intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2020 - THPT Lê Trung Kiên

Chia sẻ: Trần Văn Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2020 - THPT Lê Trung Kiên giúp cho các em học sinh củng cố được các kiến thức thông qua việc giải những bài tập trong đề thi. Mời các em cùng tham khảo nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2020 - THPT Lê Trung Kiên

  1. Trường PTTH Lê Trung Kiên ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2019 - 2020 (Đề thi có: 06 trang) Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Sinh học Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1. Thứ tự nào dưới đây đúng với chu kì hoạt động của tim A. Pha co tâm nhĩ -> pha giãn chung -> pha co tâm thất. B. Pha co tâm nhĩ -> pha co tâm thất -> pha giãn chung. C. Pha co tâm thất -> pha co tâm nhĩ -> pha giãn chung. D. pha giãn chung -> pha co tâm thất -> pha co tâm nhĩ. Câu 2. Ở thủy tức, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức nào sau đây? A. Tiêu hoá nội bào. B. Tiêu hoá ngoại bào. C. Tiêu hoá ngoại bào và nội bào. D. Tiêu hoá cơ học. Câu 3. Trong cấu trúc của NST nhân thực điển hình, cấu trúc nào có đường kính là 30nm A. Nucleosome B. Chromatide C. Vùng xoắn cuộn D. Sợi nhiễm sắc Câu 4. Ở thể đột biến nào sau đây, số lượng NST có trong mỗi tế bào sinh duỡng luôn là một số chẵn? A. Lệch bội dạng thể một. B. Lệch bội dạng thể ba. C. Thể song nhị bội. D. Thể tam bội. Câu 5. Ta có: Kiểu gen 1  Môi trường 1  kiểu hình: 1 Kiểu gen 1  Môi trường 2  kiểu hình: 2 Kiểu gen 1  Môi trường 3  kiểu hình: 3 ...... Kiểu gen 1  Môi trường n  kiểu hình: n Tập hợp các kiểu hình 1, 2, 3, ..., n. của kiểu gen 1 trong các môi trường 1, 2, 3, ..., n, được gọi là A. thường biến. B.mức phản ứng. C.đột biến. D. biến dị tổ hợp. Câu 6. Quá trình nào sau đây không thuộc công nghệ tế bào? A. Dung hợp tế bào trần khác loài. B. Nhân bản vô tính cừu Đôly. C. Nuôi cấy hạt phấn, sau đó gây lưỡng bội hóa để tạo dòng lưỡng bội. D. Chuyển gen từ tế bào của sinh vật này vào tế bào của sinh vật khác. Câu 7. Để lập bản đồ gen người ta dựa vào kết quả nào sau? A. Đột biến chuyển đoạn để biết được vị trí các gen trong nhóm liên kết. B. Tần số hoán vị gen để suy ra khoảng cách tương đối của các gen trên NST. C. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở các thế hệ. D. Sự phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do của các gen trong giảm phân. Câu 8. Nếu gen ban đầu có cặp nucleotit chứa dạng A hiếm (A*) là A*-T, thì sau đột biến sẽ biến đổi thành cặp A. T-A B. G-X C. A-T D. X-G Câu 9. Các tính trạng được quy định bởi gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X A. có hiện tượng di truyền chéo. B. chỉ biểu hiện ở cơ thể cái. C. chỉ biểu hiện ở cơ thể đực. D. chỉ biểu hiện ở một giới. Câu 10. Nhận định không đúng khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình? A. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. B. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. C. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen. D. Kiểu hình của cơ thể phụ thuộc vào kiểu gen không phụ thuộc vào môi trường. Câu 11. Quần thể nào sau đây đạt trạng thái cân bằng? A. 0,7 AA: 0,1 Aa: 0,2aa.
  2. B. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa. C. 0,39 AA: 0,52 Aa: 0,09 aa. D. 0,25 AA: 0,1 Aa: 0,65 aa. Câu 12. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hoa phát sinh ở kì nào sau đây? A.Silua B. Krêta (Phấn trắng) C. Đêvôn D. Than đá (Cacbon) Câu 13. Trong một hồ ở Châu Phi, người ta thấy có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài có màu xám. Mặc dù, cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể và chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng trông cùng màu thì các cá thể của hai loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng A. Cách li sinh sản B. Cách li địa lí C. Cách li tập tính D. Cách li sinh thái Câu 14. Hiệu ứng nhà kính là kết quả của: A. tăng nồng độ CO2. B. tăng nhiệt độ khí quyển C. giảm nồng độ O2. D. làm thủng tầng ôzôn. Câu 15. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì. B. Những con cá sống trong Hồ Tây. C. Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc gia Cát Tiên. D. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương. Câu 16. Trong các axit amin sau đây, axit amin nào có duy nhất một loại bộ ba dịch mã. A.Thrêônin ( mã hóa bởi AXU) B. Glutamin( mã hóa bởi XAA) C. Triptôphan ( mã hóa bởi UGG) D. Tirôzin ( mã hóa bởi UAU) Câu 17. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm A. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. C. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. Câu 18. Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là do: I. Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra II. Có sự bão hòa hơi nước trong không khí III. Hơi nước thoát từ lá rơi lại trên phiến lá IV. Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép là A. I, II. B. I, III. C. II, III. D. II, IV. Câu 19. Trong các nhận xét dưới đây có bao nhiêu nhận xét đúng? I. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’. II. Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’ → 3’. III. Enzim ADN pôlimeraza chỉ hoạt động khi có đoạn mồi ARN. IV.Mạch mới được tổng hợp liên tục (sợi dẫn đầu) có chiều tổng hợp cùng chiều với sự phát triển của chạc nhân đôi. V. Enzim ligaza có nhiệm vụ nối các đoạn Okazaki lại với nhau để hình thành mạch đơn hoàn chỉnh. A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 20. Cho các trường hợp sau : I.Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất một cặp nucleotit. II. Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thay thế một cặp nucleotit.
  3. III. mARN tạo ra sau phiên mã bị mất một cặp nucleotit. IV. mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế một cặp nucleotit. V. Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất một axit amin. VI. Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất thay thế axit amin. Có bao nhiêu trường hợp được xem là đột biến gen? A. 2. B. 3 C. 4. D. 5. Câu 21. Một loài động vật, biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Phép lai P: AabbDdEe X AaBbDdee, thu được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. F1 có 64 kiểu tổ hợp giao tử. II. Ở F1, loại kiểu hình có 1tính trạng trội và 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 12,5%. III. Ở F1, loại kiểu hình có 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 11/32. IV. Ở F1, có 4 kiểu gen quy định kiểu hình A-B-D-E-. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 22. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí. II. Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới. III. Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội. IV. Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 23. Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi A.Điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. B.Điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. C.Điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. D.Điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Câu 24. Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô thuộc bậc dinh dưỡng A. cấp 4. B. cấp 2. C. cấp 1. D. cấp 3. Câu 25. Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là A. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T. B. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X. C. mất một cặp A-T. D. mất một cặp G-X. Câu 26. Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể ba nhiễm. Thể ba này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây? A. AaBbDdEe B. AaaBbDdEe C. AaBbEe D. AaBbDEe Câu 27. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật?
  4. I. Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng. II. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục. III. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính. IV. Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY luôn phát triển thành cơ thể đực. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 28. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám, alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài, alen b quy định cánh cụt. Biết rằng chỉ xảy ra hoán vị gen ở giới cái. Theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 3 loại kiểu hình? I. ♀ AB × ♂ AB II.♀ Ab x ♂ AB III. ♀ AB x ♂ Ab ab ab ab ab ab aB IV.♀ AB x ♂ Ab V. ♀ Ab x ♂ aB ab Ab ab ab A.1 B. 2 C.3 D.4 Câu 29. Trong những nhận định sau, có bao nhiêu nhận định không đúng về tiến hoá nhỏ? I. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể qua các thế hệ. II. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian, làm xuất hiện loài mới. III. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp. IV. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp. V. Tiến hóa nhỏ hình thành các nhóm phân loại trên loài. VI. Tiến hóa nhỏ chỉ làm biến đổi tần số alen, không làm biến đổi tần số kiểu gen. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5. Câu 30. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào các biện pháp nào sau đây? I. Xây dựng các nhà máy xử lý và tái chế rác thải. II. Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường. III.Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh. IV.Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người. V. Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản. A.I, III,V. B. I, II, IV C. III, IV, V. D. II, III, V Câu 31. Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có 1 loài có lợi I. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ. II. Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng. III. Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn. IV. Cá ép sống bám trên cá lớn. V. Một số loài tảo nước ngọt tiết chất độc ra môi trường ảnh hưởng tới các loài cá tôm A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 32. Một lưới thức ăn gồm 9 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? I. Có 15 chuỗi thức ăn II. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 mắt xích. III. Nếu loài K bị tuyệt diệt thì loài lưới thức ăn này có tối đa 7 loài. IV. Nếu loài E bị con người đánh bắt làm giảm số lượng thì loài M sẽ tăng số lượng. A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
  5. Câu 33. Có các phát biểu sau về mã di truyền: I. Với bốn loại nuclêotit có thể tạo ra tối đa 64 cođon mã hóa các axit amin II. Mỗi cođon chỉ mã hóa cho một loại axit amin gọi là tính đặc hiệu của mã di truyền. III. Với ba loại nuclêotit A, U, G có thể tạo ra tối đa 27 cođon mã hóa các axit amin. IV. Anticođon của axit amin mêtiônin là 5’AUG3’. Có bao nhiêu phương án trả lời đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 34. Loài bông của châu Âu có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước lớn, loài bông hoang dại ở Mĩ có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước nhỏ hơn. Loài bông trồng ở Mĩ được tạo ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa giữa loài bông của châu Âu với loài bông hoang dại ở Mĩ. Loài bông trồng ở Mĩ có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là A. 13 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ. B. 13 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ. C. 26 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ. D. 26 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ Câu 35. Ở một loài thực vật, khi cho tự thụ phấn các cây F1 di hợp 3 cặp gen với nhau, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình 49,5% cây hoa đỏ, dạng kép : 6,75% cây hoa đỏ, dạng đơn : 25,5% cây hoa, trắng dạng kép : 6.75% cây hoa đỏ, dạng đơn : 25.5% hoa trắng, dạng kép: 18.25% cây hoa trắng, dạng đơn. Biết rằng tính trạng dạng hoa do một cặp gen qui định. Trong các phát biểu sau, số phát biểu đúng là I. Màu hoa chịu sự tương tác bổ sung của hai cặp gen không alen. II. Có 3 cặp gen chi phối 2 tính trạng. III. Có sự phối hợp giữa tương tác gen và liên kết hoàn toàn. IV. Dạng kép trội hoàn toàn so với dạng đơn. A.4 B. 1 C. 3 D.2 Câu 36. Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không a len quy định. Khi có mặt hai a len A- B- cho kiểu hình hoa màu đỏ, khi có mặt một trong hai a len A hoặc B cho hoa màu hồng. Không có mặt cả hai a len A và B cho hoa màu trắng. Có bao nhiêu phép lai sau thu được ở đời con có tỷ lệ kiểu hình 50% hoa màu đỏ: 50% hoa màu hồng ? I. AaBb x aabb ; II. Aabb x aaBb ; III. AaBb x Aabb ; IV. AABb x aaBb ; V. AAbb xAaBb VI. aaBB x AaBb ; VII. AABb x Aabb ; VIII.AAbb x aaBb A. 2 B. 4 C. 6 D. 7 Câu 37. Ở ruồi giấm, alen A qui định thân xám trội hoàn toàn so với alen a qui định thân đen; alen B qui định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b qui định cánh cụt; alen D qui định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d qui AB AB D định mắt trắng. Thực hiện phép lai P: X DX d  X Y thu được F1. Trong tổng số các ruồi ở F1, ruồi ab ab thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ là 52,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là A. 3,75% B. 1,25% C. 2,5% D. 7,5% Câu 38. Ở một loài thực vật, xét 2 gen nằm trong nhân tế bào, mỗi gen đều có 2 alen. Cho hai cây (P) thuần chủng khác nhau về cả hai cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1. Cho F1 lai với cơ thể đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen, thu được Fa. Biết rằng không xảy ra đột biến và nếu có hoán vị gen thì tần số hoán vị là 12,5%, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Theo lí thuyết, trong các trường hợp về tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của Fa? I. Tỉ lệ 7 : 7 : 1 : 1. II. Tỉ lệ 3 : 1
  6. III. Tỉ lệ 1 : 1. IV. Tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1. V. Tỉ lệ 1 : 2 : 1. VI. Tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1. A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 39. Một quần thể tự thụ phấn, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là 0,2AABb: 0,2AaBb: 0,2Aabb: 0,4aabb. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? I. F2 có tối đa 9 loại kiểu gen. II. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần qua các thế hệ. III. Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F2 có 4/65 số cây có kiểu gen dị hợp tử về cả hai cặp gen. IV. Ở F3, số cây có kiểu gen dị hợp tử về một trong hai cặp gen chiếm tỉ lệ 3/64. A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 40. Ở người, tính trạng nhóm máu do gen I nằm trên NST thường quy định. Gen I có 3 alen là IA, IB, IO, trong đó IA và IB đều trội so với IO nhưng không trội so với nhau. Người có kiểu gen IAIA hoặc IAIO có nhóm máu A; kiểu gen IBIB hoặc IBIO có nhóm máu B; kiểu gen IAIB có nhóm máu AB; kiểu gen IOIO có nhóm máu O. Xét phả hệ sau đây: Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Biết được chính xác kiểu gen của 9 người. II. Cặp vợ chồng 8 - 9 có thể sinh con có nhóm máu AB. III. Cặp vợ chồng 8 - 9 sinh con có nhóm máu AB với xác suất 5/12 IV. Cặp vợ chồng 10 -11 sinh con có nhóm máu O với xác suất 50%. A. 3 B. 1 C. 4 D. 2 ---HẾT---
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0