Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn GDCD lớp 11 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 312
lượt xem 1
download
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn GDCD lớp 11 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 312 giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập, luyện tập nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn GDCD lớp 11 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 312
- TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 11 LẦN 3 MÃ ĐỀ: 312 NĂM HỌC 20172018 – MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 50 phút (Đề có 40 câu trắc nghiệm) Họ, tên thí sinh:..................................................................... S ố báo danh: ............................. Câu 81: Vấn đề nào dưới đây được đặc biệt chú ý ở nước ta do tác động lâu dài của nó đối với chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững? A. Giáo dục và rèn luyện thể chất cho thế hệ trẻ. B. Phát triển đô thị. C. Phát triển chăn nuôi gia đình. D. Giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ. Câu 82: Anh B tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở hoạt động nào dưới đây? A. Tham gia các hoạt động xã hội. B. Quyên góp ủng hộ lũ lụt. C. Tích cực tham gia bảo vệ môi trường. D. Tố cáo hành vi tham nhũng. Câu 83: Anh T tốt nghiệp đại học nhưng chưa xin được việc làm. Để có thu nhập, anh đã tự tạo việc làm cho mình bằng cách mở cửa hàng kinh doanh đồ ăn, nhưng lại bị bố mẹ anh phản đối. Theo em, anh T nên chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Ngưng công việc đó để chờ xin việc theo ngành đã được học. B. Tìm việc làm theo yêu cầu của bố mẹ. C. Không quan tâm đến ý kiến của bố mẹ vì bản thân đã trưởng thành. D. Động viên và giải thích cho bố mẹ hiểu để ủng hộ. Câu 84: H năm nay 25 tuổi tốt nghiệp trường Đại học danh tiếng của Mỹ về lĩnh vực kinh doanh. Sau khi về nước, H đã thành lập doanh nghiệp và đầu tư dàn trải đa ngành, đa lĩnh vực và không phù hợp với tình hình với thực tế của đất nước dẫn tới thua lỗ, phá sản. Nếu là H em sẽ giải quyết như thế nào? A. Nhờ sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè để duy trì hoạt động kinh doanh. B. Đi sang các nước phát triển để tìm đối tác mới. C. Tiếp tục đầu tư với hy vọng sẽ phát triển trong tương lai. D. Dừng lại, nghiên cứu và sắp xếp lại hoạt động kinh doanh cho phù hợp. Câu 85: Phương án nào dưới đây xác định đúng trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? A. Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa và sản xuất hàng hóa. B. Sẵn sàng tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. Phê phán, đấu tranh với hành vi cạnh tranh không lành mạnh. D. Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại vào sản xuất. Câu 86: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào dưới đây? A. Giá trị trao đổi. B. Giá trị số lượng, chất lượng. C. Lao động xã hội của người sản xuất. D. Giá trị sử dụng của hàng hóa. Câu 87: Người sản xuất vi phạm quy luật giá trị trong trường hợp nào dưới đây? A. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết. B. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. C. Thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết. D. Thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. Câu 88: Chủ trương “hòa nhập nhưng không hoà tan” trong tiến trình hội nhập với văn hóa thế giới thể hiện đặc trưng cơ bản nào dưới đây của chủ nghĩa xã hội ở nước ta? A. Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. B. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. C. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Trang 1/5 Mã đề thi 312
- D. Do nhân dân làm chủ. Câu 89: Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi X nhận thấy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường là rất lớn. Nếu là Giám đốc công ty em sẽ làm gì? A. Xây dựng thêm nhiều nhà máy với công nghệ cũ. B. Tăng ca liên tục trong quá trình sản xuất trên dây truyền cũ. C. Thu hút người lao động có trình độ từ đại học trở lên vào làm việc. D. Nhập dây chuyền công nghệ hiện đại để tăng năng suất lao động. Câu 90: Một trong những mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là A. bảo tồn đa dạng sinh học. B. tăng tỉ lệ che phủ rừng, bảo vệ động thực vật. C. xây dựng hệ thống xử lí chất thải. D. chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường. Câu 91: Gia đình ông A có nghề truyền thống là sản xuất đồ gia dụng bằng gỗ để bán trên thị trường. Ông A và hai con trai là M, S là thợ chính tạo ra sản phẩm. Vợ ông là bà B có trách nhiệm trông con nhỏ cho anh M. Chị V vợ anh M thì đi kí kết hợp hồng, tìm khách hàng và quảng bá sản phẩm. Chị L vợ anh S quản lí tài chính và đi thu nợ. T con trai thứ 3 của ông A đang là học sinh cấp 3 khi nào được nghỉ học thì giúp mẹ trông cháu. Trong trường hợp này, những ai trong gia đình ông A thực hiện chức năng kinh tế của gia đình? A. Ông A, M, S. B. Ông A, bà B, M, S, V, L, T. C. Ông A, M, S, V, L D. Ông A, bà B, M, S, V, L. Câu 92: Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn con đường lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ A. chiếm hữu nô lệ. B. tư bản chủ nghĩa. C. tư bản độc quyền. D. phong kiến. Câu 93: Anh H là Giám đốc công ty V, do có năng lực tổ chức quản lí và kinh doanh nên công ty ngày càng làm ăn phát triển, đời sống của công nhân viên được đảm bảo. Anh G là Giám đốc công ty Y trong quá trình tổ chức quản lí và kinh doanh có những hạn chế yếu kém về công tác quản lí nên doanh nghiệp có nguy cơ thua lỗ và phá sản. Hiện tượng này đề cập đến tác động nào dưới đây của quy luật giá trị? A. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa. B. Phân phối lại nguồn hàng và tăng năng suất lao động. C. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. Câu 94: Quy luật giá trị tác động đến sản xuất và lưu thông hàng hóa bởi yếu tố nào dưới đây? A. Kích thích tiêu dùng tăng lên. B. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa. C. Điều tiết dòng vốn trên thị trường. D. Điều tiết tiền công lao động. Câu 95: Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất được gọi là A. sức lao động. B. tư liệu lao động. C. lao động. D. đối tượng lao động. Câu 96: Ý kiến nào dưới đây là đúng về trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước? A. Học sinh cũng có trách nhiệm xây dựng Nhà nước. B. Xây dựng Nhà nước là tùy vào tính tự giác mỗi người. C. Chỉ cán bộ, công chức Nhà nước mới có trách nhiệm xây dựng Nhà nước. D. Xây dựng nhà nước là trách nhiệm riêng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trang 2/5 Mã đề thi 312
- Câu 97: Một trong các chức năng cơ bản của thị trường là A. kích thích lực lượng sản xuất phát triển. B. chuyển đổi cơ cấu sản xuất và lưu thông hàng hóa. C. thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. D. kích thích năng suất lao động tăng lên. Câu 98: Công ty kinh doanh xăng dầu M đầu cơ tích trữ xăng dầu nhằm thu được lợi nhuận cao. Việc làm của công ty xăng dầu M đã A. kích thích phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao năng suất lao động. B. tạo ra động lực cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. C. nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. D. vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng tới đời sống nhân dân. Câu 99: Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực xã hội? A. Quyền lao động, quyền bình đẳng nam, nữ. B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. C. Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, quyền biểu quyết. D. Quyền sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật. Câu 100: Nội dung nào dưới đây là một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số ở nước ta? A. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số. B. Phân bố dân số hợp lí. C. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí đối với công tác dân số. D. Tăng cường bộ máy Nhà nước đối với công tác dân số. Câu 101: Bác nông dân đang cuốc đất trồng rau. Cày, cuốc, dụng cụ lao động nhà chị T đã được cất gọn gàng trong kho. Bác thợ rèn đang mài lại cuốc cho khách hàng. Ai đó bỏ cái cuốc hỏng ven bờ ruộng. Trong các trường hợp trên, trường hợp nào cái cuốc là đối tượng lao động? A. Đang được cất trong kho. B. Đang bị bỏ ven bờ ruộng. C. Đang được mài lại. D. Đang được dùng để cuốc đất. Câu 102: Chị H nuôi bò để bán lấy tiền, rồi dùng tiền đó để mua xe máy. Vậy tiền của chị H đã thực hiện chức năng nào dưới đây? A. Phương tiện cất trữ. B. Phương tiện lưu thông. C. Phương tiện thanh toán. D. Thước đo giá trị. Câu 103: Chính sách giao đất, giao rừng của Nhà nước cho nhân dân để thực hiện mục đích nào dưới đây? A. Mở rộng diện tích rừng. B. Chấm dứt tình trạng khái thác rừng bừa bãi. C. Sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên rừng. D. Quản lí, bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả. Câu 104: Cán bộ chuyên trách dân số xã A phát tờ rơi cho người dân về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Việc làm này đã thực hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách dân số ? A. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền cho người dân về kế hoạch hóa gia đình. B. Nâng cao hiệu quả của người dân về chính sách dân số. C. Tạo điều kiện cho người dân chủ động tham gia thực hiện kế hoạch hóa gia đình. D. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí nhà nước đối với dân số. Câu 105: Nội dung nào dưới đây lí giải sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta? A. Do sự đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường. B. Do đòi hỏi tất yếu về việc xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. C. Những thành phần kinh tế cũ vẫn còn và xuất hiện thêm những thành phần kinh tế mới. Trang 3/5 Mã đề thi 312
- D. Nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Câu 106: Đối với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, cạnh tranh lành mạnh được xem là A. hiện tượng tất yếu. B. động lực kinh tế. C. cơ sở quan trọng. D. nhân tố cơ bản. Câu 107: Hiện nay, nhiều nơi ở nước ta, người nông dân bỏ lúa trồng các loại loại cây ăn quả có giá cao trên thị trường. Trong trường hợp này người nông dân đã căn cứ chức năng nào dưới đây của thị trường để chuyển đổi cơ cấu cây trồng? A. Chức năng thừa nhận giá trị. B. Chức năng điều tiết sản xuất, tiêu dùng. C. Chức năng thông tin. D. Chức năng thực hiện giá trị. Câu 108: Thành phần kinh tế nào dưới đây không có trong nền kinh tế ở nước ta hiện nay? A. Kinh tế tư nhân. B. Kinh tế tập thể. C. Kinh tế hỗn hợp. D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 109: Theo C. Mác, chúng ta có thể dựa vào đâu để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau trong lịch sử? A. Sản phẩm lao động. B. Tư liệu lao động. C. Người lao động. D. Đối tượng lao động. Câu 110: Đầu năm học mới nhu cầu văn phòng phẩm của học sinh tăng, các nhà sản xuất đã đẩy mạnh sản xuất. Trong trường hợp này nhà sản xuất đã vận dụng nội dung nào dưới đây của quan hệ cung – cầu? A. Cung cầu ảnh hưởng lẫn nhau. B. Cung cầu ảnh hưởng tới giá cả thị trường. C. Cung cầu tác động lẫn nhau. D. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung cầu. Câu 111: Trong nền kinh tế hàng hoá khái niệm “cầu” được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào dưới đây? A. Nhu cầu có khả năng thanh toán. B. Nhu cầu của người tiêu dùng. C. Nhu cầu của mọi người. D. Nhu cầu tiêu dùng hàng hoá. Câu 112: Nội dung nào dưới đây là chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa? A. Bảo đảm lợi ích của tầng lớp trí thức. B. Bảo đảm lợi ích của đảng viên. C. Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. D. Bảo vệ lợi ích của người cầm quyền. Câu 113: Nhà nước xuất hiện từ khi A. mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. B. phân hóa lao động. C. xuất hiện chế độ cộng sản nguyên thủy. D. con người xuất hiện. Câu 114: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là A. chế độ công hữu về tài sản. B. chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. C. chế độ tư hữu về tài sản. D. chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Câu 115: Trong nông nghiệp, chuyển từ hình tức lao động “ con trâu đi trước, cái cày theo sau” sang lao động bằng máy móc là thể hiện quá trình nào dưới đây ở nước ta hiện nay? A. Hiện đại hóa. B. Công nghiệp hóa. C. Tự động hóa. D. Nông thôn hóa. Câu 116: Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thu công ̉ lên lao động A. hiện đại. B. tiên tiến. C. tự động hoá. D. cơ khí. Câu 117: Một trong những chức năng cơ bản của tiền tệ là A. thước đo thị trường. B. thước đo kinh tế. C. tiền tệ thế giới. D. thước đo giá cả. Câu 118: Việc đi lên chủ nghĩa xã hội đối với nước ta là sự lựa chọn đúng đắn vì Trang 4/5 Mã đề thi 312
- A. chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội thì đất nước mới nhận được sự giúp đỡ của thế giới. B. chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội thì đất nước mới thực sự độc lập. C. chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội thì đất nước mới được thế giới công nhận. D. chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội thì đất nước mới được thế giới quan tâm. Câu 119: Để nâng cao năng suất thu hoạch lúa, anh X đã đầu tư mua một máy gặt đập liên hoàn. Việc làm của anh X thể hiện nội dung nào dưới đây của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? A. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn. B. Phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin. C. Phát triển mạnh mẽ nhân lực. D. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Câu 120: Đối tượng lao động của người thợ mộc là A. máy cưa. B. gỗ. C. đục, bào. D. bàn ghế. HẾT (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Trang 5/5 Mã đề thi 312
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 311
5 p | 46 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 308
5 p | 70 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 303
5 p | 65 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 302
5 p | 57 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 301
5 p | 91 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 308
4 p | 83 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 302
4 p | 53 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 306
4 p | 80 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 307
4 p | 62 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 307
5 p | 42 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 306
5 p | 87 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 305
5 p | 45 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 304
5 p | 50 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 303
4 p | 65 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 304
5 p | 58 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 310
4 p | 74 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 309
4 p | 58 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 301
4 p | 77 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn