SỞ GDĐT NINH THUẬN<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN LINH<br />
<br />
KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA 2018<br />
Bài thi: NGỮ VĂN<br />
Thời gian làm bài: 120phút, không kể thời gian phát đề<br />
<br />
[Mã đề thi: 101]<br />
Họ và tên học sinh: ……….…………………………<br />
<br />
Lớp: …..… Số báo danh: .....................<br />
<br />
Nội dung đề<br />
I. Đọc hiểu (3,0 điểm)<br />
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:<br />
Em thấy không, tất cả đã xa rồi<br />
Trong hơi thở của thời gian rất khẽ<br />
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế<br />
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say.<br />
Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay<br />
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước<br />
Con ve tiên tri vô tâm báo trước<br />
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu.<br />
Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu<br />
Bài hát đầu, xin hát về trường cũ<br />
Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ<br />
Sân trường đêm - Rụng xuống trái bàng đêm.<br />
Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em<br />
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ<br />
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế<br />
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?...<br />
( Trích bài thơ Chiếc lá đầu tiên, Hoàng Nhuận Cầm)<br />
(*)Bài thơ là lời tự tình của một người lính trẻ vừa rời ghế nhà trường, trên đường ra trận với người yêu là<br />
cô bạn gái cùng lớp<br />
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?(0.5đ)<br />
Câu 2. Những từ ngữ nào gợi hình ảnh và âm thanh khi người lính nhớ về trường cũ trong văn bản? (0.5đ)<br />
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ:<br />
Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em<br />
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ<br />
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế<br />
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?... (1.0đ)<br />
Câu 4. Thông điệp mà anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì ? Nêu lí do vì sao tâm đắc thông điệp<br />
đó.(1.0đ)<br />
II. Làm văn (7,0 điểm)<br />
Câu 1. (2,0 điểm)<br />
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về chủ đề “Tuổi học trò trong tôi”<br />
được gợi ở phần Đọc hiểu.<br />
Câu 2. (5,0 điểm)<br />
Cảm nhận vẻ đẹp phẩm hạnh của nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặtcủa nhà văn Kim Lân (Ngữ văn<br />
12, tập hai, NXB Giáo dục, 2017). Từ đó, liên hệ với nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn<br />
Nam Cao (Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục, 2017) để thấy điểm gặp gỡ trong quan niệm về vẻ đẹp con người<br />
của nhà văn Kim Lân và Nam Cao qua hai nhân vật này.<br />
-----------HẾT----------<br />
<br />