intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi khảo sát giữa HK 2 môn Sinh học lớp 12 - THPT Nguyễn Văn Cừ - Mã đề 020

Chia sẻ: An Phong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

25
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo Đề thi khảo sát giữa HK 2 môn Sinh học lớp 12 - THPT Nguyễn Văn Cừ - Mã đề 020 tư liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi khảo sát giữa HK 2 môn Sinh học lớp 12 - THPT Nguyễn Văn Cừ - Mã đề 020

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐỀ THI KHẢO SÁT GIỮA KÌ II TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ Môn : Sinh học 12 Thời gian làm bài: 50 phút  (40 câu trắc nghiệm)    Mã đề thi  020 Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: ............................. Câu 1: Phân bố theo nhóm (hay điểm) là A. dạng phân bố rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể thích sống tụ  họp với nhau. B. dạng phân bố rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường không đồng nhất, các cá thể sống tụ  họp với nhau ở những nơi có điều kiện tốt nhất. C. dạng phân bố ít phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường không đồng nhất, các cá thể thích sống  tụ họp với nhau. D. dạng phân bố rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường không đồng nhất, các cá thể không  thích sống tụ họp với nhau. Câu 2: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của tạo giống bằng công nghệ tế bào? A. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen. B. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt. C. Tạo ra giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp  β  ­ carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong  hạt. D. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa. Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mật độ cá thể của quần thể? A. Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống, mức độ tử vong và  mức độ  sinh sản của các cá thể trong quần thể B. Mật độ cá thể của quần thể có thể thay đôit theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi  trường sống C. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần  thể D. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường sẽ làm tăng khả  năng sinh sản của cá thể trong quần thể Câu 4: : Hình vẽ  dưới đây nói về  một quá trình trong cơ  chế  di truyền và biến dị   ở  cấp độ  phân tử.   Đây là quá trình.      A. Dịch mã. B. Tái bản ADN. C. Phiên mã. D. Điều hòa hoạt động của gen. Câu 5: Để kiểm tra giả thuyết của mình, Menđen đã làm thí nghiệm được gọi là phép lai kiểm nghiệm  hay còn được gọi là phép lai? A. Lai khác dòng B. Lai kinh tế C. Lai phân tích D. Lai xa Câu 6: : Hình ảnh dưới đây nói về một dạng đột biến cấu trúc NST:                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 020
  2. Đây là dạng đột biến nào? A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn. C. Mất đoạn. D. Chuyển đoạn. Câu 7: Trong thực tiễn, liên kết gen hoàn toàn có ý nghĩa gì? A. Góp phần làm nên tính đa dạng của sinh giới. B. Đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm gen quý, nhờ đó người ta chọn lọc được đồng thời một  nhóm tính trạng có giá trị. C. Hạn chế sự xuất hiện của đột biến. D. Tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc và tiến hóa. Câu 8: Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ  biến đổi của các giống vật nuôi,   cây trồng là A. Chọn lọc tự nhiên B. Biến dị xác định. C. Biến dị cá thể. D. Chọn lọc nhân tạo. Câu 9: Những nhân tố nào gây biến đổi kích thước của quần thể ? A. Mức sinh sản, mức tử vong và cấu trúc giới tính. B. Mức sinh sản, mức tử vong, nhập cư và xuất cư. C. Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. D. Mức nhập cư, xuất cư và cấu trúc giới tính. Câu 10: Trường hợp nào dưới đây là cơ quan tương tự? A. Gai cây hoa hồng và gai cây hoàng liên. B. Gai cây hoàng liên và gai cây xương rồng. C. Tua cuốn của cây gấc và lá ngọn của cây mây. D. Gai cây xương rồng và tua cuốn của cây  gấc. Câu 11: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát phát sinh ở kỉ nào sau đây? A. Đêvôn B. Krêta (Phấn trắng) C. Than đá (Cacbon) D. Silua Câu 12: Cho cây có kiểu gen AabbDd tự  thụ  phấn qua nhiều thế  hệ sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng  thuần? A. 2 B. 8 C. 4 D. 1 Câu 13:  Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ  trội hoàn toàn so với alen a quy định quả  vàng. Biết rằng   thể  tứ  bội giảm phân bình thường cho các giao tử  lưỡng bội có khả  năng thụ  tinh. Cho giao phấn hai   cây cà chua tứ  bội (P) với nhau, thu được F 1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 75% cây quả đỏ  : 25% cây   quả vàng. Kiểu gen của P là A. AAaa × Aaaa B. AAaa × aaaa. C. AAaa × AAaa. D. Aaaa × Aaaa Câu 14: Trong cấu trúc của NST nhân thực điển hình, cấu trúc nào có đường kính là 300 nm A. Nucleosome B. Ống siêu xoắn C. Chromatide D. Sợi nhiễm sắc Câu 15: Ở người, gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định tính trạng máu khó đông, gen  trội tương ứng A quy định tính trạng máu đông bình thường. Một cặp vợ chồng máu đông bình thường   sinh con trai mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của cặp vợ chồng trên là A. Xa Xa và XAY B. XA Xa và XAY C. Xa Xa và XaY D. XA XA và XaY Câu 16: Cho sơ đồ phả hệ về một bệnh ở người do gen lặn nằm trên NST thường quy định như sau: Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III trong phả hệ sinh con đầu lòng bị bệnh là: 3 5 1 1 A.  B.  C.  D.  4 6 6 8                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 020
  3. Câu 17:  Ở  người, gen lặn a quy định bệnh bạch tạng thuộc NST thường, 1 cặp vợ  chồng da bình   thường. Tính xác suất con sinh ra bạch tạng.Biết quần thể cứ 100 người bình thường lại có 1 người   mang gen bạch tạng A. 0,0025 B. 0,000025 C. 0,999975 D. 0,01 Câu 18:  Trong một số  điều kiện nhất định, trạng thái cân bằng di truyền của quầnthể  giao phối là  trạng thái mà trong đó A. tỉ lệ cá thể đực và cáiđược duy trì ổn định qua các thế hệ. B. tần số các alen và tầnsố các kiểu gen biến đổi qua các thếhệ. C. tần số các alen và tầnsố các kiểugen được duy trì ổn địnhqua các thếhệ. D. Số lượng cá thể được duy trì ổn định qua các thế hệ. Câu 19: Theo lý thuyết, nếu không xét đến  ảnh hưởng của các nhân tố  tiến hóa, quần thể  mang cấu  trúc di truyền nào dưới đây sẽ không bị thay đổi thành phần kiểu gen qua các thế hệ giao phối? A. 100% Aa B. 25% AA : 50% Aa : 25% aa C. 100% aa D. 50% AA : 50% aa Câu 20: Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực không có chức năng nào sau đây? A. Quyết định mức độ tiến hóa của loài bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ NST 2n. B. Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. C. Tham gia quá trình điều hòa hoạt động gen thông qua các mức cuộn xoắn của nhiễm sắc thể. D. Phân chia đều vật chất di truyền cho các tế bào con trong pha phân bào. Câu 21: Bệnh do gen trội trên nhiễm sắc thể X ở người gây ra có đặc điểm di truyền nào sau đây? A. Mẹ mắc bệnh thì tất cả các con trai đều mắc bệnh. B. Bố mẹ không mắc bệnh có thể sinh ra con mắc bệnh. C. Bệnh thường biểu hiện ở nam nhiều hơn nữ. D. Bố mắc bệnh thì tất cả các con gái đều mắc bệnh. Câu 22: Gen B có 390 guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, gen B bị đột biến thay thế một cặp   nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Số  nuclêôtit mỗi loại của gen b là: A. A = T = 249; G = X = 391. B. A = T = 251; G = X = 389. C. A = T = 250; G = X = 390. D. A = T = 610; G = X = 390. Câu 23: Trong các hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần khắc phục suy   thoái môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? (1) Bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng.                (2) Chống xâm nhập mặn cho đất. (3) Tiết kiệm nguồn nước sạch.                            (4) Giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà  kính. A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 24: Theo Men­đen, với n cặp gen dị  hợp phân li độc lập thì số  lượng các loại giao tử  được xác   định theo công thức nào? A. 3n. B. 5n. C. 4n. D. 2n. Câu 25: Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể không thông qua hình thức A. Hợp tác. B. Vật ăn thịt. C. Di cư. D. Cạnh tranh. Câu 26: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể? A. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo. B. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng. C. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây. D. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới. Câu 27:  Ở một loài thực vật lưỡng bội, trong tế bào sinh dưỡng có 12 nhóm gen liên kết. Thể ba của   loài này có số nhiễm sắc thể đơn trong mỗi tế bào khi đang ở kì sau của nguyên phân là A. 12 B. 50 C. 48 D. 25 Câu 28: Khi nói về quá trình phiên mã và dịch mã, nhận định nào dưới đây là đúng? A. Ở sinh vật nhân thực, quá trình nhân đôi ADN xảy ra ở cả trong nhân và ngoài tế bào chất.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 020
  4. B. Ở gen phân mảnh, quá trình phiên mã chỉ diễn ra ở những đoạn mang mã hóa (êxôn). C. Ở sinh vật nhân thực, quá trình dịch mã diễn ra ở trong nhân tế bào. D. Quá trình dịch mã của sinh vật nhân sơ không có sự tham gia của ribôxôm. Câu 29: Từ một quần thể thực vật ban đầu (P), sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen của   quần thể là 0,525AA : 0,050Aa : 0,425aa. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến  hoá khác, tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của (P) là A. 0,400AA : 0,400Aa : 0,200aa. B. 0,250AA : 0,400Aa : 0,350aa. C. 0,375AA : 0,400Aa : 0,225aa. D. 0,350AA : 0,400Aa : 0,250aa. Câu 30: Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lý thuyết, xác suất sinh một người con có bốn alen  trội của một cặp vợ chồng đều có kiểu gen AaBbDd là 3 27 5 15 A.  B.  C.  D.  32 64 16 64 Câu 31: Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người chịu hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? A. Hội chứng tơcnơ. B. Hội chứng Đao. C. Hội chứng Claiphentơ. D. Bệnh ung thư máu. Câu 32: Đối với quá trình tiến hóa, yếu tố ngẫu nhiên A. làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể sinh vật. B. làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định. C. làm biến đổi mạnh tần số alen của những quần thể có kích thước nhỏ. D. chỉ đào thải các alen có hại và giữ lại các alen có lợi cho quần thể. Câu 33: Theo quan niệm hiện đại , nhân tố cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa là A. Giao phối không ngẫu nhiên B. Các yếu tố ngẫu nhiên C. Chọn lọc tự nhiên D. Đột biến Câu 34: Một  quần thể động vật, xét một gen  có 2  alen trên nhiễm sắc thể thường và  một  gen có 3   alen trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Quần thể này có số loại kiểu gen   tối  đa về hai gen trên là A. 45. B. 30. C. 18. D. 27. Câu 35: . Đối với mỗi nhân tố sinh thái, khoảng chống chịu là: A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó, sinh vật không tồn tại  được. B. khoảng của nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng  sống tốt nhất. C. Khoảng của nhân tố sinh thái đó, gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật D. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó, sinh vật có thể tồn tại và  phát  triển ổn định theo thời gian Câu 36: Ở hoa loa kèn, màu sắc hoa do gen nằm trong tế bào  chất quy định, trong đó hoa vàng là trội so  với hoa xanh, lấy hạt phấn của hoa vàng thụ phấn cho cây hoa xanh được F 1. Cho F1 tự thụ phấn thì tỉ  lệ kiểu hình thu được ở F2 là A. 100% cây hoa màu vàng. B. 100% cây hoa màu xanh. C. Trên cùng một cây có cả hoa vàng và hoa xanh. D. 75% cây hoa vàng : 25% cây hoa xanh. Câu 37: Cho các nhân tố sau đây, có bao nhiêu nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay  đổi thành phần kiểu gen của quần thể? (1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Đột biến.                                             (6) Di – nhập gen.     A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 020
  5. Câu 38:  Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số  lượng cá thểcủa quần thể  sinh vật   không theo chu kì? A. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sauđó lại  giảm. B. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,… chim cu gáy thường xuất hiện nhiều. C.  Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ  xuống dưới 8oC. D. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. Câu 39:  Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể  nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể  thực   vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thànhnhiều   phôi rồi cấy các phôi này vào tử  cung của các con vật khác nhau cũng cóthể  tạo ra nhiều con vật quý   hiếm. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là A. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng. B.  đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất. C. đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể. D. các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình. Câu 40: Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB =   1,5cM, BC = 16,5cM, BD = 3,5 cM, CD = 20cM, AC = 18cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc   thể đó là A. CABD B. ABCD C. DABC D. BACD ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 020
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1