intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2017 - Sở GD&ĐT Ninh Bình - Mã đề 231

Chia sẻ: Hà Hạo Nam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

25
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vận dụng kiến thức và kĩ năng các bạn đã được học để thử sức với Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2017 - Sở GD&ĐT Ninh Bình - Mã đề 231 này nhé. Thông qua đề kiểm tra giúp các bạn ôn tập và nắm vững kiến thức môn học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2017 - Sở GD&ĐT Ninh Bình - Mã đề 231

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA TỈNH NINH BÌNH CHO HỌC SINH (HỌC VIÊN) LỚP 12 THPT, BT THPT NĂM HỌC 2016­2017 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: Giáo dục công dân Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi gồm có 03 trang) Mã đề thi 231 Câu 1: Nghi ngờ con trai anh Q lấy trộm máy tính xách tay của mình nên ông H đã tự ý vào khám xét   nhà anh Q. Ông H đã xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. Tự do cư trú. C. Được bảo đảm bí mật đời tư. D. Tự do đi lại. Câu 2: Nghi ngờ chị M ngoại tình với chồng mình, chị H thuê K chặn đường bắt chị nhốt tại nhà kho   của mình để xét hỏi. Tình cờ trở về nhà tại thời điểm đó, chồng chị H khuyên can vợ dừng lại và đưa   bằng chứng chứng minh sự  trong sạch của mình nhưng chị  H vẫn tiếp tục xét hỏi. Những ai trong   trường hợp trên vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Chị H và K. B. Chị H và chồng. C. Chị M, H và K. D. K, chị H và chồng. Câu 3: Do nghi ngờ chồng mình có quan hệ tình cảm với thư kí riêng,  chị H đã đến nơi làm việc của  chồng lăng mạ, sỉ nhục thư kí riêng của anh. Chị H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm. B. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. C. Được pháp luật bảo đảm về tình cảm. D. Được pháp luật bảo đảm bí mật đời tư. Câu 4: Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây? A. Dân chủ, công khai. B. Công khai, minh bạch. C. Phổ thông, công khai, tự do và bỏ phiếu kín. D. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Bình đẳng giữa cha mẹ và con. B. Bình đẳng giữa người trong dòng tộc. C. Bình đẳng giữa vợ và chồng. D. Bình đẳng giữa anh, chị, em. Câu 6: Công dân được hưởng mức sống đầy đủ về vật chất là nội dung quyền được A. phát triển. B. kinh doanh. C. chăm sóc. D. bảo hộ. Câu 7: Tham gia khám tuyển nghĩa vụ  quân sự  khi đến tuổi là công dân đã thực hiện quy định của  pháp luật trong lĩnh vực A. văn minh đô thị. B. quốc phòng, an ninh. C. an toàn xã hội. D. định hướng nghề nghiệp. Câu 8: Nghi ngờ K lấy trộm máy tính xách tay của mình nên chị M đã tự ý xông vào nhà K để lục soát   tìm kiếm. Chị M đã không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 9: Quyền bầu cử, ứng cử là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để nhân dân thể hiện A. quyền lợi và nghĩa vụ của mình. B. trách nhiệm và bổn phận cá nhân. C. quan điểm và tư tưởng cá nhân. D. ý chí và nguyện vọng của mình. Câu 10: Khi kí kết hợp đồng lao động với giám đốc X, thấy quy định về  điều kiện lao động chưa rõ  ràng, chị T đã đề nghị giám đốc X sửa lại sau đó mới kí kết. Chị T đã được bảo đảm bình đẳng trong  nội dung nào dưới đây? A. Thực hiện quyền lao động. B. Lựa chọn nơi làm việc. C. Thực hiện nội quy lao động. D. Giao kết hợp đồng lao động. Câu 11: Công dân được nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí là nội dung quyền                                                Trang 1/4 ­ Mã đề thi 231
  2. A. tự do. B. được phát triển. C. được chăm sóc. D. học tập. Câu 12: Việc khám chỗ ở của công dân được tiến hành theo A. ý muốn chủ quan. B. quy ước làng xã. C. số đông quyết định. D. trình tự luật định. Câu 13: Tự  ý chuyển nhượng ô tô thuộc sở  hữu chung của vợ, chồng là vi phạm quyền bình đẳng  trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Hôn nhân và gia đình. B. Đạo đức và ứng xử. C. Tài sản và lợi nhuận. D. Gia đình và xã hội. Câu 14: Chị L mang thai đến tháng thứ 7 thì bị giám đốc công ty X buộc thôi việc không có lí do chính   đáng. Giám đốc công ty X đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Bảo hiểm xã hội. B. Chăm sóc sức khỏe. C. Lao động. D. Nghề nghiệp. Câu 15: Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng  trong việc thực hiện A. trách nhiệm. B. nhu cầu riêng. C. công việc chung. D. nghĩa vụ. Câu 16: Công dân T tham gia thảo luận cho dự án định cạnh định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư  của huyện Y và đưa ra những góp ý xác đáng cho dự án. Điều này cho thấy công dân T đã thực hiện   quyền dân chủ nào dưới đây? A. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội. B. Tự do ngôn luận. C. Đóng góp ý kiến. D. Được cung cấp thông tin nội bộ. Câu 17: Học sinh P đăng kí tham gia cuộc thi “Sáng tạo trẻ” nhưng Ban tổ chức từ chối vì không đủ  chỗ trưng bày sản phẩm dự thi. Ban tổ chức đã vi phạm quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân? A. Nghiên cứu. B. Sáng tạo. C. Học tập. D. Phát triển. Câu 18: Ông T gửi đơn tố cáo công ty Z thường xuyên xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường. Ông  T đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 19: Mục đích của khiếu nại là nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị A. theo dõi. B. xâm phạm. C. mất trộm. D. điều tra. Câu 20: Tự tiện vào nhà của người khác là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về A. tự do cá nhân. B. nơi cư trú. C. nơi làm việc. D. bí mật đời tư. Câu 21: T đã viết bài gửi đăng báo để  chia sẻ  kinh nghiệm của mình về  phương pháp học tập môn  Ngoại ngữ. T đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Được phát triển. B. Học tập. C. Tự do ngôn luận. D. Sáng tạo. Câu 22: Công dân đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân   dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở là thể hiện quyền tự do A. tranh luận. B. góp ý. C. ngôn luận. D. thảo luận. Câu 23: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người A. sử dụng lao động. B. được quyền ủy nhiệm. C. cung cấp nguyên liệu. D. đầu tư nguồn vốn. Câu 24: Thực hiện pháp luật là hành vi A. hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. B. tự giác của mọi tổ chức xã hội. C. tự nguyện của mọi công dân. D. thiện chí của các cá nhân, tổ chức. Câu 25: Tất cả mọi cá nhân, tổ  chức ai cũng phải xử  sự theo pháp luật. Điều đó thể  hiện đặc trưng  nào dưới đây của pháp luật? A. Tính dân chủ. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính công khai. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 26: Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực A. xã hội. B. nhà nước. C. chính trị. D. kinh tế. Câu 27: Một trong những nội dung cơ bản của quyền học tập là mọi công dân được A. đào tạo mọi ngành nghề. B. bình đẳng về cơ hội học tập.                                                Trang 2/4 ­ Mã đề thi 231
  3. C. miễn học phí toàn phần. D. ưu tiên chọn trường học. Câu 28: Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức chủ động làm những gì mà pháp luật A. cho phép làm. B. ép buộc tuân thủ. C. quy định phải làm. D. khuyến khích. Câu 29: Thông qua bầu cử, ứng cử, nhân dân thực hiện hình thức dân chủ A. gián tiếp. B. trực tiếp. C. tập trung. D. hình thức. Câu 30: Ông H đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định giải phóng mặt bằng nhà ông   để xây dựng khu đô thị mới. Ông H đã thực hiện quyền dân chủ nào dưới đây của công dân? A. Tố cáo. B. Khiếu nại. C. Kiểm tra. D. Giám sát. Câu 31: Chủ thể của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây khác với các hình thức còn lại? A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 32: Trong quá trình kiểm phiếu bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, T và M nằm trong ban thư kí  đã có hành vi gian lận để  khai khống phiếu bầu cho người thân của mình. Phát hiện việc đó, H đã   khuyên T không nên làm như  vậy vì đó là hành vi trái pháp luật nhưng T vẫn kiên quyết làm theo ý   mình. Cuối cùng, người thân của T đã trúng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp. Trong trường hợp trên,   những ai vi phạm pháp luật về nguyên tắc bầu cử? A. T và M. B. H, T, M. C. H và M. D. H và T. Câu 33: N và H là bạn thân lâu ngày mới gặp lại nên H mời N vào nhà hàng uống rượu. Trong lúc  uống say N đã gây gổ với K ngồi bàn bên cạnh, giữa hai bên xảy ra cãi vã to tiếng sau đó N đã đuổi   đánh K không may N xô vào bàn bên cạnh làm đổ nồi lẩu đang sôi khiến Q và T đang ngồi ăn bị bỏng   nặng. Trong trường hợp này, ai phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Q và T? A. K. B. N và K. C. H và N. D. N. Câu 34: Công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với A. nhu cầu xã hội. B. yêu cầu của bố mẹ. C. khả năng bản thân. D. định hướng nhà trường. Câu 35: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc là A. bình đẳng giữa các dân tộc. B. các bên cùng có lợi. C. đảm bảo lợi ích cho các dân tộc. D. dân chủ giữa các dân tộc. Câu 36: Trước khi qua đời ông Q đã di chúc lại quyền thừa kế cho các con, nhưng anh S là con trai cả  đã không thực hiện việc phân chia tài sản theo di chúc và quy định của pháp luật. Anh S đã vi phạm   pháp luật trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Dân sự. B. Hình sự. C. Hành chính. D. Kỉ luật. Câu 37: Nghĩa vụ nào dưới đây quan trọng nhất đối với người kinh doanh? A. Nộp thuế đúng quy định. B. Báo cáo tài chính. C. Quảng cáo sản phẩm. D. Bảo vệ nhà xưởng. Câu 38: M và H được tuyển dụng vào công ty X với điểm tuyển ngang nhau. Nhưng chị L là kế toán  công ty đã xếp M được hưởng mức lương cao hơn do tốt nghiệp trước H một năm.H đã gửi đơn   khiếu nại nhưng giám đốc cho rằng đó là chức năng của phòng nhân sự. Trong trường hợp này, những  ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động? A. Chị L và H. B. Chị L và M. C. Giám đốc và chị L. D. Giám đốc và H. Câu 39: Bình đẳng trước pháp luật là một trong những quyền A. thiêng liêng của công dân. B. hợp pháp của công dân. C. cơ bản của công dân. D. chính đáng của công dân. Câu 40: Anh K và chị  V cùng làm một công việc với hiệu quả như nhau, nhưng cuối năm giám đốc   công ty X thưởng cho chị V ít hơn anh K. Giám đốc công ty X đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh   vực nào dưới đây của công dân? A. Kinh doanh. B. Bảo hộ lao động. C. Lao động. D. An sinh xã hội. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 3/4 ­ Mã đề thi 231
  4.                                                Trang 4/4 ­ Mã đề thi 231
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2