intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018 - THPT Trần Quang Diệu

Chia sẻ: Thị Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018 - THPT Trần Quang Diệu sẽ giúp các bạn biết được cách thức làm bài thi cũng như kiến thức của mình trong môn học, chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc gia 2018 sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018 - THPT Trần Quang Diệu

  1. SỞ GD & ĐT TỈNH QUẢNG NGÃI  ĐỀ ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG  NĂM HỌC 2017 ­ 2018 DIỆU MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN  Thời gian làm bài : 50 Phút Câu 1. Công ty A kinh doanh có hiệu quả,nhưng thường xuyên kê khai thuế    không   đúng với số liệu trên thực tế.Công ty A đã vi phạm  A. trách nhiệm của người sản xuất kinh doanh. B.   quan   tâm   của   người   kinh  doanh. C. nghĩa vụ của người kinh doanh. D. nghĩa vụ của công dân. Câu 2. Ông N đốt rừng làm nương rẫy dẫn đến làm cháy một héc ta rừng đặc dụng  khu di tích lịch sử­ văn hóa .Hành vi của ông N là trái pháp luật về A. bảo vệ di sản văn hóa. B. bảo vệ quan cảnh thiên nhiên. C. bảo vệ và phát triển rừng. D. bảo vệ nguồn lợi rừng. Câu 3. Là học sinh giỏi ,H được vào học ở trường chuyên của tỉnh.H đã được hưởng  quyền gì dưới đây của công dân? A. Quyền học tập không hạn chế. B.   Quyền   ưu   tiên   trong   tuyển  sinh. C. Quyền được phát triển của công dân. D.  Quyền ưu tiên trong lựa chọn nơi học   tập. Câu 4. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ  thông , anh   D   đi làm công nhân.Sau mấy   năm , anh D lại tiếp tục học đại học.Vậy anh D đã thực hiện quyền gì của công dân  trong học tập? A. Tự học. B. Học thường xuyên, học suốt đời. C. Học khi gia đình có điều kiện. D. Tự thực hiện quyền học tập. Câu 5. Nhà máy S sản xuất nước giải khát đã thải chất thải chưa được xử  lí xuống   dòng sông bên cạnh nhà máy.Trong trường hợp này, nhà máy S đã vi phạm pháp luật  về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Lao động. B. Dịch vụ. C. Sản xuất kinh doanh. D.Công nghiệp. Câu 6. Vì ghen ghét L mà B đã tung tin xấu, bịa đặt về L với các bạn trong lớp. Nếu là  bạn của B, em sẽ  lựa chọn cách  ứng xử  nào dưới đây cho phù hợp với qui định của  pháp luật? A. Coi như không biết nên không nói gì. B. Nêu vấn đề  này ra trước lớp để các bạn phê bình B. C. Mắng B một trận cho hả giận. D. Nói chuyện trực tiếp với Bvà khuyên B  không nên làm như vậy.
  2. Câu 7. Sau khi phát hiện hành vi nhận hối lộ của một cán bộ huyện N, bà D muốn gởi  đơn tố  cáo đến cơ quan có thẩm quyền.Vậy bà D phải gởi cơ quan nào dưới đây cho  đúng pháp luật? A. Cơ quan công an bất kì. B. Ủy ban nhân dân tỉnh. C. Uỷ ban nhân dân huyện N. D. Viện kiểm sát nhân dân huyện. Câu 8. Chị  A và anh B thưa thưa chuyên với hai gia đình để  được kết hôn với nhau,   nhưng ông C là bố chị A không đồng ý và cản trở hai người vì anh B không cùng đạo   với chị A. Hành vi của ông C là biểu hiện nào dưới đây? A. Lạm dụng quyền hạn. B. Không thiện chí với tôn giáo khác. C. Phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo. D. Không xây dựng. Câu 9. Vì điều kiện kinh doanh khó khăn, cả hai công ty A và B kinh doanh cùng   một   mặt hàng trên cùng một địa bàn đều được giảm thuế trong thời gian một năm.Điều này  thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây? A. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh tế. B. Bình đẳng về nghĩa vụ đối với xã hội. C. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.  D. Bình đẳng trong nghĩa vụ sản xuất kinh  doanh. Câu 10. K ­13 tuổi và M ­18 tuổi bị  công an bắt khi đang vận chuyển trái phép ma   túy.Vụ  việc được đưa ra xét xử  và Tòa án quyết định:M phải chịu trách nhiệm pháp   lí,còn K thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí.Vậy quyết định của Tòa án có thể hiện  công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí không ?Vì sao? A. Không, vì K phạm tội rất nghiêm trọng. B. Không vì K cũng  vận chuyển ma túy như M . C. Có, vì K chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí. D. Có, vì K không có lỗi cố ý. Câu 11. Hai công ty C và D cùng kê khai doanh thu chịu thuế không đúng và đều bị cơ  quan thuế xử phạt.Hành vi xử phạt của cơ quan thuế đối với cả  hai công ty C và D là   biểu hiện bình đẳng A. về quyền và nghĩa vụ. B. về kê khai thuế. C. trách nhiệm pháp lí. D. nghĩa vụ nộp thuế. Câu 12. Ông D xây nhà, để vật liệu trên hè phố nên đã bị Thanh tra giao thông xử phạt.   Hành vi của ông D là vi phạm A. dân sự. B. kỷ luật. C. hành chính. D. trật tự. Câu 13. Khi thuê nhà của ông N, ông D đã tự  sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến   của ông N. Ông D đã có hành vi. A. vi phạm hình sự. B. vi phạm hành chính. C. vi phạm dân sự. D. vi phạm kỷ luật. Câu14. Anh A báo cho cơ quan chức năng biết về việc người hàng xóm thường xuyên  tổ chức đánh bạc ăn tiền tại nhà riêng. việc làm này của anh A là hình thức thực hiện 
  3. pháp luật nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 15. Ông K kinh doanh có hiệu quả  nhưng kê khai doanh thu thiếu trung thực để  giảm bớt tiền thuế phải nạp, làm thất thu lớn cho nhà nước. Trên cơ sở pháp luật, Tòa   án đã xử phạt và nhà nước thu được số tiền thuế phải nạp từ ông K. Trong trường hợp  này, pháp luật đã thể hiện vai trò. A. là phương tiện để nhà nước thu thuế của người vi phạm. B. là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội. C. là công cụ phát triển kinh tế­xã hội. D. là công cụ để Tòa án xử phạt người vi phạm. Câu 16. Trong lúc H đang bận việc riêng thì điện thoại có tin nhắn, T đã tự ý mở điện  thoại của H ra đọc tin nhắn. Hành vi này của T đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?  A.  Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.  B.  Quyền tự do dân chủ của công dân.  C.  Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại của công dân.  D.  Quyền tự do ngôn luận của công dân.  Câu 17. B và T là bạn thân, học cùng lớp với nhau. Khi giữa hai người nảy sinh mâu   thuẫn, T đã tung tin xấu, bịa đặt về B trên facebook. Nếu là bạn học cùng lớp của T và   B, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?  A. Coi như không biết vì đây là việc riêng của T.  B. Khuyên T gỡ bỏ tin vì đã xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác.  C. Khuyên B nói xấu lại T trên facebook.  ̉ D. Chia se thông tin đó trên facebook . Câu 18. Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là A. pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung.  B. pháp luật có tính quyền lực.  C. pháp luật có tính bắt buộc chung.   D. pháp luật có tính quy phạm. Câu 19. Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ đâu? A. Từ tư duy trừu tượng của con người.   B. Từ quyền lực của giai cấp thống trị. C. Từ thực tiên đ ̃ ời sống xã hội.         D. Từ ý thức của các cá nhân trong xã hội. Câu 20.Trong các văn bản quy phạm   pháp luật sau, văn bản nào có hiệu lực pháp lí  cao nhất?  A.Hiến pháp . B. Nghị quyết. 
  4. C. Pháp lệnh . D. Luật . Câu 21. Mục đích quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh là A. tiêu thụ sản phẩm.    B. tạo ra lợi nhuận. C. nâng cao chất lượng sản phẩm. D. giảm giá thành sản phẩm. Câu 22. Việc đưa ra những quy định riêng thể hiện sự quan tâm đối với lao động  nữ góp phần thực  hiện tốt chính sách gì của Đảng ta? A. Đại đoàn kết dân tộc. B. Bình đẳng giới. C. Tiền lương. D. An sinh xã hội. Câu 23.  Việc  cá  nhân thực  hiện nghĩa  vụ tài  chính đối  với  nhà  nước được cụ thể  hóa qua văn bản luật  nào sau đây? A. Luât lao động. B. Luật thuế thu nhập cá nhân. C. Luật dân sự. D. Luật sở hữu trí tuệ. Câu 24. Hôn nhân được bắt đầu bằng một sự kiện pháp lí là A. thành hôn. B. gia đình. C. lễ cưới. D. kết hôn. Câu 25. Tòa án xét xử  các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị  xét xử là ai, giữ  chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân? A. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh. B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh. C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. D. Bình đẳng về quyền lao động. Câu 26. Pháp luật được hình thành trên cơ sở các  A. quan điểm chính trị.                       B. chuẩn mực đạo đức.  C. quan hệ kinh tế ­xã hội.             D. Quan hệ chính trị ­ xã hội. Câu 27. Để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách hiệu quả  nhất,   công dân cần  A. luôn luôn cảnh giác. B. có nhiều tiền.  C. luôn luôn thận trọng. D. dựa vào pháp luật. Câu 28. Phương  pháp quản lý xã hội  một cách dân chủ và hiệu quả  nhất là quản lý   bằng  A. gáo dục .  . B. đạo đức .    C. pháp luật.     D. kế hoạch. Câu 29. Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng? A. Thắp hương trước lúc đi xa. B. Yếm bùa. C. Không ăn trứng trước khi đi thi. D. Xem bói.
  5. Câu 30. Nhà nước sử dụng các công cụ chủ yếu nào để khuyến khích các hoạt động  kinh doanh trong  những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế ­ xã hội của đất  nước? A. Tỉ giá ngoại tệ. B. Thuế. C. Lãi suất ngân hàng. D. Tín dụng. Câu 31. Trong xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế  hóa hiện nay và để đảm bảo sự lâu  dài, hiệu quả, mỗi  quốc gia nên chọn phát triển theo hướng A. năng động. B. sáng tạo. C. bền vững. D. liên tục. Câu 32.Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể làm thõa mãn một nhu cầu nào đó  của con người thông qua A. quá trình sản xuất. B. quá trình sử dụng. C. trao đổi mua ­ bán. D. phân phối cấp ­ phát. Câu 33. Sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hóa khi nó A. là đối tượng mua bán trên thị trường. B. có ích cho người tiêu dùng. C. có lợi cho người sản xuất. D. được xã hội thừa nhận. Câu 34. Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị và A. giá trị trao đổi. B. giá trị sử dụng. C. giá trị cá biệt. D. giá trị dôi ra. Câu 35. Yếu tố nào dưới đây của sản phẩm làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng? A. Chất liệu. B. Gía cả. C. Gía trị. D. Công dụng. Câu 36. Nếu em là giám đốc công ty sản xuất ti vi , khi thấy trên thị trường mặt hàng ti   vi đang bán với giá cả  thấp hơn giá trị,để  không bị  thua lỗ  em sẽ  lựa chọn cách nào   dưới đây? A. Tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất. B.   Tăng   cường   đầu   tư   vốn   và   công  nghệ cao. C. Ngừng toàn bộ  hoạt động sản xuất.  D. Thu hẹp sản xuất ,nâng cao năng xuất lao  động. Câu 37. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa,cạnh tranh lành mạnh được xem là A. nhân tố cơ bản. B. động lực kinh tế. C.hiện tượng tất yếu. D.cơ sở quan trọng. Câu 38.Nhà sản xuất sẽ  quyết định mở  rộng kinh doanh trong trường hợp nào dưới   đây? A. Cung giảm. B. Cầu giảm.
  6. C. Cung tăng. D. Cầu tăng. Câu 39.Khi cung lớn hơn cầu hoặc cung nhỏ hơn cầu đều ảnh hưởng đến A. việc sản xuất hàng hóa. B. tiêu dùng hàng hóa. C. giá trị của hàng hóa. D. giá cả thị trường. Câu 40. Khi là người mua hàng trên thị trường, để có lợi em chọn trường hợp nào dưới   đây? A. Cung bằng cầu. B. Cung lớn hơn cầu. C. Cung nhỏ hơn cầu. D. Cầu gấp đôi cung. ­­­­­­­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­­­­­­­­­
  7. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C C C B C D C C C C 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 C C C C B C B A C A B 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 B B D C B D C A B C C 33 34 35 36 37 38 39 40 A B D B A D D B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2