intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL chuyên đề lần 2 môn Sinh học 11 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Thị Giang - Mã đề 209

Chia sẻ: Lê Thanh Hải | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

105
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các em học sinh lớp 11 tham khảo Đề thi KSCL chuyên đề lần 2 môn Sinh học 11 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Thị Giang - Mã đề 209 sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các em học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL chuyên đề lần 2 môn Sinh học 11 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Thị Giang - Mã đề 209

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠOVĨNH PHÚC ĐỀ THI KSCL CHUYÊN ĐỀ LẦN 2 NĂM HỌC 2017­2018 TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ GIANG Môn thi: Sinh học 11 (40 câu trắc nghiệm) (Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề)   Mã đề thi 209 Họ, tên thí sinh:...................................................... Số báo danh: ............................. Câu 1: Trong quá trình hút khoáng, ôxi ảnh hưởng chủ yếu đến: A. sự sinh trưởng của rễ. B. hoạt động hô hấp của rễ. C. sự phân giải chất hữu cơ trong đất. D. tốc độ khuếch tán của các ion. Câu 2:  Sắc tố  nào tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng mặt trời thành ATP, NADPH   trong quang hợp? A. diệp lục a, b và carôtenôit. B. diệp lục a C. diệp lục a, b D. diệp lục b Câu 3: Đặc điểm hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM là: A. chỉ đóng vào giữa trưa. B. đóng vào ban ngày và mở ra ban đêm. C. Chỉ mở ra khi hoàng hôn. D. đóng vào ban đêm và mở ra ban ngày. Câu 4: Nitơ có vai trò A. là thành phần của tất cả các axit amin, nuclêôtit và chất diệp lục. B. cần cho sinh tổng hợp mạch bên của các axit amin xistêin và mêtionin. C. cho phép nối ngang thành tế bào bằng pectan. D. cần cho sự tạo áp suất trương nước trong tế bào khí khổng. Câu 5: Chất được tách ra khỏi chu trình canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucôzơ là: A. APG (axit phốtphoglixêric). B. AM (axitmalic). C. ALPG (anđêhit photphoglixêric). D. RiDP (ribulôzơ ­ 1,5 – điphôtphat). Câu 6: Hệ số hô hấp (RQ) là: A. Tỷ số giữa phân tử H2O thải ra và phân tử O2  lấy vào khi hô hấp. B. Tỷ số giữa phân tử O2  thải ra và phân tử CO2  lấy vào khi hô hấp. C. Tỷ số giữa phân tử CO2  thải ra và phân tử H2O lấy vào khi hô hấp. D. Tỷ số giữa phân tử CO2  thải ra và phân tử O2  lấy vào khi hô hấp. Câu 7: Các chất hữu cơ trong cây chủ yếu được tạo nên từ: A. các chất khoáng B. H2O C. CO2 D. nitơ Câu 8: Cường độ ánh sáng tăng thì A. quang hợp tăng B. quang hợp đạt mức cực đại C. quang hợp giảm D. ngừng quang hợp Câu 9: Quá trình oxi hóa chất hữu cơ xảy ra ở đâu? A. màng trong ti thể B. quan điểm khác C. tế bào chất D. khoang ti thể Câu 10: Pha sáng diễn ra ở vị trí nào của lục lạp? A. ở chất nền. B. ở màng ngoài. C. ở tilacôit. D. ở màng trong. Câu 11: Vì  sao thực vật C4  có năng suất cao hơn thực vật C3 A. tận dụng được nồng độ CO2 B. tận dụng được ánh sáng cao. C. nhu cầu nước thấp D. không có hô hấp sáng Câu 12:  Ở  quang hợp của thực vật C4, để  tổng hợp được 720g glucozơ  thì cần ít nhất bao  nhiêu photon ánh sáng? Cho rằng một chu kì photphoril hóa vòng tạo ra được 2 ATP.                                                Trang 1/4 ­ Mã đề thi 209
  2. A. 3242,83.1023 (photon). B. 1445,52.1023 (photon). C. 1349,64.1023 (photon). D. 2465,37.1023 (photon). Câu 13: Sản phẩm của pha sáng gồm có: A. ATP, NADPH , CO2 B. ATP, NADPH. C. ATP, NADPH và O2 D. ATP, NADP+, O2 Câu 14: Giai đoạn nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí? A. Chu trình Crep B. Chuỗi chuyền điện tử electron C. Đường phân D. Tổng hợp axetyl – CoA Câu 15: Có  bao  nhiêu  phân  tử  ATP  được  hình  thành  từ  1  phân  tử  glucô  bị  phân  giải trong  quá trình hô hấp hiếu khí ? A. 32 phân tử B. 36 phân tử C. 34 phân tử D. 38 phân tử Câu 16: Quá trình hô hấp sáng là quá trình: A. hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ngoài sáng B. hấp thụ O2 và giải phóng CO2trong bóng tối C. hấp thụ CO2 và giải phóng O2 ngoài sáng D. hấp thụ CO2 và giải phóng O2 trong bóng tối Câu 17: Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa A. giữa rễ và thân B. giữa cành và lá C. lá và rễ D. giữa thân và lá Câu 18: Nồng  độ  CO2   trong  không  khí  là  bao  nhiêu  để  thích  hợp  nhất  đối  với  quá  trình  quang hợp? A. 0,02%. B. 0,01%. C. 0,04% D. 0,03%. Câu 19: Diệp lục có màu lục vì: A. sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu xanh tím. B. sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu lục C. sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu xanh tím D. sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu lục Câu 20: Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là: A. lúa, khoai, sắn, đậu. B. dứa, xương rồng, thuốc bỏng. C. rau dền, kê, các loại rau.. D. ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu. Câu 21: Các tilacôit không chứa: A. các trung tâm phản ứng. B. các chất chuyền điện tử. C. hệ các sắc tố. D. enzim cácbôxi hoá. Câu 22: Ý nào dưới đây không đúng với ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3? A. năng suất cao hơn. B. thích nghi với những điều kiện khí hậu bình thường. C. nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn. D. cường độ quang hợp cao hơn. Câu 23: Nhóm thực vật C3 được phân bố như thế nào? A. phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và nhiệt đới. B. sống ở vùng nhiệt đới. C. sống ở vùng sa mạc. D. chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới. Câu 24: Các tia sáng xanh tím kích thích: A. sự tổng hợp cacbohiđrat. B. sự tổng hợp ADN.                                                Trang 2/4 ­ Mã đề thi 209
  3. C. sự tổng hợp prôtêin. D. sự tổng hợp lipit. Câu 25: Tế bào mạch gỗ của cây gồm: A. quản bào và tế bào lông hút. B. quản bào và mạch ống. C. quản bào và tế bào nội bì. D. quản bào và tế bào biểu  bì. Câu 26: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là: A. Một chất hữu cơ có 4 các bon trong phân tử ( axit ôxalô axêtic – AOA). B. AM (axitmalic). C. ALPG (anđêhit photphoglixêric). D. APG (axit phốtphoglixêric). Câu 27: Điểm bão hoà ánh sáng là: A. cường độ ánh sáng tối đa để cường đội quang hợp đạt trên mức trung bình. B. cường độ ánh sáng tối đa để cường đội quang hợp đạt cực tiểu. C. cường độ ánh sáng tối đa để cường đội quang hợp đạt cực đại. D. cường độ ánh sáng tối đa để cường đội quang hợp đạt mức trung bình. Câu 28: Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp là: A. tăng diện tích lá. B. tăng cường độ quang hợp. C. tăng hệ số kinh tế D. tăng diện tích lá, tăng cường độ quang hợp, tăng hệ số kinh tế Câu 29: Có  bao  nhiêu  phân  tử  ATP  và  phân  tử  Axit  piruvic  được  hình  thành  từ  1  phân  tử  glucô bị phân giải trong đường phân ? A. 4 phân tử B. 36 phân tử C. 6 phân tử D. 2 phân tử Câu 30: Hãy tính hiệu suất tối đa của chuyển hóa năng lượng trong quang hợp . Biết 1mol ánh  sáng có năng lượng trung bình 45Kcal , 1mol glucozơ  có   năng lượng 674 Kcal và 1 chu kì  photphoril hóa vòng tạo ra được 2ATP. A.28 %. B. 35 %.  C. 26 %. D. 30%. Câu 31: Vai trò quan trọng nhất của hô hấp đối với cây trồng là gì? A. cung cấp năng lượng chống chịu B. tạo ra các sản phẩm trung gian C. miễn dịch cho cây   D. tăng khả năng chống chịu Câu 32: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu phôt pho của cây là: A. lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. B. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá. C. sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng. D. lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. Câu 33: Pha  tối  trong quang hợp hợp của  nhóm hay  các  nhóm thực vật  nào  chỉ  xảy ra  trong  chu trình canvin? A. nhóm thực vật  C4 và CAM. B. nhóm thực vật CAM. C. nhóm thực vật C4. D. nhóm thực vật C3. Câu 34: Nước vận chuyển trong các tế bào sống nhờ: A. thoát hơi nước. B. áp lực rễ. C. sức hút nước tăng dần. D. liên kết hiđrô. Câu 35: Sự bay hơi nước qua mặt lá khác sự thoát hơi nước qua mặt lá là: A. chịu ảnh hưởng của nhiệt độ. B. nước từ thể lỏng chuyển sang thể hơi. C. chịu sự điều chỉnh của khí khổng. D. chịu ảnh hưởng của độ ẩm.                                                Trang 3/4 ­ Mã đề thi 209
  4. Câu 36: So sánh hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp hiếu khí so với  lên men A. 19 lần B. 18 lần C. 17 lần D. 16 lần Câu 37: Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với số lượng nhỏ, nhưng có vai trò quan trọng vì: A. chúng cần cho một số pha sinh trưởng. B. chúng được tích lũy trong hạt. C. chúng tham gia vào hoạt động chính của các en zim. D. chúng có trong cấu trúc tất cả các bào quan. Câu 38: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp? A. tích lũy năng lượng. B. cân bằng nhiệt độ môi trường. C. tạo chất hữu cơ. D. điều hòa nhiệt độ của không khí. Câu 39: Quang hợp quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất của cây trồng? A. quang hợp quyết định 70 – 75% năng suất của cây trồng. B. quang hợp quyết định 80 – 85% năng suất của cây trồng. C. quang hợp quyết định 60 – 65% năng suất của cây trồng. D. quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất của cây trồng. Câu 40: Quá trình khử NO3­ (NO3­ NH4) A. thực hiện nhờ enzim nitrôgenaza. B. là quá trình ôxi hóa nitơ trong không khí. C. bao gồm phản ứng khử NO2­  thành NO3­ D. thực hiện ở trong cây. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­     (Thí sinh không được sử dụng tài liệu)                                                Trang 4/4 ­ Mã đề thi 209
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2