TT HỌC LIỆU KHTN HÀ NỘI<br />
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018<br />
tthoclieuhanoi@gmail.com<br />
Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – HÓA HỌC<br />
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề<br />
Đề 005<br />
Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16;<br />
Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn =<br />
65; Br = 80; Ag = 10; Ba = 137; Pb = 207.<br />
Câu 1: Trong số các nguồn năng lượng: (1) thủy điện, (2) gió, (3) mặt trời, (4) hoá thạch; những nguồn<br />
năng lượng sạch là:<br />
A. (1), (2), (3).<br />
B. (1), (3), (4).<br />
C. (1), (2), (4).<br />
D. (2), (3), (4).<br />
Câu 2: Khi pin điện hoá Zn-Cu hoạt động, phản ứng xảy ra ở catot là<br />
A. Cu2+ + 2e Cu. B. Zn2+ + 2e Zn. C. Cu Cu2+ + 2e. D. Zn Zn2+ + 2e.<br />
Câu 3: Số lượng ancol có công thức phân tử C5H12O khi tách nước tạo ra anken duy nhất có cùng mạch<br />
cacbon với ancol là:<br />
A. 2.<br />
B. 3.<br />
C. 4.<br />
D. 5.<br />
Câu 4: Cho các dung dịch loãng sau: Na2SO4, Na2CO3, NaCl, H2SO4, BaCl2, NaOH. Chỉ được dùng thêm<br />
một hoá chất nào dưới đây để nhận biết các chất trong các dung dịch loãng trên?<br />
A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch HCl.<br />
C. Giấy quỳ tím.<br />
D. Dung dịch Na2CO3.<br />
Câu 5: Thuốc chuột có thành phần chính là Zn3P2. Chuột sau khi ăn phải bả thường chết ở đâu:<br />
A. Chết ngay tại chỗ.<br />
B. Ở gần nguồn nước.<br />
C. Ở gần nguồn thức ăn.<br />
D. Không rõ nơi chết.<br />
Câu 6: Cho các chất: Cu, CuO, Cu2O, CuS, Cu2S, Cu(OH)2, CuCO3, CuSO3 lần lượt vào dung dịch HNO3<br />
đặc, nóng. Số phản ứng oxi hoá - khử xảy ra là:<br />
A. 6.<br />
B. 4.<br />
C. 5.<br />
D. 7.<br />
Câu 7: Dãy gồm các loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là<br />
A. tơ tằm, tơ nilon, tơ visco.<br />
B. len, tơ tằm, tơ axetat, sợi bông.<br />
C. tơ visco, sợi bông, tơ axetat.<br />
D. len, tơ tằm, tơ axetat, sợi bông, tơ enang.<br />
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng:<br />
A. Hỗn hợp gồm FeS và CuS có thể tan hết trong dung dịch HCl.<br />
B. Hỗn hợp gồm Ag và Cu có thể tan hết trong dung dịch HNO3 đặc.<br />
C. Hỗn hợp gồm BaO và Al2O3 có thể tan hết trong H2O.<br />
D. Hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu có thể tan hết trong dung dịch HCl.<br />
Câu 9: Cho các chất sau: NH3, HCl, SO2, N2. Chúng có kiểu liên kết hoá học nào sau đây:<br />
A.Liên kết cộng hoá trị phân cực.<br />
B. Liên kết cộng hoá trị không phân cực.<br />
C. Liên kết cộng hoá trị.<br />
D. Liên kết phối trí (liên kết cho – nhận).<br />
Câu 10: Poli(vinyl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp:<br />
A.C2H5COOCH= CH2<br />
B. CH2 =CHCOOC2H5<br />
C. CH3COOCH= CH2<br />
D. CH2=CHCOOCH3<br />
Câu 11: Cho dãy các chất: propin, but-2-in, axit fomic, axit axetic, anđehit acrylic, axeton, saccarozơ,<br />
glucozơ, etyl fomat, metyl axetat. Số chất có khả năng khử được AgNO3/NH3 là:<br />
A. 4.<br />
B. 6.<br />
C. 5.<br />
D. 3.<br />
Câu 12: Rót từ từ dung dịch AlCl3 đến dư vào dung dịch NaOH đồng thời lắc nhẹ. Hiện tượng xảy ra là:<br />
A. Có kết tủa trắng, sau tan và bọt khí thoát ra.<br />
B. Ban đầu có kết tủa, tan ngay, sau đó tạo kết tủa không tan.<br />
C. Có bọt khí không màu thoát ra.<br />
D. Ban đầu không có hiện tượng gì sau đó có kết tủa trắng.<br />
Câu 13: Một học sinh đề xuất 2 cách pha loãng dung dịch H2SO4 đặc như hình vẽ:<br />
H 2O<br />
<br />
Cách 1<br />
<br />
H2SO4<br />
<br />
H2SO4<br />
<br />
H2O<br />
<br />
Cách 2<br />
Mã đề 005 | 1<br />
<br />
Cách làm đúng là:<br />
A. Cách 1<br />
B. Cách 2<br />
C. Cả 2 cách<br />
D. Không cách nào đúng<br />
Câu 14: Crom(VI) oxit (CrO3) có màu gì ?<br />
A. Màu vàng.<br />
B. Màu đỏ thẫm.<br />
C. Màu xanh lục.<br />
D. Màu da cam.<br />
Câu 15: Trong số các kim loại Al, Zn, Fe, Ag. Kim loại nào không tác dụng được với O2 ở nhiệt độ thường<br />
A. Ag<br />
B. Zn<br />
C. Al<br />
D. Fe<br />
Câu 16: Thực hiện các thí nghiệm sau:<br />
(1) Nung hỗn hợp Fe và KNO3 trong khí trơ.<br />
(2) Cho luồng khí H2 đi qua bột CuO nung nóng.<br />
(3) Đốt dây Mg trong bình kín chứa đầy SO2.<br />
(4) Nhúng dây Ag vào dung dịch HNO3<br />
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa kim loại:<br />
A. 1.<br />
B. 4.<br />
C. 2.<br />
D. 3.<br />
Câu 17: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10%, thêm tiếp 1 ml dung dịch NaOH<br />
30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, hiện tượng quan sát được là<br />
A. Có kết tủa xanh lam, sau đó tan ra tạo dung dịch xanh lam.<br />
B. Có kết tủa xanh lam, sau đó kết tủa chuyển sang màu đỏ gạch.<br />
C. Có kết tủa xanh lam, sau đó tan ra tạo dung dịch màu tím.<br />
D. Có kết tủa xanh lam, kết tủa không bị tan ra.<br />
Câu 18: Chất nào sau đây tác dụng với tripanmitin<br />
A. H2.<br />
B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch Br2. D. Cu(OH)2.<br />
Câu 19: Để oxi hóa hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm Fe và Cr cần dùng vưa đủ V lít O2 (đkc). Giá trị của V<br />
là<br />
A. 2,240 lít .<br />
B. 1,680 lít.<br />
C. 1,120 lít .<br />
D. 2,688 lít.<br />
Câu 20: Trong các tên gọi dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất ?<br />
A. NH3<br />
B. C6H5CH2NH2<br />
C. C6H5NH2<br />
D. (CH3)2NH<br />
Câu 21: Cho các phát biểu sau<br />
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt dung dịch glucozơ và fructozơ.<br />
(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau.<br />
(c) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng α vòng 5 hoặc 6 cạnh.<br />
(d) Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có sinh ra mantozơ.<br />
(e) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng α và β).<br />
(g) Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc β–glucozơ và α–fructozơ.<br />
(h) Phản ứng giữa axit axetic và ancol anlylic (điều kiện thích hợp) tạo thành este có mùi chuối chín.<br />
Số phát biểu sai là<br />
A. 4.<br />
B. 5.<br />
C. 6.<br />
D. 7.<br />
Câu 22: Chất X có công thức phân tử C3H4O2, tác dụng với dung dịch NaOH thu được CHO 2Na. Công<br />
thức cấu tạo của X là<br />
A. HCOO-C2H5.<br />
B. CH3-COOH.<br />
C. CH3-COO-CH3<br />
D. HCOO-C2H3.<br />
Câu 23: Ion kim loại X khi vào cơ thể vượt mức cho phép sẽ gây nguy hiểm với sự phát triển cả về trí tuệ<br />
và thể chất con người. Ở các làng nghề tái chế ăcqui cũ, nhiều người bị ung thư, trẻ em chậm phát triển<br />
trí tuệ, còi cọc vì nhiễm độc ion kim loại này. Kim loại X ở đây là:<br />
A. Đồng.<br />
B. Magie.<br />
C. Sắt.<br />
D. Chì.<br />
Câu 24: Ở nhiệt độ thường, kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dd kiềm. Kim loại X là<br />
A. Al.<br />
B. Mg.<br />
C. Ca.<br />
D. Na.<br />
Câu 25: Điện phân dung dịch chứa 23,4 gam muối ăn (với điện cực trơ, màng ngăn xốp), thu được 2,5 lít<br />
dung dịch có pH=13. Phần trăm muối ăn bị điện phân là<br />
A. 62,5%.<br />
B. 65%.<br />
C. 70%.<br />
D. 80%.<br />
Câu 26: Khi cho lượng dư dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch kali đicromat, dung dịch<br />
trong ống nghiệm<br />
A. Chuyển từ màu vàng sang màu đỏ.<br />
B. Chuyển từ màu vàng sang màu da cam.<br />
C. Chuyển từ màu da cam sang màu vàng.<br />
D. Chuyển từ màu da cam sang màu xanh lục.<br />
Câu 27: Chất nào sau đây khi cho tác dụng với HBr theo tỷ lệ mol 1:1 thu được 2 dẫn xuất monobrom (tính<br />
cả đồng phân hình học):<br />
A. isobutilen<br />
B. propin<br />
C. metylxiclopropan<br />
D. isopren<br />
Câu 28: Cho tên gọi của một số chất: metylamin (1); axit axetic (2); axit propanoic (3); etan-1,2-điol (4);<br />
hexan-2,4-đion (5). Tên thuộc loại danh pháp hệ thống là<br />
A. (1), (2), (5).<br />
B. (1), (3), (4), (5).<br />
C. (1), (4), (5).<br />
D. (3), (4), (5).<br />
Mã đề 005 | 2<br />
<br />
Câu 29: Cho dãy các hợp chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, glixerol, ancol etylic, axit<br />
aminoaxetic, propanđiol-1,3. Số hợp chất không có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:<br />
A. 0.<br />
B. 1.<br />
C. 2.<br />
D. 3.<br />
Câu 30: Hoà tan hoàn toàn 2,32 gam một hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 phải dùng vừa đủ 80 ml dung<br />
dịch HCl 1M. Khử hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp A bằng CO dư thì thu được hỗn hợp khí B. Cho khí B tác<br />
dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?<br />
A. 4 gam.<br />
B. 2 gam.<br />
C. 10 gam.<br />
D. 5 gam.<br />
Câu 31: So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ.<br />
(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.<br />
(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.<br />
(3) Tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ đều được cấu tạo bởi các gốc glucôzơ<br />
(4) Glucozơ và saccarôzơ đều kết tinh không màu.<br />
Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là<br />
A. 4.<br />
B. 1.<br />
C. 2.<br />
D. 3.<br />
Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic không no đơn chức có một liên kết đôi trong gốc<br />
hiđrocacbon, mạch hở, sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O có tổng khối lượng là 16,8 gam. Axit cacboxylic<br />
đó là<br />
A. axit acrylic.<br />
B. axit axetic.<br />
C. axit metacrylic.<br />
D. axit but-2-en-1-oic.<br />
Câu 33: Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho nó tác dùng với dung dịch kiềm, vì<br />
khí đó:<br />
A. Thoát ra một chất khí màu lục nhạc<br />
B. Thoát ra một chất khí không màu, mùi khai, làm xanh giấy quỳ tím ẩm<br />
C. Thoát ra một chất khí màu nâu đỏ, làm xanh giấy quỳ tím ẩm<br />
D. Thoát ra chất khí không màu, không mùi<br />
Câu 34: Một hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon mạch hở A và B (trong phân tử chứa không quá một liên kết<br />
bội). 672 ml hỗn hợp này tác dụng được với tối đa 896 ml H2. Cho hỗn hợp qua dung dịch brom dư thấy<br />
vẫn còn khí bay ra. Hai hiđrocacbon này thuộc dạng:<br />
A. anken và xicloankan B. anken và ankin<br />
C. ankan và ankin<br />
D. ankan và anken<br />
Câu 35: Hỗn hợp X gồm CaC2 x mol và Al4C3 y mol. Cho một lượng nhỏ X vào H2O rất dư, thu được<br />
dung dịch Y, hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4) và a gam kết tủa Al(OH)3. Đốt cháy hết Z, rồi cho toàn bộ sản<br />
phẩm vào Y được 2a gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ x:y bằng<br />
A. 5:6<br />
B. 1:2<br />
C. 3:2<br />
D. 4:3<br />
Câu 36: Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản<br />
ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol<br />
hỗn hợp 2 chất hữu cơ (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của<br />
m là<br />
A. 3,36<br />
B. 3,12<br />
C. 2,97<br />
D. 2,76<br />
Câu 37: Để thuỷ phân hết 7,612 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức thì cần dùng vừa<br />
hết 80ml dung dịch KOH aM. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic<br />
và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được muối cacbonat, 4,4352 lít CO 2 (đktc) và 3,168<br />
gam H2O. Vậy a gần với giá trị nào sau đây nhất ?<br />
A. 1,25<br />
B. 1,42<br />
C. 1,56<br />
D. 1,63<br />
Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS 2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào<br />
1 lít dung dịch chứa Ba(OH) 2 0,15M và KOH 0,1M thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y<br />
vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là :<br />
A. 23,2<br />
B. 12,6<br />
C. 18,0<br />
D. 24,0<br />
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 4,03 gam triglixerit X bằng một lượng oxi vừa đủ, cho toàn bộ sản phẩm cháy<br />
hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 25,5 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được<br />
giảm 9,87 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 8,06 gam X<br />
trong dụng dịch NaOH (dư) đun nóng, thu được dung dịch chưa a gam muối. Giá trị của a là<br />
A. 4,87.<br />
B. 9,74.<br />
C. 8,34.<br />
D. 7,63.<br />
Câu 40: Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm glyxin và alanin thu được m1 gam hỗn hợp Y gồm các đipeptit<br />
mạch hở. Nếu đun nóng 2m gam X trên thu được m2 gam hỗn hợp Z gồm các tetrapeptit mạch hở. Đốt<br />
cháy hoàn toàn m1 gam Y thu đuợc 0,76 mol H2O; nếu đốt cháy hoàn toàn m2 gam Z thì thu được 1,37 mol<br />
H2O. Giá trị của m là<br />
A. 24,74 gam<br />
B. 24,60 gam<br />
C. 24,46 gam<br />
D. 24,18 gam<br />
Mã đề 005 | 3<br />
<br />
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT MÃ ĐỀ 005<br />
Câu 1: Đáp án A<br />
Các nguồn năng lượng sạch gồm: (1) thủy điện, (2) gió, (3) mặt trời<br />
Câu 2: Đáp án A<br />
Catốt là điện cực (+); tại catot ion kim loại nhận e: Cu2+ + 2e Cu<br />
Câu 3: Đáp án B<br />
Ancol muốn tách nước tạo 1 anken thì ancol sẽ là bậc I hoặc đối xứng và anken tạo tạo thành không có<br />
đồng phân hình học.<br />
Các cấu tạo thỏa mãn:<br />
CH3CH2CH2CH2CH2OH (CH3)2CHCH2CH2OH CH2OHCH(CH3)CH2CH3<br />
Câu 4: Đáp án C<br />
Dùng quỳ tím:<br />
+ Đổi màu đỏ: H2SO4<br />
+ Đổi màu xanh: Na2CO3 và NaOH<br />
+ Không đổi màu: Na2SO4; BaCl2 và NaCl.<br />
Dùng H2SO4 để phân biệt các chất làm quì xanh.<br />
Dùng Na2CO3 nhận ra BaCl2.<br />
Dùng BaCl2 phân biệt Na2SO4 và NaCl.<br />
Câu 5: Đáp án B<br />
Chuột khi ăn phải Zn3P2 thì bị khát nước vì vậy sẽ tìm đến các nguồn nước để uống. Khi uống nước xảy ra<br />
phản ứng:<br />
Zn3P2 + 3H2O → 3Zn(OH)2 + 2PH3<br />
Zn(OH)2 và PH3 độc làm chuột bị chết.<br />
Câu 6: Đáp án C<br />
Để các chất phản ứng với HNO3 theo kiểu phản ứng oxi hóa – khử thì chất đó phải chứa nguyên tử có khả<br />
năng tăng mức oxi hóa. Bao gồm: Cu; Cu2O; CuS; Cu2S và CuSO3.<br />
Câu 7: Đáp án C<br />
Tơ visco, sợi bông, tơ axetat đều tạo ra từ xenluclozơ.<br />
Đáp án A: tơ tằm có nguồn gốc từ thiên nhiên; tơ nilon thuộc loại tơ poilamit (được chế tạo từ các polime<br />
tổng hợp).<br />
Đáp án B: Len có nguồn gốc từ thiên nhiên.<br />
Đáp án D: Tơ enang thuộc loại tơ poilamit.<br />
Câu 8: Đáp án A<br />
CuS không tan trong dung dịch HCl.<br />
Câu 9: Đáp án C<br />
Đáp án A sai vì liên kết trong N2 không phân cực.<br />
Đáp án B sai vì liên kết trong NH3, HCl và SO3 là phân cực.<br />
Đáp án C đúng: chúng đều là liên kết cộng hóa trị vì phân tử đều được tạo thành từ các nguyên tử phi kim.<br />
Đáp án D sai vì NH3, HCl, N2 luôn luôn không có liên kết cho-nhận<br />
Câu 10: Đáp án C<br />
Câu 11: Đáp án A<br />
Số chất khử được AgNO3/NH3: axit fomic, anđehit acrylic, glucozơ, etyl fomat<br />
Câu 12: Đáp án B<br />
Ban đầu NaOH dư nhiều:<br />
AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl<br />
Al(OH)3 ngay sau khi hình thành sẽ tan ngay. Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + H2O<br />
Sau đó:<br />
AlCl3 + 3NaAlO2 + 6H2O 4Al(OH)3 + 3NaCl<br />
Câu 13: Đáp án B<br />
H2SO4 đặc có đặc tính háo nước, quá trình hòa tan tỏa ra nhiều nhiệt. Để pha loãng H2SO4 đặc phải đổ từ<br />
từ axit vào nước mà không làm ngược lại.<br />
Câu 14: Đáp án B<br />
Câu 15: Đáp án A.<br />
Hầu hết các kim loại đều tác dụng với O2 trừ Ag, Au, Pt.<br />
Câu 16: Đáp án D.<br />
Các phản ứng như sau:<br />
Mã đề 005 | 4<br />
<br />
to<br />
<br />
to<br />
<br />
<br />
<br />
(1) Núng nóng KNO3: 2KNO3 2KNO2 O2 sau đó Fe tác dụng với O2: 3Fe 2O2 Fe3O4<br />
to<br />
<br />
<br />
(2) H 2 CuO Cu H 2O : phản ứng khử oxit kim loại.<br />
<br />
<br />
(3) 2Mg SO 2 2MgO S<br />
<br />
(4) 3Ag 4HNO3 3AgNO3 NO 2H 2O<br />
Có 3 phản ứng oxi hóa kim loại là (1), (3) và (4).<br />
Câu 17: Đáp án C<br />
Câu 18: Đáp án B.<br />
Tripanmitin (C15H31COO)3C3H5 tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit và kiềm.<br />
<br />
(C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH 3C15H31COONa + C3H5(OH)3<br />
Câu 19: Đáp án B.<br />
3(n Fe n Cr )<br />
BT:e<br />
n O2 <br />
<br />
0,075 mol VO2 1,68(l)<br />
4<br />
Câu 20: Đáp án D.<br />
Dãy sắp xếp tính bazơ giảm dần: (CH3)2NH > C6H5CH2NH2 > NH3 > C6H5NH2<br />
Câu 21: Đáp án C.<br />
(a) Đúng, Vì glucozơ làm mất màu dung dịch Br2 trong khi fructozơ thì không có phản ứng này.<br />
(b) Sai, Trong môi trường kiếm thì glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau.<br />
(c) Sai, Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 5 hoặc 6 cạnh.<br />
(d) Đúng, Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có sinh ra mantozơ.<br />
(e) Đúng, Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng α và β).<br />
(g) Sai, Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc α–glucozơ và β–fructozơ.<br />
(h) Sai, Phản ứng giữa axit axetic và ancol isoamylic (ở điều kiện thích hợp) tạo thành este có mùi thơm<br />
chuối chín là isoamyl axetat.<br />
Có 4 phát biểu sai là: (b), (c), (g), (h).<br />
Câu 22: Đáp án D.<br />
0<br />
<br />
t<br />
HCOOCH CH 2 (C 3H 4 O 2 ) NaOH HCOONa CH 3CHO<br />
<br />
Câu 23: Đáp án D.<br />
Chì là một kim loại mềm, nặng, độc hại và có thể tạo hình. Chì có màu trắng xanh khi mới cắt nhưng bắt<br />
đầu xỉn màu thành xám khí tiếp xúc với không khí. Chì dùng trong xây dựng, ắc quy chì, đạn, và là một<br />
phần của nhiều hợp kim. Chì có số nguyên tố cao nhất trong các nguyên tố bền.<br />
Khi tiếp xúc ở một mức độ nhất định, chì là chất độc đối với động vật cũng như con người. Nó gây tổn<br />
thương cho hệ thần kinh và gây ra rối loạn não. Tiếp xúc ở mức cao cũng gây ra rối loạn máu ở động vật.<br />
Giống với thủy ngân, chì là chất độc thần kinh tích tụ trong mô mềm và trong xương.<br />
Câu 24: Đáp án A<br />
Câu 25: Đáp án A.<br />
Dung dịch sau điện phân có pH = 13 tức là [OH-] = 0,1 n OH 2,5.0,1 0,25mol<br />
<br />
<br />
Phương trình điện phân: 2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2<br />
0,25<br />
0,25<br />
0,25.58,5<br />
n NaCl (bÞ ®iÖn ph©n) 0,25mol %m NaCl bÞ ®iÖn ph©n <br />
.100% 62,5%<br />
23,4<br />
Câu 26: Đáp án C<br />
Câu 27: Đáp án A<br />
CH2=C(CH3)2 + HBr → CH3CBr(CH3)2 hoặc CH2BrCH(CH3)2<br />
Câu 28: Đáp án B<br />
Các tên gọi theo danh pháp hệ thống là: metylamin (1); axit propanoic (3); etan-1,2-điol (4); hexan- 2,4đion (5).<br />
Để gọi tên hợp chất hữu cơ đúng cần nắm một số quy tắc sau: +) Chọn mạch C dài nhất làm mạch chính.<br />
+ Đánh số chỉ vị trí sao cho số chỉ vị trí của nhánh (nếu có) là gần nhóm chức nhất (đối với các<br />
+ Trường hợp mạch có nhiều nhóm chức thì phải đánh số theo độ ưu tiên:<br />
–COOH > –COO– > –NO2> –CHO > C=O > –OH > –NH2>= ><br />
Mã đề 005 | 5<br />
<br />