intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi khảo sát giữa HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Nguyễn Văn Cừ - Mã đề 012

Chia sẻ: An Phong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

41
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn có thêm phần tự tin cho kì thi sắp tới và đạt kết quả cao. Mời các em học sinh và các thầy cô giáo tham khảo tham Đề thi khảo sát giữa HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Nguyễn Văn Cừ - Mã đề 012 dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi khảo sát giữa HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Nguyễn Văn Cừ - Mã đề 012

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐỀ THI KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ NĂM HỌC 2016­2017 Môn: Địa Lý 12 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề)                                               Mã đề  012 Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: ............................. Câu 1: Để  sử  dụng có hiệu quả  quỹ  thời gian lao động dư  thừa  ở  nông thôn, biện pháp tốt   nhất là A. tiến hành thâm canh, tăng  vụ. B. phát triển kinh tế hộ gia đình. C. khai hoang mở rộng diện tích. D. khôi phục phát triển các ngành nghề thủ công. Câu 2: Đồng bằng châu thổ có diện tích lớn thứ hai nước ta là A. Đồng bằng sông Mã. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Đồng bằng sông Cả. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 3: Dựa vào atlat địa lí trang 20, hãy cho biết các tỉnh có giá trị  sản xuất lâm nghiệp lớn   nhất cả nước năm 2007? A. Nghệ An, Bắc Can, Sơn La, Bắc Giang. B. Bắc Giang, Phú Thọ, Nghệ An, Kon Tum. C. Lạng Sơn, Yên Bái, Nghệ An, Thanh Hóa. D. Phú Thọ, Nghệ An, Thanh Hóa, Yên Bái. Câu 4: Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông Đà thuộc ḷ ưu vưc sông ̣   nào? A. Lưu vực sông Hồng . B. Lưu vực sông Đồng Nai. C. Lưu vực sông Mê Công. D. Lưu vưc sông C ̣ ả. Câu 5: Cho biểu đồ Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây ? A. Tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng và năng suất lúa nước ta giai đoạn 1990 – 2005.                                                Trang 1/6 ­ Mã đề thi 012
  2. B. Diện tích, sản lượng và năng suất lúa nước ta giai đoạn 1990 – 2005. C. Cơ cấu diện tích, sản lượng và năng suất lúa nước ta giai đoạn 1990 – 2005. D. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích, sản lượng và năng suất lúa nước ta giai đoạn 1990 –  2005. Câu 6: Cho bảng số liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi của một số địa điểm Địa điểm Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi  (mm) Hà Nội 1676 989 Huế 2868 1000 TP. Hồ Chí Minh 1931 1686 Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết cân bằng ẩm của Hà Nội là bao nhiêu? A. + 687mm. B. + 1338mm. C. – 349mm. D. – 687mm. Câu 7: Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững biểu hiên ở A. nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. B. tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bảo vệ được môi trường. C. cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ hợp lí D. nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và cơ cấu kinh tế hợp lí. Câu 8: Cho bảng số liệu:  Tỉ suất sinh và tỉ suất tử ở nước ta giai đoạn 1979 – 2006 (‰) Năm 1979 1989 1999 2006 Tỉ suất sinh 32,2 31,3 23,6 19,0 Tỉ suất tử 7,2 8,4 7,3 5,0 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ suất sinh, tử từ bảng số liệu trên là A. biểu đồ tròn. B. biểu đồ cột. C. biểu đồ kết hợp. D. biểu đồ đường. Câu 9: Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất của miền tự  nhiên Nam Trung Bộ  và Nam   Bộ là A. thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô. B. bị chia cắt mạnh bởi mạng lưới sông ngòi dày đặc. C. tình trạng rửa trôi đất diễn ra mạnh ở các đồng bằng. D. thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt. Câu 10: Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất đang hoạt động hiện nay ở phía Nam nước  ta là A. Trị An. B. Yaly. C. Đồng Nai. D. Thác Mơ. Câu 11: Nhân tố tác động mạnh mẽ tới sự phân bố các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm  ở nước ta là A. nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ. B. nguồn nguyên liệu và lao động có trình độ cao. C. thị trường tiêu thụ và chính sách phát triển. D. nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Câu 12: Cơ sở tự nhiên để có thể xây dựng các bậc thang thủy điện ở Tây Nguyên là A. có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc và phần lớn cùng đổ về phía tây của vùng. B. có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc và có một số sông lớn.                                                Trang 2/6 ­ Mã đề thi 012
  3. C. có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc và chảy trên hệ thống các cao nguyên xếp tầng. D. có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc và đều xuất phát từ lãnh thổ nước ta. Câu 13:  Câu 36  Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thi nào sau đây ̣   không phải là đô thi loa ̣ ị 2 (năm 2007)? A. Mỹ Tho. B. Buôn Ma Thuột. C. Bảo Lộc. D. Đà Lạt. Câu 14:  Ở  nước ta, khu vực thường xuyên chịu  ảnh hưởng của các thiên tai như  bão, lũ lụt,  hạn hán, gió tây khô nóng là A. Tây Bắc. B. Tây Nguyên. C. duyên hải miền Trung. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với với quá trình đô thị hóa ở nước ta? A. Diễn ra phức tạp, lâu dài. B. Tỉ lệ dân số thành thị thấp. C. Diễn ra chậm chạp, ở mức rất thấp so với các nước trên thế giới. D. Lối sông thành thị phát triển chậm hơn tốc độ đô thi hóa. Câu 16: Đàn trâu ở nước ta được nuôi nhiều nhất ở vùng A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Bắc Trung Bộ. C. Trung du và miền núi phía Bắc. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 17: Cho bảng số liệu  Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước, giai đoạn 1990 – 2006 Năm Dân số thành thị Tỉ lệ dân thành thị (triệu người) trong dân số cả nước(%) 1990 12,9 19,5 1995 14,9 20,8 2000 18,8 24,2 2005 22,3 26,9 2006 22,8 27,1 Nhận xét nào sau đây không đúng với đặc điểm quần cư của nước ta giai đoạn 1990 ­ 2006? A. Dân số thành thị nước ta có xu hướng tăng. B. Tỉ lệ dân thành thị còn thấp. C. Tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng. D. Tỉ lệ dân thành thị cao hơn tỉ lệ dân nông thôn. Câu 18: Vùng có giá trị sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước hiện nay là A. duyên hải miền Trung. B. Đông Nam Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 19: Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển công nghiệp ở miền Trung là A. trình độ lao động kém. B. mạng lưới cơ sở hạ tầng còn yếu kém. C. lãnh thổ nhỏ, hẹp kéo dài. D. tài nguyên thiên nhiên hạn chế. Câu 20: Khó khăn lớn nhất trong việc xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của nước ta trong   giai đoạn hiện nay là A. giá thành sản phẩm còn cao. B. nguồn thức ăn cho chăn nuôi chưa được đảm bảo. C. công tác kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được chú ý đúng mức. D. giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thấp. Câu 21: Cho biểu đồ sau :                                                Trang 3/6 ­ Mã đề thi 012
  4. Nhận xét nào sau đây không đúng với cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta năm 2010   và 2014? A. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản có xu hướng tăng. B. Tỉ trọng hàng nông, lâm thủy sản giảm nhiều hơn hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công  nghiệp. C. Tỉ trọng hàng nông, lâm, thủy sản và hàng khác có xu hướng giảm. D. Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có xu hướng giảm. Câu 22: Vùng đất của nước ta có diện tích gần bằng A. 2/3 diện tích vùng biển nước ta. B. 1/3 diện tích vùng biển nước ta. C. 1/2 diện tích vùng biển nước ta. D. 3/5 diện tích vùng biển nước ta. Câu 23: Để tăng sản lượng thủy sản khai thác vấn đề quan trọng nhất cần phải giải quyết là A. mở rông quy mô nuôi trồng thủy sản. B. tìm kiếm các ngư trường mới. C. đầu tư trang thiết bị phương tiện hiện đại để đánh bắt xa bờ. D. phổ biến kinh nghiệm trang bị kiến thức cho ngư dân. Câu 24: Hiện tượng sạt lở bờ biển xảy ra mạnh nhất ở ven biển của khu vực A. Trung Bộ. B. Nam Bộ. C. Bắc Bộ. D. Vịnh Thái Lan. Câu 25: Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh (thành phố) nào của  nước ta là “Ngã ba Đông Dương”? A. Đà Nẵng. B. Kon Tum. C. Gia Lai. D. Đắk Lắk. Câu 26: Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc  không nhiều như miền Nam là do A. nguồn nước ngầm phong phú. B. được sự điều tiết của các hồ lớn. C. mạng lưới sông ngòi dày đặc. D. có hiện tượng mưa phùn vào cuối mùa đông. Câu 27: Trong các vùng sau, vùng nào có năng suất lúa cao nhất cả nước? A. Đồng bằng Thanh Nghệ ­ Tĩnh. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Đồng bằng Phú – Khánh. Câu 28: Giải pháp chống xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi là A. Đẩy mạnh việc trồng cây lương thực. B. phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình. C. đẩy mạnh mô hình kinh tế trang trại. D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông – lâm nghiệp. Câu 29: Hai khu vực núi có địa hình cácxtơ phổ biến nhất nước ta là                                                Trang 4/6 ­ Mã đề thi 012
  5. A. Đông Bắc và Trường Sơn Bắc. B. Đông Bắc và Trường Sơn Nam. C. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. D. Đông Bắc và Tây Bắc. Câu 30: Vùng có biển thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nhưng dễ bị hạn hán sâu sắc về mùa   khô là điều kiện sinh thái nông nghiệp của khu vực A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Bắc Trung Bộ. Câu 31: Kiểu thời tiết đặc trưng khi gió Lào hoạt động mạnh là A. nóng khô với nhiệt độ cao, độ ẩm cao. B. nhiệt độ cao, độ ẩm cao. C. khô, nóng. D. nhiệt độ cao, độ ẩm thấp. Câu 32: Tác dụng rất quan trọng của rừng đầu nguồn là A. chắn sóng. B. cung cấp gỗ cho xuất khẩu. C. chắn gió và cát bay. D. điều hoà nguồn nước, giảm tác hại của lũ. Câu 33: Đặc điểm nào không đúng với nền nông nghiệp cổ truyền? A. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công. B. Sản xuất theo hướng chuyên môn hóa. C. Năng suất lao động thấp. D. Sử dụng nhiều sức người. Câu 34: Miền tự nhiên duy nhất có đầy đủ hệ thống đai cao ở nước ta là A. Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. B. Nam Trung Bộ và Nam Bộ. C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. D. Đông Bắc. Câu 35: Nhận định nào sau đây không phải là hạn chế trong cơ cấu sử dụng lao động nước ta? A. Năng suất lao động xã hội ngày càng tăng. B. Phân lớn lao động có thu nhập thấp. C. Phân công lao đông xã hội còn chậm chuyển biến. D. Chưa tận dụng quỹ thời gian trong nông nghiệp và nhiều xí nghiệp quốc doanh. Câu 36: Nhận định nào không đúng đối với đặc điểm phân bố dân cư nước ta? A. mật độ dân số nông thôn cao hơn thành thị. B. dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn. C. phân bố dân cư không đều giữa đồng bằng với Trung Du miền núi . D. tỉ lệ dân số thành thị ngày càng tăng. Câu 37: Đặc điểm gắn với nguồn nguyên liệu và điểm dân cư, có một hoặc vài xí nghiệp và   không có mối liên hệ với nhau là đặc điểm của A. điểm công nghiệp. B. trung tâm công nghiệp. C. khu công nghiệp tập trung. D. vùng công nghiệp. Câu 38: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi nước ta? A. Sản xuất hàng hóa là xu hướng nổi bật trong chăn nuôi. B. Tỉ trọng của chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng. C. Số lượng tất cả những vật nuôi ở nước ta đều tăng ổn định. D. Hình thức chăn nuôi trang trại ngày càng phổ biến. Câu 39: Nguyên nhân cơ bản khiến cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu tác động mạnh   của gió mùa Đông Bắc là A. vị trí địa lí giáp Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ. B. vị trí địa lí nằm gần chí tuyến Bắc. C. đặc điểm hướng nghiêng của địa hình. D. đặc điểm độ cao địa hình và hướng các dãy núi. Câu 40: Để sản xuất được nhiều nông sản hàng hóa, phương thức canh tác được áp dụng phổ  biến hiện nay là A. luân canh, xen canh. B. thâm canh, chuyên môn hóa.                                                Trang 5/6 ­ Mã đề thi 012
  6. C. quảng canh, cơ giới hóa. D. đa canh, xen canh. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Học sinh được sử dụng At lát địa lí Việt Nam do nhà  xuất bản GD phát hành Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.                                                Trang 6/6 ­ Mã đề thi 012
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0