intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Lịch sử lớp 11 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 307

Chia sẻ: Ho Quang Dai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

16
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Lịch sử lớp 11 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 307" sẽ giúp các bạn biết được cách thức làm bài thi trắc nghiệm cũng như củng cố kiến thức của mình, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Lịch sử lớp 11 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 307

  1. TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU KỲ THI KSCL LỚP 11 LẦN 3 NĂM HỌC 2017­2018 ───────── Bài thi: KHOA HỌC XàHỘI Mã đề thi 307 Môn thi thành phần: LỊCH SỬ 11 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Họ, tên thí sinh:…………………………….; Số báo danh:……… Câu 1:  Phan Thanh Giản sau khi để  mất 3 tỉnh miền Tây Nam Kì đã tự  vẫn. Từ  đó về  sau,   nhiều quan lại tiếp tục tự sát vì lí do tương tự. Điều đó thể hiện: A. sức mạnh tấn công ngày càng tăng của thực dân Pháp. B. sự bạc nhược của một bộ phận quan quân triều đình. C. sự thiếu niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. D. sự bế tắc của một số quan lại trước nguy cơ mất nước. Câu 2: Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ  1858­1884  và các cuộc kháng chiến  chống ngoại xâm trong các thế kỉ X­XVIII có sự khác nhau về A. tinh thần kháng chiến. B. đường lối kháng chiến. C. quy mô kháng chiến. D. mức độ ác liệt. Câu 3: Trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta từ 1858­1884, sau khi kế hoạch “đánh nhanh   thắng nhanh” thất bại, Pháp đã chuyển sang kế hoạch A. chinh phục từng gói nhỏ. B. đánh lâu dài. C. lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. D. vừa đánh, vừa đàm. Câu 4: Từ năm 1885­1896 đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nào dưới đây? A. Ba Đình. B. Bãi Sậy. C. Hương Khê. D. Yên Thế. Câu 5: Thủ phạm châm ngòi cho chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939­1945) là A. các nước dân chủ. B. các nước bị phát xít chiếm đóng. C. Liên Xô. D. các nước phát xít. Câu 6: Kết cục của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối XIX đã chứng tỏ A. độc lập dân tộc không gắn liền với chủ nghĩa phong kiến. B. giải phóng dân tộc phải gắn liền với thay đổi chế độ xã hội. C. trách nhiệm để mất nước thuộc về vua quan triều Nguyễn. D. nước ta rơi vào ách thống trị của Pháp là một tất yếu lịch sử. Câu 7: Một trong những ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với phong trào  giải phóng dân tộc đó là A. cổ vũ phong trào công nhân, chỉ cho họ con đường đi tới thắng lợi. B. đã chọc thủng khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền chủ nghĩa đế quốc. C. đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình lịch sử và cục diện của thế giới. D. lật đổ chính phủ tư sản, đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền. Câu 8: Một trong những nguyên nhân đưa tới cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929­1933 là   do A. sự phát triển kinh tế không tương xứng với sự cải thiện đời sống nhân dân. B. chính phủ của các nước tư bản tìm cách hạn chế nhu cầu của người dân. C. quan hệ quốc tế có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến kinh tế. D. phong trào cách mạng thế giới tạm lắng làm đời sống nhân dân cực khổ. Câu 9:  Phong trào Cần vương diễn ra  ở  Việt Nam vào cuối thế  kỉ  XIX có những cuộc khởi   nghĩa lớn nào dưới đây? A. Ba Đình, Bãi Sậy, Yên Thế. B. Ba Đình, Hương Khê, Yên Thế. C. Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế. D. Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 307
  2. Câu 10: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm  nhất bởi vì A. chủ nghĩa phát xít đe dọa đến hòa bình và an ninh thế giới. B. chủ nghĩa phát xít cản trở Liên Xô xây dựng đất nước. C. chủ nghĩa phát xít ngăn cản sự giao lưu, hợp tác quốc tế. D. chủ nghĩa phát xít đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa xã hội. Câu 11:  Nội dung nào dưới đây đánh giá KHÔNG đúng về  chiến tranh thế  giới lần thứ  hai   (1939­1945)? A. Thủ phạm châm ngòi cho cuộc chiến tranh là các nước phát xít nhưng Mĩ, Anh, Pháp cũng phải  chịu một phần trách nhiệm. B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau xung quanh vấn đề thuộc địa là nguyên nhân sâu xa  dẫn đến chiến tranh. C. Sự hình thành khối Đồng minh chống phát xít chứng tỏ các quốc gia có chế độ chính trị khác  nhau không thể cùng hợp tác. D. Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, sự tham gia của Liên Xô chống Nhật đã góp phần vào  sự nghiệp giải phóng các nước châu Á. Câu 12: Những chính sách của triều đình nhà Nguyễn ở nước ta vào giữa thế kỷ XIX đã A. đặt  Việt Nam vào tình thế bất lợi trước cuộc xâm lược của Pháp. B. trở thành nguyên nhân sâu xa để Việt Nam bị Pháp xâm lược. C. làm cho Việt Nam bị lệ thuộc vào các nước tư bản phương Tây. D. đặt Việt Nam vào tình thế đối đầu với tất cả các nước tư bản. Câu 13: Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, chiến thắng Xtlingrat (2­1943) c ủa H ồng   quân Liên Xô đã A. đánh dấu chiến tranh lan rộng toàn thế giới. B. đánh bại hoàn toàn phát xít Đức ở châu Âu. C. đánh dấu bước ngoặt của chiến tranh. D. đánh dấu chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Câu 14: Quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản kéo dài trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX là do A. sự bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền về việc phân chia lợi nhuận sau chiến tranh. B. giới cầm quyền Nhật muốn có thời gian để xây dựng lực lượng quân đội mạnh. C. sự bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền về cách thức tiến hành chiến tranh xâm lược. D. giới cầm quyền Nhật muốn có thời gian để chuẩn bị chu đáo cho việc quân phiệt hóa. Câu 15: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của A. Liên Xô. B. các nước phát xít. C. các nước bị phát xít chiếm đóng. D. các nước dân chủ. Câu 16: Nhiệm vụ của phong trào nông dân Yên Thế (1884­1913) là A. chống chính sách bình định của thực dân Pháp để tự giải phóng dân tộc. B. chống chính sách cướp bóc và bình định quân sự của thực dân Pháp để tự vệ. C. chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ phong kiến. D. chống triều đình phong kiến đầu hàng để thiết lập triều đại phong kiến mới. Câu 17: Các nước Mĩ, Anh, Pháp trong giai đoạn 1933­1939 KHÔNG có sự thống nhất về A. tiềm lực đất nước. B. chính sách đối ngoại. C. truyền thống dân chủ. D. đặc điểm kinh tế. Câu 18: Đảng Quốc đại ở Ấn Độ là chính đảng của giai cấp nào dưới đây? A. nông dân. B. tiểu tư sản. C. tư sản. D. công nhân. Câu 19: Sự  kiện lịch sử  nào dưới đây đã trực tiếp dẫn đến sự  bùng nổ  của phong trào Cần   vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX? A. Cuộc phản công của phe chủ chiến. B. Hiệp ước Pa­tơ­nốt được kí kết. C. Pháp tấn công cửa biển Thuận An. D. Chiếu Cần vương được ban ra.                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 307
  3. Câu 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858­1884 diễn ra  trước tiên ở địa phương nào dưới đây? A. Đà Nẵng. B. Hà Nội. C. Huế. D. Gia Định. Câu 21: Một trong những biện pháp triều đình Nguyễn sử dụng trong cuộc kháng chiến chống   Pháp từ 1858­1884 là A. sử dụng đường lối đấu tranh vũ trang. B. xa rời đấu tranh vũ trang, cắt đất cầu hòa. C. đoàn kết toàn dân chống giặc. D. kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài. Câu 22: Sự kiện lịch sử nào dưới đây đã đánh dấu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của  nhân dân ta từ 1858­1884 kết thúc A. Hiệp ước Pa­tơ­nốt được kí kết. B. Vua Tự Đức qua đời. C. Pháp tấn công cửa biển Thuận An. D. Hiệp ước Hác­măng được kí kết. Câu 23: Nước Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về  sự  bùng nổ  của cuộc Chiến tranh thế  giới thứ hai (1939 ­ 1945) vì A. thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít. B. ngăn cản việc thành lập liên minh chống phát xít. C. theo “chủ nghĩa biệt lập” ở Tây bán cầu. D. không tham gia khối Đồng minh chống phát xít. Câu 24: Nhiệm vụ trọng tâm của nhân dân Liên Xô khi bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã  hội từ 1925 đến 1941 là A. cơ giới hóa trong nông nghiệp. B. thanh toán nạn mù chữ. C. xóa bỏ các giai cấp bóc lột. D. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Câu 25: Thể chế chính trị của nước Nga sau cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 là A. dân chủ chủ nô. B. quân chủ chuyên chế. C. cộng hòa. D. quân chủ lập hiến. Câu 26: Chính sách kinh tế  mới của nước Nga Xô viết (1921) đã để  lại cho Việt Nam bài học   kinh nghiệm nào? A. Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt. B. Chú trọng phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp nặng. C. Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, có sự quản lí của Nhà nước. D. Xây dựng kinh tế tự chủ, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Câu 27:  Ấn Độ đề ra phương pháp đấu tranh “bất bạo động” là xuất phát từ yếu tố nào dưới  đây? A. Đặc điểm văn hóa. B. Đặc điểm chính trị. C. Đặc điểm kinh tế. D. Đặc điểm dân tộc. Câu 28: Ý nào dưới đây KHÔNG phải là nguyên nhân nước Nga Xô viết thực hiện Chính sách   kinh tế mới từ 3­1921? A. Chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp. B. Chính trị và xã hội không ổn định. C. Kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng. D. Quân đội các nước đế quốc tấn công vào nước Nga. Câu 29: Tính chất của phong trào nông dân Yên Thế (1884­1913) ở Việt Nam là A. tư sản. B. phong kiến. C. tự phát. D. vô sản. Câu 30: Tại sao Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương  ở  Việt Nam cuối thế kỉ XIX? A. Vì diễn ra trên địa bàn rừng núi. B. Vì diễn ra lâu nhất, tổ chức chặt chẽ. C. Vì đề ra mục tiêu phù hợp nhất. D. Vì có hạn chế về dường lối, phương pháp. Câu 31: Xu hướng phát triển của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là A. tiến lên lật đổ chế độ phong kiến. B. tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 307
  4. C. tiến lên xóa bỏ chủ nghĩa tư bản. D. tiến lên giải phóng các dân tộc. Câu 32: Đế quốc Nhật Bản có đặc điểm là phong kiến quân phiệt bởi vì lí do nào dưới đây? A. Tầng lớp quý tộc chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự. B. Giai cấp tư sản Nhật Bản liên minh với quý tộc phong kiến. C. Nhật Bản vốn là một nước phong kiến có lịch sử lâu đời. D. Nhật Bản học tập theo mô hình xây dựng đất nước của Đức. Câu 33: Giai cấp công nhân  ở Trung Quốc đã lần đầu xuất hiện trên vũ đài chính trị  từ  trong   phong trào cách mạng nào? A. Phong trào Duy tân. B. Phong trào Ngũ tứ. C. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn. D. Cách mạng Tân Hợi. Câu 34:  Nhận xét nào dưới đây về  phong trào Cần vương  ở  Việt Nam cuối thế  kỉ  XIX là  KHÔNG đúng? A. Thất bại của phong trào bắt nguồn từ hạn chế của con đường cứu nước theo khuynh hướng  phong kiến. B. Phong trào đã thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của các văn thân, sĩ phu và nhân dân ta. C. Mục tiêu của phong trào là đánh đuổi giặc Pháp, giải phóng dân tộc, thiết lập trở lại chế độ  phong kiến. D. Phong trào đã mang tính thống nhất cao trên quy mô cả nước, gây rất nhiều khó khăn cho Pháp. Câu 35: Ý nào dưới đây phản ánh đúng về tình hình kinh tế nước ta vào giữa thế kỉ XIX? A. Nông nghiệp sa sút, công nghiệp phát triển. B. Nông nghiệp, công nghiệp đều phát triển. C. Công nghiệp đình đốn, nông nghiệp phát triển. D. Nông nghiệp sa sút, công nghiệp đình đốn. Câu 36: Trật tự thế giới mới được thiết lập sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất là A. trật tự thế giới hai cực. B. trật tự thế giới đa cực. C. trật tự Vécxai­Oasinhtơn. D. trật tự thế giới một cực. Câu 37: Ý kiến nào dưới đây đánh giá KHÔNG đúng về cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm  1917? A. Đây là cuộc đấu tranh của công nhân Nga, đồng thời là cách mạng đã giải phóng dân tộc. B. Đây là cuộc cách mạng có tính chất vô sản, đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền. C. Cuộc cách mạng đã lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, xóa bỏ tàn dư phong kiến. D. Cách mạng đã giành được chính quyền ở các vùng nông thôn sau đó tỏa ra thành phố lớn. Câu 38: Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là quốc gia A. phong kiến độc lập, có chủ quyền. B. phong kiến nửa thuộc địa. C. nửa thuộc địa, nửa phong kiến. D. thuộc địa nửa phong kiến. Câu 39: Nội dung nào dưới đây KHÔNG phải là ý nghĩa của phong trào Ngũ tứ  (năm 1919)  ở  Trung Quốc? A. Mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc và phong kiến của nhân dân Trung Quốc. B. Chứng tỏ chủ nghĩa Mác­Lê nin đã được truyền bá sâu rộng đến học sinh, sinh viên Trung Quốc. C. Đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng tư sản kiểu cũ sang kiểu mới. D. Đưa công nhân Trung Quốc bước lên vũ đài chính trị với tư cách là lực lượng cách mạng độc  lập. Câu 40: Cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga và các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại   có sự khác nhau về A. xu hướng phát triển. B. nhiệm vụ cách mạng. C. lực lượng tham gia. D. phương pháp đấu tranh. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 307
  5. ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 307
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1