intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018 - THPT Đăk Song - Mã đề 357

Chia sẻ: Nguyễn Hùng Biển | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

43
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018 - THPT Đăk Song - Mã đề 357” để giúp các bạn biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018 - THPT Đăk Song - Mã đề 357

  1. SỞ GD & ĐT TỈNH ĐĂK NÔNG KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018 TRƯỜNG THPT ĐĂK SONG BÀI THI KHXH Môn thi thành phần: GDCD Khóa thi ngày ….. tháng 04 năm 2018 Đề chính thức (Đề gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, có 4 trang) ( Thời gian làm bài: 50 phút) Họ, tên học sinh:..................................................................... S ố báo danh: ............................. Câu 1: Mặc dù giá thu mua hồ tiêu trên thị trường  Đắk Song đang liên tục giảm mạnh nhưng   vì mới mua thêm 1ha đất rẫy nên vợ  chồng anh A vẫn tiếp tục trồng cây hồ  tiêu. Khi quyết   định đầu tư vốn để mở rộng diện tích vợ chồng anh A đã  chưa vận dụng tốt quy luật nào d Mã đềướ  3 57 i  đây của quy luật giá trị? A. Hoàn thiện kiến trúc thượng tầng. B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. C. Giữ vững lập trường kinh doanh. D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. Câu 2: Dấu hiệu nào dưới đây không phải là một trong những căn cứ  để xác định một hành vi  vi phạm pháp luật? A. Hành vi do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật. B. Hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. C. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. D. Hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện. Câu 3: Gia đình ông A chuyên sản xuất lúa gạo. Vụ lúa năm 2017 gia đình ông thu hoạch được   10 tấn, 3 tấn gia đình ông dùng để  ăn, 7 tấn còn lại gia đình ông đem bán ra thị  trường. Vậy,   phần lúa nào của gia đình ông A là hàng hóa? A. 7 tấn. B. 3 tấn. C. 10 tấn. D. 13 tấn. Câu 4: Mặc dù bố mẹ muốn A trở thành giáo viên nhưng A lại đăng ký vào trường An ninh. A   đã vận dụng quyền học tập ở nội dung nào dưới đây? A. Học không hạn chế. B. Học vượt lớp, vượt cấp. C. Học bất cứ ngành, nghề nào. D. Học thường xuyên, suốt đời. Câu 5: Nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến các chủ thể kinh tế cạnh tranh gay gắt với nhau? A. Vị trí kinh doanh. B. Tác động của nền kinh tế. C. Lợi nhuận. D. Tồn tại nhiều chủ sở hữu. Câu 6: Đâu là “ mệnh lệnh” của thị trường đối với mọi người sản xuất và lưu thông hàng hóa? A. Chất lượng. B. Giá trị sử dụng. C. Giá cả. D. Giá trị. Câu 7: Sau khi nhận được 1 tỷ  đồng từ  tiền đặt hàng của anh C, với mong muốn chiếm đoạt   số tiền trên, chị L đã nói dối với chồng là được em gái ở nước ngoài cho vay dài hạn không lãi  suất rồi về quê chồng xây nhà. Quá thời hạn giao hàng đã lâu, nhiều lần gọi điện, tìm gặp chị L   không được, anh C đã thuê anh X và anh Y đến nhà dọa nạt, đập phá đồ  đạc và hành hung   chồng chị L, trong lúc hỗn loạn anh C đã bắt cóc con gái chị L để tống tiền. Những ai dưới đây   vi phạm pháp luật hình sự? A. Chị L, Anh C, Anh X, Anh Y. B. Anh X, Anh Y. C. Chị L, chồng chị L, Anh X, Anh Y. D. Chị L, Anh X, Anh Y. Câu 8: Khi báo cho cơ quan có thẩm quyền biết  việc công ty VeDan xả nước thải ra sông Thị  Vải ở Đồng Nai là công dân đã thực hiện quyền A. khiếu kiện. B. tố cáo. C. khiếu nại. D. tố tội. Câu 9: Pháp luật quy định: Người nào tự  ý bóc, mở, tiêu hủy thư  của người khác thì tùy theo   mức độ vi phạm sẽ có thể bị                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 357
  2. A. khiển trách hoặc xử phạt dân sự. B. xử phạt hành chính hoặc truy cứu hình sự. C. cảnh cáo hoặc khiển trách. D. kỉ luật hoặc xử phạt dân sự. Câu 10: Nội dung nào dưới không bị coi là bất bình đẳng trong lao động? A. Ưu đãi với người có trình độ chuyên môn cao. B. Trả tiền công cao hơn cho lao động nam trong cùng một công việc. C. Chỉ dành cơ hội tiếp cận việc cho lao động nam. D. Không sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số. Câu 11: Hiến pháp năm 2013 quy định: Không ai bị  bắt nếu không có quyết định của Tòa án,  quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội A. gây hậu quả lớn. B. đặc biệt nguy hiểm. C. đặc biệt nghiêm trọng. D. quả tang. Câu 12: Chị T được thừa kế riêng một mảnh đất ở trung tâm TP. Buôn Ma Thuột. Khi em trai   kết hôn, chị T đã tặng lại riêng vợ chồng em trai mảnh đất đó dù chồng chị không đồng ý. Chị  T không vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây? A. Nhân thân. B. Anh em. C. Tài sản. D. Huyết thống. Câu 13: Theo quy định của pháp luật, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp thông qua   quyền A. bầu cử, ứng cử. B. quản lý nhà nước và xã hội. C. khiếu nại, tố cáo. D. tự do ngôn luận. Câu 14: Yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong tư liệu sản xuất là A. công cụ lao động. B. đối tượng lao động. C. hệ thống bình chứa. D. người lao động. Câu 15: Chị  B quyết định mua sắm thêm một chiếc ti vi cho gia đình khi nhận thấy cửa hàng   điện máy xanh nơi gần nhà đang có chương trình tri ân khách hàng giảm giá 500 nghìn đồng   trên một đơn hàng. Chị A đã vận dụng quy luật nào dưới đây của cung­ cầu? A. Cung giảm, cầu tăng. B. Giá cả đúng với giá trị . C. Giá cả giảm, cầu tăng. D. Giá cả liên quan đến cầu. Câu 16: Theo quy định của UBND TP. HCM, đúng 12h trưa 30 tháng chạp, tất cả  những chợ  hoa khu trung tâm phải trả mặt bằng cho thành phố chuẩn bị đón Tết. Rất đông người dân đổ  về với hy vọng mua được hoa giá rẻ. Tuy nhiên,  những người bán quyết không hạ giá mà đợi   đến giờ dẹp hàng thì cùng đập bỏ, cắt gốc để đưa lên xe chuyển rác. Quan sát trên thị trường,   quan hệ cung­ cầu nào dưới đây đã tác động? A. cung= cầu. B. cầu > cung. C. giá cả > giá trị. D. cung > cầu. Câu 17: Theo quy định của phát luật nội dung nào dưới đây không thuộc quyền sáng tạo của  công dân? A. Giọng hát Việt nhí. B. Cải tiến kĩ thuật. C. Sáng tác văn học. D. Nghiên cứu khoa học. Câu 18: Tác động nào dưới đây không phải  của quy luật giá trị  trong sản xuất và lưu thông  hàng hóa? A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. B. Điều tiết sản xuất và lưu thông. C. Thừa nhận giá trị của hàng hóa. D. Phân hóa giàu nghèo. Câu 19: Bạn A ( 17 tuổi) vì mâu thuẫn cá nhân với bạn M ( học sinh cùng lớp ) nên đã rủ một  bạn mang dao đến đánh bạn M dẫn đến tử vong. Hành vi của bạn A thuộc loại vi phạm pháp  luật nào dưới đây? A. Hành chính. B. Dân sự. C. Hình sự. D. Kỉ luật.                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 357
  3. Câu 20: Biết M ­ người yêu của con gái là một gia đình nghèo ở nông thôn, bố mẹ  đã yêu cầu   con gái phải chia tay và ngăn cản không cho M gặp gỡ con gái. Sau nhiều lần tìm gặp đều bị  người yêu từ chối, M đã dàn xếp và bắt giam người yêu trong một căn nhà ở dưới quê. Anh M   đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Pháp luật bảo vệ về danh dự. B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. C. Bất khả xâm phạm về thân thể. D. Pháp luật bảo hộ về tính mạng. Câu 21: Anh N chủ động đăng ký khai sinh cho con trong thời hạn 60 ngày sau sinh là thực hiện  pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 22: Thi hành pháp luật là việc các cá nhân, tổ chức A. tự giác làm những gì mà pháp luật cho phép làm. B. chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. C. chủ động không làm những gì mà pháp luật cấm. D. thực hiện những gì mà pháp luật quy định nên làm. Câu 23: Thấy chị  M hàng xóm phát hiện mình đánh hai nhân viên bị  thương nặng. Ông A đã   thuê anh K tìm cách uy hiếp chị M, anh K rủ thêm anh L cùng bắt, đánh đập, giam giữ và bỏ đói  con của chị  M một ngày. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ  về  sức  khỏe, danh dự và nhân phẩm? A. Ông A, anh K. B. Ông A, anh K, anh L. C. Ông A, chị M. D. Ông A, chị M, anh K. Câu 24: Trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh như nhau, mọi công dân đều được hưởng quyền   và phải làm nghĩa vụ như nhau là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm trước nhà nước. C. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. D. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước xã hội. Câu 25: Giờ sinh hoạt lớp, bị lớp trưởng phê bình vì thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp   nên A đã phản đối gay gắt vì cho rằng lớp trưởng nói xấu mình trước lớp. A đã hiểu sai về  quyền nào dưới đây của công dân? A. Tự do phán quyết. B. Tự do ngôn luận. C. Tự do thông tin. D. Tự do nhắc nhở. Câu 26: Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ  hiện có trên thị  trường và chuẩn bị  đưa ra thị  trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với A. giá cả, tiềm lực kinh tế. B. giá cả, nhu cầu tiêu dùng. C. giá cả, mặt bằng sản xuất. D. giá cả, khả năng sản xuất. Câu 27:  Ngày 11.7. 2017 trên báo X, Bà A chia sẻ  bài báo với nội dung “ quảng cáo giò me  nhưng bên trong giò heo” lên trang Facebook cá nhân. Cho rằng bị bôi nhọ, làm ảnh hưởng đến  việc kinh doanh nên bà Y đến đánh dằn mặt. Bà Y kéo bà A ra đường đánh, cào cấu, lột quần   áo, trước khi bỏ về bà Y còn nhặt cục đá đánh vào đầu nạn nhân. Trung tâm pháp y giám định   thương tật trên 11%. Bà Y phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tội gì? A. Cố ý gây thương tích. B. Làm nhục người khác. C. Cố ý gây thương tích và xúc phạm danh dự người khác. D. Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người khác.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 357
  4. Câu 28:  Quyền tự  do ngôn luận của công dân được quy định tại điều nào trong Hiến pháp năm  2013? A. Điều 23. B. Điều 25. C. Điều 26. D. Điều 24. Câu 29: Theo quy định của pháp luật, một trong những nguyên tắc khi giao kết hợp đồng lao   động là A. trực tiếp. B. đại diện. C. công khai. D. ủy quyền. Câu 30: Chị M làm đơn nghỉ xin nghỉ dưỡng sức sau thời gian nghỉ thai sản và được thủ trưởng   cơ quan A chấp nhận. Vì thiếu người làm, thủ trưởng cơ quan A đã nhận thêm nhân viên mới   thay thế vị trí đang làm việc của chị M. Sau khi đi làm lại, chị  M nhận được quyết định điều  động vào làm việc  ở chi nhánh cách cơ quan 30 km. Chị M phải sử dụng quyền nào dưới đây   để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình? A. Khiếu nại. B. Kháng nghị. C. Phản biện. D. Tố cáo. Câu 31: Theo quy định của pháp luật những hành vi xâm phạm tới họ, tên, quyền được khai  sinh là vi phạm A. cá nhân. B. dân sự. C. đời tư. D. kỷ luật. Câu 32: Do nghi ngờ chị N nói xấu mình nên chị L cùng với em gái mình là chị A đưa tin đồn  thất thiệt về vợ chồng chị N lên mạng Facebook  bôi nhọ khiến uy tín của vợ chồng họ bị ảnh   hưởng nghiêm trọng. Vì tức giận, chồng chị N đã đến nhà chị  L mắng chửi và bị  chồng chị  L  đánh trọng thương. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lý? A. Vợ chồng chị L, vợ chồng chị N và chị A. B. Chị L, chị A, chồng chị L. C. Vợ chồng chị N, chị A. D. Vợ chồng Chị L, chị A, chồng chị N. Câu 33: Được anh Q thông tin việc anh A nhờ anh B hoàn thiện  sáng kiến kinh nghiệm nộp Sở  Khoa Học và Công Nghệ. Anh X đã nhờ anh B sao chép sáng kiến rồi bán cho chị M, sau đó chị  M đã thay đổi tên tác giả rồi sử dụng nộp dự thi. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo   của công dân? A. Anh X, Anh B, chị M. B. Anh X, Anh Q, chị M. C. Anh X,  chị M. D. Anh X, Anh A, chị M. Câu 34: Công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội bằng việc góp ý dự thảo Luật Đất đai   là thực hiện dân chủ trực tiếp ở phạm vi A. trung ương. B. cả nước. C. nhà nước. D. cơ sở. Câu 35: Bạn A là sinh viên trường Đại học TDTT Đà Nẵng, với thành tích học tập xuất sắc,   bạn nhận được học bổng toàn phần một trường đại học  ở  nước Nga. Để  thuận lợi cho quá  trình học tập và cư  trú tại nước sở  tại, bạn A đã mang 5000 USD. Bạn A đã vận dụng chức   năng nào dưới đây của tiền tệ? A. Phương tiện thanh toán. B. Phương tiện cất trữ. C. Phương tiện lưu thông. D. Tiền tệ thế giới. Câu 36: Cơ quan X tổ chức cho nhân viên đi tham quan, nghỉ dưỡng tại Thiên Hải Sơn Resort   Phú Quốc là thực hiện quyền được phát triển của công dân ở nội dung nào dưới đây? A. Tham gia các hoạt động văn hóa. B. Được cung cấp thông tin. C. Có mức sống đầy đủ về vật chất. D. Nghỉ  ngơi, vui chơi, giải trí. Câu 37: Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức   khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân? A. Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác. B. Không ai được xâm tới bí mật đời tư của người khác. C. Không ai được xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của người khác. D. Không ai được làm thiệt hại tới danh dự và uy tín của người khác.                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 357
  5. Câu 38: Xe cứu hỏa đang đi làm nhiệm vụ di chuyển ngược chiều trên cao tốc Pháp Vân­ Cầu   Giẽ  ( Hà Nội) đã xảy ra va chạm với xe khách, khiến nhiều người bị thương, 1 chiến sĩ cảnh  sát PCCC tử vong. Theo quy định của pháp luật, chủ thể nào phải chịu trách nhiệm pháp lý? A. Tài xế xe cứu hỏa. B. Tài xế xe khách. C. Cơ quan PCCC. D. Cảnh sát giao thông. Câu 39: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Công an khám nhà dân vì phát hiện có tội phạm đang bị truy nã lẩn trốn ở đó. B. Công an khám nhà ông X vì phát hiện ông X  cất giữ súng dùng để gây án tại nhà. C. Công an khám nhà dân vào ban đêm, lập biên bản và không có đại diện chính quyền. D. Công an khám nhà dân vì có căn cứ khẳng định chỗ ở đó có chứa tang vật liên quan đến vụ án. Câu 40: Phát hiện ông B làm bằng lái xe giả theo đơn đặt hàng của anh A, anh Z liên tục nhắn   tin, gọi điện cho ông B yêu cầu ông B phải nộp vào tài khoản 20 triệu đồng. lo sợ anh Z tố cáo   đến cơ quan chức năng, ông B đồng ý giao tiền và hẹn gặp ở công viên. Trên đường đi anh Z bị  công an bắt vì trước đó vợ  ông B đã vô tình nghe thấy sự việc và báo công an. Những ai dưới  đây phải chịu trách nhiệm pháp lý? A. Vợ chồng ông B, Anh Z. B. Vợ chồng ông B, anh A. C. Ông B, Anh A, anh Z. D. Ông B, anh Z. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 357
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0