ĐỀ THI THỬ<br />
(Đề thi gồm có 04 trang)<br />
<br />
KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017<br />
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa học<br />
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề<br />
<br />
Họ và tên thí sinh: …………………………………...<br />
Số báo danh: …………………………………………<br />
<br />
Mã đề thi 01<br />
<br />
Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của một số nguyên tố:<br />
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52;<br />
Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108.<br />
Câu 1: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng<br />
A. Este hóa.<br />
B. Xà phòng hóa.<br />
C. Tráng gương.<br />
D. Trùng ngưng.<br />
Câu 2: Cho các phát biểu sau:<br />
(a) Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm thổ đều phản ứng với nước.<br />
(b) Tính cứng của nước do các ion Ca2+ và Mg2+ gây ra.<br />
(c) MgO, Na2O, CaO là các oxit bazơ.<br />
(d) Quặng boxit được dùng để sản xuất nhôm.<br />
Số phát biểu đúng là<br />
A. 4.<br />
B. 2.<br />
C. 1.<br />
D. 3.<br />
Câu 3: Chất nào sau đây vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa ?<br />
A. Fe.<br />
B. FeCl2.<br />
C. Fe2(SO4)3.<br />
D. Fe2O3.<br />
Câu 4: Trong các ion dưới đây, ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất ?<br />
A. Ag+.<br />
B. Fe2+.<br />
C. K+.<br />
D. Cu2+.<br />
Câu 5: Kim loại dẫn điện tốt nhất là<br />
A. Ag.<br />
B. Au.<br />
C. Al.<br />
D. Cu.<br />
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng ?<br />
A. Glucozơ và saccarozơ là đồng phân của nhau.<br />
B. Xenlulozơ bị thủy phân trong môi trường kiềm sinh ra glucozơ.<br />
C. Saccarozơ là cacbohiđrat thuộc loại đisaccarit.<br />
D. Fructozơ không thể phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.<br />
Câu 7: Amin nào sau đây là amin bậc 2 ?<br />
A. CH3NH2.<br />
B. CH3–NH–CH3.<br />
C. (CH3)3N.<br />
D. C6H5NH2.<br />
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 7,68 gam Cu bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được x mol NO (sản<br />
phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là<br />
A. 0,24.<br />
B. 0,04.<br />
C. 0,12.<br />
D. 0,08.<br />
Câu 9: Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong thì hiện tượng quan sát được là<br />
A. Nước vôi trong bị vẩn đục ngay.<br />
B. Nước vôi trong bị đục dần.<br />
C. Nước vôi trong bị đục dần, có bọt khí xuất hiện.<br />
D. Nước vôi trong bị đục dần, sau đó trong trở lại.<br />
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng ?<br />
A. Trong các hợp chất, đồng có số oxi hóa phổ biến là +1 và +2.<br />
B. Đồng là kim loại màu đỏ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.<br />
C. Đồng bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.<br />
D. Muối đồng (II) sunfat dạng khan là chất màu trắng, tan tốt trong nước.<br />
Câu 11: Chất nào sau đây không có phản ứng tráng gương trong môi trường kiềm ?<br />
A. Glucozơ.<br />
B. Fructozơ.<br />
C. HCOOCH3.<br />
D. Saccarozơ.<br />
Trang 1/4 – Mã đề thi 01<br />
<br />
Câu 12: X là một chất mà cơ thể người không thể hấp thụ, nhưng lại có vai trò rất quan trọng đối với<br />
sức khỏe con người, là một polisaccarit rắn dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước và dung môi<br />
hữu cơ. Chất X là<br />
A. Xenlulozơ.<br />
B. Tinh bột.<br />
C. Mì chính (bột ngọt). D. Mantozơ.<br />
Câu 13: Khi điện phân dung dịch muối bạc nitrat trong 10 phút thì thu được 1,08 gam bạc ở catot.<br />
Cường độ dòng điện là<br />
A. 1,6A.<br />
B. 1,8A.<br />
C. 16A.<br />
D. 18A.<br />
Câu 14: Phân tích một loại α-amino axit Z thấy có 15,73%N về khối lượng, Z là<br />
A. Alanin.<br />
B. Glyxin.<br />
C. Valin.<br />
D. Lysin.<br />
Câu 15: Vinyl axetat có công thức hóa học là<br />
A. CH2=CHCOOCH3.<br />
B. HCOOCH=CH2.<br />
C. CH2=CHCOOC2H5.<br />
D. CH3COOCH=CH2.<br />
Câu 16: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng ?<br />
A. Cr + H2SO4(loãng) CrSO4 + H2↑.<br />
<br />
B. Al2O3 + 3CO →<br />
<br />
2Al + 3CO2.<br />
<br />
C. Fe2O3 + 3H2SO4(đậm đặc) → Fe2(SO4)3 + 3H2O.<br />
D. Ba + 2H2O Ba(OH)2 + H2↑.<br />
Câu 17: Cho 7,8 gam kali vào 100 gam nước thu được dung dịch X. Nồng độ phần trăm của chất<br />
trong dung dịch X là<br />
A. 10,39%.<br />
B. 11,22%.<br />
C. 9,98%.<br />
D. 10,41%.<br />
Câu 18: Hàm ý khoa học hóa học của câu tục ngữ Việt Nam: “Nước chảy đá mòn” được thể hiện<br />
thông qua phương trình hóa học nào sau đây ?<br />
A. CaCO3 + 2HCl CaCl2 + H2O + CO2↑.<br />
B. CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2.<br />
C. Mg(HCO3)2 → MgCO3 + H2O + CO2↑.<br />
D. Mg(HCO3)2 + 2HCl MgCl2 + 2H2O + 2CO2↑.<br />
Câu 19: Trong cây thuốc phiện (cây anh túc) có chứa một chất hóa học X có tác dụng làm giảm hoặc<br />
mất cảm giác đau đớn. Từ X có thể tinh chế được heroin, độc và dễ gây nghiện. X là<br />
A. Cafein.<br />
B. Hassish.<br />
C. Nicotin.<br />
D. Moocphin.<br />
Câu 20: Cho luồng khí H2 dư qua 49,2 gam hỗn hợp nung nóng gồm Fe và Fe3O4 (trong đó oxi<br />
chiếm 26,02% về khối lượng). Hòa tan toàn bộ chất rắn thu được sau phản ứng bằng dung dịch HCl<br />
dư thì thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là<br />
A. 13,44.<br />
B. 3,36.<br />
C. 14,56.<br />
D. 7,84.<br />
Câu 21: Trong nhà bếp có 3 dung dịch riêng biệt bị lẫn lộn: giấm ăn, rượu trắng, nước đường kính.<br />
Bằng phương pháp hóa học, có thể nhận biết một cách rõ ràng nhất các dung dịch trên bằng những<br />
hóa chất và theo trình tự nào sau đây ?<br />
A. Quỳ tím, Na.<br />
B. Quỳ tím, Cu(OH)2.<br />
C. Dung dịch AgNO3/NH3; quỳ tím.<br />
D. Na, Cu(OH)2.<br />
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp metylamin và etylamin. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua<br />
bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thì thu được 26 gam kết tủa và có 2,128 lít khí (đktc) thoát ra<br />
khỏi bình. Giá trị của m là<br />
A. 5,23.<br />
B. 6,02.<br />
C. 6,87.<br />
D. 7,21.<br />
Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng ?<br />
A. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức.<br />
B. Protein phản ứng với Cu(OH)2/OH- tạo phức chất có màu tím.<br />
C. Các amin đều có tính bazơ.<br />
D. Anilin là chất lỏng khó tan trong nước, màu nâu đen.<br />
Trang 2/4 – Mã đề thi 01<br />
<br />
Câu 24: Loại vật liệu nào sau đây được tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng ?<br />
A. Cao su buna–S.<br />
B. Tơ nitron.<br />
C. PVC.<br />
D. Tơ nilon–6,6.<br />
Câu 25: Kim loại X phản ứng với dung dịch AgNO3 dư tạo muối X(II). X không thể là<br />
A. Cu.<br />
B. Fe.<br />
C. Zn.<br />
D. Mg.<br />
Câu 26: Cho các chất: Al, Fe3O4, NaHCO3, Fe(NO3)2, Cr2O3, Cr(OH)3. Số chất tác dụng được với cả<br />
dung dịch HCl và dung dịch NaOH loãng là<br />
A. 2.<br />
B. 3.<br />
C. 4.<br />
D. 5.<br />
Câu 27: Cho sơ đồ thí nghiệm như sau:<br />
<br />
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khí X ?<br />
A. Là loại khí rất dễ phát nổ khi gặp nguồn nhiệt.<br />
B. Khí X được điều chế bằng phản ứng của axit với kim loại.<br />
C. Là một trong các tác nhân khử trong sản xuất kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện.<br />
D. Khí X bị oxi hóa trong không khí tạo thành khí màu nâu.<br />
Câu 28: X là chất hữu cơ đơn chức, là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C8H8O2, X có thể<br />
tác dụng với dung dịch NaOH. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các điều kiện trên là<br />
A. 4.<br />
B. 8.<br />
C. 7.<br />
D. 6.<br />
Câu 29: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ x mol/lít, thu<br />
được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của x là<br />
A. 0,032.<br />
B. 0,048.<br />
C. 0,06.<br />
D. 0,04.<br />
Câu 30: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Fe, Cr và Cu trong dung dịch H2SO4 loãng, dư, đun nóng thì<br />
thu được 672 ml khí H2 (đktc). Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X trên phản ứng với khí Cl2 dư, đun<br />
nóng, hòa tan toàn bộ chất rắn sau phản ứng bằng nước cất thu được dung dịch Y, thêm từ từ đến dư<br />
dung dịch AgNO3 vào Y thì thu được 17,22 gam kết tủa. Khối lượng Cu trong hỗn hợp X là<br />
A. 0,96 gam.<br />
B. 1,28 gam.<br />
C. 1,92 gam.<br />
D. 2,40 gam.<br />
Câu 31: Cho X và Y (MX < MY) lần lượt là hai este tạo bởi ancol etylic và hai axit thơm, đơn chức,<br />
no kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Lấy m gam hỗn hợp X và Y phản ứng với một lượng vừa đủ<br />
dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được khối lượng muối khan bằng 96,7%<br />
khối lượng hỗn hợp X và Y đã dùng. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp ban đầu là<br />
A. 28,80%.<br />
B. 40,45%.<br />
C. 74,20%.<br />
D. 34,76%.<br />
Câu 32: Ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn:<br />
- X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện.<br />
- Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện.<br />
- X tác dụng với Z thì có khí thoát ra.<br />
X, Y, Z lần lượt là<br />
A. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4.<br />
B. FeCl2, Ca(OH)2, Na2SO4.<br />
C. NaHCO3, NaHSO4, BaCl2.<br />
D. KHSO4, BaCl2, K2CO3.<br />
<br />
Trang 3/4 – Mã đề thi 01<br />
<br />
Câu 33: Một loại quặng sắt X trong tự nhiên đã loại bỏ hết tạp chất. Hòa tan quặng này trong lượng<br />
vừa đủ axit HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, đồng thời thu được dung dịch Y, cho Y tác dụng với<br />
dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng xuất hiện, kết tủa này không tan trong axit. Cho dãy các chất:<br />
Cu, Ag, KMnO4, CuSO4, AgNO3, Na2CO3, KI. Số chất tối đa trong dãy có thể tác dụng được với<br />
dung dịch Y là<br />
A. 3.<br />
B. 4.<br />
C. 5.<br />
D. 6.<br />
Câu 34: Cho sơ đồ phản ứng sau:<br />
X (C3H10O2N2) →<br />
Y→<br />
Z→<br />
T.<br />
Biết rằng X là hợp chất hữu cơ tạp chức. Phân tử khối của T là<br />
A. 146,5.<br />
B. 142,5.<br />
C. 147,5.<br />
D. 144,5.<br />
Câu 35: Phèn nhôm có thành phần chính là Al2(SO4)3.nH2O. Từ phèn nhôm, người ta sản xuất phèn<br />
kép bằng cách thay thế thành phần Al3+ bằng Na+, K+, Li+ hay NH4+,…, chỉ tiêu chất lượng của phèn<br />
được đánh giá bằng hàm lượng Al2O3. Một loại phèn kép amoni chứa xấp xỉ 15,1%Al2O3, công thức<br />
hóa học của loại phèn kép amoni này là<br />
A. Al1,65(NH4)0,35(SO4)3.12H2O.<br />
B. Al(NH4)(SO4)2.12H2O.<br />
C. Al1,14(NH4)0,86(SO4)1,28.12H2O.<br />
D. Al1,5(NH4)0,5(SO4)2,5.12H2O.<br />
Câu 36: Thủy phân hoàn toàn một loại lipit X trong môi trường axit vừa đủ thì thu được hỗn hợp Y<br />
chứa duy nhất một loại axit béo và một ancol Z no (Z có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức và<br />
không lớn hơn 3). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thì cần 6,42 mol khí O2, thu được 4,56 mol CO2 và<br />
4,2 mol H2O. Mặt khác, cho m gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thì thu được m1 gam<br />
muối. Biết rằng Z có thể phản ứng với Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam. Giá trị của m1 là<br />
A. 70,80.<br />
B. 69,36.<br />
C. 70,20.<br />
D. 72,96.<br />
Câu 37: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và oxit sắt thu được hỗn hợp chất rắn X.<br />
Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y, phần không tan Z và 0,672 lít khí<br />
(đktc). Cho dung dịch HCl vào dung dịch Y đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, lọc lấy kết tủa,<br />
nung đến khối lượng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc,<br />
nóng. Sau phản ứng thu được một dung dịch E chỉ chứa một loại sắt sunfat và 2,688 lít SO2 (đktc).<br />
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của oxit sắt là<br />
A. FeO hay Fe2O3.<br />
B. FeO hay Fe3O4.<br />
C. FeO.<br />
D. Fe2O3.<br />
Câu 38: X là este có công thức phân tử C7H6O2; Y là muối amoni của một axit cacboxylic đơn chức;<br />
Z là amino axit no, Y và Z có cùng công thức phân tử. Cho 0,75 mol hỗn hợp M chứa ba chất X, Y, Z<br />
phản ứng vừa đủ với 600 ml dung dịch KOH 1,5M thì thu được 7,84 lít khí T (đktc), cô cạn dung<br />
dịch sau phản ứng thì thu được m gam muối khan. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,75 mol hỗn hợp M<br />
thì cần dùng 136,8 gam khí O2. Nếu thể tích dung dịch KOH đã dùng là lớn nhất, giá trị của m là<br />
A. 106,80.<br />
B. 111,05.<br />
C. 91,25.<br />
D. 97,20.<br />
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe và FeS2 trong không khí vừa đủ thì thu được<br />
hỗn hợp chất rắn Y có khối lượng tăng 0,44 gam so với ban đầu và hỗn hợp khí Z. Dẫn toàn bộ hỗn<br />
hợp Z qua bình đựng dung dịch xút dư thì thấy có 3,024 lít khí T không màu (đktc) thoát ra khỏi<br />
bình. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y vào dung dịch chứa H2SO4 loãng và KMnO4 lấy dư. Số mol<br />
KMnO4 đã phản ứng có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây ?<br />
A. 2.10-3.<br />
B. 1,78.10-3.<br />
C. 4.10-3.<br />
D. 3,56.10-3.<br />
Câu 40: Hỗn hợp X gồm 2 pentapeptit mạch hở Y và Z (MY > MZ) có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 3.<br />
Thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch NaOH (lấy dư 10% so với lượng phản ứng) thì thu<br />
được sản phẩm gồm muối natri của glyxin và valin (có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 1). Sau đó để điều<br />
chỉnh pH của dung dịch về giá trị 7 cần 660 ml dung dịch HCl 0,5M. Giá trị của m là<br />
A. 23,46.<br />
B. 21,60.<br />
C. 21,33.<br />
D. 25,65.<br />
---------HẾT--------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.<br />
<br />
Trang 4/4 – Mã đề thi 01<br />
<br />
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017<br />
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa học<br />
MÃ ĐỀ THI: 01<br />
_______________________<br />
Câu<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
15<br />
16<br />
17<br />
18<br />
19<br />
20<br />
21<br />
22<br />
23<br />
24<br />
25<br />
26<br />
27<br />
28<br />
29<br />
30<br />
31<br />
32<br />
33<br />
34<br />
35<br />
36<br />
37<br />
38<br />
39<br />
40<br />
<br />
Đáp án<br />
B<br />
D<br />
B<br />
A<br />
A<br />
C<br />
B<br />
D<br />
D<br />
C<br />
D<br />
A<br />
A<br />
A<br />
D<br />
B<br />
D<br />
B<br />
D<br />
C<br />
B<br />
C<br />
D<br />
D<br />
B<br />
C<br />
D<br />
C<br />
D<br />
A<br />
A<br />
D<br />
B<br />
C<br />
D<br />
D<br />
A<br />
B<br />
A<br />
C<br />
<br />
Trang 5/4 – Mã đề thi 01<br />
<br />