Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT Vân Canh
lượt xem 0
download
Xin giới thiệu tới các bạn học sinh Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT Vân Canh, giúp các bạn ôn tập dễ dàng hơn và nắm các phương pháp giải bài tập, củng cố kiến thức cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT Vân Canh
- SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPTQG NĂM 2017 2018 TRƯỜNG THPT VÂN CANH Bài thi: Khoa học tự nhiên ; Môn: Sinh học (Đề thi có 06 trang) Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: Sản phẩm nào từ chu trình Canvin chuyển hóa thành cacbohiđrat, prôtêin, lipit? A. Ribulôzơ 1,5 điP. B. APG. C. AlPG. D. C6H12O6. Câu 2: Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người không diễn ra ở A. Dạ dày. B. Ruột non. C. Thực quản. D. Miệng. Câu 3: Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra như thế nào? A. Tim Động Mạch Tĩnh mạch Mao mạch Tim. B. Tim Động Mạch Mao mạch Tĩnh mạch Tim. C. Tim Mao mạch Động Mạch Tĩnh mạch Tim. D. Tim Tĩnh mạch Mao mạch Động Mạch Tim. Câu 4: Không dùng Auxin nhân tạo đối với nông phẩm trực tiếp làm thức ăn là vì: A. Làm giảm năng suất của cây sử dụng lá. B. Không có enzim phân giải nên tích luỹ trong nông phẩm sẽ gây độc hại đơi với người và gia súc. C. Làm giảm năng suất của cây sử dụng củ. D. Làm giảm năng suất của cây sử dụng thân. Câu 5: Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non có : A. Đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành. B. Đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý. C. Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành. D. Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành. Câu 6: Tại sao tắm vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ? A. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Na để hình thành xương. B. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Ca để hình thành xương. C. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá K để hình thành xương. D. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò ô xy hoá Mg để hình thành xương. Câu 7: Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật? A. Có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường biến đổi. B. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho chọn gống và tiến hoá. C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền. D. Là hình thức sinh sản phổ biến. Câu 8: Khi nồng độ testôstêron trong máu cao có tác dụng: A. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH. 1
- B. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm làm hai bộ phận này không tiết GnRH, FSH và LH. C. Kích thích tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH. D. Gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH. Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong phân tử ARN có chứa gốc đường C5H 10O5 và các bazơ nitric A, T, G, X. B. Một bộ ba mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axit amin. C. Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit sẽ được tổng hợp là metyônin. D. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép. Câu 10: Sự kiện nào sau đây sau đây có nội dung không đúng với quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực? A. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách dần tạo nên chạc 3 tái bản và để lộ ra hai mạch khuôn. B. Enzim ADN polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung, trong đó A liên kết với T và ngược lại; G luôn liên kết với X và ngược lại. C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ 3’, nên trên mạch khuôn 5’ 3’ mạch mới được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 3’ 5’ mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn rồi được nối lại nhờ enzim nối. D. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu (nguyên tắc bán bảo tồn). Câu 11: Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 240 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường tế bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là: A. 6. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 12: Alen A có chiều dài 153 nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen a. Khi cặp gen Aa tự nhân đôi nhân đôi hai lần, môi trường nội bào đã cung cấp 1089 nuclêôtit loại ađênin và 1611 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen A là: A. Mất một cặp G X. B. Thay thế một cặp G X b ằng m ột cặp A T. C. Mất một cặp A T. D. Thay thế một cặp A T bằng một c ặp G X. Câu 13: Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng? A. Đột biến gen. B. Mất đoạn nhỏ. C. Chuyển đoạn nhỏ. D. Thêm một đoạn nhỏ. Câu 14: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Bazơ nitơ dạng hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay thế một cặp nuclêôtit . (2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. (3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit. (4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa. (5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường. (6) Hóa chất 5 Brôm Uraxin gây đột biến thay thế một cặp GX thành một cặp AT. A. 2. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 15: Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 60 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể ngũ bội (5n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là: 2
- A. Số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của 5 nên bộ nhiễm sắc thể 1n = 12 và 5n = 60. B. Cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt. C. Các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau. D. Khi so sánh về hình dạng và kích thước của các nhiễm sắc thể trong tế bào, người ta thấy chúng tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 5 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước. Câu 16: Sau đây là các hoạt động xảy ra trong điều hòa hoạt động của operon Lac: (1) Protein ức chế liên kết với vùng vận hành (2) ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động (3) Gen cấu trúc tiến hành phiên mã (4) 1 số phân tử Lactozơ liên kết với protein ức chế (5) Enzim do gen cấu trúc mã hóa phân giải Lactozơ (6) Gen điều hòa tổng hợp protein ức chế Thứ tự đúng của các sự kiện trên là: A. 6 > 2 > 1 > 4 > 3 > 5 B. 6 > 3 > 4 > 1 > 2 > 5 C. 6 > 1 > 4 > 2 > 3 > 5 D. 6 > 2 > 3 > 4 > 5 > 1 Câu 17: Ở người, gen đột biến lặn trên nhiễm sắc thể X dễ được phát hiện hơn so với gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường vì : A. Gen đột biến trên nhiễm sắc thể X thường là gen trội. B. Có hiện tượng bất hoạt nhiễm sắc thể X, tức chỉ có một trong hai nhiễm sắc thể X của nữ giới hoạt động. C. Phần lớn các gen trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. D. Tần số đột biến gen trên nhiễm sắc thể X thường cao hơn so với trên nhiễm sắc thể Y. Câu 18: Kết quả thực nghiệm tỉ lệ 1:2:1 về kiểu gen luôn đi đôi với tỉ lệ 3:1 về kiểu hình chứng tỏ khẳng định nào trong giả thuyết của Menđen là đúng: A. Mỗi cá thể đời P cho một loại giao tử mang gen khác nhau. B. Thể đồng hợp cho 1 loại giao tử, thể dị hợp cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 1:1. C. Cơ thể lai F1 cho 2 loại giao tử khác nhau với tỉ lệ 3:1. D. Mỗi cá thể đời F1 cho một loại giao tử mang gen khác nhau. Câu 19: Cho các phép lai sau đây: (1) AAaa x AAaa (2) Aaaa x AAAa (3) aaBb x AABb (4) AAAABBBb x aaaaBBBb (5) AAaa x Aaaa (6) AaaaBbbb x AaaaBbbb Biết rằng quá trình giảm phân bình thường. Theo lý thuyết, trong các phép lai trên, số phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1: 2: 1 là A. 2,5,6 B. 2,3,4 C. 1,3,4 D. 2,4,5 Câu 20: Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Cho phép lai: ♀AaBbddEe x ♂AabbDdEE, đời con có thể có bao nhiêu loại kiểu gen và bao nhiêu loại kiểu hình? A. 24 kiểu gen và 8 kiểu hình. B. 27 kiểu gen và 16 kiểu hình. C. 24 kiểu gen và 16 kiểu hình. D. 16 kiểu gen và 8 kiểu hình. Câu 21: Lai giữa hai cây thuần chủng thân cao với thân thấp, F1 đều có thân cao. Cho F1 lai phân tích con lai thu được tỉ lệ kiểu hình: 75 % cây thân cao : 25 % cây thân thấp. Tính trạng chiều cao của cây di truyền theo qui luật nào? A. Tương tác bổ trợ B. Quy luật liên kết với giới tính 3
- C. Tương tác át chế D. Tương tác cộng gộp Câu 22: Ở tằm, gen A quy định trứng màu trắng, gen a quy định trứng màu sẫm. Biết rằng tằm đực cho nhiều tơ hơn tằm cái. Phép lai nào sau đây giúp các nhà chọn giống phân biệt tằm đực và tằm cái ngay từ giai đoạn trứng? A. XA Xa x XaY B. XAXA x XaY C. XAXa x XAY D. XaXa x XAY Câu 23: Theo dõi sự di truyền của 2 cặp tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen và di truyền trội hoàn toàn. Nếu F1 có tỷ lệ kiểu hình 7AB : 8Abb : 3aaB : 2aabb thì kiểu gen của P và tần số hoán vị gen là: A. AB/ab x AB/ab; hoán vị 2 bên với f = 25% B. Ab/aB x Ab/aB; f = 8,65% C. AB/ab x Ab/ab; f = 25% D. Ab/aB x Ab/ab; f = 40% Câu 24: Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định và tính trạng trội là trội hoàn toàn, ở phép lai: AB/ab Dd x AB/ab dd nếu xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số là 20% thì kiểu hình aa/bbdd ở đời con chiếm tỷ lệ: A. 12% B. 8% C. 0,5% D. 16% Câu 25: Ở Ngô, 3 cặp gen không alen (Aa, Bb, Dd) nằm trên 3 cặp NST tương tác cộng gộp cùng quy định tính trạng chiều cao cây. Sự có mặt của mỗi alen trội trong kiểu gen làm cây cao thêm 5cm. Cho biết cây thấp nhất có chiều cao 130cm. Kiểu gen của cây cao 140 cm là: A. aaBbdd. B. AaBBDD. C. AABBDD. D. AabbDd. Câu 26: Trong quần thể tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng: A. Tăng tỉ lệ thể dị hợp, giảm tỉ lệ thể đồng hợp. B. Duy trì tỉ lệ số cá thể ở trạng thái dị hợp tử. C. Phân hoá đa dạng và phong phú về kiểu gen. D. Phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau. Câu 27: Trong điều kiện nghiệm đúng của định luật Handi Vanbec, quần thể có thành phần kiểu gen nào sau đây sẽ không thay đổi cấu trúc di truyền khi thực hiện ngẫu phối? A. 0,2AA : 0,6 Aa : 0,2 aa B. 0,09 AA : 0,55 Aa : 0,36 aa C. 0,04 AA : 0,32 Aa : 0,64aa D. 0,36 AA : 0,38Aa : 0,36 aa Câu 28: Quần thể có cấu trúc di truyền như sau: 0,2 AABb: 0,2 AaBb: 0,3aaBB: 0,3aabb. Nếu quần thể trên giao phối tự do thì tỉ lệ cơ thể mang 2 cặp gen đồng hợp lặn sau 1 thế hệ là: A. 12,25% B. 30% C. 35% D. 5,25% Câu 29: Bệnh Phêninkêto niệu là bệnh di truyền do một đột biến gen lặn nằm trên NST thường. Trong một gia đình, cả bố và mẹ đều dị hợp tử về bệnh này. Xác suất để họ sinh lần lượt 1 con trai bị bệnh, 1 con trai bình thường và 1 con gái bình thường là bao nhiêu? A. 56,25%. B. 1,7578%. C. 18,75%. D. 14,0625%. Câu 30: Cho sơ đổ phả hệ sau: 4
- ◘ Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cá các cá thể trong phả hệ. Trong những người thuộc phả hệ trên, những người chưa thể xác định được chính xác kiểu gen do chưa có đủ thông tin là: A. 8 và 13 B. 1 và 4 C. 17 và 20 D. 15 và 16 Câu 31: Cho các nhận xét sau: (1). Cơ quan thoái hóa là cơ quan tương tự. (2). Động lực của chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn. (3). Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa theo hướng đồng quy. (4). Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể. (5). Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian ngắn hơn tiến hóa lớn. (6). Bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng trực tiếp chứng minh nguồn gốc của sinh giới. Có bao nhiêu nhận xét không đúng? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 32: Đặc điểm nổi bật của đại Trung sinh là: A. Sự xuất hiện thực vật Hạt kín. B. Sự phát triển ưu thế của Hạt trần và Bò sát. C. Sự xuất hiện Bò sát bay và Chim. D. Cá xương phát triển, thay thế cá sụn. Câu 33: Loài cổ nhất và hiện đại nhất trong chi Homo là: A. Homo erectus và Homo sapiens. B. Homo habilis và Homo erectus. C. Homo neandectan và Homo sapiens. D. Homo habilis và Homo sapiens. Câu 34: Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vật? (1). Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật. (2). Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài. (3). Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau. (4). Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau. (5). Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau. (6). Quần thể có thể có khu vực phân bố rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sông, núi, eo biển,… A. (2), (3) và (6). B. (1), (3) và (6). C. (1), (4) và (6). D. (2), (3) và (5). Câu 35: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật? (1). Tại một thời điểm nhất định, trong quần thể chỉ xảy ra một trong hai mối quan hệ: hoặc hỗ trợ hoặc cạnh tranh. 5
- (2). Quan hệ hỗ trợ làm giảm kích thước của quần thể, dẫn tới trạng thái cân bằng của quần thể. (3). Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản giữa các cá thể. (4). Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. Có mấy phương án đúng: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 36: Khi nói về sự phân bố cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Sự phân bố cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong khu vực phân bố. B. Kiểu phân bố theo nhóm rất phổ biến, gặp trong môi trường không đồng nhất, các cá thể sống tụ họp với nhau. C. Các cây thông trong rừng thông thuộc dạng phân bố theo nhóm. D. Kiểu phân bố ngẫu nhiên rất ít gặp, xuất hiện trong môi trường sống đồng nhất, các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt. Câu 37: Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng: A. Đường cong chữ S. B. Đường cong chữ J. C. Tăng dần đều. D. Giảm dần đều. Câu 38: Cho các thông tin về quá trình diễn thế sinh thái như sau: (1). Xuất hiện ở môi trường trống trơn, chưa từng có quần xã sinh vật nào tồn tại. (2). Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. (3). Kết quả cuối cùng là hình thành nên quần xã đỉnh cực. (4). Nguyên nhân gây ra diễn thế là do tác động khai thác tài nguyên của con người. (5). Quá trình diễn thế có thể do tác động của nhân tố bên ngoài quần xã hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. Từ các thông tin trên, có bao nhiêu thông tin là đặc điểm chung mà cả diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh đều có? Tổ hợp đúng là: A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 39: Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề trong một chuỗi thức ăn, khoảng 90% năng lượng bị mất đi do: (1). Phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường. (2). Một phần năng lượng bị tiêu hao do hoạt động hô hấp của sinh vật. (3). Một phần năng lượng sinh vật không sử dụng được. (4). Một phần năng lượng bị mất qua chất thải. (5). Một phần năng lượng bị mất do các bộ phận bị rơi rụng. (6). Một phần năng lượng bị mất do sinh vật ở mắt xích phía trước không tiêu thụ hết các sinh vật ở mắt xích phía sau. Có bao nhiêu phương án trả lời đúng? A. 6. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 40: Yếu tố nào sau đây không góp phần làm tăng nhiệt độ của trái đất ? A. Chặt phá rừng B. Trồng cây C. Tăng sử dụng các phương tiện đốt cháy nhiên liệu D. Tăng phát thải CO2 công nghiệp 6
- HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng
8 p | 155 | 8
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
6 p | 152 | 7
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 3 có đáp án - Trường THPT chuyên Sư Phạm
5 p | 132 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Hoàng Lệ Kha
4 p | 126 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH KHTN
10 p | 61 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH Vinh
5 p | 67 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH KHTN
8 p | 48 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi
6 p | 64 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
5 p | 58 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT Phú Bình
5 p | 43 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng
5 p | 127 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Lam Sơn
6 p | 99 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu
8 p | 80 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Yên Lạc 2
5 p | 109 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh
7 p | 45 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Sơn La (Lần 2)
7 p | 46 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng
7 p | 121 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội (Lần 3)
7 p | 93 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn