intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi khảo sát giữa HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Nguyễn Văn Cừ - Mã đề 006

Chia sẻ: An Phong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

55
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo Đề thi khảo sát giữa HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Nguyễn Văn Cừ - Mã đề 006 tư liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi khảo sát giữa HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Nguyễn Văn Cừ - Mã đề 006

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐỀ THI KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ NĂM HỌC 2016­2017 Môn: Địa Lý 12 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề)                                               Mã đề  006 Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: ............................. Câu 1: Ở nước ta, các điểm công nghiệp rời rạc, đơn lẻ thường tập trung ở A. Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ. B. Tây Bắc, Tây Nguyên. C. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng. Câu 2: Dân cư Đồng bằng sông Cửu Long phải chung sống lâu dài với lũ bởi vì A. phần lớn diện tích của vùng thấp hơn so với mực nước biển. B. lũ xảy ra quanh năm. C. không có hệ thống đê ngăn lũ như Đồng bằng sông Hồng. D. lũ lên nhan, rút nhanh nên rất khó phòng tránh. Câu 3: Căn cứ  vào Atlat địa lí Việt Nam Trang 17, hãy cho biết cửa khẩu quốc tế  Lao Bảo   nằm trong vùng nào? A. Trung du và miền núi bắc bộ. B. Tây Nguyên. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Bắc Trung Bộ. Câu 4: Dãy núi nào sau đây được coi là ranh giới tự nhiên giữa hai miền khí hậu Bắc – Nam ở  nước ta? A. Bạch Mã. B. Hoàng Liên Sơn. C. Hoành Sơn. D. Trường Sơn Bắc. Câu 5: Nguyên nhân chính khiến diện tích rừng nước ta có xu hướng tăng trở lại trong những   năm gần đây là A. sự hạn chế du canh, du cư của đồng bào dân tộc. B. chiến tranh kết thúc. C. sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương. D. trồng rừng và chính sách giao rừng đến từng hộ nông dân. Câu 6: Cho bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa cả năm năm 2000 và 2014 Vùng Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Năm 2000 Năm 2014 Năm 2000 Năm 2014 Đồng bằng sông Hồng 1212,6 1079,6 6586,6 6548,5 Đồng   bằng   sông   Cửu  3945,8 4249,5 16702,7 25245,6 Long Cả nước 7666,3 7816,2 32529,5 44974,6 Căn cứ  vào kết quả  xử  lí số  liệu từ  bảng trên, trong giai đoạn 2000 – 2014, tỉ  trọng về diện   tích lúa cả năm của hai vùng ĐBSH và ĐBSCL so với cả nước thay đổi theo xu hướng A. đều giảm. B. ĐBSCL giảm tỉ trọng, ĐBSH tăng tỉ trọng.                                                Trang 1/6 ­ Mã đề thi 006
  2. C. ĐBSCL tăng tỉ trọng, ĐBSH giảm tỉ trọng. D. đều tăng. Câu 7: Thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân ở nước ta là A. kinh tế tập thể. B. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. C. kinh tế nhà nước. D. kinh tế cá thể. Câu 8: Nhân tố quyết đinh tới việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp là A. thị trường và sự hợp tác quốc tế. B. điều kiện kinh tế ­ xã hội. C. vị trí địa lí. D. tài nguyên thiên nhiên. Câu 9: Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết gió mùa hạ  thổi vào khu vực   Đồng bằng Bắc Bộ  là hướng nào? A. Hướng Tây Nam. B. Hướng Đông Nam. C. Hướng Tây Bắc. D. Hướng Đông Bắc. Câu 10: Khu vực nào sau đây có nguy cơ xảy ra động đất cao nhất nước ta? A. Tây Bắc. B. Nam Bộ. C. Đông Bắc. D. Nam Trung Bộ. Câu 11: Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết, cây lúa là cây trồng chuyên môn   hóa sản xuất của vùng nông nghiệp nào? A. ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long. B. ĐB sông cửu Long và Đông Nam Bộ. C. Trung du miền núi Bắc Bộ và Đồng Bằng sông Hồng. D. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Câu 12:  Ưu thế  phát triển lớn nhất của tập đoàn cây trồng vụ  đông  ở  ĐBSH dựa trên thế  mạnh A. đất phù sa màu mỡ. B. nhu câu tiêu thụ lớn. C. nhân dân có kinh nghiệp sản xuất. D. khí hậu có mùa đông lạnh. Câu 13: Cho biểu đồ: Diện tích gieo trồng và giá trị  sản xuất cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 2005 –   2012 Căn cứ  vào biểu đồ  đã cho, hãy xử  lí số  liệu và cho biết trong tổng số diện tích cây công  nghiệp của nước ta năm 2012, thì diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm khoảng bao   nhiêu %? A. 28,4%. B. 75,6%. C. 71,6%. D. 24,1%. Câu 14: Dân số nước ta đang có xu hướng già đi do                                                Trang 2/6 ­ Mã đề thi 006
  3. A. tỉ lệ tử giảm. B. kết quả của việc thực hiện tốt chính sách dân số và tiến bộ về xã hội. C. tuổi thọ trung bình của người dân tăng. D. tỉ lệ sinh giảm. Câu 15: Nhà máy điện Phú Mỹ được cung cấp nguồn khí thiên nhiên từ bể trầm tích A. Thổ Chu – Mã lai. B. Nam Côn Sơn. C. Cửu Long. D. Trung Bộ. Câu 16: Lao động nước ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực quốc doanh  sang các khu vực  khác vì A. khu vực quốc doanh làm ăn không có hiệu  quả. B. kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị  trường. C. tác động của công nghiệp hoá và hiện đại  hoá. D. nước ta đang thực hiện nền kinh tế mở, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài. Câu 17: Mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu của nước ta   là A. than nâu. B. than bùn. C. dầu mỏ. D. khí đốt. Câu 18:  Giải pháp quan trọng nhất đối với vấn đề  sử  dụng đất nông nghiệp  ở  vùng đồng   bằng là A. chuyển đổi cơ cấu cây trồng. B. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ. C. khai hoang, mở rộng diện tích. D. phát triển các cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4­5, cho biết tỉnh (Thành phố trực thuộc Trung   Ương) nào có diện tích tự nhiên nhỏ nhất nước ta? A. Hà Nam. B. Ninh Bình. C. Hưng Yên. D. Bắc Ninh. Câu 20: Xu hướng biến động của cơ cấu công nghiệp theo ngành là A. thay đổi phù hợp với các điều kiện cụ thể ở ngoài nước. B. thay đổi phù hợp với các điều kiện cụ thể ở trong nước. C. thay đổi phù hợp với các điều kiện cụ thể ở trong và ngoài nước. D. không thay đổi theo thời gian. Câu 21: Quá trình chuyển dịch nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở  nước ta thể  hiện rõ qua việc A. cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp được cải tiến, tăng cường. B. các mô hình kinh tế hộ gia đình phát triển . C. các loại nông sản được sản xuất với chất lượng ngày càng cao. D. hình thành vùng chuyên canh gắn liền với công nghiệp chế biến. Câu 22: Tác động lớn nhất của đô thị hóa tới nền kinh tế  nước ta là A. lan tỏa ngày càng rộng rãi lối sống thành thị với khu vực nông thôn xung quanh. B. tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. C. thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. tạo thị trường có sức mua lớn. Câu 23: Năng suất lao động trong ngành đánh bắt thuỷ sản còn thấp do A. nguồn lợi cá đang bị suy thoái. B. phương tiện đánh bắt còn lạc hậu, chậm đổi mới. C. nhiều thiên tai. D. người dân thiếu kinh nghiệm đánh bắt. Câu 24: Đặc điểm nào không đúng với dân cư nước ta?                                                Trang 3/6 ­ Mã đề thi 006
  4. A. Dân cư phân bố đồng đều giữa thành thị và nông thôn. B. Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc C. Gia tăng dân số giảm nhanh, cơ cấu dân số trẻ. D. Dân số có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu nhóm tuổi. Câu 25:  Biện pháp quan trọng nhất để  gia tăng sản lượng lương thực trong điều kiện đất   nông nghiệp có hạn ở nước ta là A. khai hoang mở rộng diện tích. B. phát triển mô hình kinh tế V.A.C. C. trồng nhiều cây hoa màu. D. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ. Câu 26: Cho bảng số liệu: Diện tích, dân số theo các vùng ở nước ta năm 2014 Vùng Diện tích (km2) Dân số (nghìn  người) Cả nước 331 051,4 90 728,9 TD&MN Bắc Bộ 101 437,8 12 866,9 Đồng bằng sông Hồng 14 964,1 19 505,8 Bắc Trung Bộ 51 524,6 10 405,2 Duyên hải Nam Trung Bộ 44 360,7 9 117,5 Tây Nguyên 54 640,6 5 525,8 Đông Nam Bộ 23 605,2 15 790,3 Đồng   bằng   sông   Cửu  40 518,5 17 517,6 Long Dựa vào kết quả xử lí số liệu từ bảng trên, vùng có mất độ  dân số cao nhất nước ta (năm  2014) là Đồng bằng sông Hồng với A. 1204 người/km2. B. 1104 người/km2. C. 1340 người/km2. D. 1304 người/km2. Câu 27: Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt của nước ta, nhóm cây trồng có xu  hướng tăng về tỉ trọng những năm gần đây là A. cây rau đậu, cây công nghiệp. B. cây lương thực, cây rau đậu. C. cây lương thực, cây công nghiệp. D. cây rau đậu, cây ăn quả. Câu 28: Đặc điểm không đúng về lãnh hải nước ta là A. có chiều rộng 12 hải lí, song song và cách đều đường cơ sở. B. thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. C. ranh giới ngoài được coi là đường biên giới quốc gia trên biển. D. kéo dài đến độ sâu khoảng 200m ngoài khơi. Câu 29: Điều kiện tự nhiên cho phép phát triển khai thác các hoạt động du lịch biển quanh năm   ở các vùng A. Nam Trung Bộ và Nam Bộ. B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. C. Bắc Bộ và Nam Bộ. D. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.                                                Trang 4/6 ­ Mã đề thi 006
  5. Câu 30: Số lượng cơn bão trung bình hàng năm trực tiếp đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta là A. từ 3 – 4 cơn. B. từ 1 – 2 cơn. C. từ 6 đến 7 cơn. D. từ 8 – 9 cơn. Câu 31: Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 1995 – 2014 (Đơn vị: nghìn tấn) Năm Tổng số Chia ra Khai thác Nuôi trồng 1995 1584 1195 389 2000 2251 1661 590 2005 3467 1988 1479 2010 5142 2414 2728 2014 6333 2920 3413 Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta phân theo các hoạt động   khai thác và nuôi trồng trong giai đoạn 1995 – 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ kết hợp. C. Biểu đồ cột chồng. D. Biểu đồ tròn. Câu 32: Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất hiện nay là A. tăng cường các thiết bị dự báo chính xác về đường đi và hướng di chuyển của bão. B. cảnh báo sớm cho các tàu, thuyền đang hoạt động ngoài khơi trước khi bão xảy ra. C. củng cố đê chắn sóng ở vùng ven biển. D. huy động sức dân phòng tránh bão. Câu 33: Tỉ lệ dân số thành thị nước ta mới chiếm khoảng 1/3 dân số cho thấy A. đô thị hóa chưa phát triển mạnh. B. điều kiện sống ở thành thị thấp. C. nông nghiệp phát triển mạnh. D. điều kiện sống ở nông thôn khá cao. Câu 34: Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế ­ xã hội của vùng  đồi núi ở nước ta là A. khí hậu phân hóa phức tạp theo hướng và độ cao địa hình. B. sông ngòi dốc, ít có giá trị về giao thông đường thủy. C. địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suổi, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông. D. thường xuyên xảy ra thiên tai như lũ quét, sạt lở đất. Câu 35: Đặc trưng nào không phải của nền nông nghiệp hàng hóa? A. Người sản xuất đặc biệt qua tâm đến thị trường tiêu thụ sản phẩm. B. Nông dân được sản xuất theo hướng đa canh. C. Sản xuất chuyên canh một hoặc một số ít nông sản. D. Sử dụng máy móc, vật tư, công nghệ mới. Câu 36:  Điều kiện ít hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư  nước ngoài vào lĩnh vực công  nghiệp ở nước ta hiện nay là A. dân cư, nguồn lao động. B. thị trường tiêu thụ sản phẩm. C. cơ sở vật chất, kĩ thuật và hạ tầng. D. chính sách phát triển công nghiệp. Câu 37: Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất của nước ta hiện nay tập trung chủ yếu ở A. Nam Bộ. B. Nam Trung Bộ. C. Bắc Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 38: Cho biểu đồ:                                                Trang 5/6 ­ Mã đề thi 006
  6. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta năm 2000 và 2005 Căn cứ  vào biểu đồ  cho biết nhận xét nào sau đây  không đúng  với cơ  cấu ngành công  nghiệp nước ta năm 2000 và 2005? A. Tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác và sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước giảm, tỉ  trọng ngành công nghiệp chế biến tăng. B. Ngành công nghiệp chế biến luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, sau đó là ngành khai thác và  sản xuất, phân phối điện khí đốt, nước. C. Tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác giảm, tỉ trọng ngành sản xuất, phân phối điện, khí  đốt, nước và ngành công nghiệp chế biến tăng. D. Ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước luôn chiếm tỉ trọng nhỏ  nhất. Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết  các di sản nào là di sản thiên   nhiên thế giới? A. Vịnh Hạ Long, cố đô Huế. B. Phong Nha ­ Kẻ Bàng, phố cổ Hội An. C. Di tích Mỹ Sơn, Vịnh Hạ Long. D. Vịnh Hạ Long, Phong Nha ­ Kẻ Bàng. Câu 40: Dạng thời tiết đặc biệt thường xuất hiện vào mùa đông  ở  miền Bắc và Đông Bắc   Bắc Bộ là A. mưa phùn và mưa rào. B. hạn hán và lốc tố. C. mưa đá và mưa dông. D. sương mù, sương muối và mưa phùn. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Học sinh được sử dụng At lát địa lí Việt Nam do nhà  xuất bản GD phát hành Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.                                                Trang 6/6 ­ Mã đề thi 006
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1