intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Dương

Chia sẻ: Kiều Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

42
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Dương được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây nhằm giúp các em có thêm tư liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Cùng tham khảo giải đề thi để ôn tập kiến thức và làm quen với cấu trúc đề thi các em nhé, chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Dương

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 10 THPT HẢI DƯƠNG NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: LỊCH SỬ ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 05 câu, 01 trang) Ngày thi: 03/4/2019 Câu 1 (2,0 điểm): Phân tích thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Tây và ảnh hưởng của thể chế đó đến sự phát triển văn hóa của các quốc gia này? Câu 2 (2,0 điểm): Sự khác nhau giữa thành thị trung đại và lãnh địa phong kiến thể hiện ở những điểm nổi bật nào? Thành thị trung đại ra đời có tác động gì đến sự phát triển của Tây Âu? Câu 3 (1,5 điểm): Vì sao trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được tiếng nói, phong tục, tập quán của mình? Nêu ý kiến đánh giá và giải pháp của em về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giới trẻ hiện nay. Câu 4 (2,5 điểm): Từ kiến thức đã học bài 19 – Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X – XV, SGK Lịch sử 10 (trang 96 - 100), hãy: a, Kể tên những cuộc kháng chiến và khởi nghĩa. b, Phân tích sự khác nhau giữa các cuộc kháng chiến với khởi nghĩa Lam Sơn. c, Từ sự khác nhau trên hãy cho biết nguyên nhân xuyên suốt dẫn đến sự thắng lợi của các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa đó. Câu 5 (2,0 điểm): Biểu hiện sự hưng khởi của các đô thị ở nước ta từ thế kỉ XVI – XVIII. Hãy cho biết năm 2019 tỉnh Hải Dương có thêm thành phố nào? Theo em, việc thêm thành phố có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của tỉnh ta? -------------------------Hết------------------------ (Thí sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh.................................................Số báo danh....................................... Chữ kí giám thị số 1........................................Chữ kí giám thị số 2...............................
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM HẢI DƯƠNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019 -2020 DỰ THẢO MÔN: LỊCH SỬ ( Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM: 1. Thí sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong Hướng dẫn chấm thì vẫn cho điểm theo quy định. 2. Ở từng câu, từng ý chỉ cho điểm tối đa khi: - Trả lời đúng có diễn đạt cụ thể - Diễn đạt tốt, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả 3. Sau khi cộng điểm toàn bài, không làm tròn số, để điểm lẻ đến 0,25. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM Câu 1 (2,0 điểm): Câu Đáp án Điểm a, Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại Phương Tây: 1,25 - Thể chế chính trị dân chủ chủ nô (Aten) 0,25 + Không chấp nhận có vua. 0,25 + 30.000 công dân Aten có tư cách và quyền công dân họp thành Đại hội 0,25 công dân, bầu và cử ra các cơ quan nhà nước có quyền quyết định mọi việc. + Có 50 phường, mỗi phường cử 10 người thành Hội đồng 500 có vai trò 0.25 như Quốc hội có nhiệm kì 1 năm, bầu ra 10 viên chức nhiệm kì 1 năm.... + Mỗi năm mọi công dân họp một lần biểu quyết những công việc lớn 0,25 1 của các quốc gia. b, Ảnh hưởng của thế chế chính trị đến sự phát triển văn hóa của các 0.75 quốc gia này: - Tạo nên không khí tự do, dân chủ => khuyến khích sự sáng tạo nghệ 0,25 thuật, nghiên cứu khoa học. - Giải phóng một bộ phận dân cư (bình dân thành thị), không phải lao động chân tay, sống nhờ vào trợ cấp xã hội => có thời gian tập trung sáng 0.25 tạo, nghiên cứu. => Văn hóa phương Tây phát triển cao hơn văn hóa phương Đông. 0.25 a, Sự khác nhau giữa Thành thị trung đại (TTTĐ) và Lãnh địa phong 1,25 kiến (LĐPK) thể hiện ở những điểm nổi bật sau: * Thời gian: 0.25 - LĐPK: TK IX. TTTĐ: Ra đời muộn TK XI. * Kinh tế: 2 - LĐPK: Là đơn vị kinh tế đóng kín, tự cung, tự cấp... sản xuất nông 0,25 nghiệp là chủ yếu - TTTĐ: Kinh tế hàng hóa..sản xuất chủ yếu là TCN và TN.. 0,25
  3. * Chính trị: 0.25 - LĐPK: Là đơn vị chính trị độc lập, là biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền... TTTĐ: Là nhân tố góp phần xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc ở Tây Âu.. * Xã hội: 0,25 - LĐPK: Nông nô là lực lượng sản xuất chủ yếu, bị lãnh chúa bóc lột tô thuế, lao dịch nặng nề.. - TTTĐ: Thị dân là chủ yếu, quan hệ bình đẳng.... b, Sự ra đời của thành thị trung đại có ảnh hưởng gì đến sự phát triển 0.75 của Tây Âu? - Góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện 0,25 cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển. - Góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế 0.25 độ phong kiến tập quyền.... - Mang không khí tự do, mở mang tri thức cho mọi người..hình thành các 0.25 trường đại học lớn ở Châu Âu... a, Trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được tiếng 1.0 nói, phong tục, tập quán của mình vì: - Người Việt có một nền văn hóa bản địa: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc 0,25 -> tạo sức đề kháng mạnh mẽ chống lại sự đồng hóa bên ngoài. - Tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc-> muốn bảo tồn giá trị văn 0.25 hóa truyền thống của dân tộc... - Một số cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi -> là khoảng thời 0.25 gian quý báu để văn hóa của người Việt được duy trì và phát huy... - Chính quyền phong kiến không cai trị được tới cấp hương, xã -> làng xã 0.25 3 vừa là nơi xuất phát các cuộc đấu tranh vừa là thành lũy chống đồng hóa về văn hóa. b, Ý kiến đánh giá và giải pháp của em về việc giữ gìn sự trong sáng 0.5 của tiếng Việt trong môi trường học đường hiện nay - Tích cực: Yêu tiếng Việt; sử dụng đúng, chuẩn ngôn ngữ trong các hình thức giao tiếp, học tập, nghiên cứu… - Hạn chế: Sử dụng tiếng “lóng” trong giao tiếp, khi tham gia mạng xã 0.25 hội; lai căng trong ngôn ngữ...VD.. - Giải pháp: Biết yêu quý, trân trọng, giữ gìn tiếng Việt; Không a dua 0.25 theo trào lưu; tích cực tham gia văn hóa đọc a, Kể tên. 0,5 - Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981) - Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077) - Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở TK XIII 4 (1258, 1285, 1288) - Khởi nghĩa Lam Sơn (1407 - 1427) b, Phân tích sự khác nhau giữa các cuộc kháng chiến với khởi nghĩa 1.5 Lam Sơn. * Hoàn cảnh:
  4. + Các cuộc kháng chiến: Đất nước hòa bình, kinh tế phát triển, xã hội ổn 0,25 định.. + KN Lam Sơn: Đất nước bị giặc Minh đô hộ, thực hiện chính sách cai trị 0,25 tàn bạo -> đời sống nhân dân rên xiết, lầm than... * Lãnh đạo + Các cuộc kháng chiến: Triều đình với các vị vua và tướng giỏi ...(nêu 0,25 tên) + Khởi nghĩa Lam Sơn: Lê Lợi - xuất thân giai cấp nông dân 0,25 * Lực lượng tham gia + Các cuộc kháng chiến: Quân đội chính quy và nhân dân cả nước. 0,25 + Khởi nghĩa Lam Sơn: Chủ yếu là nông dân, vũ khí thô sơ, thiếu thốn 0,25 c, Nguyên nhân xuyên suốt dẫn đến sự thắng lợi của các cuộc kháng 0.5 chiến và khởi nghĩa trên - Tinh thần yêu nước, khát vọng độc lập dân tộc. a, Biểu hiện sự hưng khởi của các đô thị. 1.0 - Thăng Long (Kẻ Chợ): vừa là trung tâm chính trị vừa là trung tâm kinh 0.25 tế lớn nhất cả nước, gồm 36 phố phường và 8 chợ..... - Phố Hiến: sầm uất, nơi quy tụ nhiều thương nhân phương Đông và 0.25 phương Tây... - Hội An: là phố cảng lớn nhất Đàng Trong/là một thương cảng quốc tế 0.25 -Thanh Hà (Huế): Do các thương nhân Trung Hoa thành lập, buôn bán 0.25 sầm uất.... 5 b, Hãy cho biết năm 2019 tỉnh Hải Dương có thêm thành phố nào? 1.0 Theo em, việc thêm thành phố có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của tỉnh ta? - Thành phố mới: Chí Linh 0.25 - Ý nghĩa: +Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán trong và ngoài tỉnh, 0.25 với nước ngoài... + Thúc đẩy sự phát triển văn hóa, KHKT... 0.25 + Nâng cao đời sống nhân dân... 0.25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2