SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
QUẢNG NAM<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 12<br />
NĂM HỌC 2017-2018<br />
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
Môn thi thành phần: SINH HỌC<br />
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề<br />
<br />
(Đề thi có 06 trang)<br />
Mã đề thi 421<br />
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................<br />
Câu 1: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở<br />
A. kỉ đệ tứ.<br />
B. kỉ Pecmi.<br />
C. kỉ Đêvôn.<br />
D. kỉ đệ tam.<br />
Câu 2: Động vật nào sau đây có manh tràng phát triển?<br />
A. Dê.<br />
B. Bò.<br />
C. Cừu.<br />
D. Ngựa.<br />
Câu 3: Một gen ở sinh vật nhân sơ dài 510 nanômét và có số nuclêôtit loại timin chiếm 40% tổng số<br />
nuclêôtit của gen. Theo lí thuyết, gen này có số liên kết hiđrô là<br />
A. 3300.<br />
B. 3000.<br />
C. 4200.<br />
D. 1500.<br />
Câu 4: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi siêu xoắn có<br />
đường kính là bao nhiêu?<br />
A. 11 nm.<br />
B. 300 nm.<br />
C. 700 nm.<br />
D. 30 nm.<br />
Câu 5: Thể không nhiễm là thể mà tế bào có bộ nhiễm sắc thể<br />
A. không có cặp nào cả.<br />
B. thiếu hai cặp nào đó.<br />
C. thừa một chiếc ở một cặp nào đó.<br />
D. thiếu một cặp nào đó.<br />
Câu 6: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về bằng chứng tiến hóa?<br />
A. Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa đồng quy.<br />
B. Cơ quan thoái hóa không phải là cơ quan tương đồng.<br />
C. Cánh sâu bọ và cánh dơi là cơ quan tương đồng.<br />
D. Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của chúng.<br />
Câu 7: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?<br />
A. Cơ thể sinh vật còn non hay cơ thể trưởng thành đều có giới hạn sinh thái giống nhau.<br />
B. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.<br />
C. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố rộng.<br />
D. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài sinh vật đều giống nhau.<br />
Câu 8: Trong các hình thức hô hấp sau đây, hình thức nào có ở cá xương?<br />
A. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.<br />
B. Hô hấp bằng phổi.<br />
C. Hô hấp bằng mang.<br />
D. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.<br />
Câu 9: Khi nói về hội chứng Đao ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?<br />
A. Hội chứng Đao phổ biến nhất trong số các hội chứng do đột biến nhiễm sắc thể đã gặp ở người.<br />
B. Người mắc hội chứng Đao do đột biến thể tam bội.<br />
C. Hội chứng Đao thường gặp ở nam, ít gặp ở nữ.<br />
D. Tuổi mẹ càng cao thì tần số sinh con mắc hội chứng Đao càng thấp.<br />
Câu 10: Giả sử một nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIKLM bị đột biến thành nhiễm sắc thể có<br />
trình tự các gen là EFIHGKLM. Đây thuộc dạng nào của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?<br />
A. Chuyển đoạn.<br />
B. Đảo đoạn.<br />
C. Mất đoạn.<br />
D. Lặp đoạn.<br />
Câu 11: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về phiên mã ở sinh vật nhân thực?<br />
A. Cần có sự tham gia của enzim ARN pôlimeraza.<br />
B. Chỉ xảy ra trong nhân mà không xảy ra trong tế bào chất.<br />
C. Chỉ diễn ra trên mạch bổ sung của gen.<br />
D. Cần môi trường nội bào cung cấp các nuclêôtit A, T, G, X.<br />
Câu 12: Cho những đặc điểm dưới đây, đặc điểm nào không đúng với thực vật CAM?<br />
I. Gồm những loài mọng nước sống ở các vùng hoang mạc khô hạn và các loại cây trồng như dứa,<br />
thanh long…<br />
II. Chu trình C4 (cố định CO2) diễn ra vào ban đêm, lúc khí khổng mở và giai đoạn tái cố định CO2<br />
theo chu trình Canvin, diễn ra vào ban ngày.<br />
Trang 1/6 - Mã đề thi 421<br />
<br />
III. Gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như mía, rau dền, ngô, cao<br />
lương, kê…<br />
IV. Chu trình cố định CO2 tạm thời (con đường C4) và tái cố định CO2 theo chu trình Canvin. Cả hai<br />
chu trình này đều diễn ra vào ban ngày và ở hai loại tế bào khác nhau trên lá.<br />
A. I và II.<br />
B. I và IV.<br />
C. II và III.<br />
D. III và IV.<br />
Câu 13: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường<br />
có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?<br />
A. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.<br />
B. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.<br />
C. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.<br />
D. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.<br />
Câu 14: Lông hút rất dễ gẫy và sẽ tiêu biến ở môi trường<br />
A. quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxi.<br />
B. quá ưu trương, quá kiềm hay thiếu oxi.<br />
C. quá nhược trương, quá kiềm hay thiếu oxi.<br />
D. quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi.<br />
BV<br />
Câu 15: Xét cơ thể có kiểu gen<br />
, nếu có 10% tế bào xảy ra hiện tượng đổi chỗ giữa hai gen alen thì<br />
bv<br />
loại giao tử Bv chiếm tỉ lệ bằng bao nhiêu?<br />
A. 47,5%.<br />
B. 45%.<br />
C. 2,5%.<br />
D. 40%.<br />
Câu 16: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?<br />
A. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.<br />
B. Trong mỗi phân tử ADN tạo thành thì cả hai mạch đều mới được tổng hợp.<br />
C. Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 3’ 5’.<br />
D. Mạch mới luôn tổng hợp theo chiều 5’ 3’.<br />
Câu 17: Ở hoa anh thảo (Primula sinensis), alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định<br />
hoa trắng. Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm:<br />
Thí nghiệm 1: Đem cây có kiểu gen AA trồng ở môi trường có nhiệt độ 20°C thì ra hoa đỏ, khi trồng<br />
ở môi trường có nhiệt độ 35°C thì ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa trắng này đem trồng ở môi trường<br />
có nhiệt độ 20°C thì lại ra hoa đỏ.<br />
Thí nghiệm 2: Đem cây có kiểu gen aa trồng ở môi trường có nhiệt độ 20°C hay 35°C đều ra<br />
hoa trắng.<br />
Trong các kết luận sau được rút ra khi phân tích kết quả của các thí nghiệm trên, có bao nhiêu kết luận<br />
không đúng?<br />
I. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen AA.<br />
II. Từ sự biểu hiện của kiểu gen AA ở thí nghiệm 1 chứng tỏ bố mẹ không truyền cho con tính trạng<br />
đã hình thành sẵn.<br />
III. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen aa.<br />
IV. Nhiệt độ cao làm cho alen quy định hoa đỏ bị đột biến thành alen quy định hoa trắng, nhiệt độ<br />
thấp làm cho alen quy định hoa trắng bị đột biến thành alen quy định hoa đỏ.<br />
V. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường, kiểu hình là kết quả của sự<br />
tương tác giữa kiểu gen và môi trường.<br />
VI. Hiện tượng thay đổi màu hoa của cây có kiểu gen AA trước các điều kiện môi trường khác nhau<br />
gọi là sự mềm dẻo kiểu hình.<br />
A. 2.<br />
B. 3.<br />
C. 5.<br />
D. 4.<br />
Câu 18: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm của tính trạng do gen nằm ngoài nhân qui định?<br />
I. Kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau.<br />
II. Sự biểu hiện kiểu hình phụ thuộc vào giới tính.<br />
III. Con lai luôn có kiểu hình giống mẹ.<br />
IV. Kết quả của phép lai thuận và lai nghịch cho tỉ lệ phân li kiểu hình khác nhau ở hai giới.<br />
A. I; IV.<br />
B. I; III.<br />
C. I; III; IV.<br />
D. II, III; IV.<br />
Câu 19: Nhận định nào sau đây phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh?<br />
A. Các điều kiện tự nhiên của môi trường ổn định qua các giai đoạn diễn thế.<br />
B. Luôn dẫn tới quần xã ổn định.<br />
C. Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn diễn thế.<br />
D. Xuất hiện ở môi trường chưa có sinh vật từng sống.<br />
Trang 2/6 - Mã đề thi 421<br />
<br />
Câu 20: Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch<br />
A. dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.<br />
B. dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.<br />
C. dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.<br />
D. dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh.<br />
Câu 21: Khi nói về hô hấp sáng nội dung nào sau đây không đúng?<br />
A. Không tiêu tốn sản phẩm quang hợp.<br />
B. Xảy ra vào ban ngày.<br />
C. Xảy ra trong điều kiện cường độ ánh sáng cao.<br />
D. Chủ yếu xảy ra ở thực vật C3.<br />
Câu 22: Đồ thị dưới đây biểu diễn biến động số lượng thỏ và mèo rừng ở Canada, nhận định nào đúng về<br />
mối quan hệ giữa hai quần thể này?<br />
<br />
A. Sự biến động số lượng của mèo rừng không phụ thuộc vào số lượng của thỏ.<br />
B. Số lượng cá thể thỏ và mèo rừng biến động theo chu kì 9 - 10 năm.<br />
C. Quần thể thỏ có kích thước nhỏ hơn quần thể mèo rừng.<br />
D. Sự giảm số lượng thỏ năm 1900 là nguyên nhân làm cho sự tăng số lượng mèo rừng năm đó.<br />
Câu 23: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ.<br />
Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát<br />
biểu nào sau đây đúng?<br />
A. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh.<br />
B. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh.<br />
C. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.<br />
D. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh.<br />
Câu 24: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chọn lọc tự nhiên?<br />
I. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.<br />
II. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội làm biến đổi tần số alen của quần thể chậm hơn so với chọn<br />
lọc chống lại alen lặn.<br />
III. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và làm thay đổi tần số alen của quần thể.<br />
IV. Chọn lọc tự nhiên có thể làm biến đổi tần số alen một cách đột ngột không theo một hướng xác<br />
định.<br />
A. 3.<br />
B. 1.<br />
C. 2.<br />
D. 4.<br />
Câu 25: Trên một cây cổ thụ có nhiều loài chim cùng sinh sống, có loài ăn hạt, có loài hút mật hoa, có<br />
loài ăn sâu bọ. Khi nói về các loài chim này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?<br />
I. Các loài chim này tiến hóa thích nghi với từng loại thức ăn.<br />
II. Các loài chim này có ổ sinh thái về dinh dưỡng khác nhau.<br />
III. Số lượng cá thể của các loài chim này luôn bằng nhau.<br />
IV. Loài chim hút mật tiến hóa theo hướng mỏ nhỏ, nhọn và dài.<br />
A. 3.<br />
B. 4.<br />
C. 1.<br />
D. 2.<br />
Câu 26: Ở một loài động vật, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông hung;<br />
alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp; alen D quy định mắt nâu trội<br />
Ab d<br />
AB D d<br />
hoàn toàn so với alen d quy định mắt đen. Phép lai P. ♀<br />
X X ♂<br />
X Y thu được F1. Trong tổng<br />
aB<br />
ab<br />
số cá thể F1, số cá thể cái có lông hung, chân thấp, mắt đen chiếm tỉ lệ 1%. Biết quá trình giảm phân<br />
không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, số cá thể<br />
lông hung, chân cao dị hợp, mắt nâu ở F1 chiếm tỉ lệ bằng bao nhiêu?<br />
A. 8,5%.<br />
B. 8%.<br />
C. 10%.<br />
D. 17%.<br />
Trang 3/6 - Mã đề thi 421<br />
<br />
Câu 27: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen là A, a quy định. Trong đó, alen<br />
A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa xanh. Cho các cây hoa tím giao phối với cây<br />
hoa xanh, thu được các hợp tử F1. Gây đột biến tứ bội hóa các hợp tử F1 thu được các cây tứ bội. Cho các<br />
cây tứ bội có hoa tím ở F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình cây hoa xanh chiếm tỉ lệ 1/36. Cho rằng<br />
cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội; các giao tử lưỡng bội thụ tinh với xác suất như nhau.<br />
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây về F2 là đúng?<br />
I. Loại kiểu gen chỉ có 1 alen A chiếm tỉ lệ 2/9.<br />
II. Loại kiểu gen chỉ có 1 alen a chiếm tỉ lệ 8/35.<br />
III. Có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa tím và 1 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa xanh.<br />
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa tím, xác suất thu được cây không mang alen a là 1/35.<br />
A. 3.<br />
B. 1.<br />
C. 4.<br />
D. 2.<br />
DE<br />
Câu 28: Có 5 tế bào sinh tinh của một cơ thể có kiểu gen Aa<br />
thực hiện quá trình giảm phân bình<br />
de<br />
thường, trong đó chỉ có 1 tế bào có xảy ra hiện tượng hoán vị gen. Theo lí thuyết, tỉ lệ các loại giao tử nào<br />
sau đây có thể xuất hiện?<br />
A. 6 : 6 : 2 : 2 : 1 : 1.<br />
B. 8 : 8 : 2 : 2.<br />
C. 4 : 4 : 2 : 2 : 2 : 2 : 1: 1.<br />
D. 9 : 9 : 1: 1.<br />
Câu 29: Ở một loài thực vật, lôcut gen quy định màu sắc quả gồm 2 alen, alen A quy định quả đỏ trội<br />
hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho giao phấn giữa 2 cây (P) có kiểu gen dị hợp Aa, thu được<br />
F1. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen này không phụ thuộc vào điều kiện<br />
môi trường. Dự đoán nào sau đây là đúng khi nói về kiểu hình ở F1?<br />
A. Trên mỗi cây F1 chỉ có một loại quả, quả đỏ hoặc quả vàng.<br />
B. Các cây F1 có ba loại kiểu hình, trong đó có 25% số cây quả vàng, 25% số cây quả đỏ và 50% số cây<br />
có cả quả đỏ và quả vàng.<br />
C. Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó có 75% số quả đỏ và 25% số quả vàng.<br />
D. Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó có 50% số quả đỏ và 50% số quả vàng.<br />
Câu 30: Cho các bộ phận:<br />
(a) Trung khu điều hòa tim mạch ở hành não.<br />
(b) Thụ thể áp lực ở mạch máu.<br />
(c) Tim và mạch máu.<br />
<br />
Chú thích nào sau đây đúng về sơ đồ bên?<br />
<br />
A. 1-(b); 2-(c); 3-(a).<br />
C. 1-(b); 2-(a); 3-(c).<br />
<br />
B. 1-(a); 2-(b); 3-(c).<br />
D. 1-(a); 2-(c); 3-(b).<br />
<br />
Câu 31: Một quần thể động vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có 2 alen là A và a,<br />
trong đó tần số alen A là 0,7. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen Aa của quần thể này bằng bao nhiêu?<br />
A. 0,49.<br />
B. 0,42.<br />
C. 0,70.<br />
D. 0,21.<br />
Câu 32: Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá<br />
thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lí?<br />
A. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm<br />
tăng tần số alen có hại.<br />
B. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì sự hỗ trợ giữa các cá thể giảm, quần thể không có<br />
khả năng chống chọi với các bất lợi của môi trường.<br />
C. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm tăng di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di<br />
truyền của quần thể.<br />
D. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số<br />
alen đột biến có hại.<br />
Trang 4/6 - Mã đề thi 421<br />
<br />
Câu 33: Sau đây là sơ đồ minh họa một số nguồn nitơ cung cấp cho cây<br />
<br />
Chú thích nào sau đây đúng về sơ đồ trên?<br />
A. (1). Chất hữu cơ; (2). NO3- ; (3). NH4+ ; (4). N2 .<br />
B. (1). Chất hữu cơ; (2). NO3- ; (3). N2 ; (4). NH4+ .<br />
C. (1). Chất hữu cơ; (2). NH4+ ; (3). N2 ; (4). NO3- .<br />
D. (1). Chất hữu cơ; (2). NH4+ ; (3). NO3- ; (4). N2 .<br />
Câu 34: Ở một loài côn trùng, gen A nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định lông đen, a quy định lông<br />
trắng, kiểu gen Aa biểu hiện lông đen ở con đực và lông trắng ở con cái. Cho con đực lông trắng lai với<br />
con cái lông đen được F1. Nếu cho các con cái F1 giao phối với con đực lông trắng, theo lí thuyết tỉ lệ kiểu<br />
hình ở đời con bằng bao nhiêu?<br />
A. 50% lông đen: 50% lông trắng.<br />
B. 25% lông đen: 75% lông trắng.<br />
C. 100% lông đen.<br />
D. 75% lông đen: 25% lông trắng.<br />
Câu 35: Một quần thể lưỡng bội, xét một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội là trội<br />
hoàn toàn. Thế hệ xuất phát (P) có số cá thể mang kiểu hình trội chiếm 80% tổng số cá thể của quần thể.<br />
Qua ngẫu phối, thế hệ F1 có số cá thể mang kiểu hình lặn chiếm 6,25%. Biết rằng quần thể không chịu tác<br />
động của các nhân tố tiến hóa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?<br />
I. Thế hệ P có số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử chiếm 70%.<br />
II. Trong tổng số cá thể có kiểu hình trội ở thế hệ P, số cá thể có kiểu gen dị hợp tử chiếm 12,5%.<br />
III. Nếu cho tất cả các cá thể có kiểu hình trội ở thế hệ P giao phối ngẫu nhiên, thu được đời con có số<br />
cá thể mang kiểu hình lặn chiếm tỉ lệ 1/16.<br />
IV. Nếu cho tất cả các cá thể có kiểu hình trội ở P tự thụ, thu được đời con có số cá thể mang kiểu<br />
hình lặn chiếm tỉ lệ 1/32.<br />
A. 1.<br />
B. 4.<br />
C. 2.<br />
D. 3.<br />
Câu 36: Một bệnh di truyền (N) ở người do một alen của một gen có 2 alen trội lặn hoàn toàn quy định.<br />
Gen này liên kết với 1 gen mã hóa nhóm máu hệ ABO (gen quy định nhóm máu có 3 alen IA, IB, IO, trong<br />
đó alen IA quy định nhóm A, alen IB quy định nhóm B, alen IO quy định nhóm máu O; alen IA và alen IB<br />
đồng trội hoàn toàn so với alen IO). Khoảng cách giữa gen quy định bệnh (N) với gen quy định nhóm máu<br />
là 10 cM. Sự di truyền của hai tính trạng nói trên được biểu diễn theo sơ đồ sau:<br />
<br />
A: nhóm máu A; B: nhóm máu B; AB: nhóm máu AB; O: nhóm máu O.<br />
Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng? Biết rằng không có đột biến xảy ra.<br />
I. Bệnh N do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.<br />
II. Có tối đa 4 người trong phả hệ biết được chính xác kiểu gen của cả 2 tính trạng.<br />
III. Người II8 không thể mang gen gây bệnh N.<br />
IV. Xác suất cặp vợ chồng II6 II7 sinh con bị bệnh N và có máu A là 22,5%.<br />
A. 2.<br />
B. 3.<br />
C. 1.<br />
D. 4.<br />
Trang 5/6 - Mã đề thi 421<br />
<br />