intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024-2025 - Sở GD&ĐT Điện Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024-2025 - Sở GD&ĐT Điện Biên” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024-2025 - Sở GD&ĐT Điện Biên

  1. SỞ GD&ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CÁC MÔN VĂN HÓA ĐỀ CHÍNH THỨC CẤP TIỂU HỌC NĂM HỌC 2024-2025 (có 02 trang) Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 - Mã đề 01 Ngày khảo sát: 10/10/2024 Điểm bằng số:………………………. Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề Điểm bằng chữ: ……………………. Họ và tên…………………………….……….Lớp……..Trường……………………………….. Họ và tên, chữ ký của giáo viên coi: ………………………………………………..…………… Họ và tên, chữ ký của giáo viên chấm khảo sát: ………………………………………………… A. PHẦN ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm) Học sinh làm bài trực tiếp trên đề này I. Đọc thầm bài văn sau: BÀI KIỂM TRA KÌ LẠ Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới, lòng tôi tràn đầy niềm tin nhưng thực sự vẫn rất lo cho những kì thi sắp tới. Tiết Toán đầu tiên, vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp đều cảm thấy rất ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề bài khác nhau rồi nói : - Đề thứ nhất gồm những câu hỏi rất cơ bản nhưng cũng khá nâng cao, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai có điểm cao nhất là 8 với mức độ tương đối. Với dạng đề thứ ba, các em dễ dàng đạt điểm 6 với những bài toán rất dễ. Các em được quyền chọn làm một trong ba loại đề bài này. Thầy chỉ giới hạn thời gian làm bài là 15 phút nên tôi quyết định chọn dạng đề thứ hai cho chắc ăn. Không chỉ tôi mà các bạn trong lớp cũng thế, đa phần chọn dạng đề thứ hai, số ít học kém hơn thì chọn dạng đề thứ ba. Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra, cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn dạng đề nào thì được đúng tổng điểm của đề đó, bất kể đúng sai. Lớp trưởng rụt rè hỏi thầy: - “Thưa thầy, tại sao lại thế ạ ?” Thầy khẽ mỉm cười rồi nghiêm nghị trả lời: - Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mơ ước đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ ấy thành sự thật. Các em ạ, có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta rút lui. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới thành công. Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học: Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ! (Linh Nga) II. Dựa vào nội dung bài đọc em hãy khoanh tròn ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi trắc nghiệm dưới đây và hoàn thành phần trả lời các câu hỏi tự luận. Câu 1(0,5 điểm). Theo em, thầy giáo cho kiểm tra Toán đầu năm học nhằm mục đích gì? A. Thử thách sự tự tin của học sinh B. Kiểm tra nếp làm bài của học sinh C. Kiểm tra chất lượng học Toán của học sinh D. Kiểm tra tính cẩn thận của học sinh
  2. Câu 2 (0,5 điểm). Điều bất ngờ gì đã xảy ra vào tiết trả bài một tuần sau? A. Cả lớp không ai được điểm tối đa cho mỗi dạng đề mà mình chọn. B. Cả lớp đều được 10 điểm vì đó là sự động viên đầu năm mà thầy dành cho học sinh. C. Thầy giáo cho học sinh tự mình đánh giá điểm số mà mình xứng đáng nhận được. D. Ai chọn dạng đề nào thì được đúng điểm tối đa của đề đó. Câu 3 (0,5 điểm). Đề kiểm tra đầu năm học của thầy giáo dạy toán có gì đặc biệt? A. Đề kiểm tra rất dài nhưng chỉ có 15 phút để làm bài. B. Đề kiểm tra hoàn toàn không liên quan đến kiến thức môn toán học sinh được tự do viết những gì mình muốn viết. C. Đề kiểm tra được chia thành ba mức độ với ba mức điểm khác nhau và học sinh được tự chọn đề thi cho mình. D. Đề kiểm tra được chia thành bốn mức độ với bốn mức điểm khác nhau và học sinh được tự chọn đề thi cho mình. Câu 4(0,5 điểm). Những từ “buồn, giận, bực, cáu” là động từ chỉ gì? A. Động từ chỉ hành động. B. Động từ chỉ trạng thái cảm xúc. C. Động từ chỉ trạng thái tiếp thu. D. Động từ chỉ trạng thái tồn tại. Câu 5 (0,5 điểm.) Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nhân hóa? A. Tiếng gáy của chú gà gọi mọi người thức dậy. B. Con mèo đang nằm ngủ. C. Mẹ em cho em ba cái bánh. D. Cây cối đung đưa theo gió. Câu 6 (0,5 điểm). Dấu ngoặc kép trong câu“Thưa thầy sao lại thế ạ?” ở bài đọc trên: có tác dụng gì? A. Đánh dấu tên tác phẩm, tài liệu. B. Đánh dấu phần có chức năng chú thích. C. Đánh dấu lời đối thoại. D. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. Câu 7: (1 điểm) Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Câu 8 (1 điểm). Em hãy xác định Trạng ngữ (TN), chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) trong câu sau: Trong vườn, dưới tán lá xanh um, những cành bàng xoè ra bốn phía như những gọng ô lớn và những chiếc lá bàng mơn mởn, xanh bóng. B. PHẦN VIẾT (5 điểm). Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2