intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi

Chia sẻ: Thị Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

17
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi" để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi

  1. SỞ GD ­ ĐT QUẢNG NGÃI KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ THI THAM KHẢO Môn thi thành phần: SINH HỌC (Đề thi co 06 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:............................................................... Số báo danh : .................................................................. Câu 1. Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu: A. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. B. Từ mạch gỗ sang mạch rây. C. Từ mạch rây sang mạch gỗ. D. Qua mạch gỗ. Câu 2. Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây? A. Làm cho không khí ẩm và dịu mát nhất là trong những ngày nắng nóng. B. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời. C. Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá. D. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời và tạo ra sức hút  để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá. Câu 3.  Các vi khuẩn cố  định nitơ  có khả  năng cố  định nitơ  nhờ  trong cơ  thể  có  enzim: A. perôxiđaza B. amilaza C. nitrôgennaza D. đêcabôxilaza Câu 4.  Cho các nguyên tố  sau: N, P,    S, Ca, Mg,   Fe các nguyên tố  liên quan đến   diệp lục là:      A. N, Mg, Fe.    B. P, Mg, Fe.                  C. K, N, Mg.       D. N, Fe, Ca. Câu 5.Thường biến không di truyền vì đó là những biến đổi A. phát sinh trong quá trình phát triển cá thể. B. không liên quan đến những biến đổi trong kiểu gen. C. do tác động của môi trường. D. không liên quan đến rối loạn phân bào.  Câu 6.  Quá trình tự  nhân đôi của ADN chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục,  mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì A.  enzim xúc tác quá trình tự  nhân đôi của ADN chỉ  gắn vào đầu 3’  của  pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch  pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5’  ­  3’ . B.  enzim xúc tác quá trình tự  nhân đôi của ADN chỉ  gắn vào đầu 5 ’  của  pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5 ’   ­  3’ . C. hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng tự nhân đôi  theo nguyên tắc bổ xung. 1
  2. D.  enzim xúc tác quá trình tự  nhân đôi của ADN chỉ  gắn vào đầu 3’  của  pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3 ’   ­  5’ . Câu   7.  Cấu trúc di truyền của quần thể  tự  phối biến  đổi qua các thế  hệ  theo  hướng A. giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử. B. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử  lặn. C.giảm dần kiểu gen đồng hợp tử  lặn, tăng dần tỉ  lệ  kiểu gen đồng hợp tử  trội. D. tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử. Câu 8. Nội dung chủ yếu của định luật phân ly độc lập là A. “Các cặp nhân tố di truyền(cặp alen) phân ly độc lập với nhau trong phát  sinh giao tử ”. B.  “Khi lai bố  mẹ  thuần chủng khác nhau về  nhiều cặp tính trạng tương   phản thì xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tinh trạng  hợp thành nó”. C. “Khi bố  mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản   thì F2 có sự phân tính theo tỉ lệ 9:3:3:1.” D.  “Khi lai bố  mẹ  thuần chủng khác nhau về  nhiều cặp tính trạng tương   phản thì F2 mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân ly theo kiểu hình 3:1”. Câu 9. Trường hợp dẫn tới sự di truyền liên kết là A. tất cả các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phải luôn di truyền cùng  nhau. B. các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm  sắc thể. C. các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể  khác nhau. D. các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết. Câu 10.  cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương   phản F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F 1 tự  thụ phấn, F2 thu được tỉ lệ 1: 2:1, hai tính trạng đó đã di truyền A. tương tác gen. B. liên kết không hoàn toàn. C. liên kết hoàn toàn. D. độc lập. Câu 11.   Một gen có số liên kết hiđrô là 3600, trong đó có 30% T, Gen đột biến mất  1 cặp nu A­T. Số nuclêôtit từng loại trong gen đột biến là: A. A=T= 599, G=X= 900   B. A=T= 900, G=X= 600 C. A=T= 600, G=X= 900 D. A=T= 899, G=X= 600 Câu 12. Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp? A. Ở màng ngoài.   B. Ở chất nền ty thể.       C. Ở màng trong.                                D. Ở tilacôit. Câu 13. Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan là:       A. Lục lạp, perôxixôm và mạng lưới nội chất       2
  3. B. Ti thể, perôxixôm, lục lạp        C. Lục lạp, ti thể, lizôxôm                                    D. Ti thể, lizôxôm và sắc lạp Câu 14. Một gen có 96 chu kì xoắn , có A=1/3G. Số lượng nu từng loại của gen là: A. A=T=120; G=X=360 B. A=T=360; G=X=120 C. A=T=240; G=X=720 D. A=T=720; G=X=240 Câu 15. Gen có chiều dài 3060 A , có tỉ lệ A = 3/7 G. Sau đột biến chiều dài gen  0  không đổi và có tỉ lệ A/G = 42,18%. Dạng đột biến xảy ra là:  A. Thay 1 cặp A­T bằng 1 cặp G­X B. Thay 1 cặp G­X bằng 1 cặp A­T C. Thay 3 cặp A­T bằng 3 cặp G­X D. Thay 3 cặp G­X bằng 3 cặp A­T Câu 16. Cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể là A. quá trình tự nhân đôi của nhiễm sắc thể bị rối loạn. B. thoi vô sắc không hình thành trong quá trình phân bào. C. quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của nhiễm sắc thể bị rối loạn. D. sự  phân ly bất thường của một hay nhiều cặp nhiễm sắc thể tại k ỳ sau   của quá trình phân bào. Câu 17. Pha sáng quang hợp cung cấp cho pha tối sản phẩm nào sau đây? A. CO2, ATP. B. Năng lượng ánh sáng. C. Nước và O2 D. ATP, NADPH. Câu 18. Nguồn cung cấp nitơ cho cây gồm: A. Nitơ trong tự nhiên và nitơ trong phân bón. B. Nitơ trong xác sinh vật C. Nitơ trong đất.               D. Nitơ không khí. Câu 19. Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì A. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin. B. gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ. C.  làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng   hợp prôtêin. D. làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được   quá trình tái bản của gen. Câu 20. phụ  nữ  có có 47 nhiễm sắc thể trong đó có 3 nhiễm sắc thể X. Người đó   thuộc thể A. tam bội. B. ba nhiễm. C. đa bội lẻ. D. đơn bội lệch. Câu  21.  Một quần thể  có số  lượng các cá thể: 100% Aa .Cấu trúc di truyền của  quần thể sau 2 thệ tự phối là: A. 53,4375% AA : 3,125% Aa : 43,4375%aa    B. 37,5% AA : 25% Aa : 37,5% aa C. 25% AA : 50% Aa : 25% aa      3
  4. D. 43,4375% AA : 3,125% Aa : 53,4375% aa Câu 22.  Ở bò tính trạng có sừng (A) là trội hoàn toàn so với tính trạng không sừng   (a). Một quần thể bò ở trạng thái cân bằng di truyền có 192 con có sừng và 108 con   không sừng. Tính tần số tương đối của alen A và a: A. A : a = 0,4 : 0,6      B. A : a = 0,2 : 0,8    C. A : a = 0,8 : 0,2     D. A : a = 0,6 : 0,4 Câu 23.  Ở  cà chua gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với gen a qui định   thân thấp. Khi lai 2 cá thể tứ bội cây thân cao và cây thân thấp với nhau thì   F1 thu được 385 cây thân cao và 35 cây thân thấp (cho biết quá trình giảm phân xảy  ra bình thường). Kiểu gen của thế  hệ P có thể là: A. AAaa x AAaa    B. AAaa x AAAa    C. AAaa x Aa      D. AAaa x Aaaa Câu 24.  Tỷ lệ kiểu gen tạo ra từ       AAaa X         AAaa A.1AAAA : 8 AAA : 18AAaa : 8Aaa : 1aaaa.     B.1AAAA : 8aaaa : 18Aaaa : 8AAaa : 1AAAa.     C.1AAAA : 8 AAaa : 18aaaa : 8Aaaa : 1AAAa.    D.1AAAA : 8 AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.  Câu 25. Ở ruồi giấm, các tính trạng thân xám (A), cánh dài (B) trội hoàn toàn so  với thân đen (b), cánh cụt (b). Biết các gen này di truyền liên kết hoàn toàn với   nhau trên một cặp nhiễm sắc thể  thường. Cho lai ruồi giấn thân xám, cánh dài  với ruồi thân xám, cánh cụt thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình phân li theo tỉ lệ là 3  thân xám, cánh dài: 1 thân xám, cánh cụt. Kiểu gen của ruồi bố, mẹ là: (1)  ×  (2)  ×  (3)  ×  (4)  ×  A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (4) C. (2), (3), (4)          D. (1), (2), (3), (4) Câu 26. Một loài thực vật, các tính trạng quả  đỏ  (A), tròn (B) trội hoàn toàn so   với các tính trạng quả  vàng (a), bầu dục (b). Trong quá trình phát sinh gia tử có  hiện tượng hóan vị  gen xảy ra với tần số 40%. Lai hai giống thuần chủng quả  đỏ, tròn và quả  vàng, bầu dục với nhau được F1. Cho F1  lai phân tích thì tỉ  lệ  phân li kiểu hình là :  A.  30% quả  đỏ, tròn : 30% quả  vàng, bầu dục : 20% quả  đỏ, bầu dục :  20% vàng, tròn B.  30% quả  đỏ, bầu dục : 30% quả  vàng, tròn: 20% quả  đỏ, tròn: 20%  vàng, bầu dục  C.  40% quả  đỏ, tròn : 40% quả  vàng, bầu dục : 10% quả  đỏ, bầu dục :  10% vàng, tròn D. 40% quả đỏ, bầu dục : 40% quả vàng, tròn: 10% quả đỏ, tròn: 10% vàng,  bầu dục Câu  27.  Ở  một loài động vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng trội lặn   hoàn toàn. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới   với tần số như nhau. Phép lai P : Dd x Dd thu được F1 có kiểu hình lặn về cả 3 tính  trạng là 4%. Cho các nhận định sau về kết quả của F1 :  (1) Có 30 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình. 4
  5. (2) Tỉ lệ kiểu hình mang ba tính trạng trội chiếm 49,5%.  (3) Tỉ lệ kiểu hình mang một tính trạng trội, hai tính trạng lặn chiếm 10%. (4) Kiểu gen dị hợp về cả ba cặp gen chiếm tỉ lệ 17%.(5) tần s ố hoán vị  gen bằng   20%. Trong các nhận định trên, có mấy nhận định đúng ? A. 4                      B. 3                   C. 2 D. 1 Câu 28. Ở một loài động vật, xét 3 phép lai sau:  Phép lai 1: (P) XAXA × XaY.  Phép lai 2: (P) XaXa× XAY.  Phép lai 3: (P) Dd × Dd.  Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy  ra đột biến; các phép lai trên đều tạo ra F1, các cá thể F1 của mỗi phép lai ngẫu phối  với nhau tạo ra F2. Theo lí thuyết, trong 3 phép lai (P) có bao nhiêu phép lai đều cho  F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3 cá thể mang kiểu hình trội : 1 cá thể mang kiểu   hình lặn.  A. 1                          B. 2                          C. 0      D. 3 Câu 29. Ở một loài thực vật, người ta tiến hành các phép lai sau:    (1) AaBbDd × AaBbDd ;   (2) AaBBDd × AaBBDd ;    (3) AABBDd × AabbDd ;    (4) AaBBDd × AaBbDD.  Các phép lai có thể tạo ra cây lai có kiểu gen dị hợp về cả ba cặp gen là:  A.(2) và (3).              B.(1) và (4)                C. (2) và (4).      D.(1) và (3). Câu 30. Cho sơ đổ phả hệ sau: ◘ Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh  ở ngừoi do một trong hai alen của   một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cá các cá thể trong phả hệ.  Trong những người thuộc phả hệ trên, những người chưa thể xác định được chính  xác kiểu gen do chưa có đủ thông tin là: A. 8 và 13                                 B. 1 và 4 C. 17 và 20                                                D. 15 và 16 Câu 31.  Quá trình tiến hóa của sự  sống trên Trái Đất có thể  chia thành các giai   đoạn A. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học B. Tiến hóa hóa học, tiến hóa sinh học 5
  6. C. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học D. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học Câu 32. Loài người xuất hiện Vào kỉ A. Đệ tam của đại Tân sinh B.  Đệ   tứ   của   đại   Tân  sinh      C. Phấn trắng của đại Trung sinh                D. Jura của đại Trung sinh Câu 33. Vai trò chủ yếu của CLTN trong tiến hóa nhỏ là A. Phân hóa khả năng sống sót của các cá thể có giá trị thích nghi khác nhau B. Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể C. Quy định nhịp điệu biến đổi vốn gen của quần thể D. Quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể Câu 34. Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể? A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tịnh Tâm. B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo. C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới. D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng. Câu 35.  Để  diệt sâu đục thân lúa, người ta thả  ong mắt đỏ  vào ruộng lúa. Đó là  phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào A. cạnh tranh cùng loài.             B. khống chế sinh học. C. cân bằng sinh học.                          D. cân bằng quần thể. Câu 36. Điều nào sau đây không đúng với diễn thế nguyên sinh? A. Khởi đầu từ môi trường trống trơn. B.  Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế  lẫn nhau và ngày càng   phát triển đa dạng. C. Không thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định. D. Hình thành quần xã tương đối ổn định. Câu 37. Măt xich co m ́ ́ ́ ưc năng l ́ ượng cao nhât trong môt chuôi th ́ ̣ ̃ ức ăn là A. Sinh vât tiêu thu bâc ba. ̣ ̣ ̣ B. Sinh vât tiêu thu bâc môt. ̣ ̣ ̣ ̣ C. Sinh vât tiêu thu bâc hai. ̣ ̣ ̣ D. Sinh vât san xuât. ̣ ̉ ́ Câu 38. Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là A. tận dụng nguồn sống thuận lợi.        B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài. C. giảm cạnh tranh cùng loài.              D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài. Câu 39. Kích thước của một quần thể không phải là A. tổng số cá thể của nó.                               B. tổng sinh khối của nó. C. năng lượng tích luỹ trong nó.                      D. kích thước nơi nó sống. Câu 40: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài? A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu.         B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng. C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ.               D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ. 6
  7. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ĐÁP ÁN Câ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 u đ/á D D C A B A A A B D D B B C C D D A C B n Câ 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 u đ/á B D D D D A A B B C D B B B B C D A D B n 7
  8. Người ra đề Nguyễn Văn Anh 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0