intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 lần 2 - THPT Chu Văn An - Mã đề 211

Chia sẻ: Lê Thị Tiền | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

61
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 lần 2 - THPT Chu Văn An - Mã đề 211 sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 lần 2 - THPT Chu Văn An - Mã đề 211

  1. SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2  TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN Tổ hợp KHXH ­ Môn: Lịch sử Thời gian làm bài: 50 phút;  (40 câu trắc nghiệm)   Mã đề thi  211 Họ, tên học sinh:..................................................................... SBD: ............................. Câu 1: Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai thể hiện rõ tính chất gì? A. Cuộc chiến tranh phi nghĩa của các tập đoàn tư bản. B. Cuộc chiến tranh phi nghĩa giữa các nước đế quốc. C. Cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân. D. Cuộc chiến tranh bảo vì hòa bình thế giới. Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN? A. Tuyên bố thành lập ASEAN. B. Kí bản Hiến chương ASEAN năm 2017. C. Kí Hiệp ước Bali tháng 2 năm 1976. D. Thành lập tổ chức liên minh vì tiến bộ năm 1961. Câu 3: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới , dù hy sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy   Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập” nói về sự kiện lịch sử nào? A. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. B. Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. C. Cách mạng tháng Tám năm 1945. D. Chiến dịch Huế­ Đà Nẵng năm 1975. Câu 4: Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào công nhân Việt Nam  đã có bước tiến bộ nào? A. Đòi quyền lợi kinh tế với bạo động vũ trang. B. Đòi quyền lợi kinh tế, chính trị. C. Đòi quyền lợi kinh tế. D. Đòi quyền lợi chính trị với bạo động vũ trang. Câu 5: Lực lượng chủ  yếu tham gia phong trào cách mạng Việt Nam 1930­1931 là giai   cấp nào? A. Nông dân, tiểu tư sản. B. Công nhân, nông dân. C. Tư sản, tiểu tư sản. D. Công nhân, tư sản. Câu 6: Tháng 9­1977, Việt Nam gia nhập tổ chức nào? A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. B. Tổ chức Thương mại quốc tế. C. Liên Hợp Quốc. D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á­ Thái Bình Dương. Câu 7: “Không ! chúng ta thà hi sinh tất cả  chứ  nhất định không chịu mất nước, nhất   định không chịu làm nô lệ” được trích trong văn bản nào? A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. B. Lời kêu gọi của Mặt trận Việt Minh. C. Tuyên ngôn độc lập. D. Lời kêu gọi thành lập Đảng. Câu 8: Nội dung nào không được ghi trong Hiệp định Sơ bộ ngày 6­3­1946? A. Việt Nam nhân nhượng thêm một số quyền lợi về kinh tế cho Pháp. B. Việt nam chấp nhận 15.000 quân Pháp ra Bắc và rút dần tong 5 năm.                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 211
  2. C. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là quốc gia tự do. D. Hai bên ngừng mọi xung đột ở Nam Bộ. Câu 9: Một trong những bài học Việt Nam rút ra từ  cải cách ruộng đất cho công cuộc  xây dựng đất nước hiện nay là A. Dựa vào địa chủ yêu nước. B. Dựa vào giai cấp nông nhân. C. Dựa vào giai cấp công nhân. D. Dựa vào sức mạnh của toàn dân. Câu 10: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ  hai (1919­ 1929) thực dân Pháp đầu tư  chủ yếu vào lĩnh vực nào? A. Giao thông vận tải. B. Công nghiệp. C. Thương nghiệp. D. Nông nghiệp. Câu 11:  Từ  việc kí Hiệp định Sơ  bộ  (6­3­1946), bài học nào được Đảng ta vận dụng   trong chính sách đối ngoại hiện nay? A. Lợi dụng sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế. B. Kiên trì trong đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia. C. Sự đồng thuận trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế. D. Kết hợp cứng rắn và mềm dẻo về sách lược. Câu 12: Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Tây Âu sau Chiến tranh thế  giới   thứ hai? A. Các nước bị tàn phá nặng nề. B. Sản xuất công, nông nghiệp sa sút nghiêm trọng. C. Hàng triệu người chết, mất tích và tàn phế. D. Thu lợi nhuận khổng lồ từ buôn bán vũ khí. Câu 13: Sự kiện ngày 11­9­2001 đã đặt các quốc gia ­ dân tộc đứng trước thách thức gì? A. Chủ nghĩa khủng bố. B. Chế độ phân biệt chủng tộc. C. Chủ nghĩa dân tộc. D. Chiến tranh năng lượng. Câu 14: Đường lối cách mạng xuyên suốt của Đảng ta từ 1930 đến nay là A. độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. B. thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. C. thực hiện cách mạng ruộng đất cho dân cày nghèo. D. thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 15: Nhân tố cơ bản nhất quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ 1930 đến   nay là A. biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. B. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. C. có sự lãnh đạo của Đảng. D. tăng cương khối đại đoàn kết dân tộc. Câu 16: Qua cải cách ruộng đất 1954­1957, miền Bắc đã thực hiện triệt để  khẩu hiệu  nào? A. “Không bỏ ruộng đất hoang”. B. “Người cày có ruộng”. C. “Tăng gia sản xuất”. D. “Tấc đất, tấc vàng”. Câu 17: Tư  tưởng chủ  hòa của triều Nguyễn được thể  hiện bằng hành động chủ  yếu   nào? A. Không quan tâm đến nguyện vọng của nhân dân. B. Kí kết với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862).                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 211
  3. C. Thờ ơ với các phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân. D. Tiếp tục án binh bất động trước Pháp. Câu 18: Khó khăn lớn nhất của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám là A. nạn mù chữ. B. nạn ngoại xâm và nội phản. C. ngân quỹ Nhà nước trống rỗng. D. nạn đói. Câu 19: Công cuộc cải cách­ mở cửa của Trung Quốc và đường lối đổi mới ở Việt Nam  có điểm gì giống nhau? A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc riêng. B. Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. C. Xuất phát điểm từ nền kinh tế lạc hậu. D. Kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản. Câu 20: Điểm chung về nguồn gốc giữa cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đạivà  cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII là gì? A. Phát minh ra nhiều loại vũ khí mới. B. Đạt nhiều thành tựu về công nghệ. C. Tiến hành từ đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất. D. Khắc phục hậu quả của thiên tai. Câu 21: Kế hoạch Macssan còn được gọi là kế hoạch gì? A. Kế hoạch phục hưng Châu Âu. B. Kế hoạch phục hưng văn hóa Tây Âu. C. Kế hoạch phục hưng Tây Âu. D. Kế hoạch phục hưng kinh tế Châu Âu. Câu 22:  Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong   những năm 1919 ­1925 là gì? A. Chuẩn bị về mặt tư tưởng­ chính trị cho sự thành lập Đảng. B. Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng. C. Truyền bá chủ nghĩa Mác­ Lênin về Việt Nam. D. Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 23: Nhân tố quyết định đưa Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế là gì? A. Vai trò lãnh đạo, quản lí của Nhà nước. B. Áp dụng thành tựu khoa học­ kĩ  thuật. C. Chi phí quốc phòng thấp. D. Yếu tố con người. Câu 24: Từ  thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam  rút ra bài học nào để đảm bảo sự thắng lợi của cách mạng hiện nay? A. Đảng phải có đường lối đúng đắn. B. Đảng phải linh hoạt kết hợp các biện pháp đấu tranh. C. Đảng phải nắm bắt tình hình thế giới kịp thời. D. Đảng phải thành lập mặt trận đoàn kết toàn dân. Câu 25: Lực lượng nào tấn công Đà Nẵng năm 1858? A. Liên quân Pháp­ Hà Lan. B. Liên quân Pháp­ Anh. C. Liên quân Pháp­ Tây Ban Nha. D. Liên quân Pháp­ Bồ Đào Nha. Câu 26: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (7­1936) nhận định kẻ thù trước mắt  của nhân dân Đông Dương là ai? A. Phong kiến. B. Thực dân Pháp và phong kiến tay sai. C. Bọn phản động Pháp ở thuộc địa và tay sai.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 211
  4. D. Thực dân Pháp. Câu 27: Quân ta đã giành được thế chủ động trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ  sau  sự kiện nào? A. Chiến lược Đông­ Xuân 1953­1954. B. Chiến dịch Việt Bắc thu­ đông năm 1947. C. Chiến dịch Biên Giới thu­ đông năm 1950. D. Cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16. Câu 28: Hiệp ước Hoa­ Pháp (28­2­1946) đã đặt Việt Nam trước thách thức nào? A. Nguy cơ đối đầu với quân Trung Hoa Dân quốc. B. Buộc phải cầm súng khi Pháp ra miền Bắc. C. Kẻ thù cấu kết chống phá cách mạng. D. Cùng lúc phải đối phó với hai kẻ thù. Câu 29: Hội chứng “ sau Việt Nam” ở Mĩ là tác động của sự kiện nào? A. Chính sách di tản người Việt Nam sang Mĩ sau năm 1975. B. Hiệp định Pari năm 1973. C. Chính sách cấm vận của Mĩ với Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc. D. Thất bại của Mĩ ở miền Nam Việt Nam năm 1975. Câu 30: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam đã dẫn đến hệ quả  tất yếu là A. kinh tế nông nghiệp phong kiến ngày càng lạc hậu. B. làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới. C. kinh tế tư bản phát triển ở Việt Nam. D. xuất hiện 2 giai cấp mới là tư sản và tiểu tư sản. Câu 31: Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi năm 1950 của Pháp có mục đích là A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh. B. xoay chuyển cục diện chiến tranh. C. bảo vệ chính quyền tay sai. D. thể hiện sức mạnh quân sự của Pháp. Câu 32: Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc? A. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. C. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 cường quốc. D. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực với nhau. Câu 33: Thời cơ  Cách mạng tháng Tám năm 1945  ở Việt Nam xuất hiện vào thời điểm   nào? A. Phong trào cách mạng lên cao. B. Pháp suy yếu. C. Nhật đầu hàng Đồng minh. D. Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim sụp đổ. Câu 34: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã làm thay đổi cục diện thế giới vì đã A. khẳng định chủ nghĩa  Mác ­ Lê­nin trở thành hệ tư tưởng thế giới. B. đưa tới sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. C. chứng tỏ chủ nghĩa đế quốc suy yếu và thất bại. D. đưa chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới. Câu 35: Năm 1917, binh lính ở Thái Nguyên tiến hành khởi nghĩa vì A. ách thống trị của Pháp tàn bạo.                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 211
  5. B. đồn của Pháp rất thưa thớt. C. đây là vùng rừng núi, khởi nghĩa dễ thành công. D. được tù chính trị ủng hộ. Câu 36: Thuận lợi cơ bản nhất của Việt Nam sau năm 1975 là gì? A. Đất nước độc lập, thống nhất. B. Các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ. C. Nhân dân  tin tưởng vào vai trò của Đảng. D. Cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Câu 37: Ngày 5­6­1911, khi đi tìm đường cứu nước, mục đích của Nguyễn Tất Thành là   đến A. Nhật theo lời khuyên của các bậc tiền bối. B. Mĩ để tìm hiểu tư tưởng tự do, độc lập. C. Anh để tìm hiểu them về chủ nghĩa thực dân. D. Pháp để tìm con đường giúp đồng bào mình. Câu 38: Nội dung nào không thể hiện đúng mục tiêu chiến lược của Mĩ sau Chiến tranh  thế giới hai? A. Thực hiện âm mưu bá chủ thế giới. B. Chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. C. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới. D. Can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Đồng minh. Câu 39: Tên “Đảng Lao động Việt Nam” chính thức có từ bao giờ? A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9­1960). B. Hội nghị Trung ương Đảng (10­1930). C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2­1951). D. Hội nghị thành lập Đảng (2­1930). Câu 40:  Chính sách đối ngoại chủ  yếu của Liên Xô từ  năm 1945 đến nửa đầu những   năm 70 là gì? A. Muốn làm bạn với tất cả các nước. B. Hòa bình, ủng hộ cách mạng thế giới. C. Chỉ làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa. D. Chỉ đặt quan hệ với các nước lớn. ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 211
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2