intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn Sinh học lớp 11 năm 2021-2022 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi KSCL môn Sinh học lớp 11 năm 2021-2022 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Sinh học lớp 11 năm 2021-2022 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

  1. SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2021 – 2022 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 Môn: Sinh học lớp 11 Thời gian: 60 phút. Không kể thời gian giao đề (Đề thi có 05 trang, gồm 50 câu ) (Ngày thi: 22/11/2021) Mã đề: 117 Câu 1: Có bao nhiêu yếu tố sau đây không chi phối sự thoát hơi nước ở lá cây? 1. Số lượng khí khổng 2. Màu sắc lá 3. Độ dày của tầng cutin 4. Tuổi của lá 5. Diện tích bề mặt lá và độ dày của lá A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 2: Sản phẩm pha sáng dùng trong pha tối của quang hợp là gì? A. ATP, NADPH B. ATP và CO2 C. ATP, NADPH và O2 D. NADPH, O2 Câu 3: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây đúng khi nói về ADN? (1) Được cấu tạo từ các đơn phân là nucleotit (2) Đại phân tử hữu cơ có cấu trúc đa phân (3) Các đơn phân của chuỗi polynucleotit liên kết với nhau bằng liên kết hydro (4) Có cấu trúc gồm 1 chuỗi polynucleoit A. 1 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 4: Bước sóng ánh sáng nào có hiệu quả tốt nhất đối với quang hợp ? A. Xanh lục B. Vàng. C. Xanh tím. D. Đỏ. Câu 5: Tiêu hóa trong túi tiêu hóa ưu việt hơn tiêu hóa nội bào vì A. Thức ăn bị biến đổi nhờ enzyme do các tế bào của túi tiêu hóa tiết ra B. Có thể lấy thức ăn có kích thước lớn C. Enzyme tiêu hóa không bị hòa loãng với nước D. Sự biến đổi thức ăn nhanh hơn Câu 6: Dưới đây là bảng phân biệt hai pha của quá trình quang hợp nhưng có hai vị trí bị nhầm lẫn, hãy xác định đó là hai vị trí nào? Đặc điểm Pha sáng Pha tối + Nguyên liệu 1. Năng lượng ánh sáng, H2O, NADP , ADP 5. CO2, NADPH và ATP Thời gian 2. Xảy ra vào ban đêm 6. Xảy ra vào ban ngày Không gian 3. Xảy ra trên tilacoit của lục lạp 7. Xảy ra trong chất nền lục lạp Sản phẩm 4. NADPH, ATP và O2 8. Các chất hữu cơ A. 4 và 5. B. 3 và 7. C. 2 và 6. D. 5 và 8. Câu 7: Nhân tố nội tại nào quyết định nhất đến thoát hơi nước ? A. Phân bố của khí khổng B. Kích thước khí khổng C. Sự đóng mở khí khổng D. Số lượng khí khổng Câu 8: Người ta tiến hành thí nghiệm trồng 2 cây A và B (thuốc hai loài khác nhau) trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi.Những điều nào sau đây nói lên được mục đích của thí nghiệm và giải thích đúng mục đích đó? (1) Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và C4. (2) Khi nhiệt độ và cường độ ánh sáng tăng làm cho cây C3 phải đóng khí khổng để chống mất nước làm giảm cường độ quang hợp (cây A). (3) Mục đích của thí nghiệm có thể nhằm xác định khả năng chịu nhiệt của cây A và B. (4) Cây C4 (cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao. Vì thế, cường độ quang hợp của nó không bị giảm. Số phương án trả lời đúng là: A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Câu 9: Các phát biểu nào sau đây đúng về tiêu hóa ở động vật? (1) Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn. (2) Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người (3) Ruột non ở thú ăn thịt dài hơn ở thú ăn thực vật. (4) Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn ngoại bào. (5) Tất cả các loài thú ăn động vật đều có manh tràng không phát triển. Trang 1/5 - Sinh 11 - Mã đề thi 117
  2. (6) Một trong những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là dịch tiêu hóa không bị hòa loãng A. 2,3,4,5 B. 2,4,5,6 C. 1,4,5,6 D. 1,2,3,5 Câu 10: Nhóm thực vật nào có hoạt động đóng khí khổng vào ban ngày và mở khí khổng vào ban đêm? A. Thực vật C4 B. Thực vật C4 và CAM C. Thực vật CAM. D. Thực vật C3 Câu 11: Ở động vật có cơ quan tiêu hoá dạng túi, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức A. tiêu hóa ngoại bào. B. tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào. C. một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào D. tiêu hoá nội bào. Câu 12: Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nuclêôtit. Theo em, đặc điểm nào về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên? A. Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân B. Có 2 mạch song song và ngược chiều nhau C. Có nhiều liên kết H2 và cộng hóa trị nên ADN rất bền vững D. Nguyên tắc bổ sung của ADN Câu 13: Vì sao nồng độ CO2 thở ra cao hơn so với hít vào? A. Vì một lượng CO2 được dồn về phổi từ các cơ quan khác trong cơ thể. B. Vì một lượng CO2 thải ra trong hô hấp tế bào của phổi. C. Vì một lượng CO2 khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi. D. Vì một lượng CO2 còn lưu trữ trong phế nang. Câu 14: Khi phân tích % nuclêôtit của vật chất di truyền ở các loài sinh vật khác nhau người ta thu được bảng số liệu sau: Với bảng số liệu này, hãy cho biết trong các nhận định sau đây có bao nhiêu nhận định là đúng? (1) Vật chất di truyền ở loài III có cấu trúc ADN hai mạch vì A = T, G = X. (2) Vật chất di truyền ở loài IV và loài V là ARN, nhưng ở loài IV ARN có 2 mạch, còn ở loài V ARN có 1 mạch. (3 Xét theo mức độ tiến hóa về vật chất di truyền thì loài I = II > III > V (4) Xét về tính bền của vật chất di truyền khi tăng dần nhiệt độ thì loài I> II> III A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Câu 15: Phân giải kị khí và phân giải hiếu khí có giai đoạn chung là A. Tổng hợp Axetyl - CoA B. Chuối truyền electron C. Đường phân D. Chương trình Crep. Câu 16: Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của A. Lá cây B. Thân cây C. Hoa D. Quả non Câu 17: Trong hô hấp quá trình đường phân xảy ra ở đâu? A. Màng ngoài của ti thể. B. Tế bào chất. C. Màng trong của ti thể. D. Chất nền của ti thể. Câu 18: Đâu không phải là nguồn chính cung cấp hai dạng nitơ nitrat và nitơ amôn cho cây? A. Quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất. B. Quá trình cố định nitơ thực hiện bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh. C. Nguồn nitơ trong nham thạch do hoạt động của núi lửa. D. Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón. Trang 2/5 - Sinh 11 - Mã đề thi 117
  3. Câu 19: Trong những nhận định về dòng mạch rây sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng? (1) Mạch rây là dòng đi lên trong cây. (2) Tốc độ vận chuyển các chất trong mạch rây là nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ vận chuyển các chất trong mạch gỗ. (3) Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa tế bào quang hợp và tế bào tích luỹ các chất hữu cơ trong cây là động lực duy trì dòng mạch rây. (4) Các chất hưu cơ như saccarôzơ, hoocmôn thực vật, axit amin, một số chất hữu cơ và một số ion khoáng sử dụng lại là các chất được luận chuyên chủ yếu trong mạch rây. (5) Sản phẩm quang hợp được dòng mạch rây vận chuyển đến các cơ quan như: củ, quả, hạt, đỉnh cành, rễ … của cây. A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 20: Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu là nguyên tố có bao nhiêu đặc điểm sau đây? (1) Là nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành được chu trình sống của cây. (2) Không thể thay thế được bằng bất kỳ nguyên tố nào khác. (3) Trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể. (4) Là nguyên tố có hàm lượng tương đối lớn trong cơ thể thực vật. A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 21: Nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất ở kì nào của quá trình nguyên phân? A. Kì sau B. Kì giữa C. Kì cuối D. Kì đầu Câu 22: Ở nhóm thực vật C4 quá trình cố định CO2 xảy ra chủ yếu ở: A. Lục lạp tế bào mô giậu B. Tế bào biểu bì trên C. Lục lạp tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch D. Tế bào bao bó mạch Câu 23: Phát biểu nào dưới đây đúng về hiện tượng ứ giọt ở các thực vật? A. Chất lỏng hình thành từ hiện tượng ứ giọt là nhựa cây. B. Ứ giọt xảy ra khi nhiệt độ không khí tương đối thấp. C. Ứ giọt xuất hiện ở mọi loài thực vật. D. Rễ hấp thụ nhiều nước và thoát hơi nước kém gây ra hiện tượng ứ giọt. Câu 24: Trong kỳ đầu của nguyên phân, nhiễm sắc thể có hoạt động nào sau đây? A. Co xoắn tối đa B. Bắt đầu dãn xoắn C. Bắt đầu co xoắn lại D. Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép Câu 25: Cho các nhân tố sau: (1) Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng. (2) Độ dày, mỏng của lớp cutin. (3) Nhiệt độ môi trường. (4) Gió và các ion khoáng. (5) Độ pH của đất.Có bao nhiêu nhân tố liên quan đến điều tiết độ mở khí khổng? Nhân tố nào là chủ yếu? A. (3) và (2). B. (2) và (3). C. (3) và (1). D. (2) và (1). Câu 26: Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ A. Sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng. B. Sự vận động của các chi. C. Các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng. D. Sự vận động của toàn bộ hệ cơ. Câu 27: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là A. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. C. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. D. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. Câu 28: Cây hấp thụ nitơ ở dạng A. N2+ và NO3-. B. NH4- và NO3+. C. NH4+ và NO3- D. N2+ và NH3+. Câu 29: Một cơ thể có tế bào chứa cặp NST giới tính X AXa. Trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử, ở một số tế bào cặp NST giới tính này không phân li trong lần phân bào I. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là: A. XAXA, XAXa, XA, Xa ,O B. XAXa, XaXa, O C. XAXA, XaXa, XA, Xa, O D. XAXa, O, XA, Xa Trang 3/5 - Sinh 11 - Mã đề thi 117
  4. Câu 30: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp? A. Tích lũy năng lượng. B. Tạo chất hữu cơ. C. Điều hòa không khí D. Cân bằng nhiệt độ của môi trường. Câu 31: Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của những bào quan nào dưới đây? (1) Lizôxôm. (2) Ribôxôm. (3) Lục lạp (4) Perôxixôm. (5) Ti thể. (6) Bộ máy Gôngi. Phương án trả lời đúng là: A. (1), (4) và (5). B. (1),(4) và (6). C. (3), (4) và (5). D. (2), (3) và (6). Câu 32: Cho các đặc điểm của thực vật: (1) Các tế bào lá có 2 loại lục lạp. (2) Điểm bù CO2 thấp. (3) Điểm bão hoà ánh sáng thấp. (4) Cường độ quang hợp thấp. (5) Năng suất sinh học cao. (6) Xảy ra hô hấp sáng mạnh. Các đặc điểm sinh lý có ở những thực vật C4 là A. (1), (2), (5). B. (3), (5), (6) C. (2), (4), (5) D. (1), (3), (6). Câu 33: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của giảm phân? A. Tạo sự đa dạng về di truyền ở những loài sinh sản hữu tính B. Kết hợp với sự thụ tinh, giải thích được cơ sở khoa học của biến dị tổ hợp trong sinh sản hữu tính C. Tạo giao tử trong sinh sản D. Tăng nhanh số lượng tế bào giúp cơ thể lớn nhanh Câu 34: Một gen có chiều dài 1360Å. Trên mạch hai của gen có số nuclêôtit loại A = 2T; có G = A + T; có X = 4T, Số nuclêôtit loại A của gen là bao nhiêu? A. 952 B. 120 C. 408 D. 80 Câu 35: Phát biểu nào sau đây không đúng về phân tử ARN? A. Tất cả các loại ARN đều được tổng hợp trên khuôn mẫu của phân tử ADN B. Tất cả các loại ARN đều được sử dụng để làm khuôn tổng hợp protein C. Các phân tử ARN được tổng hợp ở nhân tế bào D. Đa số các phân tử ARN chỉ được cấu tạo từ một chuỗi pôlinucleotit Câu 36: Oxi thải ra trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ đâu? A. Tham gia truyền electron cho các chất khác. B. Trong quá trình quang phân ly nước C. Trong giai đoạn cố định CO2. D. Trong quá trình thủy phân nước. Câu 37: Động vật nào sau đây chưa có cơ quan tiêu hóa? A. Giun đất B. Trùng giày C. Thủy tức. D. Cừu. Câu 38: độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy . Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A = 36 oC ; B = 78oC ; C = 55oC ; D = 83oC ; E = 44oC. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại (A+T)/ tổng nucleotide của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần? A. D → E → B → A → C B. A → B → C → D → E C. A → E → C → B → D D. D → B → C → E → A Câu 39: Đơn phân cấu tạo của phân tử ADN là: A. Polinuclêôtit B. Nuclêôtit C. Ribônuclêôtit D. Axit amin Câu 40: Xét kiểu gen AaBb, xác định số loại giao tử tối đa được tạo ra trong hai trường hợp: Có 1 tế bào giảm phân và có 2 tế bào giảm phân. A. 1 và 2 B. 2 và 4 C. 4 và 6 D. 2 và 6 Câu 41: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là A. nước và các ion khoáng. B. các chất hữu cơ C. glucozơ và tinh bột. D. các chất dự trữ. Câu 42: So sánh quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật và động vật thấy: 1. Chúng đều diễn ra các giai đoạn tương tự nhau. 2. Ở kì cuối tế bào động vật có sự co thắt tế bào chất ở giữa, còn tế bào thực vật là tế bào chất không co thắt ở giữa mà hình thành một vách ngăn chia tế bào mẹ thành hai tế bào con. 3. Từ một tế bào mẹ tạo thành hai tế bào con giống nhau và giống với tế bào mẹ. 4. Quá trình nguyên phân diễn ra ở tất cả các loại tế bào trong cơ thể động vật và thực vật. 5. Nhờ nguyên phân mà cơ thể sinh vật lớn lên được. Câu trả lời đúng là: A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 3, 5. C. 1, 2, 3, 4, 5. D. 1, 3, 4, 5. Trang 4/5 - Sinh 11 - Mã đề thi 117
  5. Câu 43: Có 4 tế bào sinh tinh trong cá thể đực có kiểu gen AaBb trải qua giảm phân bình thường tạo được tối đa các loại giao tử. Có bao nhiêu dãy tỉ lệ sau đây là có thể đúng với các loại giao tử này? (1) 1 : 1. (2) 1 : 1 : 1 : 1 (3) 1 : 1 : 2 : 2. (4) 1 : 1 : 3 : 3. (5) 1 : 1: 4 : 4. (6) 3:1. A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 44: Các loại đơn phân của ADN là: A. Nucleotit (A, T, G, X) B. Ribonucleotit (A, T, G, X) C. Ribonucleotit (A, U, G, X) D. Nucleotit (A, U, G, X) Câu 45: Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài giảm phân. Biết số nhiễm sắc thể của loài là 2n=40. Số tinh trùng được tạo ra sau giảm phân là: A. 5 B. 10 C. 15 D. 20 Câu 46: Trên một mạch của gen có tỉ lệ A:T:X:G = 3:2:2:3. Tỉ lệ (A+T)/(X+G) của gen là: A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 47: Chu trình Calvin ở nhóm thực vật C3 xảy ra chủ yếu ở: A. Lục lạp tế bào mô giậu B. Lục lạp của khí khổng C. Lục lạp tế bào quanh bó mạch D. Tế bào biểu bì Câu 48: Trong các điều kiện sau đây có bao nhiêu điều kiện cần thiết để quá trình cố định nitơ sinh học xảy ra? (1) Có các lực khử mạnh. (2) Được cung cấp ATP. (3) Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza. (4) Thực hiện trong điều kiện hiếu khí. A. 3 B. 1 C. 4 D. 2 Câu 49: Điểm bù ánh sáng là A. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường dộ quang hợp và hô hấp bằng nhau. B. Cường độ ánh sáng mà tại dó cường độ quang hợp lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp. C. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp. D. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp nhò hơn cường độ hò hấp. Câu 50: Trên mạch 2 của gen có 300A, 400T, 500G, 600X, Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Ở mạch 2 của gen, có 500 nucleotit loại X. (2) Gen có tổng số 1800 cặp nucleotit. (3) Gen dài 612nm. (4) Gen có 4700 liên kết hidro. A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 ----------- HẾT ---------- Thí sinh KHÔNG được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm Trang 5/5 - Sinh 11 - Mã đề thi 117
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0