intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi KSCL môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

  1. SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2022- 2023 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 Môn: Sinh học. Lớp 11. (Đề thi có 04 trang, gồm 50 câu) Thời gian: 60 phút. Không kể thời gian giao đề Mã đề: 115 (Ngày thi: 05/11/2022) Câu 1: Cường độ thoát hơi nước được điều chỉnh bởi: A. Cơ chế đóng mở khí khổng. B. Cơ chế khuếch tán hơi nước từ bề mặt lá ra không khí xung quanh. C. Cơ chế khuếch tán hơi nước qua lớp cutin D. Cơ chế cân bằng nước Câu 2: Vật chất di truyền của một chủng gây bệnh ở người là một phân tử axit nuclêic có tỷ lệ các loại nucleotit gồm 24%A, 24%T, 25%G, 27%X. Vật chất di truyền của chủng virut này là A. ADN mạch đơn. B. ARN mạch kép. C. ADN mạch kép. D. ARN mạch đơn. Câu 3: Trong nhân của một tế bào sinh dục sơ khai ở một loài lưỡng bội có hàm lượng ADN là x. Nếu phân bào bình thường, thì số lượng các phân tử ADN này của tế bào nói trên ở kì sau của giảm phân I là A. 4x B. 2x. C. x. D. 0.5x. Câu 4: Chất nào trực tiếp tách ra khỏi chu trình canvin và làm nguyên liệu để hình thành nên C6H12O6? A. APG (axit phôtpho glixêric). B. AIPG (alhyđric phôtpho glyxêric). C. Ribulôzơ 5 phôtphat. D. Ribulôzơ - 1,5 – điphôtphat. Câu 5: Đặc điểm có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân là: A. Có sự tiếp hợp và có thể xảy ta trao đổi chéo. B. Có 1 lần phân bào. C. Có sự phân chia của tế bào chất. D. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi. Câu 6: Trong hô hấp hiếu khí, sau chu trình Crep, những thành phần nào sẽ tham gia vào chuỗi chuyền êlectron hô hấp? A. NADH;FADH2 B. NADH;CO2 C. ATP;FADH2 D. NADPH;FADH2 Câu 7: Một tế bào người ở kì giữa giảm phân II sẽ có: A. 46 cromatit. B. 23 NST đơn. C. 46 NST kép D. 23 cromatit. Câu 8: Một phân tử ADN có chiều dài trên mỗi mạch bằng 0,2346 micrômet thì số liên kết phôtphođieste giữa các đơn phân trên mỗi mạch của phân tử ADN bằng bao nhiêu? A. 1879 B. 1378 C. 688 D. 689 Câu 9: Vai trò nào sau đây không phụ thuộc vào quá trình thoát hơi nước? A. Là động lực đầu trên của quá trình hút và vận chuyển nước. B. Tránh sự đốt nóng lá cây bởi ánh sáng mặt trời. C. Kích thích quá trình quang hợp và hô hấp diễn ra với tốc độ bình thường. D. Tạo ra trạng thái hơi thiếu nước của mô, tạo điều kiện cho các quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ. Câu 10: Quá trình quang hợp đã sử dụng từ môi trường những chất nào sau đây cho quá trình tổng hợp chất hữu cơ? A. O2 và H2O. B. CO2 và H2O. C. CO2 và O2. D. CO và CO2. Câu 11: Sản phẩm đầu tiên của giai đoạn cố định CO2 khí quyển trong pha tối ở nhóm thực vật C3 là gì? A. AOA. B. APG. C. PEP. D. Rib - 1,5 điP. Câu 12: Vi khuẩn Rhizobium có khả năng cố định đạm vì chúng có loại enzim nào sau đây? A. Nitrôgenaza. B. Amilaza. C. Caboxilaza. D. Nuclêaza. Câu 13: Một ADN có A +T = 900, tỷ lệ A/G = 3/2. Số nuclêôtit từng loại của ADN là A. A = T = 900 ; G = X= 600 B. A = T = 450 ; G = X= 300 C. A = T = 600; G = X = 900 D. A = T = 300 ; G = X = 450 Câu 14: Giai đoạn nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí? A. Tổng hợp axetyl-coA. B. Chuỗi chuyền điện tử electron, C. Đường phân. D. Chu trình Crep. Câu 15: Cho các phát biểu sau: 1. Phân tử ARN vận chuyền có chức năng vận chuyển axit amin để dịch mã và vận chuyển các chất khác trong tế bào. 2. Mỗi phân tử ARN vận chuyền có nhiều bộ ba đối mã, mỗi bộ ba đối mã khớp dặc hiệu với 1 bộ ba trên mARN. 3. Mỗi phân tử tARN chỉ gắn với 1 loại axit amin, 4. Phân tử ARN vận chuyển có cấu trúc 2 mạch đơn cuộn xoắn lại với nhau như hình lá dâu xẻ 3 thùy. Số phát biểu không đúng là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Trang 1/4 – Sinh 11 - Mã đề thi 115
  2. Câu 16: Xét 2 cặp gen: căp. gen Aa nằm trên cặp NST số 3 và Bb nằm trên cặp NST Sô 6. Một tế bào sinh tinh trùng có kiêu gen AaBb khi giảm phân, cặp NST số 3 không phân li ở kì sau I trong giảm phân thì tế bào này có thể sinh ra những loại giao tử nào? A. AaB, B. AaB, Aab, B và b. C. AaBb, O. D. AaB và b hoặc Aab và B Câu 17: Trong các nguyên tố khoáng nito, photpho, kali, sắt, magie. Các nguyên tố nào là thành phần của diệp lục a và diệp lục b? A. Nito, magie. B. Magie, sắt C. Nito, photpho. D. Kali, nito, magie. Câu 18: Nếu trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở người, lần phân bào II của bố có cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân ly thì có thể tạo ra những loại giao tử nào? A. X, Y, XX, XY, 0 B. XX, XY, YY, 0 C. XX, YY, 0 D. X, Y, XX, YY, 0 Câu 19: Một phân tử ADN của sinh vật nhân sơ có A = 30% tổng số nuclêôtit của phân tử ADN. Trên một mạch của phân tử ADN này có 150A và 120T. Số liên kết hiđrô của phân tử ADN là A. 1020. B. 1120. C. 1080. D. 990. Câu 20: Rể cây chủ yếu hấp thụ nitơ ở dạng nào sau đây? A. NO3- và NH4+. B. NO2- và NO3- C. N2, NO2- và NH4+. D. NO2- và N2. Câu 21: Lợi thế của thực vật C4 so thực vật C3 là gì? A. Quang hợp C4 cố định CO2 vào ban ngày. B. Quang hợp C4 có thể xảy ra ở nồng độ CO2 thấp hơn so với quang hợp C3. C. Quang hợp C4 cần ít lượng tử ánh sáng để cố định 1 phân tử gam CO2. D. Quang hợp C4 cần lượng chất khoáng hút từ đất ít hơn so với quang hợp C3. Câu 22: Trong những phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng? 1. Khi nồng độ oxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây sẽ giảm 2. Khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch của tế bào rễ thấp, thì khả năng hút nước của cây sẽ yếu 3. Khả năng hút nước của cây không phụ thuộc vào lực giữ nước của đất 4. Bón phân hữu cơ góp phần chống hạn cho cây A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 23: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của con đường cố định CO 2 ở thực vật C4 (chu trình Hatch - slack) là gì? A. Anhyđric phôtpho glixêric (AIPG). B. Axit phôtpho glixêric (APG). C. Axit piruvic (C3H4O3). D. Axit oxalô axetic (AOA). Câu 24: Nucleotit là đơn phân cấu tạo nên A. ARN polimeraza. B. ADN polimeraza. C. protein. D. ADN và ARN. Câu 25: Thiếu Fe thì lá cây bị vàng. Nguyên nhân là vì Fe là thành phần cấu trúc của A. diệp lục. B. enzim xúc tác cho quang hợp. C. enzim xúc tác tổng hợp diệp lục. D. lục lạp. Câu 26: Với 4 loại nuclêôtit A, T, G, X một đoạn mạch đơn gồm 10 nuclcôtit có bao nhiêu cách sắp xếp khác nhau đối vởi trình tự 4 loại nuclêôtit nói trên A. 1024000 B. 16462 C. 512000 D. 1048576 Câu 27: Tác nhân có vai trò quan trọng nhất trong việc đẩy nước từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân là gì? A. Thoát hơi nước ở lá. B. Sự chênh lệch nồng độ các chất tan ở chóp rễ và ở lá. C. Áp suất rễ. D. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. Câu 28: Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào? A. Độ ẩm đất khí càng thấp, sự hấp thụ nước càng lớn B. Độ đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng C. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn D. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng ít Câu 29: Xét một tế bào sinh tinh có bộ NST 2n = 6, kí hiệu MmNnXY. Sau phân bào, từ tế bào trên tạo ra tế bào con có kí hiệu MMnnXX. Tế bào này được hình thành vào kì nào? A. Kì cuối II. B. Kì cuối I. C. Kì sau I. D. Kì giữa II. Trang 2/4 – Sinh 11 - Mã đề thi 115
  3. Câu 30: Ở ADN mạch kép, số nuclêôtít loại A luôn có số nuclêôtít loại T, nguyên nhân là vì: A. hai mạch của ADN xoắn kép và A với T có khối lượng bằng nhau. B. ADN nằm ở vùng nhân hoặc nằm ở trong nhân tế bào. C. hai mạch của ADN xoắn kép và A với T là 2 loại bazơ lớn. D. hai mạch của ADN xoắn kép và A chỉ liên kết với T, T chỉ liên kết với A. Câu 31: Trong pha sáng quang hợp, sản phẩm sinh ra và được thải ra môi trường là gì? A. H2O. B. CO2. C. ATP. D. O2. Câu 32: Quá trình thoát hơi nước có vai trò A. Tạo lực hút phía trên để hút nước và chất khoáng từ rễ lên. B. Giúp thải khí CO2 qua lá nhanh hơn. C. Tạo độ mềm cho thực vật thân thảo. D. Tạo điều kiện cho chất hữu cơ vận chuyển xuống rễ cây. Câu 33: Các hợp chất được tổng hợp ở pha sáng, tham gia vào pha tối để đổng hoá CO 2 thành cacbohyđrat là gì? A. ADP, NADP. B. ATP, NADPH. C. O2, ATP, NADPH. D. Cacbohyđrat. Câu 34: Ở nơi khí hậu nóng, ẩm vùng nhiệt đới, nhóm thực vật nào sau đây thường cho năng suất sinh học cao nhất? A. Thực vật C4. B. Thực vật C3. C. Thực vật CAM. D. Các nhóm có năng suất như nhau. Câu 35: Đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các các nuclêôtit là 3'ATGTAXXGTAGG-5'. Trình tự các các nuclêôtit của đoạn mạch thứ hai là A. 3’-TAXATGGXATXX-5’. B. 5’-ATGTAXXGTAGG-3’. C. 5’-TAXATGGXATXX-3’. D. 3’-ATGTAXXGTAGG-5’. Câu 36: Khi nói đến trình canvin của quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Cần ATP. B. Chỉ xảy ra vào ban đêm. C. Cần NADPH. D. Tạo ra APG. Câu 37: Một phân tử glucôzơ bị ôxi hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng 2 quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Một phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ cho sơ đồ sau: Từ sơ đồ trên ta có các phương án: (1) I - quá trình lên men, sản phẩm tạo ra etylic hoặc axit lactic. (2) II - quá trình hô hấp hiếu khí, sản phẩm tạo ra là ATP, CO2, H2O. (3) II - quá trình hô hấp hiếu khí, sản phẩm tạo ra là CO2, H2O và năng lượng. (4) I - quá trình lên men, sản phẩm tạo ra là các chất hữu cơ. Tổ hợp đúng: A. (l),(4). B. (l),(3). C. (2),(4). D. (2), (3). Câu 38: Thực vật chịu hạn (sa mạc), để giảm đến mức tối đa sự mất nước, chúng đã thực hiện quá trình nào sau đây? A. Dự trữ nước trong lá lớn, do cấu tạo lá có khoang chứa. B. Sử dụng con đường quang hợp C3. C. Sử dụng con đường quang hợp CAM. D. Sử dụng con đường quang hợp C4. Câu 39: Sơ đổ dưới đây mô tả tóm tắt pha tối của thực vật C3, có bao nhiêu kết luận sau đây không đúng? Trang 3/4 – Sinh 11 - Mã đề thi 115
  4. (1). Giai đoạn cố định CO2 khí quyển là (I). (2). Giai đoạn khử (II), nhờ chất khử NADPH, ATP do pha sáng cung cấp (V). (3). Giai đoạn tái sinh chất nhận (III). (4). Sản phẩm đầu tiên trong pha tối ở thực vật C3 là AOA (IV). A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 40: Để nâng cao năng suất cây trồng, người ta không sử dụng biện pháp nào sau đây? A. Tạo giống mới có cường độ quang hợp cao hơn giống gốc. B. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm làm gia tăng diện tích lá và chỉ số diện tích lá. C. Tăng bón phân đạm để phát triển mạnh bộ lá đến mức tối đa. D. Chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng thích hợp, trồng vào mùa vụ thích hợp. Câu 41: Giao tử đực (tinh trùng) của Châu chấu khi giảm phân bình thường có số NST là: A. 12 hoặc 13 B. 24 hoặc 23 C. 11 hoặc 10 D. 1 1 hoặc 12 Câu 42: Quá trình hô hấp trong cơ thể thực vật, trải qua các giai đoạn: A. Đường phân hiếu khí và chu trình Crep. B. Đường phân và hô hấp hiếu khí. C. Oxi hóa chất hữu cơ và khử. D. Cacboxi hóa - khử - tái tạo chất nhận. Câu 43: Trong các lí do sau đây, có bao nhiêu lí do để người ta không tưới nước cho cây khi trời nắng to? 1. Vì nước làm nóng vùng rễ làm cây bị chết. 2. Vì nước đọng lại trên lá như một thấu kính hội tụ thu năng lượng mặt trời làm cháy lá. 3. Vì nhiệt độ cao trên mặt đất làm nước tưới bốc hơi nóng, làm héo khô lá. 4. Vì khi nhiệt độ cao rễ không thể lấy nước. A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 44: Có bao nhiêu nguyên nhân dưới đây là không đúng khi giải thích hiệu quả của hô hấp hiếu khi cao hơn so với hô hấp kị khí? 1. Cơ chất trong hô hấp hiếu khí được phân hủy triệt để hơn so với lên men. 2. Trong điều kiện thiếu oxi, các enzim hoạt động yếu. 3. Trong hô hấp hiếu khí không có sự tiêu tốn năng lượng ATP để hoạt hóa cơ chất 4. Trong hô hấp hiếu khí có chuỗi vận chuyển điện tử hình thành các coenzim dạng khử, có lực khử mạnh như NADH2, FADH2. A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 45: Có bao nhiêu phân tử ATP thu được từ 1 phân tử glucôzơ bị phân giải trong quá trình lên men? A. 6 phân tử B. 36 phân tử C. 2 phân tử D. 4 phân tử Câu 46: Vai trò quan trọng nhất của hô hấp đối với cây trồng là gì? A. Tăng khả năng chống chịu. B. Miễn dịch cho cây C. Cung cấp năng lượng chống chịu. D. Tạo ra các sản phẩm trung gian. Câu 47: Sơ đồ về các giai đoạn hô hấp hiếu khí ở thực vật: Glucozơ → đường phân → Chu trình Crep → (X) → ATP. Dấu (X) trong sơ đồ trên là giai đoạn nào của quá trình hô hấp hiếu khí. A. (X): Lên men etylic B. (X): Chuỗi truyền điện tử C. (X): Lên men lactic D. (X): Chu trình Calvin Câu 48: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng? A. Sắt. B. Hiđrô. C. Nitơ. D. Phôtpho. Câu 49: Hãy tìm ra câu trả lời sai trong các câu sau đây: trong quá trình phân bào bình thường, NST kép tồn tại: A. Kì sau của giảm phân I. B. Kì giữa của nguyên phân. C. Kì đầu của giảm phân II D. Kì sau của nguyên phân. Câu 50: Bào quan của tế bào thực hiện quá trình quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ là gì? A. Lục lạp. B. Ty thể. C. Bộ máy gongi. D. Lizoxôm. ----------------- HẾT ------------- Thí sinh KHÔNG được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Trang 4/4 – Sinh 11 - Mã đề thi 115
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2