intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi KSCL môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

  1. SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2022- 2023 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 Môn: Sinh học. Lớp 10. (Đề thi có 02 trang, gồm 26 câu) Thời gian: 60 phút. Không kể thời gian giao đề (Ngày thi: 05/11/2022) Mã đề: 103 I. TRẮC NGHIỆM. (6,0 điểm) Câu 1: Plasmit là dạng vật chất di truyền thường được tìm thấy ở nhóm sinh vật nào? A. Nấm B. Vi khuẩn C. Thực vật D. Động vật Câu 2: Cấu trúc nào dưới đây nằm ở bên ngoài màng sinh chất của tế bào động vật? A. Lông B. Roi C. Chất nền ngoại bào D. Thành tế bào Câu 3: Phân tử DNA của vi khuẩn không có đặc điểm nào sau đây? A. Hai đầu nối lại tạo thành DNA vòng. B. Cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung. C. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. D. Liên kết với prôtêin cấu tạo nên sợi nhiễm sắc. Câu 4: Loại Nitrogenous base thuộc nhóm purine là những loại nào sau đây? A. Adenine và Guanine. B. Thymine và Adenine. C. Guanine và Cytosine. D. Adenine và Cytosine. Câu 5: Khi nói về nhân tế bào, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Một tế bào có thể có một hoặc nhiều nhân. II. Trên màng nhân có các lỗ màng. III. Nhiễm sắc thể bao gồm DNA dạng vòng liên kết với protein. IV. Nhân được bao bọc bằng lớp màng kép. A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 6: Bộ ba nào sau đây nằm trên RNA? A. 3’AUG 5’ B. 5’ TCC 3’. C. 3’ ATC 5’. D. 3’ TGC 5’. Câu 7: Sinh vật đơn bào là những sinh vật chỉ được cấu tạo từ bao nhiêu tế bào? A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 8: DNA có hai mạch xoắn kép, đoạn mạch thứ nhất có trình tự các nucleotide 5’- ATCGGC-3’, đoạn mạch kia sẽ có trình tự nucleotide nào sau đây? A. 5’ -TAGCCG-3’. B. 5’ -UAGCCG-3’. C. 3’ -TAGCCG-5’. D. 3’ -UAGCCG-5’. Câu 9: Phân tử prôtêin có cấu trúc không gian tối đa bao nhiêu bậc? A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 10: Kích thước của tế bào nhân sơ giao động trong khoảng giá trị nào sau đây? A. 1-5µm. B. 1-5 nm. C. 3-7 µm. D. 1-10nm. Câu 11: DNA của vi khuẩn có đặc điểm nào sau đây? A. DNA ở vùng nhân là 1 phân tử DNA dạng sợi, xoắn kép. B. DNA chỉ có ở vùng nhân của vi khuẩn. C. Trong tế bào có thể có nhiều DNA dạng vòng. D. DNA ở vùng nhân là 1 phân tử tạo thành 1 nhiễm sắc thể dạng vòng. Câu 12: Thành phần nào dưới đây không phải là một cấp tổ chức của thế giới sống? A. Tế bào thực vật B. Quần xã sinh vật C. Đại phân tử hữu cơ D. Nguyên tử Câu 13: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây? A. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào. B. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sống của cơ thể. C. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng. D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên. Câu 14: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống? A. Nguyên tắc tự điều chỉnh. B. Nguyên tắc thứ bậc. C. Nguyên tắc bổ sung D. Nguyên tắc mở. Câu 15: Đặc điểm nào sau đây cho phép xác định 1 tế bào của sinh vật nhân sơ hay của 1 sinh vật nhân thực? A. Vật liệu di truyền là DNA hay RNA. B. Nó thành tế bào. C. Vật liệu di truyền được phân tách khỏi phần còn lại của tế bào bằng 1 màng bao bọc. D. Tế bào di động. Câu 16: Loại lipid nào sau đây là thành phần chính của màng sinh chất? A. Mỡ động vật. B. Dầu thực vật. C. steroit. D. Phospholipid. Trang 1/2 –Sinh 10 - Mã đề thi 103
  2. Câu 17: Màng sinh chất có cấu trúc động là nhờ đặc điểm nào sau đây? A. Các phân tử phospholipid và prôtêin thường xuyên chuyển động. B. Màng thường xuyên chuyển động xung quanh tế bào chất. C. Tế bào thường xuyên chuyển động nên màng có cấu trúc động. D. Các phân tử prôtêin và cholesterol thường xuyên chuyển động. Câu 18: Một đoạn phân tử DNA có tổng số 3000 nucleotide và 3600 liên kết hydrogen. Khi nói về đoạn DNA này, phát biểu nào sau đây đúng? A. Đoạn DNA này có 900 Ađenine. B. Đoạn DNA này có 160 chu kì xoắn. C. Đoạn DNA này có 900 Guanine. D. Đoạn DNA này dài 0,408 μm. Câu 19: Các nuclêôtide đối diện trên hai mạch đơn của DNA liên kết với nhau như thế nào? A. Liên kết bằng liên kết phosphodiester giữa gốc phosphate của nucleotide này với gốc phosphate của nucleotide kia. B. Liên kết bằng liên kết hydrogen giữa Nitrogenous base của nucleotide này với Nitrogenous base của nucleotide kia. C. Liên kết bằng liên kết hydrogen giữa đường của nucleotide này với đường của nucleotide kia. D. Liên kết bằng liên kết phosphodiester giữa Nitrogenous base của nucleotide này với Nitrogenous base của nucleotide kia. Câu 20: Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm không đúng với DNA trong nhân ở sinh vật nhân thực? I. Có cấu trúc xoắn kép, gồm 2 chuỗi polynucleotide xoắn với nhau. II. Các Nitrogenous base trên 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A - U, G - C và ngược lại. III. Có thể có mạch thẳng hoặc mạch vòng. IV. Trên mỗi phân tử DNA chứa nhiều gen. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 21: Nhận định nào sau đây không đúng về các nguyên tố chủ yếu của sự sống (C, H, O, N)? A. Hợp chất của các nguyên tố này luôn hòa tan trong nước. B. Có khả năng liên kết với nhau và với các nguyên tố khác tạo nên đa dạng các loại phân tử và đại phân tử. C. Là các nguyên tố phổ biến trong tự nhiên. D. Có tính chất lý, hóa phù hợp với các tổ chức sống. Câu 22: Một đoạn của DNA có 1800 nucleotide và có 2320 liên kết hyđrogen. Số lượng từng loại nucleotide của DNA bằng bao nhiêu? A. A = T = 520, G = C = 380 B. A = T = 540, G = C = 360 C. A = T = 360, G = C = 540 D. A = T = 380, G = C = 520 Câu 23: Có mấy ý trong các ý sau là đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống cơ bản? (1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. (2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định. (3) Liên tục tiến hóa. (4) Là hệ thống mở, có khả năng tự điều chỉnh. (5) Có khả năng cảm ứng và vận động. A. 3 B. 2 C. 5 D. 4 Câu 24: Giả sử ở một đoạn phân tử DNA mạch kép có trình tự sắp xếp các nucleotide trên mạch số 1 là 5’-TAAAGCGCGCGAGGC-3’. Tổng số liên kết hyđrogen của đoạn DNA này là bao nhiêu? A. 50. B. 40. C. 30. D. 20. II. TỰ LUẬN. (4,0 điểm) Câu 25 (2.0 điểm). a, Trình bày cấu trúc của DNA b, Thành phần cấu tạo nào giúp nhận biết đầu 5’ và đầu 3’ của chuỗi polynucleotitde? Câu 26 (2.0 điểm). a, Nêu những thành phần giống nhau của tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ b, Gen có 738 nucleotide loại C. Mạch thứ nhất của gen có hiệu số giữa nucleotide loại T với A là 20%. Mạch thứ 2 có tổng số giữa 2 loại nucleotide loại G và C bằng 60%. - Hãy xác định chiều dài của gen - Nếu mạch thứ nhất có tỉ lệ G = 2C hãy xác định số lượng nucleotide mỗi loại của mạch thứ hai và của cả gen ----------- HẾT ---------- Thí sinh KHÔNG được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Trang 2/2 –Sinh 10 - Mã đề thi 103
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2