intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử lớp 9 môn Văn

Chia sẻ: Trang Thu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

420
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo Đề thi thử lớp 9 môn Văn dưới đây để giúp bạn trong quá trình thi cử dưới đây được tốt hơn. Nội dung đề thi trình bày về văn bản Mùa xuân của tôi, mùa xuân xứ Bắc qua ngòi bút của nhà văn Vũ Bằng, cảm nghĩ về bài văn Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến, cảm nghĩ về văn bản Một thứ quà của lúa non.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử lớp 9 môn Văn

  1. Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ về văn bản “ Mùa xuân của tôi”- Vũ Bằng. Mùa xuân luôn là nguồn cảm hứng bất tận của các nhà văn nhà thơ. Có biết bao áng thơ văn trào dâng cảm xúc khi viết về mùa xuân. Nhưng mùa xuân qua ngòi bút của Vũ Bằng vừa tràn trề sức sống, vừa da diết nhớ thương, say đắm trong hoàn cảnh li hương. Tùy bút đặc sắc “ Thương nhớ mười hai” mà đoạn trích “ Mùa xuân của tôi” trong chương trình Ngữ văn 7 tập I chính là tiếng lòng và sự cảm nhận tinh tế về đất trời mùa xuân miền Bắc của ông. Trong chương trình Ngữ Văn 7 có 3 bài văn tùy bút trữ tình biểu cảm. Nếu Thạch Lam miêu tả Cốm – một thức quà quen thuộc với người Việt Nam, ông chỉ muốn qua cốm gợi lên những tiếng lòng đồng điệu về tình yêu, niềm tự hào về một nét văn hóa ẩm thực dân gian của đất nước. Minh Hương miêu tả Sài Gòn với những cảm nhận rất riêng, Vũ Bằng lại viết về mùa xuân đất Bắc trong nỗi nhớ thương da diết. Trong tâm trạng ấy, câu văn của Vũ Bằng dường như chất chứa nhiều tâm sự hơn…. Tình yêu mùa xuân là tình cảm thường trực trong mỗi người : “ Tự nhiên như thế ai cũng chuộng mùa xuân”. Đó là quy luật bất biến, vốn có, bản năng của con người cũng như tự nhiên : “ Ai bảo non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”….Đúng là không ai bảo được, cũng cẳng ai cấm được, vì đó là quy luật của tự nhiên mà ! Vũ Bằng đã dùng kết cấu sóng đôi uyển chuyển nhịp nhàng cân đối từng cặp một…và không thể tách rời : Như non với nước, như bướm với hoa, trăng với gió, trai với gái, mẹ với con….. Tác giả gọi “mùa xuân Bắc Việt”, “ mùa xuân Hà Nội” là “mùa xuân của tôi”, cách gọi như vậy có gì đặc biệt ? “ Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt – mùa xuân Hà Nội”…Câu văn ngân nga như một tiếng reo vui và dường như nhà văn Vũ Bằng quá lạm nhận về mùa xuân. Sao lại là "mùa xuân của tôi” ? Mùa xuân là của đất trời cỏ cây hoa lá, mùa xuân là của tất cả mọi người, của tôi, của các bạn…Vậy sự lạm nhận của nhà văn là như thế nào ? Ta thấy sự lạm nhận của Vũ Bằng thật đáng trân trọng và đáng được cảm thông trong hoàn cảnh xa quê đặc biệt ! Trong nỗi nhớ Hà Nội da diết đó, tác giả đã cảm nhận được những nét đặc trưng về thời tiết, khí hậu của mùa xuân Hà Nội, mùa xuân miền Bắc. Tín hiệu mùa xuân về có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo và những câu hát huê tình say đắm đẹp như thơ mộng….Đó còn là bầu không khí gia đình với nhang trầm đèn nến, với sự xum họp đầm ấm tình người càng được hâm nóng lên trong nét truyền thống văn hóa của người Việt Nam. Tác giả không chỉ dừng ở ngoại cảnh mà tập trung thể hiện nổi bật sức sống mùa xuân trong thiên nhiên và lòng người. Mùa xuân đem lại sức sống kì diệu cho thiên nhiên và con người, làm thay đổi mắt nhìn, óc nghĩ, là niềm đau đáu, say mê. Đó chính là tình yêu quê hương nồng nàn, đằm thắm, da diết nhớ thương của Vũ Bằng. Đoạn văn nổi bật nhất chính là những hình ảnh so sánh đặc sắc : “ Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai….” Hay “ cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra”, “ đập mạnh hơn” và “ thèm khát yêu thương thực sự”. Không khí mùa xuân còn “ ấm lạ ấm lùng” trong mỗi gia đình. Giọng văn trữ tình da diết như nhân lên trong người đọc cái sức sống bất tận của mùa xuân. Ngỡ như trước mùa xuân, ông hóa thân thành muôn loại cỏ cây muông thú để được tắm mình trong mùa xuân, được hưởng tất cả sức sống tràn trề của mùa xuân, để lớn lên, trẻ lại 1
  2. cùng mùa xuân. “ Đẹp quá đi ! Mùa xuân của hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng”. Vũ Bằng thật đặc biệt ! Có mấy ai lưu luyến mùa xuân và nhận ra vẻ đẹp của mùa xuân vào thời gian sau ngày rằm ? Đây mới là lúc mà Vũ Bằng cảm nhận được sự hồi sinh của đất trời cây cỏ. Đó là mùi hương man mác của cỏ, là sự thay đổi của “ nền trời trong trong có làn sáng hồng hồng…” Một sự cảm nhận thật tinh tế, ít ai nhận thấy ! Và điều làm ta thán phục hơn nữa chính là sự trân trọng về cuộc sống của con người . Hết sức bình dị, giản đơn của bữa cơm thường nhật là cà om với thịt thăn, là bát canh cua trứng vắt chanh…Vậy mà nhà văn đã tìm thấy chính cái đẹp trong cái mà tưởng như bình thường vẫn diễn ra hàng ngày đó ! Phải là người hiểu tường tận về thiên nhiên, nặng tình với thiên nhiên, trân trọng sự sống, biết tận hưởng cái đẹp của cuộc sống và rất yêu Hà Nội mới có được cảm xúc dâng trào như vậy. Thiên nhiên sau ngày rằm tháng giêng như đang bình tĩnh, đang tích tụ, chưng cất sức sống mùa xuân để tiếp nối cuộc tuần hoàn kì diệu trong đời sống con người và đất trời cây cỏ. Ngòi bút của Vũ Bằng như cũng lắng lại, trầm tĩnh hơn. Lòng yêu quê hương mỗi lúc một da diết, đằm sâu, thấm thía hơn. Bài văn khi dạy xong sao trong tôi vẫn đau đáu nỗi niềm nhớ quê hương da diết của tác giả Vũ Bằng ! Trong bài văn cũng nhiều người cho rằng đó còn ẩn chứa niềm mong mỏi Bắc Nam xum họp một nhà ! Liệu đó có phải trong suy nghĩ của nhà văn xa quê ? Đọc nhiều lần, dạy nhiều lần càng thấy sao mà có con người tài hoa đến thế, bài văn giống như một bài thơ vậy. Từng câu từng chữ ta như muốn uống lấy, rồi nhâm nhi cho thỏa thích, khi dạy thật tôi không muốn bỏ đi từ nào, câu nào. Như vậy có lẽ mình tham quá rồi chăng ? Mùa xuân xứ Bắc qua ngòi bút của nhà văn Vũ Bằng Thầm lặng hy sinh cuộc sống riêng tư, danh dự, thậm chí cả mạng sống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc là con đường chung của các nhà tình báo cách mạng, trong đó có Vũ Bằng. Và phải chăng, cho tới tận bây giờ còn có bao điều bí ẩn về ông mà ta không thể nào biết được. Trong các nhà văn hiện đại Việt Nam, liệu còn ai có cuộc đời giống Vũ Bằng không? Vũ Bằng (1913-1984) là một nhà văn có cuộc đời đặc biệt. Sinh trưởng ở Hà Nội, kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông lên chiến khu, ít lâu sau lại về sống ở Hà Nội, vùng địch tạm chiếm, chịu tiếng là "dinh tê". Năm 1954, để lại người vợ xinh đẹp nết na, ông di cư vào Nam, sống ở Sài Gòn cho đến lúc mất (1984). Vào thời ấy, ông làm sao tránh được dị nghị nặng nề. Mãi sau khi mất, ông mới được chiêu tuyết: Các nhân chứng xác nhận ông là một cơ sở trong tổ chức tình báo cách mạng. Thầm lặng hy sinh cuộc sống riêng tư, danh dự, thậm chí cả mạng sống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc là con đường chung của các nhà tình báo cách mạng, trong đó có Vũ Bằng. Và phải chăng, cho tới tận bây giờ còn có bao điều bí ẩn về ông mà ta không thể nào biết được. Trong các nhà văn hiện đại Việt Nam, liệu còn ai có cuộc đời giống Vũ Bằng không? Văn của Vũ Bằng cũng thật độc đáo, thật ám ảnh. Hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống con người Hà Nội, miền Bắc trong 12 tháng của một năm, được tái hiện vô cùng sống động với nỗi nhớ thương da diết và tấm lòng trìu mến vô hạn của tác giả qua 2
  3. tập tùy bút "Thương nhớ mười hai". "Mùa xuân của tôi" (sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7, tập 1) là đoạn mở đầu chương một: "Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt" của thiên tùy bút đó. Chứa chan cảm xúc trữ tình xen yếu tố chính luận và chất suy tưởng, kết cấu tương đối hoàn chỉnh, đây có thể coi là một bài văn mẫu mực cho thể loại tùy bút. Ba câu văn mở đầu, người đọc đã bị "thôi miên" bởi giọng văn chính luận - trữ tình của tác giả: "Tự nhiên là thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân". "Chuộng", "trìu mến", "mê luyến", trình tự xuất hiện của ba từ theo cấp độ tăng dần đã nói lên cung bậc tình cảm của con người đối với mùa xuân. Đó là thứ tình cảm "tự nhiên như thế", "không có gì lạ hết". Sau hai câu văn khẳng định là câu văn giả định để khẳng định với những cụm từ hô ứng mà vế đầu được điệp lại tới bốn lần: "Ai bảo được, ai cấm được", "thì mới hết được"... Cùng sự chắc nịch của lý trí tỉnh táo là độ mê say của tình cảm qua những hình ảnh đời sống trong mối tương quan gắn bó: non thương nước, bướm thương hoa, trăng thương gió, trai thương gái, mẹ yêu con, cô gái còn son nhớ chồng. Hơi văn liền mạch, lời văn dồn dập... Tất cả những yếu tố ngôn từ đó đã khẳng định tình cảm của con người đối với mùa xuân là một quy luật tự nhiên, tất yếu. Phần tiếp theo là cảnh sắc, không khí mùa xuân đất trời và lòng người được tái hiện qua những hình ảnh và cảm xúc thương yêu vô hạn của tác giả. Đây là "mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội" trong ký ức của một người xa xứ - thân ở phương Nam mà tâm hồn vẫn tìm về xứ Bắc, nên nó thiêng liêng như chính tác giả gọi tên: "Mùa xuân thần thánh". Chỉ với hai câu văn tả ít, gợi nhiều, nhà văn đã thu hết cả hồn vía của cảnh vật mùa xuân: "Sông xanh, núi tím; mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo vọng lại, câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng..." và đặc biệt là hình ảnh "trời đất mang mang" được gợi ra từ cảm nhận tinh tế. Có hình ảnh ngày nay đã không còn nữa, nhưng đa phần thuộc về cảnh của mùa xuân muôn thuở, trong kí ức mà cũng là hiện tại, tương lai... Gần gũi thân thuộc mà sao bây giờ ta mới cảm nhận hết chất thơ mộng, huyền ảo của nó qua lời văn dịu ngọt của ông. Gợi cảnh đã khó, gợi tình còn khó hơn; bởi cảm xúc thường vụt đến, rồi đi và dễ bị những từ ngữ chung chung làm sáo mòn, đơn điệu. Vũ Bằng đã vượt qua cửa ải của sự tầm thường bằng việc cụ thể hóa cảm xúc của con người trước mùa xuân qua những phép so sánh: "Ngồi yên không chịu được", "đi ra ngoài vào những lúc đất trời mang mang", "tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rưọu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó - có lẽ là sự sống", "nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy 3
  4. những cặp uyên ương đứng cạnh". Và đây là một so sánh rất bạo - so sánh tình người với hành vi của động vật: "Y như những con vật nằm thu mình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng "sống" lại và thèm khát yêu thương thực sự. Ra ngoài trời ai cũng muốn yêu thương..." Mùa xuân thường đến vào dịp Tết. Cái Tết của xứ Bắc có nét khác mọi miền, nó được chuẩn bị kỹ càng hơn, được "bầy biện" cầu kì hơn. Cái tài của nhà văn là ông không hề nhắc đến một chữ "Tết" nào mà ta vẫn hình dung ra cảnh đón Tết trong mỗi gia đình. Không phải mâm cao cỗ đầy, mà là cái không khí bao trùm. Đó là ánh sáng của đèn nến, hương thơm của nhang trầm, bầu không khí đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường, là tình cảm tín ngưỡng, tâm linh... Tất cả khiến cho lòng người cảm thấy "ấm lạ lùng", "như có không biết bao nhiêu là hoa nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan". Phần cuối của bài văn, tác giả tập trung miêu tả nét riêng của thiên nhiên và không khí mùa xuân từ sau ngày rằm tháng giêng âm lịch. Ngòi bút đặc biệt tinh tế đã phát hiện và miêu tả sự thay đổi, chuyển biến của màu sắc và không khí đất trời, cây cỏ: "Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác...", "trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn thiên lí, vài con ong siêng năng bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời có những làn sóng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột". Màu sắc, hương thơm và ánh sáng của mùa xuân ở trong khoảng thời gian ngắn ngủi ngay sau rằm tháng giêng - giống như thời gian bản lề giữa đầu xuân và cuối xuân - đã cho ta cái cảm giác mùa xuân đang chín. Đoạn văn miêu tả chứa đựng những hình ảnh chọn lọc của không gian trong những thời điểm thời gian cụ thể và thấm đượm tâm tình tác giả. Có lúc, không kìm nổi lòng mình, ông đã thốt lên tiếng gọi mùa xuân như tiếng xuýt xoa khen tặng người thân: "Đẹp quá đi, mùa xuân ơi!". Những dòng cuối cùng của đoạn văn giống như cánh màn khép lại sau khi tác giả đã cho ta chu du trong tâm hồn cùng cảnh sắc mùa xuân. Cuộc sống êm đềm thường nhật sau khi Tết đã hết, xuân đã tàn qua ngòi bút của ông không phải là không thi vị khiến cho người đọc không cảm thấy hẫng hụt: "Ấy là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết, người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm hóa vàng và các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật". Cảnh sống đơn sơ mà thanh cao, êm đềm mà hạnh phúc của người Hà Nội, của xứ Bắc vừa "niêm phong" lại mùa xuân tươi đẹp, vừa mở ra một trạng thái mới của đời 4
  5. sống, như một sự tiếp nối trong vòng tuần hoàn của thời gian. Văn Vũ Bằng thật sinh động, cuốn hút. Cảnh và tình hòa quyện, khơi gợi. Những câu văn dài, có nhịp điệu và chứa đầy hình ảnh so sánh mới lạ để làm nổi bật lên không khí, cảnh vật và nỗi lòng quen thuộc. Là cảm nhận của riêng ông, nhưng lay động tiềm thức, tư duy, tình cảm của tất cả chúng ta. Không có tình cảm tha thiết nồng nàn với quê hương đất nước, với cuộc sống dân tộc, không có cảm nhận tinh tế, sâu sắc và tài năng ngôn ngữ, không thể nào có được những trang văn về mùa xuân đẹp và xúc động lòng người đến thế! Chao ôi! Người như thế, văn như thế, không đáng để ta ngưỡng mộ lắm sao? Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về tình bạn trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến là nhà thơ nôm kiệt xuất của dân tộc ta đầu thế kỉ 20. Ông là tác giả của chùm thơ thu nổi tiếng: Thu điếu , thu vịnh , và thu ẩm. Ngoài ra , ông còn để lại nhiều bài thơ hay nói lên tình bạn cao quý , chân thành và cảm động. “Bạn đến chơi nhà” là một trong những bài thơ nôm tiêu biểu ấy. Câu nhập đề rất tự nhiên, mộc mạc , giản dị nhưng lại biểu lộ sự vồn vã, vui mừng khôn xiết của một người đã quá lâu rồi mới gặp lại bạn tri âm. “Đã bấy lâu nay bác tới nhà” Chữ “bác” gợi lên thái độ niềm nở, thân mật, và trân trọng, một cách xưng hô thân tình. Ta như cảm nhận được những giọt lệ đang ứa ra ở khóe mắt đôi bạn già tri kỉ đã quá lâu rồi mới được gặp nhau. Sự xa cách, nhớ mong làm nỗi bật niềm xúc động, niềm vui sướng vô hạn khi gặp lại bạn. “Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa Ao sâu nước cả, khôn chài cá Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà Cải chửa ra cây, cà mới nụ Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa” Nối tiếp sự vui mừng khôn xiết là một nụ cười rạng rỡ nhưng cũng vô cùng hóm hĩnh. Nhà thơ đã tự tạo ra một tình huống éo le. Đoạn thơ như vẽ lên một bức tranh thân 5
  6. thuộc của khu vườn nơi thôn dã. Có ao cá, có gà, có cà, có cải, có mướp, có bầu…,có hai người bạn già đang cầm tay nhau đi dạo trong vườn, tận hưởng thú vui dân dã của một ông quan về ở ẩn. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn. Ta có cảm giác như ông đang phân giải với bạn, nhưng cũng có cảm giác ông đang nói lên cuộc sống thanh bạch của chính mình. “Miếng trầu là đầu câu chuyện” thế mà Nguyễn Khuyến thì “Đầu trò tiếp khách trầu không có”, sự thiếu thốn đã được ông nâng cao một cách hóm hỉnh, hài hước đến tột đỉnh. Tất cả để khẳng định : “ Bác đến chơi đây, ta với ta” Mọi cái đều “không có” ,chỉ có duy nhất một thứ, đó là tình bạn thắm thiết mà không một thứ vật chất nào có thể thay thế được. Tình bạn là trên hết. Tình bạn được xây dựng từ sự cảm thông , tôn trọng lẫn nhau, không vụ lợi. Cuộc đời một con người có được bao nhiêu người bạn thân như thế. Đoạn thơ như dạy cho chúng ta phải biết nuôi dưỡng tình bạn trong sáng như thế nào. Hãy trải lòng ra để sống với mọi người, đừng để vật chất làm hoen ố những tình cảm vốn rất đẹp trong mỗi chúng ta. Tóm lại, bài “Bác đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến được viết bằng lời thơ giản dị, mộc mạc nhưng thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên, nói lên được tình bạn thâm giao, trong sáng, chân tình. Nó có tác dụng giúp chúng ta nhìn nhận lại chính bản thân mình, không bị cuộc sống vật chất của xã hội phát triển lôi kéo, giúp chúng ta luôn giữ được một tình bạn trong sáng, thủy chung, và cao đẹp vốn là bản chất của dân tộc Việt. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Yêu nhất là tình cảm của mẹ, mạnh mẽ là tình cảm của cha, thân thiết là tình cảm anh em và thiêng liêng, bền chặt, lâu dài nhất vẫn là tình bạn. Là 1 nhà thơ giàu tình cảm, Nguyễn Khuyến cũng không ngoại lệ khi nói về tình bạn. Những bài thơ bất hủ của ông khi đề cập đến bạn là những minh chứng hùng hồn sâu sắc , quả thật là những tình bạn nên thơ. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã thể hiện khá rõ nét về điều đó. Bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung. Bài thơ này ông viết là một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một 6
  7. con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Đã bấy lâu nay bác tới nhà, Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật quý báu. Sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá ... một loạt tình huống được liệt kê. Đã bấy lâu nay bác tới nhà, Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả khôn chài cá, vườn rộng rào thưa khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách trầu không có Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Bác đến chơi đây ta với ta Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì ba từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài “Bạn đến chơi nhà” là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khách trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt. 7
  8. Bài thơ này đã tạo nên một hình ảnh tình bạn không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất. Đề bài:Phát biểu cảm nghĩ về bài bạn đến chơi nhà. Bài làm Nguyễn Khuyến là nhà thơ nôm kiệt xuất của dân tộc ta đầu thế kỉ 20. Ông là tác giảcủa chùm thơ thu nổi tiếng: Thu điếu , thu vịnh , và thu ẩm. Ngoài ra , ông còn để lại nhiềubài thơ hay nói lên tình bạn cao quý , chân thành và cảm động. “Bạn đến chơi nhà” là mộttrong những bài thơ nôm tiêu biểu ấy. Bài thơ được lập ý bằng cách dựng lên tình huống khó xử khi bạn đến chơi để rồi hạ một câu kết”Bác đến chơi đậy ta với ta”.Tác giả viết bài thơ theo thể thất ngôn bát cú đường luật,giọng thơ hóm hỉnh bố cục đăng đối không theo luật.Ông đã thể hiện được tình bạn đậm đà,thắm thiết vượt lên mọi giá trị vật chất tầm thường.Câu thơ mở đầu đã khiến em vui lây cùng tác giả trong hoàn cảnh rất đỗi vui mừng ấy: “Đã báy lâu nay bác tới nhà” Ôi!Lời thơ thật tự nhiên,như lời nói thường ngày mà vẫn toát lên tình cảm mừng vui chân thành của một người bạn.Đặc biệt chữ”bác” đã gợi lên thái độ niềm nở,than mật và trân trọng,một cách xưng hô thân tình.Ta như cảm nhận được những giọt lệ đang ứa ra ở khóe mắt đôi bạn già tri kỉ đã quá lâu rồi mới được gặp nhau.Sự xa cách,nhớ mong làm nổi bật niềm xúc động,niềm vui sướng vô hạn khi gặp lại bạn: “Trẻ thời đi vắng,chợ thời Ao sâu nước cả,khôn chài cá, Vườn rông rào thưa,khó đuổi gà. Cải chửa ra cây,cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn,mướp đương hoa.” Ta chưa hết đắm say trước sự vui mừng khôn xiết của đôi già thì lại bị hút hồn bởi nụ cười rạng rỡ nhưng vô cùng hóm hỉnh của nhà thơ.Ông tự tạo ra một tình huống éo le để vẽ ra một bức tranh than thuộc của khu vườn nơi thôn dã.Có ao cá,có cải,gà,bầu,mướp và có hai người bạn già cầm tay nhau đi dạo trong vườn,tận hưởng thú vui dân dã của một ông quan về ở ẩn.Tất cả mọi thứ đã sẵn sàng,thịt cá không thiếu,rau cải đang độ non tươi mơn mởn.Có điều-bác ơi,đúng dịp bác đến thì nhà tôi chẳng có gì xứng đáng để đãi bác.Thật xúc động biết bao!Đằng sau những câu kể,tả kia như thì thầm những tiếng thanh minh hóm hỉnh ,vui đùa của 8
  9. Nguyễn khuyến.Ông đang phân giải với bạn ,đồng thời cũng có cảm giác như ông đang nói lên cuộc sống thanh bạch của chính mình.”Miếng trầu là đầu câu chuyện”thế mà Nguyễn Khuyến thì: “Đầu trò tiếp khách trầu Sự thiếu thốn đã được ông nâng cao một cách hóm hỉnh,hài hước đến tột đỉnh.Tất cả để khẳng định: “Bác đến chơi đây ta với ta” Em thấm thía,trân trọng biết bao trước tình cảm của nhà thơ và ngỡ ngàng bởi âm điệu ngôn từ bỗng thay đổi thân mật hơn,ngọt ngào hơn.Câu cuối của bài thơ đã khẳng một giá trịchân lý cao đẹp.Tình bạn là trên hết.Tình bạn được xây dựng từ sự cảm thông,trân trọng lẫn nhau,không vụ lợi.Cuộc đời một con người có được bao nhiêu người bạn như thế.Bài thơ như dạy cho chúng ta phải biết nuôi dưỡng tình bạn trong sáng.Hãy trải lòng ra với mọi người,đừng để vật chất làm đen tối hình ảnh trong áng của chúng ta. Bài thơ”Bạn đến chơi nhà” của nguyễn Khuyến gieo vào lòng người đọc một thoáng mỉm cười trước sự đùa vui hóm hỉnh của thi nhân nhưng lắng đọng tại sau cùng là niềm xúcđộng vơ bờ về một tình bạn chân thành sâu sắc. ……………. Đề : Phát biểu cảm nghĩ về văn bản “ Một thứ quà của lúa non : cốm. A. Xác định yêu cầu của đề bài: 1. Thể loại: Pbcn về 1 bài tuỳ bút. 2. Nội dung: Hương vị, cách làm ra cốm, cách thưởng thức cốm. 3. Phương pháp: Lí lẽ+ dẫn chứng+ cảm xúc. 4. Tư liệu: Văn bản SGK. B. Dàn bài: 1. Mở bài: Viết về quê hương, đất nước, ngợi ca các sản vật của các làng quê, mỗi nhà thơ, nhà văn có cách nhìn, cách  cảm nhận khác nhau. Thạch Lam­ 1 cây bút có tên tuổi đã có bài tuỳ bút xuất sắc "Hà Nội băm sáu phố  phường" . Trong số các trang viết đó, phải kể đến đoạn trích " Một... cốm" dc coi là 1 văn bản thơ trữ tình viết  bằng văn xuôi. Bài viết đã đem đến cho người đọc chúng ta sự hiểu biết về văn hoá ẩm thực của HN, của  dân tộc VN ta. 2.Thân bài: *Cảm xúc 1: Cảm nghĩ về hương vị và cách làm ra cốm làng Vòng _ Viết về cốm làng Vòng, mở đầu bài tuỳ bút, nhà văn đã nói về nguyên liệu làm ra cốm­1 món quà thanh  nhã và tinh khiết. Để làm ra dc cốm làng Vòng phải trải qua 1 quá trình. Hương vị của cốm làng Vòng là sự  hoà hợp, kết tinh từ "sự nhuần thấm...bát ngát xanh". + Nguyên liệu làm ra cốm dc hình thành 1 cách kì diệu, lúc đầu là "1 giọt sữa trắng...hoa cỏ". 9
  10. + Nhà văn TL đã quan sát tinh tế, đã có sự cảm nhận tài hoa đầy chất thơ nên những dòng tuỳ bút của ông  khiến người đọc cũng như đang dc thưởng thức hương vị ngọt ngào của bông lúa nếp trên cánh đồng quê. + Nói đến cốm làng Vòng, tác giả ko quên kể đến việc chế biến để tạo ra những hạt cốm thơm ngon. Cách  chế biến cốm cũng rất độc đáo, là 1 sự "trân trọng, bí mật...đời khác". Chỉ có cốm làng Vòng mới là đặc sản  của HN do bàn tay những cô gái làng Vòng tạo ra:"cốm Vòng ngon nổi tiếng...rất riêng biệt". Cốm Vòng nổi  tiếng cũng bởi người làm ra cốm và người gánh cốm đi bán rất duyên dáng và đáng yêu (Trích dẫn ra) _ Nhà văn TL đã cảm nhận hương vị của cốm làng Vòng= tất cả sự trân trọng. Bởi thế, ông đã thấy dc cốm  Vòng là"thức dâng của những...nội cỏ An Nam". *Cảm xúc 2: Cảm nghĩ về giá trị của cốm làng Vòng _ Cốm Vòng ngon nổi tiếng đã trở thành 1 chứng nhân, 1 sứ giả của tình yêu. Cốm Vòng trở thành 1 thứ quà  sêu Tết làm cho tình yêu đôi lứa dc bền đẹp. Cốm còn là thứ lễ phẩm cao quý của thuần phong mĩ tục, tình  duyên bền đẹp lứa đôi cũng giống như "hồng cốm tốt đôi" vậy. _ Đọc đoạn văn ta thấy nhà văn đã sử dụng phép so sánh rất độc đáo"Màu xanh non của cốm...ngọc lựu  già". Cách nói đặc sắc của tác giả đã thể hiện phong cách ẩm thực rất sinh động của người VN ta. Cốm làng  Vòng thơm ngon nổi tiếng cũng bởi người làng Vòng biết cách thưởng thức cốm: "ăn cốm ko thể ăn vội  vàng...ngẫm nghĩ". Có như thế mới thưởng thức hết dc hương vị của lúa non, của hoa cỏ dại ven bờ. Nhà  văn đã quan sát, đã có sự am hiểu sâu sắc về cốm làng Vòng nên mới cảm nhận dc "Trời sinh ra lá sen...lá  sen. _ Tác giả đã nhắc nhở mọi người biết cách thưởng thức cốm với tất cả tấm lòng trân trọng và biết ơn những  người làm ra chúng. Đó cũng chính là nét đẹp văn hoá ẩm thực của người dân kinh kì xưa nay. * Thâu tóm cảm xúc: Bằng ngòi bút tài hoa với vốn từ phong phú, cách so sánh rất tài tình của tác giả khiến  cho bài tuỳ bút mang đậm chất thơ, có lúc như lời tâm sự, có lúc như lời nhắn nhủ ân tình và đầy thân thiết.  Tác giả đã ca ngợi, đã khẳng định sự ngon lành, thanh quý của cốm làng Vòng. Qua trang tuỳ bút này, mỗi  chúng ta như dc mở rộng thêm sự hiểu biết của mình về đất nước, quê hương. 3. Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân Cảm ơn nhà văn TL qua bài viết của mình, ông đã giúp người đọc chúng ta thêm trân trọng đặc sản quý giá  của HN, giúp ta hiểu dc nét đẹp trong văn hoá ẩm thực của VN. Trang tuỳ bút của nhà văn đã làm giàu có  thêm sự hiểu biết cho mỗi chúng ta. 2. Sưu tầm thêm thơ văn nói về Cốm. Gợi ý: - Tham khảo các đoạn thơ sau: Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới. Tôi nhớ những ngày thu đã xa, Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội. (trích Đất nước của Nguyễn Đình Thi) Sợi rơm vàng buộc gió Lá sen gói sóng hồ Nắng đa tình Bến Nghé Phải lòng hương cốm thu. (Nguyễn Vũ Tiềm) Gắng công kén hộ cốm Vòng Kén hồng Bạch Hạc cho lòng thêm vui. (Ca dao) 10
  11. - Cũng có thể tham khảo thêm tuỳ bút Cốmcủa Nguyễn Tuân (in trongTuyển tập Nguyễn Tuân, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1994). Cam nghĩ về bài văn: một thứ quà của lúa non: CỐM 14:45 - 13/12/2013Phạm Hương TràChưa có chủ đề Bài làm Đã bao giờ bạn tự hỏi Cốm được làm từ gì chưa? Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao người ta lại nói lá sen sinh ra là để bao bọc cho Cốm chưa? Nếu như chưa giải đáp được, hãy đến đây đọc thử bài Tuỳ bút của Thạch Lam xem sao. Thạch Lam- một nhà văn nổi tiếng với rất nhiều tác phẩm và nổi tiếng nhất là tập Tuỳ bút “Hà Nội băm sáu phố phường”. Trong đó, “Một thứ quà của lúa non :Cốm” được trích ra từ tác phẩm đó. Và khổ 1 của bài văn này đã để lại trong người đọc rất nhiều ấn tượng: “Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên là m trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bong lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.” Cơn gió của Hà Nội thường đến rồi lại đi, đi rồi lại đến. Hãy thử xem gió của Thạch Lam có như vậy không? Có, đó là điều hiển nhiên, là quy luật của thiên nhiên rồi! Nhưng nó có điều đặc biệt hơn là người đọc có thể cảm nhận được cơn gió đến thật 11
  12. nhẹ nhàng và đi cũng thật nhẹ. Gió Hà Nội khi to thổi bay những vật nhẹ, thậm chí có những lúc mạnh tới mức tạt cả cây cối nghiêng ngả. Cơn gió Thạch Lam đem đến cho ta hương vị của lá sen, báo hiệu cho ta biết trước rằng những món quà nhỏ bé, giản dị nhưng lại chứa ẩn những điều kì diệu sắp đến- Cốm. Đúng vậy, Cốm chỉ là một món quà rất nhỏ, thậm chí nó chỉ được coi là một món ăn bình thường, chỉ đủ để “lót dạ”, đúng theo cái ngôn ngữ của những đứa trẻ Hà thành đang dùng hiện nay. Tác giả đã sử dụng khứu giác và thị giác để nói về nguồn gốc cao quý của Cốm. Thật là diệu kì làm sao. Không chỉ vậy, Thạch Lam còn dùng những từ ngữ, câu hỏi tu từ như “Các bạn có ngửi thấy, mùi thơm mát của lúa non,…” thể hiện sự tinh khiết, tự nhiên của Cốm. Nhưng như thế thì đâu đủ để làm nên những hạt cốm trong sạch, cao quý thế kia. Phải nhờ có bàn tay của những cô gái làng Vòng, sự khéo léo của những nghệ nhân ấy thì mới đủ điều kiện để làm ra món quà của Đất trời. Chao ôi, chỉ phảng phất thôi, thế mà thành ra ấn tượng, thậm chí là phải rất sâu sắc mới nhìn ra “giọt sữa” phía trong cái vỏ lúa đang xanh là cả một bầu hương hoa của thiên nhiên kết lắng. Qua khổ một của bài văn này, chắc hẳn nhiều người sẽ biết trân trọng những gì nhỏ bé nhất xung quanh ta, cũng giống như hạt Cốm kia. Cách thưởng thức cốm làng Vòng cũng vô cùng tinh tế. Cốm phải được gói vào lá sen già ấp ủ hương hoa sen tinh khiết hoặc lá khoai ráy xanh non, mỡ màng, buộc bằng những sợi rơm vàng óng. Người ta không dung bát hay thìa mà phải bốc từng dúm cốm nhỏ, nhai chậm rãi để cảm nhận vị ngọt lúa nếp, hương thơm ngát của lá sen, để rồi hương cốm cứ quấn quýt ở đầu lưỡi, đánh thức vị giác. Nồng nàn. Say mê. Người Hà Nội còn tinh tế hơn trong cách thưởng thức cốm. Cốm phải ăn với h ồng chín, v ới chuối tiêu trứng cuốc, giản dị mà vô cùng thanh cao. Cốm đ ược gói trong lá sen, đ ượm h ương sen cuối mùa còn sót lại. Cốm dung chung với trà sen, đẩy đưa vị chát dịu ng ọt. Giờ đi qua các con phố của Hà Nội, đâu đó thoảng trong h ơi gió cái h ương th ơm nhè nh ẹ c ủa cốm. Chợt ngâm nga câu hát của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn: "Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội/ Mùa hoa sữa về, thơm từng ngọt gió/ Mùa cốm xanh về, th ơm bàn tay nh ỏ/ C ốm s ữa vỉa hè, thơm bước chân qua." 12
  13. A. Câu hỏi: ( 4 điểm) Câu 1( 1 điểm): Chép lại nguyên văn khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. Câu 2 (1 điểm): Trình bày giá trị nội dung của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi ( Lê Minh Khuê). Câu 3 (1 điểm): Xác định thành phần biệt lập trong câu sau, cho biết đó là thành phần gì và giải thích công dụng của thành phần đó trong câu? Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. ( Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà ) Câu 4 (1 điểm): Cho biết từ ngữ in đậm trong đoạn trích sau có tác dụng liên kết câu chứa chúng với câu nào? Đó là phép liên kết nào? Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui vào bên trong dây mìn, chui vào ruột quả bom… Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) * đáp án, thang điểm: Câu 1 (1 điểm): - Chép nguyên văn khổ đầu bài thơ Sang thu : 13
  14. Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về - Viết sai 2 lỗi chính tả: trừ 0,25 điểm Câu 2: (1 điểm) Nội dung truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê: - Làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. - Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Câu 3 (1 điểm): - Xác định đúng thành phần biệt lập: kể cả anh - Nêu đúng tên: thành phần phụ chú - Nêu đúng công dụng của thành phần phụ chú: giải thích cho cụm từ: mọi người Câu 4 (1 điểm): - Các từ ngữ: Nó, Còn có tác dụng liên kết câu chứa chúng với câu đứng trước. - Xác định đúng: Nó: phép thế Còn:: phép nối ………………………….. b. Xác định thành phần biệt lập trong hai câu thơ sau của Hữu Thỉnh và ch ỉ rõ đó là thành phần gì trong các thành phần biệt lập đã h ọc? Sương chùng chình qua ngõ - Hình như thu đã về Câu2: (2.0 điểm) Cho biết tình huống của truyện ngắn chiếc lược ngà c ủa Nguyễn Quang Sáng. Thông qua viiecj tạo tình huống như vậy, nhà văn Nguyễn Quang Sáng muốn nói với người đọc điều gì? -………………………….. Câu 1: 1,5 điểm a. Thế nào là khởi ngữ? b. Xác định khởi ngữ trong câu sau và biến đổi thành câu không có khởi ngữ Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Câu 2: 2,5 điểm a. Tác giả của truyện ngắn Chiếc lược ngà là ai? Truyện được sáng tác năm nào? b. Hãy phân tích ý nghĩa của tình huống giúp ông Sáu bộc lộ sâu sắc nhất tình yêu thương con. \ 14
  15. ……………… 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2