intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Số 2 Mộ Đức

Chia sẻ: Thị Lan | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

51
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Số 2 Mộ Đức tài liệu tổng hợp nhiều đề thi khác nhau nhằm giúp các em ôn tập và nâng cao kỹ năng giải đề. Chúc các em ôn tập hiệu quả và đạt được điểm số như mong muốn!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Số 2 Mộ Đức

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NGÃI      KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM  2018 TRƯỜNG THPT SỐ 2 MỘ ĐỨC                  Bài thi: MÔN NGỮ VĂN                                 ĐỀ THI THAM KHẢO      .  PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)                                 Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau: “Hình như ngày hôm nay chúng ta đang tạo ra một thế hệ trẻ có thể "đao to búa lớn"  về những chuyện của ai đó, ở đâu đó trên mạng xã hội, trên không gian ảo… nhưng lại cam  chịu, chấp nhận trước những vấn đề liên quan đến chính quyền lợi của bản thân cần được  bảo vệ. Điều đáng lo ngại hơn nữa, tâm lý ai đó sẽ  là người có trách nhiệm đấu tranh chứ  không phải tôi cũng đang hình thành trong giới trẻ  ngày nay (thậm chí ngay cả  trong tầng   lớp thủ lĩnh thanh niên). Trong nhà trường các bạn đã không đủ dũng cảm thực hiện những điều nhỏ như thế,   khi ra đời các bạn có đủ dũng khí để đấu tranh với những sai trái trong xã hội mỗi ngày? Mong lắm, giọt nước mắt của cô học sinh chảy xuống trong ngày tiếp xúc với lãnh   đạo Sở  giáo dục không phải là giọt nước mắt của sự  tủi thân vì "sao không ai bảo vệ  chúng cháu", mà đó là giọt nước mắt của sự xấu hổ cho cả một tập thể lớp không đủ  can   đảm tự bảo vệ mình”             (trích “Khi cô giáo im lặng, cả lớp ở đâu, làm gì?”, Báo Tuổi Trẻ 27/03/2018)  Câu 1. Xác định nội dung của văn bản? (0,5 điểm). Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0,5 điểm) Câu 3. Tác dụng của câu hỏi được sử dụng trong văn bản? (1,0 điểm) Câu 4. Thái độ  của tác giả  trong câu văn: “ Điều đáng lo ngại hơn nữa, tâm lý ai đó sẽ  là   người có trách nhiệm đấu tranh chứ  không phải tôi cũng đang hình thành trong giới trẻ   ngày nay”?  (1,0 điểm) PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị  về niềm mong mỏi của tác giả ở phần Đọc hiểu. Câu 2. ( 5, 0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:                Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,  Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi;  ­Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!        (Vội vàng­Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập 2, NXB GD, tr.23) Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. 
  2.  (Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD, tr.156)                        ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­Hết­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­    SỞ GD&ĐT QUẢNG NGÃI   HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT SỐ 2 MỘ ĐỨC       ĐỀ THI THAM KHẢO NĂM 2018          THỜI GIAN LÀM BÀI :120 PHÚT (Hướngdẫn gồm 04 trang) A. Hướng dẫn chung: ­ Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài  làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.  ­ Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh động trong việc vận dụng   đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.  ­ Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng   điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm ­ Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm   tròn thành 1,0 điểm) ­ Tổ chấm thảo luận và thống nhất cách cho điểm với những tình huống cụ thể.  B.Hướng dẫn cụ thể: HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Câ                Nội dung  Điể u m                                    PHẦN ĐỌC HIỂU(3 ĐIỂM) Nội dung: ­Đặt ra vấn đề về thái độ, trách nhiệm của thế hệ trẻ trước những hiện  1 tượng xảy ra trong cuộc sống. 0,5 ­ Niềm mong mỏi của tác giả về bản lĩnh, dũng khí của thế hệ trẻ trong đấu  tranh bảo vệ lẽ phải, hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc đời. 2 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0,5 3 Tác dụng:  1,0 ­Gia tăng sự linh hoạt về hình thức câu trong văn bản. ­Gợi ra suy ngẫm và hướng câu trả lời đến thế hệ trẻ. 4 Thái độ của tác giả: Lo ngai, trăn trở, cảnh báo trước thực trạng giới trẻ  1,0 ngày nay đùn đẩy trách nhiệm, bàng quan trước vấn đề cuộc sống.       PHẦN LÀM VĂN (7điểm) 1  Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ) về niềm mong mỏi của tác giả ở  phần đọc hiểu * Về hình thức: Đảm bảo đúng hình thức một đoạn văn nghị luận.  Trình bày hệ thống ý trong đoạn văn rõ ràng, mạch lạc, hợp lý; lập luận  chặt chẽ, có sức thuyết phục; không sai chính tả, cách dùng từ, viết câu.
  3.  * Về nội dung:  Học sinh có thể cấu trúc đoạn theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm  bảo những nội dung sau: 0,25 ­ Giới thiệu nội dung nghị luận: Thanh niên cần có bản lĩnh, dũng khí trong  đấu tranh bảo vệ lẽ phải, hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc đời. 0,75  ­ Hiện nay, tồn tại một bộ phận thanh niên thiên thụ động trong việc đấu  tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp. Họ làm ngơ trước cái xấu,  0,75 cái ác. Họ cho rằng đó không phải  là việc của họ. ­ Bản thân mỗi con người khi đối diện với cái ác, cái xấu cần phải có bản  0,25 lĩnh, dũng khí đấu tranh để bảo vệ lẽ phải.  ­ Cần có thái độ, hành động đúng đắn: tránh xa và lên án, đấu tranh loại bỏ  cái ác, cái xấu, nhân rộng những điều tốt đẹp trong cuộc sống. 2  Cảm nhận hai đoạn thơ . 1.Yêu câu vê kĩ năng:   ­ Biêt cách làm bài văn nghị luận văn học  so sánh hai đoạn thơ.   ­ Bố cục 3 phần rõ ràng ;Lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc  lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp 2. Yêu câu vê kiên thức:  Học sinh có thể viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những  nội dung sau : * MỞ BÀI: Giới thiệu điểm chung nhất của hai đoạn thơ: Khát vọng sống,  0,5 tình yêu cuộc đời tha thiết mãnh liệt của các nhà thơ, được thể hiện rõ nét  qua hai đoạn thơ. * THÂN BÀI: 1.Khái quát chung: Giới thiệu khái quát về hai tác giả Xuân Diệu, Xuân  0,5 Quỳnh và hai bài thơ Vội vàng, Sóng, hai đoạn thơ được yêu cầu cảm nhận. 2. Cảm nhận hai đoạn thơ: a. Đoạn thơ trong bài Vội vàng của Xuân Diệu: 1,0   ­ Đoạn thơ  thể  hiện “cái tôi” ham sống, muốn tận hưởng cuộc đời mãnh   liệt. Như  một tuyên ngôn của lòng mình, nhà thơ  tự  xác định một thái độ  sống gấp, tận hưởng vì cảm nhận cái hữu hạn của cuộc đời (Mau đi thôi !   Mùa chưa ngả chiều hôm); ý thức chiếm lĩnh, tận hưởng cuộc sống  ở mức   độ cao nhất (chếnh choáng, đã đầy, no nê ) những gì tươi đẹp nhất                                 (mùi thơm, ánh sáng, thời tươi ).  ­ Các yếu tố nghệ thuật như điệp từ, điệp cấu trúc câu, động từ mạnh.. góp  phần thể  hiện cái hối hả, gấp gáp, cuống quýt của tâm trạng, khiến nhịp  1,0 điệu đoạn thơ sôi nổi, cuồng nhiệt. b. Đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:    ­ Đoạn thơ  thể  hiện khát vọng lớn lao, cao cả  trong tình yêu:  ước mong   được tan hòa  cái tôi  nhỏ  bé­con sóng cá thể, thành  cái ta  chung rộng lớn­  “trăm con sóng” giữa biển cả mênh mông;   Những câu thơ  có tính chất tự  nhủ  mình gợi cách sống, tình yêu mãnh liệt,  1,0 hết mình: mong muốn được tan hòa vào tình yêu lớn lao của cuộc đời. Đó là   cách để tình yêu trở thành bất tử.   ­ Thể thơ năm chữ với hình tượng “sóng”vừa ẩn dụ vừa giàu tính thẩm mĩ  khiến đoạn thơ sâu sắc, giàu nữ tính
  4. 3. So sánh: ­ Điểm tương đồng:  + Cả hai đoạn thơ đều thể hiện được tình yêu mãnh liệt, trào dâng của nhân   vật trữ tình. + Đều thể hiện khao khát vượt qua giới hạn nhỏ hẹp để  thỏa mãn tình yêu   rộng lớn. +Đều có sự kết hợp giữa cảm xúc và triết lí +Đều sự dụng thể thơ tự  do, với các hình ảnh sóng đôi, khai thác hiệu quả  của nghệ thuật ẩn dụ ­ Điểm khác biệt: +Tình yêu trong Sóng  là tình yêu lứa đôi còn tình yêu trong Vội vàng là tình  yêu cuộc sống. +Khát vọng trong Sóng là khát vọng bất tử  hóa, vĩnh viễn hóa tình yêu còn   khát vọng trong Vội vàng  là khát vọng được tận hưởng hết vẻ đẹp của cuộc   sống của trần gian. + Cảm xúc của nhân vật trữ  tình trong Sóng là cảm xúc lắng sâu, tha thiết,  0,5 đằm thắm còn trong Vội vàng là đắm say, cuồng nhiệt, vồ vập. +Điểm khác biệt không chỉ  nằm  ở  phong cách thơ  mà còn trong cách “ứng  xử” của mỗi nhà thơ: trước sự  “chảy trôi” của thời gian, Xuân Diệu chọn   cách sống gấp gáp, tận hưởng, Xuân Quỳnh lại thể  hiện khát vọng muốn   được tan hòa cái riêng vào cái chung để tình yêu trở thành bất tử … + Về  nghệ  thuật:  ở  Sóng,  Xuân Quỳnh sử  dụng thể  thơ  ngũ ngôn trường  thiên với những câu thơ  nhịp nhàng, đều đặn gợi âm điệu của tiếng sóng   biển, hình ảnh giản dị giàu sức gợi; còn ở Vội vàng , Xuân Diệu sử dụng thể  thơ  tự  do với những câu thơ  dài ngắn không đều nhau, hình  ảnh tươi mới,   tràn đầy sức sống, cách ngắt nhịp nhanh mạnh, giọng thơ sôi nổi ­Lí giải điểm tương đồng khác biệt: + Có những điểm tương đồng là do cả Xuân Diệu và Xuân Quỳnh đều là  những nhà thơ “Khát sống thèm yêu”. + Có điểm khác biệt là do yêu cầu bắt buộc của văn học (không cho phép sự  lặp lại) và do phong cách riêng của mỗi nhà văn. * KẾT BÀI: Khẳng định đây đều là hai đoạn thơ đặc sắc thể hiện rõ phong  0,5 cách của hai nhà thơ. ………………..Hết…………………..
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2