intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Ninh An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

43
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Ninh An” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Ninh An

  1. MA TRẬN ĐỀ HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 ( THỜI GIAN LÀM BÀI: 150 PHÚT) Mức độ nhận TT thức Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao TL TL TL TL 1 Đọc hiểu Tự sự 4,0 điểm 0 3 1 = 20% 2 Làm văn - Viết đoạn văn nghị luận 16 điểm 0 2* 2* 2* - Nghị = 80% luận văn học. 5 (8,0) 3( 8,0) 2 (4,0) Tổng (điểm) 0 20% 0 Tỉ lệ (%) 40% 40% 60% 40% Tỉ lệ chung 1
  2. PHÒNG GD&ĐT HOA LƯ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7 THCS TRƯỜNG THCS NINH AN Năm học: 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) ( Đề thi gồm 06 câu, 01 trang) Phần I: Đọc hiểu (4.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới KIẾN VÀ CHÂU CHẤU Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. Bỗng chú bắt gặp bạn kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ. Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò truyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”. Kiến trả lời: “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn châu chấu ạ”. “Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa”. Châu chấu mỉa mai. Kiến dường như không quan tâm tới những lời của châu chấu xanh. Nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn. Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, châu chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Còn bạn kiến của chúng ta thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè. (Truyện ngụ ngôn “Kiến và Châu chấu”- trang 3-NXB thông tin) Câu 1 (0.5 điểm): Từ “ Kiệt sức” trong văn bản trên có nghĩa là gì? Câu 2 (0.5 điểm): Em hãy cho biết, kiến và châu chấu gặp nhau trong hoàn cảnh nào? Chỉ rõ mối quan hệ giữa các nhân vật? Câu 3 (1,0 điểm):Kiến và châu chấu đã trải qua một mùa đông như thế nào? Lý giải vì sao? Câu 4 (2,0 điểm): Nếu em là châu chấu trong câu chuyện này thì em sẽ làm gì trước lời khuyên của kiến? Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện? Phần II: Tạo lập văn bản (16.0 điểm) Câu 1 (6.0 điểm): Từ đoạn ngữ liệu của phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 300 chữ) nêu suy nghĩ của em về đức tính chăm chỉ?. Câu 2 (10.0 điểm): Đồng dao mùa xuân mà không phải là một mùa nào khác, vì mùa xuân gắn với tuổi trẻ, gắn với niềm hi vọng. Những người lính đã ngã xuống, họ vẫn ở lại trong trái tim những người đang sống, vẫn mãi mãi là hình ảnh trẻ trung, trong sáng, yêu đời. Đây là một ý kiến về bài thơ “Đồng dao mùa xuân”của Nguyễn Khoa Điềm. Qua học bài thơ, em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến trên?
  3. PHÒNG GD&ĐT HOA LƯ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THICHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7 THCS TRƯỜNG THCS NINH AN Năm học: 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 2 phần 05 trang) Tổng điểm bài thi: 20 điểm Phần/ Đáp án Điểm Câu Câu 1(0,5 điểm): Từ “Kiệt sức” trong văn bản trên có nghĩa là không còn sức để 0,5 làm. Câu 2 (0,5 điểm): - Hoàn cảnh: Mùa hè, kiến đi kiếm mồi để dự trữ cho mùa đông thì gặp châu chấu. 0,25 Phần 1: - Mối quan hệ: Kiến và châu chấu là bạn. 0,25 Đọc hiểu Câu 3 (1,0 điểm): Kiến và châu chấu đã trải qua một mùa đông: (4,0 *Kiến: Có một mùa đông no đủ điểm) -> Bởi vì, Kiến chăm chỉ, cần mẫn đi kiếm thức ăn để dự trữ. 0,5 *Châu chấu: Sắp kiệt sức vì đói và rét. 0,5 -> Vì, châu chấu mải chơi, lười biếng, không chuẩn bị lương thực. Câu 4 (2,0 điểm): - HS nêu được việc làm trước lời khuyên của kiến và rút ra bài học Gợi ý: + Nếu em là châu chấu thì em sẽ nghe theo lời khuyên của kiến; 1,0 em sẽ chăm chỉ cùng kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông + Bài học: Luôn chăm chỉ trong học tập và làm việc; không ham 1,0 chơi, không lười biếng và biết nhìn xa trông rộng,… ( HS có sự lí giải phù hợp, thuyết phục trong tình huống trên) Câu 1 (6,0 điểm) 1. Yêu cầu về hình thức, kỹ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong 0,5 sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề 3
  4. nghị luận. 2. Yêu cầu về kiến thức: HS trên cơ sở hiểu biết xã hội của mình 5,5 trình bày đươc những suy nghĩ đúng đắn về ý nghĩa của đức tính chăm chỉ. HS có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý chính sau: - Giới thiệu vấn đề nghị luận 0,5 - Giải thíchthế nào là chăm chỉ: Chăm chỉ là sự cố gắng, nỗ lực 0,5 làm một việc đó để đạt được kết quả tốt. - Người chăm chỉ, cần cù thì không ngại khó khăn, gian khổ và luôn kiên trì đến khi đạt được thành quả mới dừng lại. - Biểu hiện của người có đức tính chăm chỉ: + Luôn cố gắng hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ cho dù phải mất nhiều thời gian. + Không ngừng học hỏi, tìm tòi và rèn luyện đến khi đạt được kết quả tốt nhất. + Kiên trì với những mục tiêu mà bản thân đã đề ra và hoàn thành nó. - Ý nghĩa, vai trò của đức tính chăm chỉ: 3,0 + Giúp cho con người đạt được những điều mình mong muốn trong cuộc sống. + Rèn luyện đức tính kiên nhẫn cho mỗi người. + Ông cha ta có câu “cần cù bù thông minh”, sự kiên trì bền bỉ cũng đóng vai trò quan trọng không kém so với tài năng.
  5. (Dẫn chứng minh họa) - Phê phán: những người lười biếng, ỷ lại và không chịu cố gắng thì sẽ không thu được kết quả tốt. 0,5 - Liên hệ thực tế, nêu bài học nhận thức hành động: + Là một học sinh, bản thân tôi cũng cố gắng học tập thật chăm chỉ. + Tích cực rèn luyện nâng cao kiến thức, kĩ năng sống và cả thể 1,0 chất. Câu 2 (10, 0 điểm). 1. Yêu cầu hình thức, kỹ năng: - Đảm bảo đúng các yêu cầu của kiểu bài nghị luận văn học. - Đảm bảo bố cục hoàn chỉnh ba phần . 1,0 - Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục, diễn đạt trôi Phần 2: chảy, mạch lạc, ít mắc lõi chính tả, cách dùng tư, ngữ pháp... Tạo lập 2. Yêu cầu nội dung: văn bản - Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ “Đồng dao mùa xuân của” của 9,0 Nguyễn Khoa Điềm, học sinh phân tích và làm sáng tỏ nhận định (16.0đ) đề yêu cầu. - Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản mang tính định hướng sau: a. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề nghị luận. - Trích dẫn nhận định: Đồng dao mùa xuân mà không phải là một 0.5 mùa nào khác, vì …… yêu đời. b.Thân bài. *Giới thiệu chung: - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ - Ý nghĩa nhan đề bài thơ Đồng dao mùa xuân: Khúc đồng dao về 0.5 tuổi thanh xuân của người lính, về sự bất tử của hình ảnh người lính trẻ. Hình ảnh các anh còn sống mãi trong trái tim nhân dân như mùa xuân trường tồn cùng vũ trụ. Qua đó, nhà thơ ca ngợi những người anh hùng trẻ tuổi, bày tỏ sự ghi nhớ, biết ơn sự hi sinh của các anh. - Mạch cảm xúc. * Phân tích, chứng minh:HS phân tích bài thơ làm sáng tỏ các ý 5
  6. cơ bản sau đây: (1)Hình ảnh người lính trong những năm chiến tranh: *Câu chuyện về cuộc đời người lính: - Sự việc 1:Có một người lính tuổi đời còn rất trẻ, còn mê thả diều, như vừa qua tuổi thiếuniên. Theo tiếng gọi của Tổ quốc, anh lên đường ra mặt trận. - Sự việc 2: Trong một trận chiến ác liệt, anh đã anh dũng hi sinh, vĩnh viễn nằm lại dưới những cánh rừng đại ngàn. Những hình ảnh hào hùng mà cũng rất đỗi khiêm nhường, dung dị của anh còn mãi 1,5 trong tâm trí của “nhân gian”. Nghệ thuật: Phép lặp ->Khẳng định hình ảnh của anh sẽ còn tồn tại mãi trong ký ức của mọi người. * Hình ảnh người lính: - Thời gian: “Những năm máu lửa Nghệ thuật: Hoán dụ ->Hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt với nhiều mất mát hy sinh. - Không gian: “núi xanh” Nghệ thuật: Hoán dụ -> Hình ảnh thiên nhiên núi rừng Trường Sơn hoang vu, khắc nghiệt, đây cũng chính là chiến trường nơi mà người lính sẽ chiến đấu. - Trang phục: Ba lô con cóc Tấm áo màu xanh. ->Giản dị, đơn sơ - Tư thế:Anh ngồi lặng lẽ/…../Màu hoa đại ngàn ->Sẵn sàng chiến đấu - Hành động: Đi vào núi xanh/Những năm máu lửa ->Người lính tự nguyện tham gia chiến đấu, sẵn sàng đối diện với những gian khổ thiếu thốn, những hiểm nguy và cả những hy sinh mất mát. =>Hình ảnh người lính trẻ dũng cảm, kiên cường, giản dị, khiêm nhường, hiền hậu, hi sinh vì quê hương, đất nước. (2) Hình ảnh người lính trong lòng đồng đội Một ngày hoà bình/Anh không về nữa. Nghệ thuật: Nói giảm nói tránh ->Hình ảnh của người lính trẻ sống mãi trong tâm trí những người đồng đội của anh và nhân dân. Trong ký ức của đồng đội, anh vẫn là người lính trẻ với vẻ ngoài bình dị, tâm hồn trong sáng vui tươi, anh vẫn tha thiết với tuổi trẻ là mùa xuân cuộc đời. Một lần bom nổ/Bạn bè mang theo Nghệ thuật: Hoán dụ -> Đồng đội và nhân dân sẽ mãi ghi nhớ sự cống hiến và hy sinh 2,5
  7. của anh cho tổ quốc. Anh đã hóa thân vào dáng hình xứ sở và chính sự hy sinh của anh đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng cho đất nước. (3)Tình cảm, cảm xúc đối với người lính + Bạn bè mang theo: ->Dòng thơ này nói lên tình cảm của đồng đội dành cho người lính trẻ đã hi sinh. Hình ảnh anh sẽ được bạn bè thương nhớ, lưu giữ, mang theo suốt cuộc đời. Sự hi sinh của anh đã tiếp thêm cho đồng đội sức mạnh, niềm tin trong những trận chiến đấu tiếp theo. + Dài bao thương nhớ/ Mùa xuân nhân gian Nghệ thuật: Ẩn dụ ->Hai dòng thơ này có thể hiểu theo nhiều cách. Thứ nhất, có thể hiểu là nỗi thương nhớ những mùa xuân nhân gian tươi đẹp của người lính đã hi sinh. Thứ hai, cũng có thể hiểu là nỗi nhớ thương những người con anh dũng dài theo năm tháng của nhân gian. =>Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ được thể hiện bao trùm trong toàn bộ bài thơ là niềm thương xót, tự hào, cảm phục, biết ơn những người lính đã hi sinh tuổi xanh, hi sinh cuộc đời cho độc lập dân tộc. *Đánh giá, mở rộng: - Nhận định đúng đắn, hàm súc khái quát nội dung tư tưởng đặc sắc của bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. - Nghệ thuật 0.5 - Sử dụng thể thơ bốn chữ, gần gũi với đồng dao; - Ngắt nhịp, gieo vần linh hoạt; 0,5 - Giọng điệu tâm tình, nhẹ nhàng, sâu lắng; - Hình ảnh thơ chân thực, gợi cảm, xúc động. - Nộidung – Ý nghĩa + Đề tài: Người lính và cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc. + Chủ đề: Ca ngợi vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên cùng sự hy sinh cao cả của người lính trong kháng chiến. Khẳng định ý nghĩa to lớn của sự hy sinh người lính đồng thời thể hiện lòng biết ơn, sự nhớ 1,0 thương của đồng đội, của nhân dân, của thế hệ mai sau với những người lính đã quên mình vì nước. c. Kết bài: - Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa của nhận định: “Đồng dao mùa xuân mà không phải là một mùa nào khác…..yêu đời. * Lưu ý: Thí sinh có thể có những cảm nhận, diễn đạt khác nhau 0,5 nhưng cần phải hợp lý: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, thuyết phục; giám khảo có thể cân nhắc và khuyến khích các bài làm có tính sáng tạo. -----------Hết----------- 7
  8. PHẦN KÝ XÁC NHẬN: TÊN FILE ĐỀ THI: MÃ ĐỀ THI (DO PHÒNG GD&ĐT GHI):……………………………… TỔNG SỐ TRANG (GỒM ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 06 TRANG NGƯỜI RA ĐỀ THI NGƯỜI THẨM ĐỊNH XÁC NHẬN CỦA BGH (Họ và tên, chữ ký) CỦA TRƯỜNG (Họ và tên, chữ ký, đóng dấu) (Họ và tên, chữ ký) Đỗ Thị Thìn Vũ Thị Xuân Hoa Nguyễn Thị Phin
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2