intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL lần 4 môn Ngữ Văn lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Đề lẻ

Chia sẻ: Thị Hằng | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

271
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo Đề thi KSCL lần 4 môn Ngữ Văn lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Đề lẻ giúp các bạn học sinh có thêm nguồn tài liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL lần 4 môn Ngữ Văn lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Đề lẻ

  1. SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KSCL CHUYÊN ĐỀ LẦN 4  TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN  MÔN: NGỮ VĂN 10 Đề lẻ Thời gian làm bài : 120 phút (Gồm 01 trang) (Không kể thời gian phát đề) I.Phần  Đọc ­ hiểu (3,0 điểm)            Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: MẸ Con về thăm mẹ chiều mưa Mới hay nhà dột gió lúa bốn bên. Hạt mưa sợi thẳng, sợi xiên, Cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời. Con đi đánh giặc một đời Mà không che nổi một nơi mẹ nằm.                                                  (Tô Hoàn) Câu 1: Xác định  phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2: Các hình ảnh nhà dột, gió lùa bốn bên, những đêm trắng trời diễn tả điều gì? Câu 3: Hai câu cuối thể hiện nỗi niềm gì của người con? Câu 4: Bài thơ đặt ra vấn đề gì trong cuộc sống hôm nay? II. Phần Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm ) Từ  phần Đọc­ hiểu, anh/chị  hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan  điểm của bản thân về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ. Câu 2 (5,0 điểm )         Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau: “Bây giờ trâm gãy gương tan, Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân! Trăm nghìn gửi lạy tình quân, Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi! Phận sao phận bạc như vôi! Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng. Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”                      (Trao duyên– Ngữ văn 10, tập 2, trang 105) …………..Hết…………………. Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh ........................................................Số báo danh...........................
  2. SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC                   ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT LẦN 4 THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN                                             NĂM HỌC 2017 ­ 2018                       Đề lẻ                                                              Môn: Ngữ văn­ Khối 10 ( Đáp án gồm 03trang ) Điểm Phần Câu Nội dung trình bày I Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: 3.0 1 ­ ­Phương thức biểu cảm chính: biểu cảm 0,5 2 ­ Các hình  ảnh nhà dột, gió lùa bốn bên, những đêm trắng trời  0.5 diễn tả cuộc sống vất vả, khó nhọc, gian lao của người mẹ. 3 Hai câu cuối thể hiện nỗi niềm của người con: tình yêu thương vô   1,0 bờ bến với người mẹ và nỗi day dứt, xót xa, ân hận. 4 Học sinh trình bày theo nhiều cách nhưng cần hợp lí, thuyết phục  1,0 có thể tham khảo các ý sau: ­Thái độ, trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ. ­Trách nhiệm của của công dân với đất nước…. Từ  phần Đọc­ hiểu, anh/chị  hãy viết một đoạn văn (khoảng     2,0  II 200 chữ) trình bày quan điểm của bản thân về trách nhiệm của  con cái đối với cha mẹ. 1 ­Học sinh trình bày theo nhiều cách nhưng cần hợp lí và thuyết   phục: Gợi ý ­ Thấu hiểu công lao,tình cảm cha mẹ dành cho con cái: 0,5 + Cha mẹ sinh ra, nuôi nấng, bảo vệ từ khi ta mới lọt lòng đến khi  trưởng thành. +Cha mẹ yêu thương, lo lắng, dạy dỗ ta mọi điều hay lẽ phải +Cha mẹ  tạo lập niềm tin và nền móng vững chắc cho con vào  ngưỡng cửa cuộc đời. 0,5 ­ Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ: +Kính trọng, lễ phép, nghe lời, hiếu kính với cha mẹ +Quan tâm, chăm sóc, sống có trách nhiệm với cha mẹ +Làm nhiều việc tốt để cha mẹ vui lòng,… 0,5 ­ Phê phán
  3. +Những kẻ bất hiếu, vô ơn, hỗn láo, coi khinh cha mẹ +Những người lười nhác, ham chơi không chịu giúp đỡ cha mẹ,… ­ Bài học:  0,5 +Nhận thức: Thấu hiểu công lao to lớn của cha mẹ, từ đó mà xác   định trách nhiệm, tình cảm của con cái đối với cha mẹ. +Hành động: chăm chỉ  học tập, chăm sóc, hiếu kính, giúp đỡ  cha  mẹ những công việc phù hợp,. … *  Lưu ý :  Học sinh viết không đúng hình thức đoạn văn trừ  0,5  điểm . II 2 Cảm nhận đoạn thơ 5.0 Mở bài  Vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và xác định nội dung nghị  0,5 luận :Tâm trạng đau đớn xót xa của Thúy Kiều khi đã trao duyên. Thân bài.Cảm nhận đoạn thơ 4,0 a. Khái quát về  vị  trí, nội dung đoạn trước và nội dung đoạn  0,5 thơ ­ Đoạn thơ là tám câu thơ cuối của đoạn trích " Trao duyên".  ­ Đoạn thơ này cho thấy tâm trạng đau đớn xót xa của Thúy Kiều   khi nàng sống trong thực tại nhớ về người mình yêu là Kim Trọng.   Phần hay nhất của đoạn trích chính là những lời độc thoại nội tâm  của Thúy Kiều. Kiều trao duyên mà dường như càng muốn níu kéo  mạnh mẽ hơn. Qua đó cũng thấy được tâm trạng đau nhói tận tâm  can của Kiều b. Kiều trở về tâm trang đau đớn và hướng cả về Kim Trọng 2,5 ­ Quên hẳn Thúy Vân đang hiện diện, Kiều hướng đến chàng Kim,  khóc cho tình yêu ngắn ngủi,  hạnh phúc bị  tan vỡ. Nàng đối diện  0,5 với thực tại đau xót: "Bây giờ trâm gãy gương tan/Kể làm sao xiết   muôn vàn ái ân".  Câu thơ giống như tiếng than xé lòng, não ruột về  thân phận của chính mình. Với Kiều, hạnh phúc quá mong manh,   Kiều chưa kịp hưởng trọn hạnh phúc thì nó đã vụt mất... ­  Kiều hướng tới Kim Trọng bày tỏ  sự  day dứt, tiếc nuối xót xa:  "Trăm nghìn gửi lạy tình quân / Tơ  duyên ngắn ngủi có ngần  ấy   thôi" ­> sự biết ơn sâu sắc của Kiều, đồng thời cũng là lời vĩnh biệt  0,5 đầy nghẹn ngào, tức tưởi... ­ Sau lời nhắn gửi tới Kim Trọng, Kiều nghĩ đến mình, đến một 
  4. con người phận bạc "Phận sao phận bạc như  vôi  /Đã đành nước   chảy hoa trôi lỡ làng"...   0,5 ­  Kiều tự  nhận mình phụ  bạc chàng Kim và tìm sự  cảm thông  ở  chàng "Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!/Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ   đây!".  Ở  câu thơ  cuối, Kiều đã tự  trách mình phụ  bạc với người   yêu nhưng không phải nàng không yêu Kim Trọng nữa  mà do hoàn  1,0 cảnh khách quan mang lại, Kiều hi sinh tình yêu vì chữ "hiếu", điều   này phù hợp với phẩm chất đạo đức của Nho giáo. Trước khi ra đi,  nàng nhờ em gái trả nghĩa cho Kim Trọng vậy mà nàng vẫn đau khổ  dằn vặt tự đổ lỗi cho mình.  => Rõ ràng Thúy Kiều là một cô gái giàu đức hi sinh và lòng vị  tha,   nàng luôn sống và nghĩ cho người mình yêu, hành động vì hạnh  phúc của người mình yêu. c. Đánh giá 1,0 ­ Với từ  ngữ giàu hình ảnh, màu sắc biểu cảm; dùng thành ngữ  có   tác dụng mạnh; ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động Nguyễn Du   thành công trong việc miêu tả tâm trạng nhân vật Thúy Kiều ­ Đoạn thơ  cho thấy tâm trạng đau đớn của Thúy Kiều khi nàng  không giữ được lời thề nguyền năm xưa, khi phải đối diện với tình  yêu tan vỡ chia lìa . Kết luận  Khái quát những vấn đề đã trình bày  0,5 3 Rút ra tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả                                                                                                           *Hết*
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0