Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT Nguyễn Trường Tộ
lượt xem 0
download
Hãy tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT Nguyễn Trường Tộ giúp các bạn học sinh có thêm nguồn tài liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT Nguyễn Trường Tộ
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐINH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018 TRƯỜNG THPT Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN TRƯỜNG TỘ Môn thi thành phần : SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ THAM KHẢO Họ và tên thí sinh: ……………………………………………………….. Số báo danh: ……………………………………………………………... Câu 81: Nhóm nào dưới đây gồm những động vật có hệ tuần hoàn kín? A. Mực ống, bạch tuộc, chim bồ câu, ếch giun. B. Giun đất, ốc sên, cua, sóc. C. Thủy tức, mực ống, sứa lược, san hô. D. Tôm, sán lông, trùng giày, ghẹ. Câu 81: Đáp án A Hệ tuần hoàn kín gồm có mực ống, bạch tuộc, chim bồ câu, ếch giun. Câu82: Phương pháp chọn giống nào sau đây thường áp dụng cho cả động vật và thực vật? A. Gây đột biến B. Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. C. Dung hợp tế bào trần D. Cấy truyền phôi. Câu 82: Đáp án B + A loại vì phương pháp gây đột biến thường chỉ áp dụng đối với thực vật. + B chọn vì tạo giống dựa vào nguồn biến dị tổ hợp áp dụng cho cả động vật và thực vật. + C loại vì dung hợp tế bào trần thường áp dụng đối với thực vật. + D loại vì cấy truyền phôi thường áp dụng đối với động vật. Câu 83: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xãy ra trong nhân tế bào? A. Nhân đôi nhiễm sắc thể. B. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit. C. Tổng hợp ARN. D. Nhân đôi ADN. Câu 83: Đáp án B Ở sinh vật nhân thực, quá trình không xảy ra trong nhân tế bào là quá trình “Tổng hợp chuỗi pôlipeptit” vì quá trình này diễn ra ở tế bào chất. Câu 84: Sản phẩm pha sáng dùng trong pha tối của quang hợp là gì? A. ATP, NADPH B. NADPH, O2 C. ATP, NADPH và O2 D. ATP và CO2 Câu 84: Đáp án A Sản phẩm của pha sáng dùng làm nguyên liệu cho pha tối là ATP, NADPH. Câu 85: Khi nói về tập tính của động vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Cơ sở của tập tính là các phản xạ. B. Tập tính của động vật có thể chia làm 2 loại. C. Nhờ tập tính mà động vật thích nghi với môi trường và tồn tại. D. Tập tính học được là chuỗi phản xạ không điều kiện. Câu 85: Đáp án D + A đúng + B đúng: tập tính của động vật có thể chia làm 2 loại: tập tính bẩm sinh và tập tính học được. + C đúng: tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. + D sai vì: tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện. Câu 86: Phát biểu nào sau đây nói về đột biến số lượng NST là sai? A. Trong lần nguyên phân đầu tiền của hợp tử, nếu một số cặp NST không phân li thì tạo nên thể tứ bội. B. Đột biến dị đa bội chỉ được phát sinh ở các con lai khác loài.
- C. Thể đa bội thường gặp ở thực vật và ít gặp ở động vật. D. Ở một số loài, thể đa bội có thể thấy trong tự nhiên và có thể được tạo ra bằng thực nghiệm. Câu 86: Đáp án A + A là phát biểu sai ở chỗ “một số” vì trong lần nguyên phân đầu tiền của hợp tử, nếu “tất cả” các NST không phân li thì tạo lên thể tứ bội. + B, C, D là những phát biểu đúng. Câu 87: Hoocmôn nào dưới đây được sản sinh nhiều trong thời gian rụng lá, khi hoa già đồng thời thúc quả chóng chín, rụng lá? A. Auxin B. Gibêrelin C. Xitôkinin D. Êtilen Câu 87: Đáp án D Êtilen cũng được sản ra nhiều trong thời gian rụng lá, khi hoa già, khi mô bị tổn thương hoặc bị tác động bởi điều kiện bất lợi. Êtilen có vai trò thúc quả chóng chín rụng lá. Câu 88: Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây? A. Quang phân li nước. B. Chu trình Canvin C. Pha sáng. D. Pha tối. Câu 88: Đáp án B Từ APG sản phẩm trực tiếp của chu trình Canvin hình thành nên đường glucôzơ. Vậy nên chu trình Canvin là giai đoạn tạo nên C6H12O6 ở cây mía. Câu 89: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba? A. 27 loại. B. 3 loại. C. 9 loại. D. 6 loại. Câu 89: Đáp án A Số loại mã bộ ba có thể tạo ra là 33 = 27 Công thức tính: Số loại mã bộ ba có thể tạo ra là (số loại nuclêôtit)3 Câu 90: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cả động vật và người? A. Nhiệt độ. B. Ánh sáng. C. Thức ăn. D. Nơi ở. Câu 90: Đáp án C Thức ăn là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cả động vật và người. Câu 91: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ? A. Đỉnh sinh trưởng. B. Rễ chính C. Miền sinh trưởng. D. Miền lông hút. Câu 91: Đáp án D Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua miền lông hút. Câu 92: Hai loại ion nào dưới đây đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì điện thế màng? A. Na+ và K+ B. Mg2+ và Ba2+ C. Na+ và Ca2+ D. Mg2+ và K+ Câu 92: Đáp án A Hai loại ion có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì điện thế màng là Na+ và K+ Câu 93: Trong một gia đình, mẹ có kiểu gen X BXb, bố có kiểu gen XBY sinh được con gái có kiểu gen XBXbXb. Biết rằng quá trình giảm phân ở bố và mẹ đều không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây là đúng về quá trình giảm phân của bố và mẹ? A. Trong giảm phân II, ở bố nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường. B. Trong giảm phân I, ở mẹ nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường. C. Trong giảm phân II, ở mẹ nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường. D. Trong giảm phân I, ở bố nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường. Câu 93: Đáp án C + Mẹ có kiểu gen XBXb, bố có kiểu gen XBY sinh được con gái có kiểu gen XBXbXb + Bố không cho giao tử Xb nên chắc chắn con gái nhận XbXb từ mẹ bố giảm phân bình thường. + Để tạo ra giao tử XbXb thì mẹ nhiễm sắc thế giới tính không phân li trong giảm phân II Câu 94: Theo thuyết tiến hoá hiện đại, nhân tố nào dưới đây không được xem là nhân tố tiến hoá? A. Các yếu tố ngẫu nhiên B. Chọn lọc tự nhiên C. Giao phối ngẫu nhiên D. Giao phối không ngẫu nhiên.
- Câu 94: Đáp án C + Một nhân tố được xem là nhân tố tiến hoá khi nó làm thay đổi tần số alen hoặc thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. . A, B, D là những nhân tố tiến hoá. C không phải là nhân tố tiến hoá vì “Giao phối ngẫu nhiên” không làm thay đổi tần số alen hoặc thành phần kiểu gen của quần thể. Câu 95: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử? A. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin. B. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo. C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. D. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng. Câu 95: Đáp án A + A đúng vì bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng liên quan đến axit nuclêic (ADN, ARN), prôtêin. + B sai vì đây là bằng chứng giải phẫu học so sánh. + C sai vì đây là bằng chứng tế bào học. + D sai vì đây là bằng chứng tế bào học. Câu 96: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đột biến gen? A. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục. B. Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau. C. Đột biến gen làm thay đổi tần số alen nhưng không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. Câu 96: Đáp án A + A đúng + B sai ở từ “luôn”, không phải đột biến gen nào cũng được di truyền cho thế hệ sau. + C sai vì đột biến gen làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. + D sai vì đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa. Câu 97: Tập hợp nào sau đây không được xem là một quần thể sinh vật? A. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam. B. Tập hợp các cá thể gà Tam Hoàng trong một vườn nuôi. C. Tập hợp các cá thể cá chép sống chung trong một ao. D. Tập hợp những con chim bồ câu sống ở miền nam và miền bắc. Câu 97: Đáp án D + Một tập hợp sinh vật được xem là một quần thể nếu thoả mãn: Tập hợp cá thể cùng loài. Sống trong khoảng không gian xác định, thời gian xác định. Có thể giao phối với nhau tạo ra thế hệ sau. + Dựa vào những thông tin trên ta thấy A, B, C đều là quần thể sinh vật. Chỉ có D không phải là quần thể sinh vật vì chúng không sống trong cùng một không gian xác định. phương án cần chọn là D. Câu 98: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô Sâu ăn lá ngô Nhái Rắn hổ mang Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp thấp nhất? A. Cây ngô B. Nhái C. Diều hâu D. Sâu ăn lá ngô Câu 98: Đáp án D Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật tiêu thụ có bậc dinh dưỡng thấp nhất là sinh vật tiêu thụ đứng liền sau sinh vật sản xuất. Câu 99: Trong trường hợp bố mẹ đều mang n cặp gen dị hợp phân li độc lập, mỗi gen qui định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn thì số lượng các loại kiểu gen và kiểu hình ờ thế hệ sau theo lí thuyết là: A. 3n kiểu gen; 2n kiểu hình. B. 2n kiểu gen; 3n kiểu hình. C. 2n kiểu gen; 2n kiểu hình. D. 3n kiểu gen; 3n kiểu hình. Câu 99: Đáp án A
- Trong trường hợp bố mẹ đều mang n cặp gen dị hợp phân li độc lập, mỗi gen qui định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn thì số lượng các loại kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ sau theo lí thuyết là: 3n kiểu gen; 2n kiểu hình. Câu 100: Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là: A. diệp lục a B. carôtenôit C. phitôcrôm D. diệp lục b Câu 100: Đáp án C Phitôcrôm là sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật. Câu 101: Hình dưới đây minh hoạ cho quá trình tiến hoá, phân tích hình này, hãy cho biết có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng? I. Hình 1 và 2 đều dẫn đến hình thành loài mới. II. Hình 2 minh hoạ cho quá trình tiến hoá nhỏ. III. Hình 1 minh hoạ cho quá trình tiến hoá lớn. IV. Hình 2 diễn ra trên quy mô của một quần thể. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 101: Đáp án C Quan sát hình ảnh trên ta thấy: + Hình 1 minh hoạ cho quá trình tiến hoá lớn III đúng. + Hình 2 minh hoạ cho quá trình tiến hoá nhỏ II đúng + Chỉ có quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc mới đẫn đến hình thành loài mới, còn kết thúc quá trình tiến hoá lớn hình thành các nhóm phân loại trên loài I sai. + IV đúng vì tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô một quần thể. Vậy có 3 phát biểu đúng. Câu 102: Trong các hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần khắc phục suy thoái môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? (1) Ngăn chặn các hình thức phá rừng, tích cực trồng rừng. (2) Xây dựng các hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên. (3) Vận động đồng bào dân tộc sống du canh, du cư trong rùng. (4) Chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất. (5) Thay thế các rừng nguyên sinh bằng các rừng trồng có năng suất cao hơn. A. 4 B. 5 C. 3 D. 2 Câu 102: Đáp án C Những hành động góp phần khắc phục suy thoái môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là: (1), (2), (4). Câu 103: Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài? A. Bồ nông xếp thành hàng đi kiếm ăn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ. B. Các con báo đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản. C. Hải quỳ và cua D. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng. Câu 103: Đáp án A + A đúng bồ nông xếp thành hàng đi kiếm ăn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ đây là hiện tượng hỗ trợ cùng loài. + B là phản ánh cạnh tranh cùng loài. + C, D phản ánh hỗ trợ cùng loài. Câu 104: Một quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì A. Số lượng cá thể của mỗi loài càng lớn. B. Lưới thức ăn của quần xã càng phức tạp. C. Ổ sinh thái của mỗi loài càng rộng. D. Số lượng loài trong quần xã càng giảm. Câu 104: Đáp án B + A sai vì một quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì số lượng cá thể của mỗi loài càng giảm. + B đúng vì một quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì số lượng loài trong quần xã càng tăng. + C sai vì một quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì ổ sinh thái của mỗi loài càng hẹp. + D sai vì một quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì số lượng loài trong quần xã càng tăng.
- Câu 105: Trong quần thể mối quan hệ nào sau đây giúp đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể? A. Quan hệ hợp tác. B. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể. C. Quan hệ cộng sinh. D. Quan hệ cạnh tranh. Câu 105: Đáp án B Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. Câu 106: Ở thực vật có hoa, để hình thành hạt phấn (n) thì tế bào trong bao phấn (2n) phải trải qua mấy lần giảm phân? A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 106: Đáp án B Ở thực vật có hoa, để hình thành hạt phấn (n) thì tế bào trong bao phấn (2n) phải trải qua 1 lần giảm phân. Câu 107: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng hạt xanh. Phép lai nào sau đây cho đời con có ti lệ kiểu hình 1 hạt vàng : 1 hạt xanh? A. AA x Aa. B. Aa x Aa. C. AA x aa. D. Aa x aa. Câu 107: Đáp án D A: vàng >> a : hạt xanh . Phép lai cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 hạt vàng : 1 hạt xanh là: Aa x aa lAa : laa (1 vàng : 1 xanh) Câu 108: Ở một loài thực vật, gen A quy định cây cao, gen a cây thấp ; gen B quy định quả đỏ, gen b quả trắng. Các gen di truyền độc lập và không có đột biến xảy ra. Đời lai có kiểu hình cây thấp, quả trắng chiếm 1/16. Kiểu gen của các cây bố mẹ là: A. AaBb và AaBb. B. AaBb và Aabb. C. AaBB và aaBb. D. Aabb và AaBB. Câu 108: Đáp án A Ở một loài thực vật, gen A quy định cây cao, gen a cây thấp; gen B quy định quả đỏ, gen b quả trắng. Các 1 1 1 gen di truyền độc lập. Đời lai có kiểu hình cây thấp, quả trắng (aabb) chiếm = ( ab ) . ( ab ) kiểu gen 16 4 4 của cây bố mẹ phải là: AaBb và AaBb. Câu 109: Một loài sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Quần thể I II III IV V 0,36AA : 0,5AA : 0,5aa 0,18AA : 0,3AA : 0,42Aa : Thành phần kiểu 0,48Aa : 0,64Aa : 0,5aa : 0,2Aa 0,49AA : 0,09aa gen của quần thể 0,16aa 0,18aa Có bao nhiều quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền dưới đây? A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 109: Đáp án C Chú ý: bài tập này chú ý đến sự sắp xếp kiểu gen AA, Aa, aa và nếu quần thể chứa 2 loại kiểu gen đồng hợp tử luôn không cân bằng. 2 2pq � + Áp dụng công thức: p 2 q 2 = � � � Quần thể đạt cân bằng di truyền �2 � 2 2 �2pq � �0, 48 � QTl: p �q = � � � 0,36.0,16 = � 2 2 � Quần thể đạt cân bằng di truyền �2 � �2 � QT 2, QT3, QT4, không cân bằng. Vậy có 2 quần thể cân bằng là 1 và 5. Câu 110: Nhóm sinh vật nào dưới đây có những đại diện có lối sống kí sinh? 1. Vi khuẩn 2. Thực vật 3. Động vật 4. Nấm A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 3 C. 1, 2, 4 D. 2, 3, 4 Câu 110: Đáp án A
- Trong các nhóm sinh vật đưa ra, ta nhận thấy: vi khuẩn, thực vật, động vật và nấm đều có những đại diện sống kí sinh (Ví dụ: vi khuẩn gây viêm loét dạ dày ở người; cây tầm gửi sống trên cây thân gỗ; bọ chét sống trên chuột, vi nấm gây bệnh hắc lào ở người,...vv). Vậy đáp án cho câu hỏi này là: 1, 2, 3, 4. Câu 111: Nhóm máu MN ở người được quy định bởi cặp gen đồng trội M và N. Người thuộc nhóm máu M có kiểu gen MM, người thuộc nhóm máu N có kiểu gen NN, người thuộc nhóm máu MN có kiểu gen MN. Một cặp vợ chồng đều thuộc nhóm máu MN. Xác suất để họ sinh 3 đứa con và chúng có nhóm máu khác nhau là bao nhiêu? 3 3 5 1 A. B. C. D. 64 16 256 32 Câu 111: Đáp án B + Cặp vợ chồng có nhóm máu MN nên ta có phép lai như sau: 1 2 1 P: MN x MN MM : MN NN 4 4 4 + Xác suất để họ sinh 3 đứa con và chúng có nhóm máu khác nhau là: 1 2 1 3 . . .3! = (3! ở đây là 3 nhóm máu khác nhau). 4 4 4 16 Câu 112: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng thu được F1 phân li theo tỉ lệ 37,5% thân cao, hoa trắng : 37,5% thân thấp, hoa đỏ : 12,5% thân cao, hoa đỏ, 12,5% thân thấp hoa trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây bố mẹ trong phép lai trên là: Ab ab AB ab A. B. AaBb x aabb C. AaBB x aabb D. aB ab ab ab Câu 112: Đáp án A A: cao >> a : thấp B: đỏ >> b : trắng P: AB x aa,bb F1 với tỉ lệ là : 3 : 3 :1 :1 (vì giao tử có tỉ lệ không bằng nhau nên không thể là phân li độc lập hay là liên kết gen được) có hiện tượng hoán vị gen xảy ra loại B, C ab Mặt khác, ta thấy tỉ lệ kiểu hình chiếm tỉ lệ thấp là cao, đỏ (A,B) và thấp trắng ( ) giao tử ab tỉ lệ ab Ab ab thấp là giao tử sinh ra do hoán vị gen kiểu gen của bố mẹ là dị hợp tử chéo . aB ab Câu 113: Gen A có 5 alen, gen D có 2 alen, cả hai gen này cùng nằm trên NST X (không có alen tương ứng trên Y), gen B có 3 alen nằm trên NST thường. Số loại kiểu gen tối đa bình thường về 3 gen này được tạo ra trong quần thể là: A. 270 B. 330 C. 60 D. 390 Câu 113: Đáp án D + Xét gen trên nhiễm sắc thể giới tính. Số tổ hợp gen trên NST giới tính là: 5.2 = 10 10 ( 10 + 1) số kiểu gen của giới XX là: = 55 2 số kiểu gen của giới XY là: 10.1 = 10 (bằng số tổ hợp gen) 3 ( 3 + 1) + Gen trên NST thường có số kiểu gen là: =6 2 Số loại kiểu gen tối đa bình thường về 3 gen này được tạo ra trong quần thể là: ( 55 + 10 ) .6 = 390 Chú ý: Bài tập này ta áp dụng công thức: n ( n + 1) Gọi n là số alen của một gen số kiểu gen tạo ra trong quần thể là = 2
- Câu 114: Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch của 1 gen có số nuclêôtit loại A bằng số nucỉêôtit loại T, số nuclêôtit loại G gấp hai lần số nuclêôtit loại A, nuclêôtit loại X gẩp 3 lần số nuclêôtit loại T. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Số nuclêôtit loại A của gen là 224 nuclêôtit. ( A2 + X2 ) 3 II. Mạch 2 của gen có = . ( T2 + G 2 ) 2 III. Tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi loại của gen là: %A = %T = 28,57% ; %G = %X = 21,43% A1 1 IV. Mạch 1 của gen có = . ( G1 + X1 ) 5 A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 114: Đáp án C + Tổng số liên kết H = 2A + 3G = 2128 Mạch l: A1 = T1 ; G1 = 2A1 ; X1 = 3T1 = 3A1 A = A1 + A 2 = A1 + T1 = 2A1 G = G1 + G 2 = G1 + X1 = 2A1 + 3A1 = 51 + Thay vào số liên kết hiđrô, ta có: H = 2A + 3G = 4A1 + 15A1 = 19A1 = 2128 A1 = 112 A = 112.2 = 224 I đúng + Theo bài ra, ta có: A1 = T2 = 112; T1 = A 2 = 112; X1 = G 2 = 3.112 = 336; G1 = X 2 = 2.112 = 224 ( A2 + X2 ) ( 112 + 224 ) 3 = = II sai ( T2 + G 2 ) ( 112 + 336 ) 4 + A = T = 112.2 = 224;G = X = G1 + G 2 = 224 + 336 = 560 224 %A = %T = = 28,57% ; %G = %X = 21,43% III đúng ( 224 + 560 ) A1 112 1 + = = IV đúng ( G1 + X1 ) ( 224 + 336 ) 5 Vậy có 3 phát biểu đúng. Câu 115: Ở một loài thực vật, xét 4 gen, gen A và gen B đều có 3 alen và nằm trên một cặp NST thường, gen C và gen D đều có 4 alen và nằm trên một cặp NST thường khác. Nếu không xét đến trật tự các gen trên cùng một NST thì theo lý thuyết, có tối đa bao nhiêu kiểu gen dị hợp về cả 4 gen đang xét trong quần thể của loài? A. 1296 B. 2684 C. 1920 D. 960 Câu 115: Đáp án A Gen I, II cùng nằm trên một NST thường + Gen I có x alen + Gen II có y alen C 2x C 2y 2 2 2 Vậy số kiểu gen dị hợp về tất cả các cặp gen (trật tự các gen không thay đổi): C x C y 2 Số kiểu gen dị hợp tối đa có thể có về cả 4 gen đang xét là: C3 .C3 .2!.C 4 .C4 .2! = 1296 2 2 2 2 Câu 116: Một loài thực vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể không? I. AaBbDdEe. II. AaBbEe. III. AaBbDddEe. IV. AaBbDdEee. V. AaBbDđe. VI. BbDdEe. A. 5 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 116: Đáp án B + Thể không có bộ NST dạng (2n 2), tức là bộ nhiễm sắc thể mất đi 2 chiếc NST ở một cặp NST nào đó. + Cơ thể có bộ NST dạng thể không là: II. AaBbEe, VI. BbDdEe.
- Câu 117: Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen quy định. Cho hai cây đều có hoa hồng giao phấn với nhau, thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F 1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Các cây hoa hồng thuần chủng ở F2 có 2 loại kiểu gen. 2 II. Trong tổng số cây hoa hồng ở F2, số cây thuần chủng chiếm tỉ lệ . 3 III. Cho tất cả các cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 4 cây hoa đỏ : 4 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng. IV. Cho F1 giao phấn với cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng. A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 117: Đáp án B + Giả sử hai cặp alen quy định màu hoa là A, a và B, b P : hoa hồng x hoa hồng F1 hoa đỏ (100%); F1 x F1 F2: 9 hoa đỏ : 6 hoa hồng : 1 hoa trắng (tỉ lệ của tương tác bổ trợ) Nhận thấy F2 có 16 tổ hợp F1 cho 4 giao từ (hay F1 dị hợp 2 cặp gen), kiểu gen của F1 là AaBb F1 x F1 : AaBb x AaBb F2 : 9 AB (hoa đỏ) : 3Abb (hoa hồng) : 3aaB (hoa hồng) : laabb (hoa trắng) + I đúng, cây hoa hồng thuần chủng ở F2 có 2 loại kiểu gen là AAbb và aaBB. 2 1 + II sai VI trong tổng số cây hoa hồng ở F2, số cây thuần chủng AAbb và aaBB chiếm tỉ lệ là = . 6 3 + III đúng, vì cho tất cả các cây hoa đỏ F2 giao phấn với cây hoa trắng F2 : (1AABB : 2AaBB : 2 AABb : 4AaBb) x (aabb) 4 2 2 1 G F2 : ( AB : Ab : aB : ab) x ab 9 9 9 9 4 2 2 1 F3 : AaBb : Aabb : aaBb : aabb 9 9 9 9 Kiểu hình: 4 hoa đỏ : 4 hoa hồng : 1 hoa trắng + IV đúng, vì: F1 (AaBb) x aabb Fb : lAaBb : lAabb : laaBb : laabb Kiểu hình: 1 hoa đỏ : 2 hoa hồng : I hoa trắng Vậy có 3 phát biểu đúng. Câu 118: Phả hệ ở hình bên mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người: Bệnh P do một trong hai alen của một gen quy định; bệnh M do một trong hai alen của một gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Bệnh P do gen lặn nằm trên NST thường quy định. II. Xác định được chính xác kiểu gen của 9 người trong phả hệ. 1 III. Xác suất sinh con thứ nhất là con trai bệnh P của cặp 13 14 là . 6 IV. Người số (7) luôn có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen.
- A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 118: Đáp án D + Xét sự di truyền của bệnh P (quy ước A bình thường ; a bệnh P) Bố mẹ bình thường sinh con gái bệnh bệnh do gen lặn nằm trên NST thường I đúng. (6), (3), (9), (12), (15) bị bệnh P cùng có kiểu gen là aa (1), (2), (4), (7), (8), (10), (11), (14) đều có kiểu gen là Aa Vậy có 13 người biết chính xác về kiểu gen của bệnh P + Xét sự di truyền của bệnh M (quy ước B bình thường ; b bệnh M) Mẹ (1) bình thường sinh con trai (5) bị bệnh nên bệnh M do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. (2), (10), (11), (13) bình thường nên cùng có kiểu gen là XBY (4), (5), (8) bị bệnh M nên đều có kiểu gen là XbY (1), (9) có cùng kiểu gen là XBXb (12) là con gái bị bệnh nên có kiểu gen là XbXb kiểu gen của (7) là XBXb Vậy có 11 người biết chính xác về kiểu gen của bệnh M xét chung cả 2 bệnh thì có 9 người biết chính xác về kiểu gen trong phả hệ trên là: (1), (2), (4), (7), (8), (9), (10), (11), (12) II đúng. + Xét bệnh P, ta có (7) và (8) có kiểu gen là Aa �2 1 � �2 1 � �1 1 � kiểu gen của (13) là � A : a �; (13) x (14) : � A : a � x � A : a � �3 3 � �3 3 � �2 2 � 1 1 1 xác suất sinh con bị bệnh P của cặp (13 – 14) là . = 6 2 12 1 1 1 xác suất sinh con thứ nhất là trai bị bệnh P của cặp (13 – 14) là : . = III sai. 6 2 12 + IV đúng vì người thứ (7) luôn có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen AaXBXb. Câu 119: Ở chim, chiều dài lông và dạng lông do hai cặp alen (A, a. B, b) trội lặn hoàn toàn quy định. Cho P thuần chủng có lông dài, xoăn lai với lông ngắn, thẳng, đời F 1 thu được toàn lông dài, xoăn. Cho chim trống F1 lai với chim mái chưa biết kểu gen, chim mái ở đời F2 xuất hiện kiểu hình : 20 chim lông dài, xoăn : 20 chim lông ngắn, thẳng : 5 chim lông dài thẳng : 5 chim lông ngắn, xoăn. Tất cả chim trống của F 2 đều có lông dài, xoăn. Biết một gen quy định một tính trạng và không có tổ hợp gen gây chết. Kiểu gen của chim mái lai với F1 và tần số hoán vị gen của chim trống F1 lần lượt là: A. X AB Y, f = 20% B. X ab Y, f = 25% C. AaX B Y, f = 10% D. X AB Y ab , f = 5% Câu 119: Đáp án A + Ở chim, chiều dài lông và dạng lông do hai cặp alen (A, a. B, b) trội lặn hoàn toàn quy định. Cho P thuần chủng có lông dài, xoăn lai với lông ngắn, thẳng, đời F1 thu được toàn lông dài, xoăn dài, xoăn là trội so với ngắn, thẳng và F1 dị hợp tử về các gen đang xét. Mặt khác, đề bài cho tỉ lệ phân li kiểu hình ở hai giới không như nhau và yêu cầu xác định tần số hoán vị gen hai cặp gen đang xét nằm trên NST X và không có alen tương ứng trên Y và chim trống F1 mang kiểu gen X AB X ab + Khi cho chim trống F1 lai với chim mái chưa biết kiểu gen, chim mái ở đời F 2 xuất hiện kiểu hình: 20 chim lông dài, xoăn : 20 chim lông ngắn, thẳng : 5 chim lông dài, thẳng : 5 chim lông ngắn, xoăn. Tất cả chim A trống của F2 đều có lông dài, xoăn chim trống F2 luôn nhận được giao tử X B từ chim mẹ chim mái lai 5+5 mang kiểu gen XABY, hoán vị gen đã xảy ra với tần số: = 20% 20 + 20 + 5 + 5 Vậy đáp án của câu hỏi này là: XABY, f = 20% . Câu 120: Cho lưới thức ăn sau:
- Khi tìm hiểu về lưới thức ăn trên, có bao nhiêu kết luận dưới đây là đúng? 1. (4) tham gia vào 11 chuỗi thức ăn. 2. Chuỗi thức dài nhất gồm có 6 mắt xích. 3. Khi loài (5) biến mất thì loài (4) sẽ được hưởng lợi. 4. Chuỗi thức ãn ngắn nhất gồm có 3 mắt xích. Hướng dẫn chọn: A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 120: Đáp án A + (4) tham gia vào 12 chuỗi thức ăn : “1 3 4 6 7” ; “1 3 4 7” ; “1 3 4 5 6 7” ; “1 3 4 5 7” ; “1 4 6 7” ; “1 4 7” ; “1 4 5 7” ; “1 4 5 6 7” ; “2 4 6 7” ; “2 4 7”; “2 4 5 6 7”; “2 4 5 7” 1 sai + Chuỗi thức dài nhất gồm có 6 mắt xích : “1 3 4 5 6 7” 2 đúng + Vì loài (5) và loài (4) cùng sử dụng chung nguồn thức ăn là loài (2); mặt khác, loài (5) còn sử dụng loài (4) làm thức ăn Khi loài (5) biến mất thì loài 4 sẽ được hưởng lợi (vì vừa có thêm nguồn thức ăn, vừa mất đi kẻ thù ăn thịt mình) 3 đúng + Chuỗi thức ăn ngắn nhất gồm có 3 mắt xích (ví dụ : “1 5 7” ; “1 4 7”,…) 4 đúng Vậy số kết luận đúng là 3.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng
8 p | 154 | 8
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
6 p | 152 | 7
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 3 có đáp án - Trường THPT chuyên Sư Phạm
5 p | 132 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Hoàng Lệ Kha
4 p | 125 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH KHTN
10 p | 61 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH Vinh
5 p | 67 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH KHTN
8 p | 48 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi
6 p | 64 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
5 p | 58 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT Phú Bình
5 p | 43 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng
5 p | 127 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Lam Sơn
6 p | 99 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu
8 p | 79 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Yên Lạc 2
5 p | 109 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh
7 p | 45 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Sơn La (Lần 2)
7 p | 46 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng
7 p | 121 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội (Lần 3)
7 p | 93 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn