intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN: SINH HỌC MÃ ĐỀ 485 TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN PHÚ

Chia sẻ: Nguyễn Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

106
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'đề thi thử tốt nghiệp môn: sinh học mã đề 485 trường thpt chuyên trần phú', tài liệu phổ thông, sinh học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN: SINH HỌC MÃ ĐỀ 485 TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN PHÚ

  1. ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG THPT CHUYÊN MÔN: SINH HỌC TRẦN PHÚ Thời gian làm bài: 60 phút; (40 câu trắc ----  ---- nghiệm) Mã đề thi 485 Chọn 1 câu trả lời đúng nhất trong các phương án nêu ra! Câu 1: Khi lai phân tích cây cà chua cây cao, quả tròn dị hợp tử hai cặp gen, đời lai thu được kết quả 5% cây cao, tròn: 45 % cây cao, bầu dục: 45% cây thấp, tròn: 5% cây thấp, bầu dục. Từ kết quả trên cho phép kết luận: Sự di truyền của hai tính trạng chiều cao thân và hình dạng quả ở cà chua tuân theo quy luật di truyền A. liên kết gen B. phân li độc lập C. tương tác gen. D. hoán vị gen Trang 1/15 - Mã đề thi 485
  2. Câu 2: Hình thành loài khác khu vực địa lí là phương thức thường gặp ở A. động vật có khả năng phát tán xa. B. thực vật và động vật ít di động. C. chỉ có ở thực vật bậc cao. D. chỉ có ở động vật bậc cao. Câu 3: Thành tựu nổi bật nhất trong ứng dụng kĩ thuật di truyền là A. phát hiện các loại enzim cắt giới hạn và các loại enzim nối. B. có thể tái tổ hợp ADN của hai loài khác xa nhau trong hệ thống phân loại. C. sản xuất lượng lớn prôtêin trong thời gian ngắn và làm hạ giá thành sản phẩm của nó. D. hiểu được cấu trúc hoá học của axit nucleic và di truyền vi sinh vật. Câu 4: Gen không phân mảnh có A. đoạn intrôn. B. vùng mã hoá không liên tục. Trang 2/15 - Mã đề thi 485
  3. C. cả exôn và intrôn. D. vùng mã hoá liên tục. Câu 5: Ví dụ nào sau đây là các cơ quan tương đồng? A. Gai hoa hồng và gai xương rồng. B. Cánh dơi và tay khỉ. C. Chân chuột chũi và chân dế chũi. D. Vây cá và vây cá voi. Câu 6: Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là A. các gen trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với nhau. B. các gen trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào. C. sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng. D. sự phân li của NST tương đồng trong giảm phân. Câu 7: Tương tác bổ trợ là hiện tượng A. các gen alen khi cùng hoạt động biểu hiện một kiểu hình mới. Trang 3/15 - Mã đề thi 485
  4. B. hai hay nhiều gen không alen tác động qua lại với nhau làm xuất hiện kiểu hình mới. C. một tính trạng được nhiều alen tương tác với nhau quy định. D. nhiều alen cùng chi phối một tính trạng. Câu 8: Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến dị A. ở một loạt tính trạng do nó chi phối. B. một tính trạng. C. ở một trong số tính trạng mà nó chi phối. D. ở toàn bộ kiểu hình. Câu 9: Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể có dạng A. hình chữ S.B. hình chữ J. C. hình chữ K. D. hình chữ N. Câu 10: Nội dung nào sau đây không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hácdi - Vanbec? A. Số lượng cá thể phải lớn, giao phối tự do. B. Các loại giao tử, hợp tử đều có sức sống như nhau. Trang 4/15 - Mã đề thi 485
  5. C. Có sự di nhập gen. D. Không chịu áp lực của chọn lọc. Câu 11: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể bị kìm hãm ở mức nhất định bởi quan hệ sinh thái trong quần xã gọi là A. cân bằng sinh học B. giới hạn sinh thái. C. cân bằng quần thể. D. khống chế sinh học. Câu 12: Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hóa tổng hợp là A. xây dựng cơ sở lí thuyết tiến hóa lớn. B. giải thích được tính đa dạng và thích nghi của sinh giới. C. tổng hợp các bằng chứng tiến hóa từ nhiều lĩnh vực. D. làm sáng tỏ cơ chế tiến hóa nhỏ. Câu 13: Lai thuận và lai nghịch đã được sử dụng để phát hiện ra quy luật di truyền A. tương tác gen, trội lặn không hoàn toàn, liên kết gen trên NST thường. B. trội lặn hoàn toàn, phân ly độc lập, liên kết gen trên NST giới tính. Trang 5/15 - Mã đề thi 485
  6. C. liên kết gen trên NST thường và trên NST giới tính, di truyền qua tế bào chất. D. tương tác gen, phân ly độc lập, di truyền qua tế bào chất. Câu 14: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể là A. lặp đoạn, chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể. B. đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể. C. lặp đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn. D. mất đoạn, chuyển đoạn, lặp đoạn. Câu 15: Giới hạn sinh thái là A. khoảng cực thuận, ở đó loài sống thuận lợi nhất. B. khoảng xác định ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu. C. khoảng chống chịu ở đó đời sống của loài ít bất lợi. D. khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Trang 6/15 - Mã đề thi 485
  7. Câu 16: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng A. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn. B. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội. C. giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử. D. tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử. Câu 17: Có thể kết luận chính xác hai quần thể sinh vật nào đó thuộc hai loài khác nhau khi hai quần thể đó A. có đặc điểm hình thái khác nhau. B. cách li sinh sản với nhau. C. sống trong hai sinh cảnh khác nhau. D. có đặc điểm sinh hoá giống nhau. Câu 18: Thể đa bội thường hiếm gặp ở động vật vì A. cơ chế xác định giới tính bị rối loạn, ảnh hưởng tới quá trình sinh sản. Trang 7/15 - Mã đề thi 485
  8. B. quá trình nguyên phân không diễn ra bình thường. C. quá trình thụ tinh luôn diễn ra giữa các giao tử bình thường. D. quá trình giảm phân luôn diễn ra bình thường. Câu 19: Muốn tạo phôi theo phương pháp nhân bản vô tính, người ta chuyển nhân của tế bào A. xôma đã kích hoạt vào tế bào trứng đã loại nhân rồi cho tế bào đó phát triển thành phôi. B. trứng đã kích hoạt vào tế bào xôma đã loại nhân rồi cho tế bào đó phát triển thành phôi. C. trứng vào tế bào xôma đã loại nhân sau đó kích thích cho tế bào đó phát triển thành phôi. D. xôma vào tế bào trứng đã loại nhân sau đó kích thích cho tế bào đó phát triển thành phôi. Câu 20: Việc đốt rừng làm nương rẫy thuộc loại diễn thế A. nhân tạo. B. thứ sinh. C. nguyên sinh. D. phân hủy. Trang 8/15 - Mã đề thi 485
  9. Câu 21: Nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định là A. giao phối không ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên. B. quá trình đột biến. C. chọn lọc tự nhiên. D. các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 22: Một quần thể ở trạng thái cân bằng Hácđi – Vanbéc. Xét 1 gen có 2 alen A và a, trong đó kiểu hình lặn chiếm tỉ lệ 4% . Tần số tương đối của alen A và alen a trong quần thể đó là A. 0,8A : 0,2 a. B. 0,6A : 0,4 a. C. 0,64A : 0,36 D. 0,84A : 0,16 a. Câu 23: Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận Xm từ A. bố. B. ông nội. C. mẹ. D. bà nội. Câu 24: Ý nghĩa sinh thái của sự phân bố đồng đều là Trang 9/15 - Mã đề thi 485
  10. A. các các thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường B. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. C. sinh vật tận dụng được ngồn sống tiềm tàng trong môi trường. D. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Câu 25: Sự tăng một số nguyên lần số NST đơn bội của một loài và lớn hơn 2n là hiện tượng A. tứ bội. B. tam bội. C. tự đa bội. D. dị đa bội. Câu 26: Cấu trúc của một ôperon bao gồm: A. gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động. B. gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng chỉ huy. C. gen điều hòa, vùng khởi động, vùng chỉ huy. D. vùng khởi động, vùng chỉ huy, nhóm gen cấu trúc. Câu 27: Giá trị thích nghi của đột biến thay đổi tuỳ thuộc vào Trang 10/15 - Mã đề thi 485
  11. A. tổ hợp gen và loại tác nhân gây đột biến. B. môi trường và loại đột biến C. tổ hợp gen và môi trường. D. loại đột biến và tổ hợp gen. Câu 28: Trong tự nhiên chu trình sinh địa hóa có vai trò A. đảm bảo cho sự tuần hoàn năng lượng. B. cung cấp thường xuyên vật chất cho sinh vật. C. đảm bảo sự trao đổi vật chất trong sinh quyển. D. duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển. Câu 29: Đặc điểm không đúng ở mã di truyền của sinh vật nhân thực là A. mỗi axit amin có thể do một hoặc một số bộ ba mã hóa. B. không có xitôzin trong thành phần của codon kết thúc. C. bộ ba mở đầu mã hóa cho axit amin methionin. D. được đọc liên tục theo chiều 5’3’ trên mạch mang mã gốc. Câu 30: Với P chứa n cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số lượng các loại kiểu gen ở đời F1 là Trang 11/15 - Mã đề thi 485
  12. A. 3n B. (1/2)n. C. 4n D. 2n Câu 31: Phân tử mARN được tổng hợp A. theo chiều từ 3' - 5'. B. theo chiều từ 5 ' – 3'. C. cùng chiều mạch khuôn. D. khi thì theo chiều 5 ' - 3 ' ; lúc theo chiều 3 ' - 5 '. Câu 32: Theo thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là tạo ra sự phân hoá khả năng A. sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. B. sinh trưởng và phát triển của những cá thể trong quần thể. C. thích nghi của những cá thể trong quần thể. D. sống sót của những cá thể trong quần thể. Câu 33: Để loại bỏ những gen xấu khỏi nhiễm sắc thể, người ta đã vận dụng hiện tượng A. mất đoạn nhỏ. B. chuyển đoạn nhỏ. C. mất đoạn lớn. D. chuyển đoạn lớn Trang 12/15 - Mã đề thi 485
  13. Câu 34: Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do A. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. B. có khả năng tiêu diệt các loài khác. C. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. D. số lượng cá thể nhiều. Câu 35: Đặc điểm di truyền của tính trạng bệnh A (ô đen) ở sơ đồ phả hệ sau là do gen A. lặn trên NST thường quy định. B. trội trên NST giới tính X quy định. C. trội trên NST thường quy định.D. lặn trên NST giới tính X quy định. Câu 36: Nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện A. trong các cơ chế tự nhân đôi, phiên mã và dịch mã. B. chỉ trong cơ chế dịch mã và tự nhân đôi. Trang 13/15 - Mã đề thi 485
  14. C. chỉ trong cơ chế tự nhân đôi và phiên mã. D. chỉ trong cơ chế phiên mã và dịch mã. Câu 37: Phương pháp nghiên cứu của Menđen gồm các nội dung: 1. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả. 2. Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi 1 hoặc nhiều tính trạng và phân tích kết quả F1, F2, F3. 3. Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình. 4. Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là: A. 4 2 1 3 B. 2 4 3 1 C. 4 1  23 D. 4 3 2 1 Câu 38: Dạng đột biến nào dưới đây là rất quý trong chọn giống cây trồng nhằm tạo ra những giống năng suất cao, phẩm chất tốt hoặc không hạt? Trang 14/15 - Mã đề thi 485
  15. A. Đột biến lệch bội. B. Đa bội lẻ. C. Đột biến gen. D. Đột biến chuyển đoạn gen. Câu 39: Tiến hóa hóa học là giai đoạn A. xuất hiện các enzim theo phương thức hóa học. B. tạo thành các coaxecva theo phương thức hóa học . C. hình thành mầm mốmg những cơ thể đầu tiên theo phương thức hóa học. D. tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ theo phương thức hóa học. Câu 40: Tập hợp các cá thể thuộc nhóm nào sau đây phân bố trong một sinh cảnh xác định là một quần xã sinh vật? A. Cá giếc B. Gấu trắng Bắc cực C. Lan D. Tằm, nhộng và con ngài. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 15/15 - Mã đề thi 485
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2