Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Lịch sử lớp 11 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 301
lượt xem 4
download
Vận dụng kiến thức và kĩ năng các bạn đã được học để thử sức với “Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Lịch sử lớp 11 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 301” này nhé. Thông qua đề kiểm tra giúp các bạn ôn tập và nắm vững kiến thức môn học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Lịch sử lớp 11 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 301
- TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU KỲ THI KSCL LỚP 11 LẦN 3 NĂM HỌC 20172018 ───────── Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Mã đề thi 301 Môn thi thành phần: LỊCH SỬ 11 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề. Họ, tên thí sinh:…………………………….; Số báo danh:……… Câu 1: Phan Thanh Giản sau khi để mất 3 tỉnh miền Tây Nam Kì đã tự vẫn. Từ đó về sau, nhiều quan lại tiếp tục tự sát vì lí do tương tự. Điều đó thể hiện: A. sức mạnh tấn công ngày càng tăng của thực dân Pháp. B. sự bạc nhược của một bộ phận quan quân triều đình. C. sự thiếu niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. D. sự bế tắc của một số quan lại trước nguy cơ mất nước. Câu 2: Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 18581884 và các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong các thế kỉ XXVIII có sự khác nhau về A. tinh thần kháng chiến. B. kẻ thù xâm lược. C. lực lượng tham gia. D. mức độ ác liệt. Câu 3: Nội dung nào dưới đây KHÔNG phải là nguyên nhân Pháp đưa quân vào Gia Định và Nam Kì năm 1859? A. Gia Định và Nam Kì là vựa lúa của Việt Nam. B. Chiếm Nam Kì để cắt đứt con đường tiếp tế của triều Nguyễn. C. Hệ thống giao thông đường thủy ở đây rất thuận tiện. D. Chiếm được Gia Định và Nam Kì, tạo cơ sở chiếm Đà Nẵng. Câu 4: Từ năm 18851896 đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nào dưới đây? A. Ba Đình. B. Bãi Sậy. C. Hương Khê. D. Yên Thế. Câu 5: Thủ phạm châm ngòi cho cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai (19391945) là A. các nước dân chủ. B. các nước bị phát xít chiếm đóng. C. Liên Xô. D. các nước phát xít. Câu 6: Kết cục của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối XIX đã chứng tỏ A. độc lập dân tộc không gắn liền với chủ nghĩa phong kiến. B. giải phóng dân tộc phải gắn liền với thay đổi chế độ xã hội. C. trách nhiệm để mất nước thuộc về vua quan triều Nguyễn. D. nước ta rơi vào ách thống trị của Pháp là một tất yếu lịch sử. Câu 7: Một trong những ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga đối với phong trào giải phóng dân tộc đó là A. cổ vũ mạnh mẽ phong trào công nhân quốc tế, chỉ cho họ con đường đi tới thắng lợi. B. làm xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới theo con đường cách mạng vô sản. C. đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình lịch sử và cục diện của thế giới. D. lật đổ chính phủ tư sản lâm thời, đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền. Câu 8: Chủ nghĩa phát xít ra đời ở Đức, Italia, Nhật Bản bởi vì các nước này A. ít thuộc địa, thiếu vốn và nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hẹp. B. nhiều vốn nhưng không có biện pháp mở rộng thị trường. C. ít thuộc địa, thiếu vốn nhưng có thị trường tiêu thụ rộng. D. nhiều thuộc địa, nhiều vốn nhưng thị trường tiêu thụ hẹp. Câu 9: Phong trào Cần vương diễn ra ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX có những cuộc khởi nghĩa lớn nào dưới đây? A. Ba Đình, Bãi Sậy, Yên Thế. B. Ba Đình, Hương Khê, Yên Thế. Trang 1/5 Mã đề thi 301
- C. Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế. D. Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê. Câu 10: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất bởi vì A. chủ nghĩa phát xít đe dọa đến hòa bình và an ninh thế giới. B. chủ nghĩa phát xít cản trở Liên Xô xây dựng đất nước. C. chủ nghĩa phát xít ngăn cản sự giao lưu, hợp tác quốc tế. D. chủ nghĩa phát xít đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa xã hội. Câu 11: Ấn Độ đề ra phương pháp đấu tranh “bất bạo động” là xuất phát từ yếu tố nào dưới đây? A. Đặc điểm tôn giáo. B. Đặc điểm kinh tế. C. Đặc điểm văn hóa. D. Đặc điểm chính trị. Câu 12: Những chính sách của triều đình nhà Nguyễn ở nước ta vào giữa thế kỷ XIX đã A. làm cho Việt Nam bị lệ thuộc vào các nước phương Tây. B. trở thành nguyên nhân sâu xa để Việt Nam bị xâm lược. C. làm cho sức mạnh phòng thủ của đất nước bị suy giảm. D. đặt Việt Nam vào thế đối đầu với tất cả các nước tư bản. Câu 13: Thắng lợi nào của Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai đã buộc Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện, chấm dứt chiến tranh ở châu Âu? A. Chiến thắng Cuốcxcơ. B. Chến thắng Mátxcơva. C. Chiến thắng Xtalingrat. D. Chiến thắng Béc Lin. Câu 14: Quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược bởi vì A. tầng lớp Samurai rất đông và mạnh. B. ở Nhật đang theo chế độ tư sản đại nghị. C. đã có sẵn chế độ chuyên chế thiên hoàng. D. các thế lực phát xít ra đời sớm ở Nhật. Câu 15: Chiến tranh thế giới lần thứ hai (19391945) kết thúc bằng sự kiện lịch sử nào sau đây? A. Đức đánh bại nước Pháp. B. Nhật đầu hàng Đồng minh. C. Liên Xô tuyên chiến với Nhật. D. Đức đầu hàng Đồng minh. Câu 16: Nhiệm vụ của phong trào nông dân Yên Thế (18841913) là A. chống chính sách bình định của thực dân Pháp để tự giải phóng dân tộc. B. chống chính sách cướp bóc và bình định quân sự của thực dân Pháp để tự vệ. C. chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ phong kiến. D. chống triều đình phong kiến đầu hàng để thiết lập triều đại phong kiến mới. Câu 17: Nước Nhật và Đức trong giai đoạn 19181939 có sự khác nhau về A. tiềm lực đất nước. B. chính sách đối ngoại. C. quá trình phát xít hóa. D. đặc điểm kinh tế. Câu 18: Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 19181939 đặt dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào dưới đây? A. Đảng Cộng sản. B. Quốc dân đảng. C. Đảng Dân tộc. D. Đảng Quốc đại. Câu 19: Sự kiện lịch sử nào dưới đây đã trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX? A. Cuộc phản công của phe chủ chiến. B. Hiệp ước Patơnốt được kí kết. C. Chiếu Cần vương được ban ra. D. Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Câu 20: Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta trước tiên ở địa phương nào dưới đây? A. Hà Nội. B. Đà Nẵng. C. Huế. D. Gia Định. Câu 21: Ý nào dưới đây KHÔNG phải là nguyên nhân đưa tới thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp từ 18581884 của nhân dân ta? A. Pháp là nước tư bản, mạnh hơn ta về nhiều mặt. Trang 2/5 Mã đề thi 301
- B. Nhân dân ta không hợp tác với triều đình để đánh giặc. C. Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng. D. Đường lối kháng chiến của triều Nguyễn có nhiều sai lầm. Câu 22: Sự kiện lịch sử nào dưới đây đã đánh dấu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta từ 18581884 kết thúc A. Hiệp ước Patơnốt được kí kết. B. Vua Tự Đức qua đời. C. Pháp tấn công cửa biển Thuận An. D. Hiệp ước Hácmăng được kí kết. Câu 23: Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 1945) vì họ A. thực hiện chính sách hòa bình, trung lập. B. ngăn cản việc thành lập liên minh chống phát xít. C. thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít. D. không tham gia khối Đồng minh chống phát xít. Câu 24: Để hàn gắn vết thương chiến tranh và khôi phục kinh tế, vào tháng 31921, Đảng Bôn sêvích Nga đã thực hiện A. chính sách cộng sản thời chiến. B. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. C. chính sách kinh tế mới. D. tập thể hóa nông nghiệp. Câu 25: Thể chế chính trị của nước Nga sau cách mạng 19051907 là A. dân chủ chủ nô. B. quân chủ chuyên chế. C. cộng hòa quý tộc. D. quân chủ lập hiến. Câu 26: Chính sách kinh tế mới của nước Nga Xô viết (1921) đã để lại cho Việt Nam bài học kinh nghiệm nào? A. Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt. B. Chú trọng phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp nặng. C. Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, có sự quản lí của Nhà nước. D. Xây dựng kinh tế tự chủ, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Câu 27: Nội dung nào dưới đây đánh giá KHÔNG đúng về chiến tranh thế giới lần thứ hai (19391945)? A. Chiến tranh thế giới thứ hai 19391945 kết thúc đã tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển. B. Đối với các nước tư bản dân chủ, chiến tranh thế giới lần thứ hai 19391945 là cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa. C. Thủ phạm châm ngòi cho cuộc chiến tranh là các nước phát xít nhưng Mĩ, Anh, Pháp cũng phải chịu một phần trách nhiệm. D. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau xung quanh vấn đề thuộc địa là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh. Câu 28: Thành quả lớn nhất của Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga là đã A. giải phóng người lao động khỏi mọi sự áp bức. B. đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước. C. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. D. lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời. Câu 29: Câu 29 Phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX có tính chất A. tư sản. B. phong kiến. C. tự phát. D. vô sản. Câu 30: Cuộc khởi nghĩa Yên Thế kéo dài được 30 năm bởi vì A. Pháp suy yếu nên phải hòa hoãn với nghĩa quân. B. địa bàn rừng núi hợp với lối đánh du kích. C. có đường lối đấu tranh đúng đắn, khoa học. Trang 3/5 Mã đề thi 301
- D. có quy mô toàn quốc, lực lượng đông đảo. Câu 31: Một trong những nguyên nhân khách quan đưa tới thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là do A. các nước đế quốc bận tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ nhất. B. sự lãnh đạo sáng suốt của Lênin và Đảng Bônsêvích Nga. C. công nhân Nga trưởng thành, có đồng minh gần gũi là nông dân. D. giai cấp tư sản Nga suy yếu cực độ, tự mình sụp đổ nhanh chóng. Câu 32: Đế quốc Nhật Bản có đặc điểm là phong kiến quân phiệt bởi vì lí do nào dưới đây? A. Nhật vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. B. Giai cấp tư sản Nhật chủ trương theo con đường bạo lực. C. Nhật Bản vốn là một nước phong kiến có lịch sử lâu đời. D. Nhật Bản học tập theo mô hình xây dựng đất nước của Đức. Câu 33: Trong phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (năm 1919), giai cấp nào lần đầu xuất hiện trên vũ đài chính trị? A. binh lính. B. nông dân. C. tiểu tư sản. D. công nhân. Câu 34: Nhận xét nào dưới đây về phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX là KHÔNG đúng? A. Thất bại của phong trào bắt nguồn từ hạn chế của con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến. B. Phong trào đã thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của các văn thân, sĩ phu và nhân dân ta. C. Mục tiêu của phong trào là đánh đuổi giặc Pháp, giải phóng dân tộc, thiết lập trở lại chế độ phong kiến. D. Phong trào đã mang tính thống nhất cao trên quy mô cả nước, gây rất nhiều khó khăn cho Pháp. Câu 35: Ý nào dưới đây KHÔNG phải là chính sách đối ngoại của triều Nguyễn vào giữa thế kỉ XIX? A. Hợp tác với Pháp. B. Cấm đạo thiên chúa. C. Đuổi giáo sĩ phương Tây. D. Bế quan tỏa cảng. Câu 36: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 19291933 bùng nổ đầu tiên ở quốc gia nào? A. Đức. B. Anh. C. Mĩ. D. Nhật Bản. Câu 37: Ý kiến nào dưới đây đánh giá KHÔNG đúng về cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? A. Đây là cuộc đấu tranh của công nhân Nga, đồng thời là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. B. Đây là cuộc cách mạng có tính chất vô sản, đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền. C. Cuộc cách mạng đã lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, xóa bỏ tàn dư phong kiến. D. Cách mạng đã giành được chính quyền ở các vùng nông thôn sau đó tỏa ra thành phố lớn. Câu 38: Chế độ phong kiến Việt Nam vào giữa thế kỉ XIX có biểu hiện A. khủng hoảng nghiêm trọng. B. phát triển thịnh đạt. C. phát triển xen kẽ suy thoái. D. bước đầu có sự phát triển. Câu 39: Một trong những điểm mới của phong trào Ngũ tứ (năm 1919) so với các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIXđầu XX là về A. về kết quả. B. về quy mô. C. phương pháp. D. lực lượng. Câu 40: Cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga và các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại có sự khác nhau về A. lãnh đạo cách mạng. B. nhiệm vụ cách mạng. C. lực lượng tham gia. D. phương pháp đấu tranh. HẾT Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 4/5 Mã đề thi 301
- Trang 5/5 Mã đề thi 301
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 311
5 p | 46 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 308
5 p | 70 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 303
5 p | 65 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 302
5 p | 57 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 301
5 p | 91 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 308
4 p | 83 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 302
4 p | 53 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 306
4 p | 80 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 307
4 p | 62 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 307
5 p | 42 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 306
5 p | 87 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 305
5 p | 45 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 304
5 p | 50 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 303
4 p | 65 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 304
5 p | 58 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 310
4 p | 74 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 309
4 p | 58 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 301
4 p | 78 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn