trung Bộ D. Đông Nam Bộ Câu 11: Đồng bằng Sông Cửu Long bao gồm những loại đất nào? A. Đất mặn, đất phèn, đất pha cát, đất chua B. Đất phù sa, đất phèn, đất mặn, đất khác C. Đát feralit D. Đất cát, đất mặn, đất phèn, đất xám Câu 12: Vùng Ðồng Bằng sông Cửu Long có diện tích lúa 3683,1 nghìn ha, sản lượng lúa 18229,2 nghìn tấn (năm 2007). Vậy năng suất lúa (tạ /ha) của Đồng bằng sông Cửu Long là: A. 49,5 B. 50,5 C. 45,9 D. 55,0
- II. Tự luận (17 điểm) Câu 1. (4 điểm) Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CÁC VÙNG KINH TẾ Ở NƯỚC TA NĂM 2010 Các vùng Dân số (Người) Diện tích (Km2) Cả nước 86 927 700 331 051,3 Trung du và miền núi Bắc Bộ 12 328 800 101 437,8 Đồng bằng sông Hồng 18 610 500 14 964,1 Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 18 935 500 95 885,1 Tây Nguyên 5 214 200 54 640,6 Đông Nam Bộ 14 566 500 23 605,2 Đồng bằng sông Cửu Long 17 272 200 40 18,5 1. Tính mật độ dân số các vùng của nước ta năm 2010 (Đơn vị: Người / km2). 2. Nhận xét sự phân bố dân cư . 3. Ảnh hưởng của phân bố dân cư đến phát triển kinh tế- xã hội? Theo em cần có biện pháp gì để giảm thiểu ảnh hưởng của phân bố dân cư đến phát triển kinh tế- xã hội ? Câu 2. (3 điểm ) Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất của các khu vực kinh tế ở nước ta năm 2000 và 2010 (Đơn vị: nghìn tỉ đồng) 2000 2010 Nông, lâm, ngư nghiệp 108,4 407,6 Công nghiệp - xây dựng 162,2 824,9 Dịch vụ 171,3 748,4 Tổng 441,9 1980,9 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất của các khu vực kinh tế ở nước ta năm 2000 và 2010.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học sinh giỏi Địa của các cấp lớp
36 p | 1724 | 564
-
Đề thi học sinh giỏi Địa lý lớp 8 - Kèm đáp án
10 p | 2348 | 183
-
Đề thi học sinh giỏi Địa lí 9 năm 2011-2012 - Kèm Đ.án
25 p | 470 | 58
-
Đề thi học sinh giỏi môn Địa cấp THPT khu vực ĐBSCL - Kèm đáp án
11 p | 348 | 52
-
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
1 p | 324 | 22
-
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lớp 12 - Kèm đáp án
11 p | 178 | 22
-
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lớp 11 năm 2009 - 2010
9 p | 151 | 10
-
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lí 8 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Nam Trực
1 p | 269 | 9
-
Đề thi học sinh giỏi Sinh 9 cấp huyện năm 2008 - 2009
1 p | 234 | 6
-
Đề thi học sinh giỏi Địa lý 9 cấp huyện kèm đáp án
6 p | 896 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lí lớp 9 năm 2021-2022 - Phòng GD&ĐT Di Linh
2 p | 30 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Trần Đề
6 p | 46 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Địa lí năm học 2021-2022 có đáp án - Bộ Giáo dục và Đào tạo
5 p | 14 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí THPT năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Sóc Trăng
2 p | 14 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Địa lí năm 2022-2023 có đáp án - Bộ Giáo dục và Đào tạo
6 p | 19 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi Địa lí cấp tỉnh - (Kèm Đ.án)
10 p | 1325 | 0
-
Đề thi học sinh giỏi Địa lí 9 cấp huyện kèm đáp án
19 p | 434 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn