intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi Địa lí 9 năm 2011-2012 - Kèm Đ.án

Chia sẻ: Van Nhu Loan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

470
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 kèm đáp án sẽ giúp các bạn học sinh có thêm tư liệu chuẩn bị ôn luyện và bổ trợ kiến thức cho kỳ thi học sinh giỏi sắp tới cũng như bổ trợ kiến thức cho giáo viên ra đề thi. Mời các bạn học sinh và quý thầy cô giáo cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi Địa lí 9 năm 2011-2012 - Kèm Đ.án

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2011 - 2012 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3,0 điểm) Vẽ hình vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời vào các ngày 22 - 6 (hạ chí), 22-12 (đông chí) và giải thích vì sao ngày 22 - 6 tại vòng cực Bắc và ngày 22 -12 tại vòng cực Nam lại có ngày hoặc đêm dài 24 giờ. Câu 2 (2,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau, hãy nhận xét và giải thích về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam của nước ta. Địa điểm Lạng Sơn Hà Nội Huế Đà Nẵng TP Hồ Chí Minh Nhiệt độ 21,2 23,5 25,1 25,7 27,1 trung bình năm (0C) Câu 3 (4,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích tình hình phân bố dân cư ở Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 4 (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày về sản lượng thủy sản ở nước ta. Nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi về cơ cấu sản lượng thủy sản? Câu 5 (4,0 điểm) Cho bảng số liệu sau đây: Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (đơn vi: tỉ đồng) Năm 1995 2000 2002 Tiểu vùng Tây Bắc 320,5 541,1 696,2 Đông Bắc 6 179,2 10 657,7 14 301,3 Từ bảng số liệu trên kết hợp với Atlat Địa lí Việt Nam, hãy so sánh sự khác nhau về hoạt động công nghiệp giữa Đông Bắc và Tây Bắc. Giải thích nguyên nhân sự khác biệt đó. Câu 6 (5,0 điểm) Cho bảng số liệu sau đây: Diện tích thu hoạch và sản lượng chè (búp tươi) ở nước ta, giai đoạn 1995 - 2007 Năm Chè Diện tích thu hoạch (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1995 52,1 180,9 1997 63,9 235,0 2000 70,3 314,7 2005 97,7 570,0 2006 102,1 648,9 2007 106,5 704,9 (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2008, trang 290). a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện diện tích thu hoạch và sản lượng chè của nước ta giai đoạn từ năm 1995 - 2007. b. Nhận xét về diện tích thu hoạch và sản lượng cây chè của nước ta giai đoạn trên. c. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy kể tên ba vùng nông nghiệp trồng chè ở nước ta theo quy mô giảm dần; tại sao cây chè lại được trồng nhiều ở các vùng đó ? --- Hết --- Họ và tên thí sinh:........................................................................SBD................................................... (Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài).
  2. UBND TỈNH THÁI NGUYÊN HDC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011 - 2012 MÔN: ĐỊA LÍ Câu Nội dung Điểm * Vẽ hình đúng, đẹp như hình 24 trang 28 SGK Địa lí lớp 6 1,5 (Trừ điểm nếu vẽ không đúng hoặc không ghi đủ đường xích đạo, các chí 1 tuyến, các vòng cực, các cực, đường phân chia sáng tối - mỗi ý thiếu hoặc sai (3,0) trừ 0,25 điểm) b. * Giải thích - Trái Đất hình cầu, trục Trái Đất luôn nghiêng trên mặt phẳng quĩ đạo 0,5 một góc không đổi 66033’ trong quá trình chuyển động xung quanh Mặt Trời. - Ngày 22-6 tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc tại vĩ tuyến 23 027’B vào 0,5 lúc 12 giờ trưa. Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm trước đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng ngày dài 24 giờ, không có đêm.Trong khi đó, vòng cực Nam hoàn toàn nằm sau đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng đêm dài 24 giờ, không có ngày. - Ngày 22-12 tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc tại vĩ tuyến 23 027’N vào 0,5 lúc 12 giờ trưa. Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm sau đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng đêm dài 24 giờ. Trong khi đó, vòng cực Nam hoàn toàn nằm trước đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng ngày dài 24 giờ. 2 Nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam: (2,0) - Nhận xét: Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (dẫn 0,5 chứng) hoặc HS có thể nêu ngược lại - Giải thích nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam + Do lãnh thổ nước ta kéo dài theo nhiều vĩ độ (theo chiều Bắc - Nam). 0,5 + Càng vào Nam, càng gần Xích đạo nên có góc chiếu của tia sáng Mặt 0,5 Trời lớn, nên nhận được lượng nhiệt Mặt Trời nhiều + Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc càng vào Nam càng yếu dần và từ 0,5 dãy Bạch Mã vào Nam ít chịu ảnh hưởng của gió này. - Mật độ dân số trung bình là 407 người/km 2 (năm 2002- số liệu theo 0,75 3 SGK), nhưng phân bố không đồng đều. (4,0) - Ven sông Tiền và sông Hậu: + Đây là khu vực có mật độ dân số cao nhất của vùng, mật độ trung bình 0,5 đạt từ 501 - 1000 người/km 2 + Vì đây là vùng đất phù sa sông, được khai thác từ lâu, đã tiến hành thâm 0,25 canh và có năng suất cao + Nơi đây tập trung nhiều thị trấn, thành phố, giao thông vận tải phát triển 0,25 - Phía Tây và Tây Nam (vùng Đồng Tháp, Hà Tiên, Đảo Phú Quốc) + Mật độ dân số thấp nhất vùng, mật độ 50 - 100 người/km 2 0,5 + Vì vùng có nhiều vùng trũng, đầm lầy (Đồng Tháp, Hà Tiên), nhiều rừng 0,25 hay ở đảo xa.
  3. - Phần lớn bán đảo Cà Mau + Mật độ dân số thấp 101 - 200 người/km2 0,5 + Do đầm lầy và đất mặn 0,25 - Phần còn lại + Mật độ dân số từ 101 - 500 người/km2 0,5 + Là vùng có độ cao trung bình, phần lớn là đất phèn 0,25 * Trình bày về tình hình phát triển sản lượng thủy sản ở nước ta. - Sản lượng thủy sản tăng liên tục, tăng nhanh (dẫn chứng) 0,25 Trong đó: + Sản lượng thủy sản khai thác tăng (dẫn chứng) 0,25 4 + Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng (dẫn chứng) 0,25 (2,0) Sản lượng TS nuôi trồng tăng nhanh hơn so với sản lượng thủy sản khai thác 0,25 - Cơ cấu sản lượng thủy sản có sự thay đổi + Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác giảm (dẫn chứng) 0,25 + Tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng (dẫn chứng) 0,25 * Nguyên nhân 0,5 Do thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần sử dụng hợp lí lao động, tài nguyên, đáp ứng nhu cầu thị trường, chính sách…. Khái quát (nêu tên các tỉnh thuộc Đông Bắc và Tây Bắc) 0,25 a. So sánh 5 - Nhìn chung Đông Bắc có nhiều ngành công nghiệp phát triển hơn Tây 0,25 (4,0) Bắc, cụ thể: - Tình hình phát triển: + Đông Bắc có giá trị sản xuất công nghiệp cao hơn nhiều lần so với Tây Bắc 0,25 (20,5 lần vào năm 2002) + Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn Tây 0,25 Bắc (Trong cả giai đoạn Tây Bắc tăng 2,17 lần, Đông Bắc tăng 2,31 lần) - Cơ cấu ngành + Đông Bắc có cơ cấu ngành đa dạng hơn bao gồm: luyện kim đen, luyện kim 0,25 màu, vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất… + Tây Bắc chỉ có thủy điện là thế mạnh nổi bật 0,25 - Mức độ tập trung công nghiệp Đông Bắc cao hơn nhiều lần Tây Bắc. + Đông Bắc có trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9- 40 nghìn tỉ đồng là 0,25 Hạ Long và quy mô từ dưới 9 nghìn tỉ đồng có: Thái Nguyên, Việt Trì, Cẩm Phả. +Tây Bắc có mức độ tập trung công nghiệp thấp nhất cả nước. Tại đây không 0,25 có trung tâm công nghiệp nào mà chỉ có các điểm công nghiệp chủ yếu khai thác khoáng sản, chế biến nông sản như: Sơn La, Điện Biên Phủ, Quỳnh Nhai * Giải thích - Công nghiệp Tây Bắc nhỏ bé, kém phát triển hơn Đông Bắc do: + Địa hình núi cao, hiểm trở đi lại nhiều khó khăn 0,25 + Tài nguyên khoáng sản ít hơn, khó khai thác và chế biến 0,25 + Dân cư thưa thớt, thiếu lao động có kĩ thuật 0,25 + Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lạc hậu 0,25
  4. - Công nghiệp Đông Bắc phát triển hơn do: + Vị trí địa lí thuận lợi, một phần lãnh thổ nằm trong vùng KT trọng điểm 0,25 phía Bắc + Địa hình thấp hơn, giao thông khá thuận lợi có nhiều loại: đường sông, 0,25 đường sắt, đường bộ và cảng biển + Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, một số loại có trữ lượng khá 0,25 lớn: than, quặng sắt, thiếc.. + Dân cư đông, lao động có kĩ thuật nhiều hơn. Cơ sở cơ sở vật chất phục 0,25 vụ công nghiệp được xây dựng tốt hơn a. Vẽ 01 biểu đồ kết hợp cột và đường 6 Yêu cầu: Biểu đồ có hai trục đứng, ghi rõ đơn vị của 02 trục đứng và trục 1,5 (5,0) ngang, vẽ đúng khoảng cách năm, đúng tỉ lệ; có tên biểu đồ, có ghi chú. (thiếu, sai mỗi ý trừ 0,25 điểm) b. Nhận xét: Trong giai đoạn từ năm 1995 – 2007 diện tích thu hoạch và sản lượng chè 0,25 đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau + Diện tích thu hoạch tăng thêm 54,4 nghìn ha (2,0 lần) 0,25 + Sản lượng tăng thêm 524 nghìn tấn (3,9 lần) 0,25 Sản lượng chè tăng nhanh hơn diện tích thu hoạch 0,25 c. Tên ba vùng nông nghiệp trồng chè ở nước ta theo quy mô giảm dần: 0,5 Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ. (nêu đúng tên 2 vùng cho 0,25 điểm) * Giải thích - Các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây chè + Địa hình, đất đai: Các vùng đồi có diện tích rộng lớn ở Trung du và 0,25 miền núi Bắc Bộ, các cao nguyên lớn ở Tây Nguyên có nhiều loại đất fealit thích hợp với cây chè + Khí hậu: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ khí hậu nhiệt đới 0,25 ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, Tây Nguyên khí hậu cận xích đạo có sự phân hóa theo độ cao, điều kiện nhiệt, ẩm thích hợp cho chè phát triển + Các điều kiện khác: nguồn nước… 0,25 - Các kiện kinh tế- xã hội + Dân cư, nguồn lao động dồi dào, có truyền thống và kinh nghiệm trong 0,25 trồng và chế biến chè + Chính sách của Nhà nước cho phát triển cây công nghiệp trong đó có 0,25 cây chè. Giao đất trồng chè đến các hộ gia đình nông dân, cho vay vốn sản xuất... + Nước ta đã xây dựng được các cơ sở chế biến chè 0,25 + Thị trường trong và ngoài nước lớn 0,25 + Nguyên nhân khác: Mở rộng liên kết với các nước trong vệc sản xuất chè 0,25 ................Hết..............
  5. PHÒNG GD&ĐT THUẬN NAM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm NĂM HỌC : 2011 - 2012 Khóa ngày : 22/10/2011 Thời gian : 150 phút ( không kể thời gian phát đề) ĐỀ THI: Câu 1: Trình bày sự phân bố dân cư và đô thị ở nước ta? (2đ) Câu 2: Vì sao Đồng bằng Sông Hồng là nơi tập trung dân cư dông đúc nhất cả nước? (2đ) Câu 3: Trình bày đặc điểm và ảnh hưởng của khí hậu đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp? (2đ) Câu 4: Cho bảng số liệu về tỷ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây năm 1990 và 2008 (%). Nhóm cây Năm 1990 Năm 2008 Cây lương thực có hạt 71,6 61,6 Cây công nghiệp 13,3 19,4 Cây ăn quả, cây thực phẩm 15,1 19,0 Tổng số: 100 100 a/ Hãy vẽ biểu đồ thích hợp về diện tích gieo trồng các nhóm cây năm 1990 và 2008. (1,5đ) b/ Qua biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét diễn biến về diện tích gieo trồng các nhóm cây trên? (2,5đ) -Hết-
  6. ĐÁP ÁN Câu 1: Phân bố không đều trên lãnh thổ. -Tập trung ở đồng bằng, ven biển và đô thị (0,5đ) -Miền núi và trung du thưa thớt. Tây Nguyên và Tây Bắc là các vùng có mật độ dân số thấp hơn các vùng khác. (0,5đ) Trong cùng một vùng phân bố dân cư cũng có sự chênh lệch giữa các địa phương. (0,5đ) -Các đô thị nước ta cũng phân bố tập trung ở các vùng đồng bằng và ven biển. Đồng Bằng Sông Hồng là vùng có mạng lưới đô thị dày đặc. (0,5đ) Câu 2: Vì: -Vị trí địa lý, diều kiện tự nhiên và TNTN thuận lợi. (0,5đ) -Có lịch sử khai thác và định cư lâu đời nhất. (0,5đ) -Có nền nông nghiệp phát triển sớm với hoạt động trồng lúa nước là chủ yếu, cần nhiều lao động. (0,5đ) -Có mạng lưới đô thị khá dày đặc, tập trung nhiều trung tâm công nghiệp và dịch vụ. (0,5đ) Câu 3: *Đặc điểm khí hậu: -Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. (0,25đ) -Phân hóa rõ rệt theo hướng Bắc – Nam, theo mùa và độ cao. (0,25đ) -Diễn biến thất thường, nhiều thiên tai. (0,25đ) *Ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp: -Thuận lợi: +Sản xuất quanh năm, có điều kiện thâm canh tăng vụ. (0,25đ) +Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng khác nhau giữa các vùng. (0,25đ)
  7. -Khó khăn: +Nhiều sâu bệnh. (0,25đ) +Chi phí tốn kém cho xây dựng thủy lợi. (0,25đ) +Bão lụt, sương muối … thường xảy ra. (0,25đ) Câu 4: a/ Vẽ đúng, có ghi chú, sạch sẽ, đẹp. (1,5đ) b/ Nhận xét: -Diện tích có tăng nhưng khác nhau. (0,25đ) +Cây lương thực có hạt tăng 1,3 lần. (0,25đ) +Cây công nghiệp tăng 2,2 lần. (0,25đ) +Cây thực phẩm tăng 1,9 lần. (0,25đ) -Do tốc độ tăng khác nhau nên tỷ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây cũng có sự thay đổi. (0,25đ) +Cây lương thực có hạt tỷ trọng giảm từ 71,6% còn 61,6%. (0,25đ) +Cây công nghiệp tăng từ 13,3 lên 19,4%. (0,25đ) +Cây thực phẩm tăng từ 15,1% lên 19,0%. (0,25đ) *Kết luận: Ngành trồng trọt của nước ta phát triển theo hướng đa dạng hoá cơ cấu cây trồng. (0,5đ)
  8. PGD – ĐT DUYÊN HẢI ĐỀ THI TUYỂN CHỌN HS GIỎI CẤP HUYỆN TRƯỜNG THCS DÂN THÀNH MÔN ĐỊA LÍ – KHỐI 9 NĂM HỌC : 2011 - 2012 Thời gian làm bài: 150 phút Ma trận đề : Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Chủ đề (nội dung) Trái đất trong hệ Mặt Biết sự chênh lệch về Trời. Hình dạng Trái thời gian giữa các múi Đất và cách thể hiện bề giờ. (4đ = 20% ) mặt Trái Đất trên bản đồ. (4đ = 20%) Các thành phần tự nhiên So sánh điểm giống và của Trái Đất. khác nhau giữa núi già và (2đ = 10 %) núi trẻ. (2đ = 10% ) Trình bày được đặc điểm Vùng duyên hải Nam tự nhiên, tài nguyên thiên Trung Bộ (5đ = 25% ) nhiên những thuận lợi khó khăn đối với sự phát triển kinh tế xã hội. ( 5đ = 25% ) Ngành lâm nghiệp thủy Vẽ biểu đồ thể hiện sản sản. (4đ = 20%) lượng thủy sản nước ta từ năm 1990 – 2002 (4đ = 20%) Ngành dịch vụ Trình bày được đặc điểm (5đ = 25%) phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải. (5đ = 25 % ) 20 điểm = 100% 12 điểm = 60%) 8 điểm = 40%
  9. Đề thi : Câu 1: (4 điểm) Bạn Trung đang ở 300 Đông gọi điện thoại cho bạn Nam ở 1500 Đông, biết rằng bạn Trung gọi điện lúc 7 giờ sáng (giờ địa phương) ngày 04 tháng 02 năm 2012. Hỏi bạn Nam nhận được điện thoại của bạn Trung lúc mấy giờ (giờ địa phương) vào ngày tháng năm nào ? Câu 2: (5điểm) Phân tích những thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế của vùng kinh tế Nam Trung Bộ. Câu 3: (4 điểm) Dựa bảng số liệu về sản lượng thủy sản nước ta năm 1990 và năm 2002 (đơn vị nghìn tấn) Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng 1990 890.6 728.5 162.1 2002 2647.4 1802.6 844.8 a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ trọng ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản nước ta năm 1990 và 2002. b) Nhận xét quá trình phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản nước ta năm 1990 và năm 2002. Câu 4: (5 điểm) a. Chứng minh rằng hệ thống giao thông vận tải nước ta phát triển phong phú. b. Trong các loại hình vận tải, loại hình vận tải nào quan trọng nhất? Hãy giải thích. Câu 5 : (2điểm ) Cho biết điểm giống và khác nhau giữa núi già và núi trẻ. (Thí sinh được sử dùng Atlát địa lý Việt Nam) ............ Hết .............
  10. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (4đ) - Bạn Trung ở 300 Đông còn bạn Nam ở 1500 Đông vậy hai bạn cách nhau 120 0 đi về phía đông. (1đ) - 1 múi giờ = 150 vậy bạnTrung ở 30 0 Đông tức là ở múi giờ thứ 2 còn bạn Nam ở 1500 Đông tức là ở múi giờ thứ 10 vậy hai bạn cách nhau 8 múi giờ. (1đ) - Như vậy bạn Trung gọi điện lúc 7 giờ sáng (giờ địa phương) ngày 02 tháng 02 năm 2010 bạn Nam sẽ nhận được điện thoại của bạn Trung lúc 15 giờ (giờ địa phương) vào ngày 02 tháng 02 năm2010. (2đ) * Hs có thể dùng công thức để tính Câu 2 : (5đ) * Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: - Địa hình: Các tỉnh DHNTB đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng nhỏ hẹp phía đông bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang ra sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh. (0.5đ) - Đất : + Đất cát pha và đất cát là chủ yếu nhưng cũng có những đồng bằng màu mỡ nổi tiếng như đồng bằng tuy hòa (phú Yên) thuận lợi cho trồng lúa và cây công nghiệp hàng năm. (0.25đ) + Vùng gò đồi ở phía tây thích hợp cho chăn nuôi bò, dê, cừu. (0.25đ) - Khí hậu: + DHNTB có khí hậu nóng quanh năm. Mùa khô kéo dài thường gây thiếu nước tưới. Đặc biệt là các tỉnh Ninh Thuân Và Bình Thuận có lượng mưa trung bình trong năm thấp nhất cả nước. (0.25đ) + DHNTB nằm trên con đương di chuyển của bão vì thế hàng năm phải chịu từ 3-4 cơn bão gây ảnh hương lớn đến hoạt động sản xuất. (0.25đ) - Nước: DHNTB có nhiều sông nhưng sông ngắn và dốc có hiện tượng khô kiệt nước và mùa khô, lũ lên nhanh rút nhanh. (0.5đ) - Tài nguyên rừng: Diện tích rừng hơn 1,77 triệu ha, độ che phủ rừng là 39%(2002) nhưng có tới 97% là rừng gỗ chỉ có 2,4% rừng tre nứa. (0.5đ) + Trong rừng có nhiều loại gỗ, chim thú quý, có giá trị kinh tế cao như: quế, trầm hương, sâm quy. (0.25đ) - Tài nguyên biển: tương đối phong phú: (0.25đ) + Vùng có ngư trường lớn Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà rịa Vũng Tàu, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. (0.25đ) + Vùng biển có nhiều loại cá quý như: cá ngừ cá thu, cá trích…nhiều loại tôn có giá trị cao : tôm hùm, tôm he…thuận lợi cho ngành đánh bắt phát triển. (0.25đ) + Đặc biệt ven bờ biển từ tỉnh Quảng Nam đến khánh Hòa có các tổ chim yến - đây là đặc sản của vùng. (0.25đ) + Ven biển có nhiều vũng vịnh đầm phá thuận lợi nuôi trồng thủy sản, xây dựng các cảng biển. (0.25đ) - Khoáng sản: Vùng có một số khoáng sản chính là: thủy tinh, titan, vàng. (0.5đ) - Du lịch: dọc bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp như Nha Trang – khánh Hòa, Mũi Né – Bình Thuận. Trên đất liền có nhiều di tích văn hóa lịch sử như phố cổ Hội An , di tích Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là điều kiện cho ngành du lịch phát triển. (0.5đ)
  11. Câu 3 : (4đ) a) Vẽ biểu đồ hình tròn : - Xử lí số liệu đổi thành đơn vị %. 0,5điểm Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng 1990 100% 81,8% 18.2% 2002 100% 68,1% 31.9% - HS vẽ biểu đồ hình tròn đẹp, tương đối chính xác, có chú giải rõ ràng, tên biểu đồ.1.5 điểm Khai t hác Khai thác Nuôi t rồng Nuôi trồng Biểu đồ tỉ trọng ngành khai thác Và nuôi trồng thủy sản 1990 Biểu đồ tỉ trọng ngành khai thác Và nuôi trồng thủy sản 2002 *Lưu ý: Khi thực hiện vẽ biểu đồ thì bán kính biểu đồ hình tròn năm 1990 nhỏ hơn bán kính của biểu đồ năm 2002. - Nếu thiếu tên biểu đồ, chú giải và độ chính xác biểu đồ không cao thì mỗi nội dung trừ đi 0,5 điểm b) Nhận xét : - Sản lượng thủy sản nước ta không ngừng tăng. 0,5điểm - Sản lượng khai thác cao hơn sản lượng nuôi trồng. 0,5điểm - Tỉ trọng nuôi trồng tăng nhanh hơn tỉ trọng khai thác. 0,5điểm - Hs khẳng định trong những năm gần đây ngành thủy sản nước ta được chú trọng đầu tư phát triển đặc biệt là hoạt động nuôi trồng thủy sản. 0,5điểm Câu 4 : (4 điểm) a) - Nước ta có tương đối đầy đủ các loại hình giao thơng. (0,5 điểm) + Đường ô tô: Tổng chiều dài trên 205.000 Km phát triển khắp cả nước. Các tuyến quan trọng: 1A, Quốc lộ 2, 3, 5, 6, 14, 15, 19, 51, 7, 8, 9... (0.5 điểm) + Đường sắt: Tổng chiều dài 2632 Km, quan trọng là tuyến đường sắt Thống Nhất: Hà Nội - TP Hồ Chí Minh. (0.5 điểm) + Đường sông tập trung ở ĐBSCL, ĐBSH, đường biển bao gồm vận tải ven biển và vận tải quốc tế, 3 cảng lớn nhất là: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. (0.5 điểm) + Đường hàng không: Gồm 24 đường bay nội địa và 19 sân bay, có 3 sân bay quốc tế. Đường ống: Vận chuyển xăng, dầu, khí đốt... (0.5 điểm) b. Trong các loại hình giao thông đường ôtô có vai trò quan trọng nhất, có chiều dài lớn nhất phủ khắp cả nước, có khối lượng hàng hoá vận chuyển lớn nhất (lớn hơn 65%). (0.5 điểm)
  12. Vì: - Đường ôtô phù hợp mọi dạng địa hình đặc biệt nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi. Ngoài ra đường ôtô còn cơ động, là phương tiện phối hợp giữa các loại hình giao thông khác. (0.5 điểm) - Đường ôtô thích hợp với việc vận chuyển trên cự ly ngắn hàng hoá nhỏ lẻ, không đòi hỏi lớn về vốn, kỹ thuật. (0. 5 điểm) Câu 5 : (2đ) - Điểm giống nhau giữa núi già và núi trẻ là : núi già và núi trẻ điều có 3 bộ phận đỉnh, sườn và thung lũng. (1đ) - Điểm khác nhau là : (1đ) Núi già Núi trẻ - Thời gian hình thành cách đây hàng - Thời gian hình thành cách đây vài trăm triệu năm chục triệu năm. - Đỉnh nhọn, - Đỉnh nhọn, - Sườn thoải, - Sườn dốc, - Thung lũng rộng. – Thung lũng sâu. Giáo viên soạn đề Nguyễn Văn Khanh
  13. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 ĐỀ CHÍNH NĂM HỌC 2011 - 2012 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3,0 điểm) Vẽ hình vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời vào các ngày 22 - 6 (hạ chí), 22-12 (đông chí) và giải thích vì sao ngày 22 - 6 tại vòng cực Bắc và ngày 22 -12 tại vòng cực Nam lại có ngày hoặc đêm dài 24 giờ. Câu 2 (2,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau, hãy nhận xét và giải thích về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam của nước ta. Địa điểm Lạng Sơn Hà Nội Huế Đà Nẵng TP Hồ Chí Minh Nhiệt độ 21,2 23,5 25,1 25,7 27,1 trung bình năm (0C) Câu 3 (4,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích tình hình phân bố dân cư ở Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 4 (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày về sản lượng thủy sản ở nước ta. Nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi về cơ cấu sản lượng thủy sản? Câu 5 (4,0 điểm) Cho bảng số liệu sau đây: Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (đơn vi: tỉ đồng) Năm 1995 2000 2002 Tiểu vùng Tây Bắc 320,5 541,1 696,2 Đông Bắc 6 179,2 10 657,7 14 301,3 Từ bảng số liệu trên kết hợp với Atlat Địa lí Việt Nam, hãy so sánh sự khác nhau về hoạt động công nghiệp giữa Đông Bắc và Tây Bắc. Giải thích nguyên nhân sự khác biệt đó. Câu 6 (5,0 điểm) Cho bảng số liệu sau đây: Diện tích thu hoạch và sản lượng chè (búp tươi) ở nước ta, giai đoạn 1995 - 2007 Năm Chè Diện tích thu hoạch (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1995 52,1 180,9 1997 63,9 235,0 2000 70,3 314,7 2005 97,7 570,0 2006 102,1 648,9 2007 106,5 704,9 (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2008, trang 290). a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện diện tích thu hoạch và sản lượng chè của nước ta giai đoạn từ năm 1995 - 2007. b. Nhận xét về diện tích thu hoạch và sản lượng cây chè của nước ta giai đoạn trên. c. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy kể tên ba vùng nông nghiệp trồng chè ở nước ta theo quy mô giảm dần; tại sao cây chè lại được trồng nhiều ở các vùng đó ? --- Hết --- Họ và tên thí sinh:........................................................................SBD...................................................
  14. (Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài). UBND TỈNH THÁI NGUYÊN SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HDC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2011 - 2012 ĐỀ CHÍNH MÔN: ĐỊA LÍ Câu Nội dung Điểm * Vẽ hình đúng, đẹp như hình 24 trang 28 SGK Địa lí lớp 6 1,5 (Trừ điểm nếu vẽ không đúng hoặc không ghi đủ đường xích đạo, các chí 1 tuyến, các vòng cực, các cực, đường phân chia sáng tối - mỗi ý thiếu hoặc sai (3,0) trừ 0,25 điểm) b. * Giải thích - Trái Đất hình cầu, trục Trái Đất luôn nghiêng trên mặt phẳng quĩ đạo 0,5 một góc không đổi 66033’ trong quá trình chuyển động xung quanh Mặt Trời. - Ngày 22-6 tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc tại vĩ tuyến 23027’B vào 0,5 lúc 12 giờ trưa. Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm trước đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng ngày dài 24 giờ, không có đêm.Trong khi đó, vòng cực Nam hoàn toàn nằm sau đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng đêm dài 24 giờ, không có ngày. - Ngày 22-12 tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc tại vĩ tuyến 23027’N vào 0,5 lúc 12 giờ trưa. Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm sau đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng đêm dài 24 giờ. Trong khi đó, vòng cực Nam hoàn toàn nằm trước đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng ngày dài 24 giờ. 2 Nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam: (2,0) - Nhận xét: Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (dẫn 0,5 chứng) hoặc HS có thể nêu ngược lại - Giải thích nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam + Do lãnh thổ nước ta kéo dài theo nhiều vĩ độ (theo chiều Bắc - Nam). 0,5 + Càng vào Nam, càng gần Xích đạo nên có góc chiếu của tia sáng Mặt 0,5 Trời lớn, nên nhận được lượng nhiệt Mặt Trời nhiều + Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc càng vào Nam càng yếu dần và từ 0,5 dãy Bạch Mã vào Nam ít chịu ảnh hưởng của gió này. - Mật độ dân số trung bình là 407 người/km2 (năm 2002- số liệu theo 0,75 3 SGK), nhưng phân bố không đồng đều. (4,0) - Ven sông Tiền và sông Hậu: + Đây là khu vực có mật độ dân số cao nhất của vùng, mật độ trung bình 0,5 đạt từ 501 - 1000 người/km2 + Vì đây là vùng đất phù sa sông, được khai thác từ lâu, đã tiến hành thâm 0,25 canh và có năng suất cao
  15. + Nơi đây tập trung nhiều thị trấn, thành phố, giao thông vận tải phát triển 0,25 - Phía Tây và Tây Nam (vùng Đồng Tháp, Hà Tiên, Đảo Phú Quốc) + Mật độ dân số thấp nhất vùng, mật độ 50 - 100 người/km2 0,5 + Vì vùng có nhiều vùng trũng, đầm lầy (Đồng Tháp, Hà Tiên), nhiều rừng 0,25 hay ở đảo xa. - Phần lớn bán đảo Cà Mau + Mật độ dân số thấp 101 - 200 người/km2 0,5 + Do đầm lầy và đất mặn 0,25 - Phần còn lại + Mật độ dân số từ 101 - 500 người/km2 0,5 + Là vùng có độ cao trung bình, phần lớn là đất phèn 0,25 * Trình bày về tình hình phát triển sản lượng thủy sản ở nước ta. - Sản lượng thủy sản tăng liên tục, tăng nhanh (dẫn chứng) 0,25 Trong đó: + Sản lượng thủy sản khai thác tăng (dẫn chứng) 0,25 4 + Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng (dẫn chứng) 0,25 (2,0) Sản lượng TS nuôi trồng tăng nhanh hơn so với sản lượng thủy sản khai thác 0,25 - Cơ cấu sản lượng thủy sản có sự thay đổi + Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác giảm (dẫn chứng) 0,25 + Tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng (dẫn chứng) 0,25 * Nguyên nhân 0,5 Do thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần sử dụng hợp lí lao động, tài nguyên, đáp ứng nhu cầu thị trường, chính sách….
  16. Khái quát (nêu tên các tỉnh thuộc Đông Bắc và Tây Bắc) 0,25 a. So sánh 5 - Nhìn chung Đông Bắc có nhiều ngành công nghiệp phát triển hơn Tây 0,25 (4,0) Bắc, cụ thể: - Tình hình phát triển: + Đông Bắc có giá trị sản xuất công nghiệp cao hơn nhiều lần so với Tây Bắc 0,25 (20,5 lần vào năm 2002) + Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn Tây 0,25 Bắc (Trong cả giai đoạn Tây Bắc tăng 2,17 lần, Đông Bắc tăng 2,31 lần) - Cơ cấu ngành + Đông Bắc có cơ cấu ngành đa dạng hơn bao gồm: luyện kim đen, luyện kim 0,25 màu, vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất… + Tây Bắc chỉ có thủy điện là thế mạnh nổi bật 0,25 - Mức độ tập trung công nghiệp Đông Bắc cao hơn nhiều lần Tây Bắc. + Đông Bắc có trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9- 40 nghìn tỉ đồng là 0,25 Hạ Long và quy mô từ dưới 9 nghìn tỉ đồng có: Thái Nguyên, Việt Trì, Cẩm Phả. +Tây Bắc có mức độ tập trung công nghiệp thấp nhất cả nước. Tại đây không 0,25 có trung tâm công nghiệp nào mà chỉ có các điểm công nghiệp chủ yếu khai thác khoáng sản, chế biến nông sản như: Sơn La, Điện Biên Phủ, Quỳnh Nhai * Giải thích - Công nghiệp Tây Bắc nhỏ bé, kém phát triển hơn Đông Bắc do: + Địa hình núi cao, hiểm trở đi lại nhiều khó khăn 0,25 + Tài nguyên khoáng sản ít hơn, khó khai thác và chế biến 0,25 + Dân cư thưa thớt, thiếu lao động có kĩ thuật 0,25 + Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lạc hậu 0,25 - Công nghiệp Đông Bắc phát triển hơn do: + Vị trí địa lí thuận lợi, một phần lãnh thổ nằm trong vùng KT trọng điểm 0,25 phía Bắc + Địa hình thấp hơn, giao thông khá thuận lợi có nhiều loại: đường sông, 0,25 đường sắt, đường bộ và cảng biển + Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, một số loại có trữ lượng khá 0,25 lớn: than, quặng sắt, thiếc.. + Dân cư đông, lao động có kĩ thuật nhiều hơn. Cơ sở cơ sở vật chất phục 0,25 vụ công nghiệp được xây dựng tốt hơn a. Vẽ 01 biểu đồ kết hợp cột và đường 6 Yêu cầu: Biểu đồ có hai trục đứng, ghi rõ đơn vị của 02 trục đứng và trục 1,5 (5,0) ngang, vẽ đúng khoảng cách năm, đúng tỉ lệ; có tên biểu đồ, có ghi chú. (thiếu, sai mỗi ý trừ 0,25 điểm) b. Nhận xét: Trong giai đoạn từ năm 1995 – 2007 diện tích thu hoạch và sản lượng chè 0,25 đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau
  17. + Diện tích thu hoạch tăng thêm 54,4 nghìn ha (2,0 lần) 0,25 + Sản lượng tăng thêm 524 nghìn tấn (3,9 lần) 0,25 Sản lượng chè tăng nhanh hơn diện tích thu hoạch 0,25 c. Tên ba vùng nông nghiệp trồng chè ở nước ta theo quy mô giảm dần: 0,5 Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ. (nêu đúng tên 2 vùng cho 0,25 điểm) * Giải thích - Các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây chè + Địa hình, đất đai: Các vùng đồi có diện tích rộng lớn ở Trung du và 0,25 miền núi Bắc Bộ, các cao nguyên lớn ở Tây Nguyên có nhiều loại đất fealit thích hợp với cây chè + Khí hậu: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ khí hậu nhiệt đới 0,25 ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, Tây Nguyên khí hậu cận xích đạo có sự phân hóa theo độ cao, điều kiện nhiệt, ẩm thích hợp cho chè phát triển + Các điều kiện khác: nguồn nước… 0,25 - Các kiện kinh tế- xã hội + Dân cư, nguồn lao động dồi dào, có truyền thống và kinh nghiệm trong 0,25 trồng và chế biến chè + Chính sách của Nhà nước cho phát triển cây công nghiệp trong đó có 0,25 cây chè. Giao đất trồng chè đến các hộ gia đình nông dân, cho vay vốn sản xuất... + Nước ta đã xây dựng được các cơ sở chế biến chè 0,25 + Thị trường trong và ngoài nước lớn 0,25 + Nguyên nhân khác: Mở rộng liên kết với các nước trong vệc sản xuất chè 0,25 ................Hết..............
  18. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH Môn: Địa lý lớp 9 Năm học: 2011 – 2012 Thời gian 150 phút Câu 1 (4 điểm): Một máy bay cất cánh từ Hà Nội (Khoảng kinh độ 105ºĐ) vào lúc 10h ngày 30/03/2010 để tới sân bay Matxcơva (Khoảng kinh độ 42ºĐ), sau 15h thì hạ cánh xuống sân bay Matxcơva. Em hãy: a. Tính giờ và ngày lúc máy bay hạ xuống Matxcowv. b. Tính giờ và ngày tại Mêhicô (Khoảng kinh độ 100ºT) và Bắc Kinh (Khoảng kinh độ 120ºĐ) ở thời điểm máy bay hạ cánh tại Matxcơva. Câu 2 (4 điểm): Tại sao vấn đề dân số luôn là mối quan tâm hàng đầu ở nước ta? Nêu hậu quả của biện pháp giải quyết sự tăng dân số nhanh. Câu 3 (6 điểm): Cho bảng số liệu: Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta giai đoạn 1995 – 2005 Đơn vị: %
  19. Nhóm hàng \ Năm 1995 1999 2000 2001 2005 Công nghiệp nặng và khoáng sản 25,3 31,3 37,2 34,9 36,1 Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công 28,5 36,8 33,8 35,7 41,0 nghiệp Nông – lâm – thuỷ sản 46,2 31,9 29,0 29,4 22,9 Em hãy: a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta thời kì 1995 – 2005 b. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị hàng hoá của nước ta thời kì trên. c. Giải thích tại sao nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp lại tăng nhanh? Câu 4 (6 điểm): Cho bảng số liệu: Cơ cấu ngành kinh tế của Đồng Bằng Sông Hồng giai đoạn 1986 – 2005 Đơn vị: % Năm 1986 1990 1995 2000 2005 Nông – lâm – ngư nghiệp 49,5 45,6 32,6 29,1 25,1 Công nghiệp – xây dựng 21,5 22,7 25,4 27,5 29,9
  20. Dịch vụ 29,0 31,7 42,0 43,4 45,0 Em hãy: a. Nhận xét cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng Bằng Sông Hồng giai đoạn 1986 – 2005 b. Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng Bằng Sông Hồng?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2