Đề thi môn những vấn đề chung về luật hình sự và tội phạm – 2
lượt xem 163
download
Những tội phạm bị tòa tuyên phạt từ 3 năm tù trở xuống đều là tội phạm ít nghiêm trọng. 1.5đ Căn cứ để phân thành tội phạm ít nghiêm trong, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo khoản 3 điều 8 BLHS là mức cao nhất của khung hình phạt quy định trong điều luật. Không căn cứ vào hình phạt mà tòa tuyên cho người phạm tội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi môn những vấn đề chung về luật hình sự và tội phạm – 2
- Đề thi môn những vấn đề chung về luật hình sự và tội phạm – 2 1. Những tội phạm bị tòa tuyên phạt từ 3 năm tù trở xuống đều là tội phạm ít nghiêm trọng. 1.5đ Căn cứ để phân thành tội phạm ít nghiêm trong, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo khoản 3 điều 8 BLHS là mức cao nhất của khung hình phạt quy định trong điều luật. Không căn cứ vào hình phạt mà tòa tuyên cho người phạm tội. Một người phạm tội nằm trong cấu thành tội phạm cơ bản có khung hình phạt từ 3 năm đến 7 năm là tội nghiêm trọng, nhưng nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ, xét thấy tòa có thể tuyên hình phạt nhẹ hơn, dưới mức khung hình phạt này, nghĩa là có thể tuyên dưới 3 năm tù chẳng hạn, nhưng tội này là tội phạm nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt là 7 năm). Do đó câu nhận định này SAI. 2. Hành vi giúp sức trong đồng phạm có thể được thực hiện sau khi tội phạm đã hoàn thành. 1.5đ
- Hành vi giúp sức phải được thực hiện trước hoặc trong khi người thực hành thực hiện tội phạm. Hành vi giúp sức nếu thực hiện sau khi tội phạm hoàn thành nếu không có sự hứa hẹn, thống nhất trước thì không thể là hành vi giúp sức trong đồng phạm. Trong trường hợp này hành vi giúp sức nếu thỏa mãn có thể cấu thành một tội độc lập ví dụ như tội che dấu tội phạm chẳng hạn. Tối 25/1, A cùng bạn ngồi uống nước mía tại một quán nước trước nhà A thì X đi đến chổ A nói: "Hồi nhỏ mày đánh tao, bây gi ờ tao đánh mày!" rồi xông vào đánh A. A chụp ghế nhựa ngay từ bàn đưa lên chống đỡ rồi bỏ chay vào nhà mình, xuống bếp lấy một con dao và một cây kéo, chạy ra đâm chết anh X. Vì A có tiền sử bệnh tâm thần nên cơ quan điều tra đã trưng cầu giám định. Theo kết luận giám định pháp y tâm thần, A "bị rối loạn phân liệt cảm xúc h ưng cảm, chậm phát triễn tâm thần mức độ trung bình, gây án trong tình trạng khả năng nhận thức và điều khiễn hành vi". Biết rằng hành vi của A thuộc trường hợp được qui định tại khoản 2 điều 93 BLHS Anh chị hãy xác định 1. Chế tài của qui phạm pháp luật hình sự trong khoản 2 điều 93 BLHS là loại gì? tại sao? 1 đ
- Chế tài của qui phạm pháp luật hình sự trong khoản 2 điều 93 BLHS là phạt tù từ 7->15 năm là chế tài tương đối dứt khoát, có nêu mức tối thiểu (7 năm) và mức tối đa (15 năm) của hình phạt. 2. Khách thể của tội phạm do A thực hiện? 1 đ Khách thể của tội phạm do A thực hiện là quan hệ nhân thân tính mạng của anh X. 3. A có được thừa nhận trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự khi đâm chết anh X hay không? tại sao? 1đ Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bện khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiễn hành vi của mình theo khoản 1 điều 13. Về dấu hiệu y học A "bị rối loạn phân liệt cảm xúc hưng cảm, chậm phát triễn tâm thần mức độ trung bình". Nhưng về dấu hiệu pháp lý thì A gây án trong tình trạng giảm khả năng nhận thức và điều khiễn hành vi. Khả năng nhận thức về mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và khả năng điều khiễn hành vi không bị mất trong lúc A phạm tội, không thỏa mãn dấu hiệu pháp lý. Do đó A không được thừa nhận trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.
- Trên đường đi bộ từ thị trấn X về nhà, do mệt mỏi, A ngồi nghỉ dưới một tán cây bên đường. Đang lúi cúi mở túi du lịch ra lấy chai r ượu để uống, A nghe tiếng quát sau lưng: "Ngồi im, động đậy tao giết! Đưa túi và đồng hồ cho tao!" kèm theo mũi dao nhọn dí sát s ườn. A giả vờ đẩy túi du lịch của mình ra sau, lợi dụng tên cướp (tên là B) sơ hở, A lấy cùi chỏ thúc mạnh vào ngực B, đồng thời gạt mạnh hất con dao bắn ra xa. A quay lại đấm v ào mặt B. B tránh được cú đấm và dùng chân đạp mạnh vào ngực A, A và B xông vào đánh nhau. Khi khống chế được B, A đấm liên tiếp vào bụng và ngực của B làm B nằm bất động. Cuối c ùng, A nhặt chai rượu đập vào đầu B rồi bỏ đi. B bị chấn thương ở đầu với tỷ lê thương tật là 60%. Biết rằng hành vi của B trong trường hợp trên cấu thành tội cướp tài sản theo quy định của điều 133 BLHS Anh chị hãy xác định: 1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của B? 1đ Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của B là đối tượng vất chất, là tài sản của A, cụ thể túi và đồng hồ. 2. Hành vi cướp tài sản của B thực hiện ở giai đoạn phạm tội nào? tại sao? 1.5đ
- Hành vi cướp tài sản của B thực hiện ở giai đoạn phạm tội hoàn thành bởI vì hành vi phạm tội của B đã thỏa mãn hết các dấu hiệu cấu thành tội phạm cướp tài sản qui định tại điều 133 BLHS. Cấu thành tội phạm cơ bản quy định tại khoản 1 điều 133 BLHS là cấu thành hình thức với quy định "nhằm chiếm đoạt tài sản", bất kể hậu quả thực tế có xảy ra hay chưa. Do đó khi hành vi phạm tội của A thỏa mãn hết các dấu hiệu khách quan (pháp lý) quy định tại điều luật coi nh ư tội phạm hoàn thành. 3. Hành vi gây thương tích c ủa A có được coi là trong giới hạn của phòng vệ chính đáng không? tại sao? 1.5đ Trước hết quyền phòng vệ của A đủ điều kiện khởi phát bởi các nguyên nhân sau: - Hành vi phạm tội của B đe dọa, tấn công, c ướp tài sản của A rất nguy hiểm và trái pháp luật. - Hành vi phạm tội của B xâm phạm quyền tài sản và nhân thân của A được nhà nước bảo vệ - Hành vi tấn công của B hiện hữu và đe dọa ngay tức khắc đối với A Sau khi quyền phòng vệ của A được khởi phát, vấn đề chúng ta xem xét kế tiếp l à hành vi gây thương tích của A có vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng không? Sau khi quyền phòng vệ của A được khởi phát thì sự phòng vệ này vẫn phải trong giới hạn cần thiết, tương xứng với hành vi tấn công nguy hiểm của B
- đối với A, nhằm mục đích ngăn chặn, đẩy lùi mối nguy hiểm hành vi phạm tội của B. Lợi dụng tên cướp (tên là B) sơ hở, A lấy cùi chỏ thúc mạnh vào ngực B, đồng thời gạt mạnh hất con dao bắn ra xa. A quay lại đấm v ào mặt B. B tránh được cú đấm và dùng chân đạp mạnh vào ngực A, A và B xông vào đánh nhau. Khi khống chế được B, A đấm liên tiếp vào bụng và ngực của B làm B nằm bất động. Đến đây hành vi tấn công B của A cũng được coi là cần thiết, tương xứng với mối đe dọa, hành vi phạm tội nguy hiểm của B, xét trong hoàn cảnh thời gian, địa điểm, dùng hung khí uy hiếp lúc A đã mệt mỏi, hành vi phạm tội quyết liệt của B nhằm cướp tài sản, mối nguy hiểm nếu A không khống chế được B thì tình thế rất nguy hiểm với A. Sự việc vẫn trong giới hạn của phòng vệ chính đáng. Sau khi khống chế được B, và B bị bất động thì A nhặt chai rượu đập vào đầu B rồi bỏ đi, thì hành vi gây thương tích này đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bởi vì mối nguy hiểm đã tạm thời bị đẩy lùi, tính cần thiết của hành vi tấn công B để phòng vệ, nhằm ngăn chặn đẩy l ùi mối nguy hiểm không còn nữa. Nhưng A vẫn có hành vi tấn công gây thương tích nguy hiểm cho B, dùng chai rượu đập vào đầu B là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Kết luận: Hành vi gây thương tích của A vươt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập Kinh tế vĩ mô về "Những vấn đề kinh tế vĩ mô ở Việt nam" - ĐH Kinh tế tp.HCM
9 p | 2407 | 1388
-
Câu hỏi thi trắc nghiệm pháp luật đại cương
6 p | 3846 | 1017
-
Bài soạn ôn thi tốt nghiệp môn quản lý nhà nước về kinh tế
66 p | 1557 | 913
-
Câu hỏi nhận định môn Những vấn đề chung về Luật Hình sự và tội phạm
15 p | 2679 | 772
-
BÀI SOẠN ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (PHẦN 1)
6 p | 698 | 357
-
BÀI SOẠN ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (PHẦN 3)
4 p | 632 | 286
-
Bài giảng môn kinh tế học
180 p | 1527 | 241
-
Đề thi môn những vấn đề chung về luật hình sự và tội phạm - 1
3 p | 327 | 145
-
Ôn thi tốt nghiệp môn Tố tụng hình sự
33 p | 368 | 98
-
Nội dung ôn thi tốt nghiệp môn: Công tác văn thư
4 p | 356 | 36
-
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
10 p | 474 | 34
-
Tài liệu hướng dẫn ôn thi đại học bằng hai ngành Luật môn: Nhà nước và pháp luật
19 p | 222 | 30
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế - Chương 1: Những vấn đề chung kinh tế quốc tế
19 p | 522 | 29
-
Bài soạn ôn thi tốt nghiệp môn quản lý nhà nước về kinh tế.
44 p | 149 | 26
-
Bài giảng môn Đầu tư tài chính: Chương 4 - ThS. Từ Thị Hoàng Lan
10 p | 119 | 15
-
Bài giảng Kinh tế vi mô: Chương 1 - Kinh tế học nhập môn
33 p | 69 | 12
-
Bài giảng Lý thuyết thống kê: Môn học nguyên lý kế toán - Nguyễn Thị Mỹ Hoàng
92 p | 90 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn