- 2018<br />
–<br />
<br />
ã đề: 415<br />
Câu 1: Hiệp ước nào đã đặt nền tảng mới cho quan hệ liên minh giữa Nhật và Mĩ sau Chiến tranh thế giới<br />
thứ hai?<br />
A. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.<br />
B. Hiệp ước Vacsava.<br />
C. Hiệp ước hòa bình Xan Phranxico.<br />
D. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.<br />
Câu 2: Năm nước tham gia sáng lập tổ chức ASEAN năm 1967 là<br />
A. Thái Lan, Philippin, Malaixia, Mianma, Xingapo.<br />
B. Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Brunây.<br />
C. Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Xingapo.<br />
D. Thái Lan, Philippin, Malaixia, Mianma, Inđônêxia.<br />
Câu 3: Trong giai đoạn từ tháng 11 - 1942 đến tháng 8 - 1945, chiến thắng nào của Liên Xô đã tạo nên<br />
bước ngoặt của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?<br />
A. Lê-nin-grát.<br />
B. Xta-lin-grát.<br />
C. Mát-xcơ-va.<br />
D. Cuốc-xcơ.<br />
Câu 4: Chủ trương hoạt động của Hội Duy tân do Phan Bội Châu thành lập năm 1904 là<br />
A. dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.<br />
B. đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến.<br />
C. đánh đuổi giặc Pháp, giải phóng đồng bào.<br />
D. dân tộc độc lập, trước làm cách mạng quốc gia sau làm cách mạng thế giới.<br />
Câu 5: Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến 1941<br />
là<br />
A. phát triển công nghiệp quốc phòng.<br />
B. phát triển công nghiệp nhẹ.<br />
C. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.<br />
D. phát triển giao thông vận tải.<br />
Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá?<br />
A. Sự ra đời của Liên minh Châu Âu (EU).<br />
B. Mĩ và Nhật Bản kí kết hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.<br />
C. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.<br />
D. Sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế.<br />
Câu 7: Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập ở nước Đông Nam Á nào?<br />
A. Phi-líp-pin.<br />
B. Mã Lai.<br />
C. Việt Nam.<br />
D. In-đô-nê-xi-a.<br />
Câu 8: Nét nổi bật trong đường lối đối ngoại của Liên Bang Nga (1991 - 2000) là<br />
A. đối đầu với Mĩ, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước châu Âu.<br />
B. đối đầu với phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước châu Á.<br />
C. ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước châu Á.<br />
D. khôi phục quan hệ với các nước châu Á, phát triển quan hệ với Mĩ.<br />
Câu 9: Khẩu hiệu chính trị được sử dụng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là<br />
A. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian”<br />
B. “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến!”.<br />
C. “Chống đế quốc” và “Chống phát xít”.<br />
D. “Tự do dân chủ” và “Cơm áo hòa bình”.<br />
Câu 10: Nội dung nào dưới đây không là bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở<br />
Việt Nam?<br />
A. Đảng phải có đường lối đúng đắn, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực<br />
tiễn cách mạng Việt Nam.<br />
B. Đảng phải nắm bắt tình hình thế giới và trong nước để đề ra chủ trương, biện pháp cách mạng phù hợp.<br />
C. Đảng cần tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi trong mặt trận dân tộc thống nhất.<br />
D. Truyền bá lí luận giải phóng dân tộc vào giai cấp công nhân Việt Nam, coi đó là điều kiện tiên<br />
quyết để giải phóng dân tộc.<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 415<br />
<br />
Câu 11: Tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội đấu tranh theo khuynh hướng cách mạng nào?<br />
A. Dân chủ tư sản.<br />
B. Ôn hòa.<br />
C. Bạo động.<br />
D. Vô sản.<br />
Câu 12: Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), vì sao Pháp thoát khỏi nguy<br />
cơ bị Đức tiêu diệt?<br />
A. Nhân dân Pháp nổi dậy chống lại quân Đức.<br />
B. Quân Nga tấn công Đức ở Đông Phổ.<br />
C. Quân Anh giúp đỡ quân Pháp mở mặt trận phía Tây.<br />
D. Quân Pháp có vũ khí mới.<br />
Câu 13: Sự kiện nào đánh dấu kết thúc phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX?<br />
A. Cao Thắng bị trúng đạn và hi sinh.<br />
B. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại.<br />
C. Vua Hàm Nghi bị Pháp bắt.<br />
D. Khởi nghĩa Bãi Sậy chấm dứt.<br />
Câu 14: Phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là<br />
A. phong trào Nghĩa Hòa đoàn.<br />
B. cuộc Duy tân Mậu Tuất.<br />
C. cách mạng Tân Hợi.<br />
D. khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc.<br />
Câu 15: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?<br />
A. Công nghiệp.<br />
B. Giao thông vận tải. C. Nông nghiệp.<br />
D. Thương nghiệp.<br />
Câu 16: Sau Chiến tranh lạnh, các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược, tập trung vào phát triển<br />
A. giáo dục.<br />
B. chính trị.<br />
C. quân sự.<br />
D. kinh tế.<br />
Câu 17: Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (1888), phong trào Cần vương đã<br />
A. quy tụ thành những trung tâm lớn và ngày càng lan rộng.<br />
B. tiếp tục hoạt động, nhưng thu hẹp vào Nam Trung Bộ.<br />
C. chấm dứt hoạt động.<br />
D. hoạt động cầm chừng, phân tán.<br />
Câu 18: Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ vai trò của Liên hợp quốc?<br />
A. Diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.<br />
B. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.<br />
C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.<br />
D. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.<br />
Câu 19: Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9 - 3 - 1945), Đảng ta xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông<br />
Dương là<br />
A. phản động thuộc địa và tay sai.<br />
B. thực dân và phong kiến.<br />
C. phát xít Nhật.<br />
D. đế quốc Pháp.<br />
Câu 20: Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) ở Mĩ bắt đầu từ ngành nào?<br />
A. Sản xuất ô tô.<br />
B. Nông nghiệp.<br />
C. Công nghiệp.<br />
D. Tài chính ngân hàng.<br />
Câu 21: Hình thức và phương pháp của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là<br />
A. khởi nghĩa từ đô thị rồi lan ra các vùng nông thôn, đấu tranh chính trị là chủ yếu.<br />
B. cách mạng hòa bình, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.<br />
C. khởi nghĩa từ nông thôn tiến vào thành thị, đấu tranh vũ trang là chủ yếu.<br />
D. cuộc cách mạng bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang.<br />
Câu 22: Sự chuyển biến về tính chất xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất so với<br />
trước là từ xã hội phong kiến sang xã hội<br />
A. tư bản chủ nghĩa.<br />
B. thuộc địa, phong kiến.<br />
C. thuộc địa nửa phong kiến.<br />
D. nửa thuộc địa nửa phong kiến.<br />
Câu 23: C í sá<br />
ế ớ của Lê-nin (3 - 1921) được Đảng ta vận dụng sáng tạo trong công cuộc<br />
đổi mới ở Việt Nam như thế nào?<br />
A. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đón nhận đầu tư khoa học kĩ thuật.<br />
B. Chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, có sự kiểm soát của nhà nước.<br />
C. Đổi mới toàn diện đồng bộ từ kinh tế và chính trị, đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa.<br />
D. Bãi bỏ trưng thu lương thực thừa, tập trung khôi phục công nghiệp nặng.<br />
Câu 24: Từ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít (1939 - 1945), nhân loại có thể rút ra bài học gì để<br />
bảo vệ hòa bình thế giới?<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 415<br />
<br />
A. Tập trung phát triển kinh tế, hợp tác cùng có lợi giữa các nước.<br />
B. Đoàn kết, đấu tranh chống các thế lực hiếu chiến, cực đoan.<br />
C. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia.<br />
D. Đoàn kết các nước trong một tổ chức quốc tế vì lợi ích chung.<br />
Câu 25: Lý do Mĩ quyết định tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?<br />
A. Mĩ lo sợ nạn tuyệt chủng của chủ nghĩa phát xít.<br />
B. Chiến tranh gần kết thúc và Mĩ muốn vào chia lợi nhuận.<br />
C. Nhật tấn công Mĩ tại Trân Châu cảng.<br />
D. Anh, Pháp cầu cứu quân Mĩ.<br />
Câu 26: “Nếu<br />
ả quyế ượ vấ<br />
dâ ộ<br />
ả<br />
ò ượ ộ ậ ự d<br />
dâ ộ<br />
ì ẳ<br />
ữ<br />
quố<br />
dâ ộ ò<br />
ịu ã ế<br />
ự âu<br />
quy ợ ủ ạ<br />
ộ ậ<br />
ấ ế vạ ă s u ũ<br />
ò ạ ượ ”.<br />
Đoạn văn trên được Nguyễn Ái Quốc trình bày trong<br />
A. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5 - 1941).<br />
B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.<br />
C. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11 - 1939).<br />
D. Thư gửi đồng bào toàn quốc sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8.<br />
Câu 27: Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công nhanh chóng và ít đổ máu là do<br />
A. có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm của Đảng qua các phong trào cách mạng.<br />
B. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.<br />
C. Đảng có sự chuẩn bị chu đáo và các tầng lớp trung gian ngả hẳn về phía cách mạng.<br />
D. Đảng có sự chuẩn bị chu đáo và chớp đúng thời cơ.<br />
Câu 28: Để thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới, Mĩ lo ngại nhất điều gì?<br />
A. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.<br />
B. Sự vươn lên của Nhật Bản, Tây Âu.<br />
C. Sự thành công của cách mạng Trung Quốc.<br />
D. Liên Xô xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.<br />
Câu 29: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu liên kết kinh tế với nhau nhằm<br />
A. thành lập Nhà nước chung châu Âu.<br />
B. khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế.<br />
C. thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.<br />
D. cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.<br />
Câu 30: Hạn chế trong chủ trương, đường lối cứu nước của Phan Châu Trinh là<br />
A. cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh.<br />
B. chủ trương đấu tranh bằng phương pháp bạo động.<br />
C. chỉ theo tư tưởng cải cách, chống tư tưởng bạo động.<br />
D. cứu nước bằng biện pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền.<br />
Câu 31: Đặc điểm mang tính khách quan quyết định sứ mệnh lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân<br />
Việt Nam là<br />
A. có quan hệ gắn bó tự nhiên với nông dân.<br />
B. sống tập trung ở các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền.<br />
C. có ý thức tổ chức kỉ luật cao.<br />
D. đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.<br />
Câu 32: Thách thức to lớn của Việt Nam khi phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hoá là<br />
A. sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường thế giới.<br />
B. sự chênh lệch về trình độ dân trí khi tham gia hội nhập.<br />
C. sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.<br />
D. quản lí, sử dụng chưa có hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài.<br />
Câu 33: Giai cấp công nhân Việt Nam hình thành trên cơ sở nền kinh tế nào?<br />
A. Công nghiệp thuộc địa mới hình thành.<br />
B. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mới.<br />
C. Thuộc địa nửa phong kiến.<br />
D. Thuộc địa phát triển.<br />
Câu 34: Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của nhóm năm nước sáng lập<br />
ASEAN sau Chiến tranh thế giới thứ hai?<br />
A. Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.<br />
B. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với mở cửa, hội nhập khu vực, quốc tế.<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 415<br />
<br />
C. Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, thay thế hàng nhập khẩu.<br />
D. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với mở cửa, hội nhập khu vực, quốc tế.<br />
Câu 35: Từ cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản, Việt Nam có thể áp dụng chính sách nào trong thời kì<br />
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?<br />
A. Cải cách giáo dục.<br />
B. Tăng cường sức mạnh quân sự.<br />
C. Cải cách kinh tế.<br />
D. Ổn định chính trị.<br />
Câu 36: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (5 - 1883) thể hiện điều gì trong cuộc kháng chiến chống Pháp<br />
của nhân dân ta?<br />
A. Ý chí quyết tâm sẵn sàng tiêu diệt giặc của quân dân ta.<br />
B. Sự suy yếu, bị động của thực dân Pháp.<br />
C. Sự đoàn kết của triều đình và nhân dân.<br />
D. Sự nhu nhược của triều đình phong kiến.<br />
Câu 37: Yếu tố quyết định dẫn tới sự thành công của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản năm 1930<br />
là<br />
A. vai trò, uy tín của Nguyễn Ái Quốc.<br />
B. các tổ chức cùng chung lí tưởng, mục tiêu cách mạng.<br />
C. sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản.<br />
D. các tổ chức không muốn chia rẽ, tranh giành ảnh hưởng.<br />
Câu 38: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) là gì?<br />
A. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu.<br />
B. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước tư bản ngày càng bị thu hẹp.<br />
C. Các nước tư bản đẩy lùi được phong trào cách mạng của quần chúng.<br />
D. Các nước tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất một cách hợp lí.<br />
Câu 39: Điểm khác trong quá trình đi lên chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị so<br />
với các nước đế quốc khác là gì?<br />
A. Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.<br />
B. Đẩy mạnh quá trình xâm lược bành trướng thuộc địa.<br />
C. Chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự.<br />
D. Sự ra đời và lũng đoạn của các công ti độc quyền đối với kinh tế, chính trị .<br />
Câu 40: Việt Nam là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2008 2009 có ý nghĩa<br />
A. góp phần thúc đẩy việc nhanh chóng ký kết các hiệp định thương mại của nước ta.<br />
B. nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.<br />
C. tạo cơ hội để Việt Nam hòa nhập với cộng đồng quốc tế.<br />
D. nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, chính trị của Việt Nam với các nước.<br />
-----------------------------------------------<br />
<br />
----------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 4/4 - Mã đề thi 415<br />
<br />