intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn - Đề số 66

Chia sẻ: Dongtien_1 Dongtien_1 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:0

70
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo đề thi - kiểm tra 'đề thi thử tốt nghiệp thpt môn ngữ văn - đề số 66', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn - Đề số 66

  1. ĐỀ 14 I. PHẦN CHUNG:(5 điểm) Dành cho tất cả các thí sinh Câu 1: (2 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử trọng đại của bản “ Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh? Câu 2: (3 điểm) Nhà thơ người Bunggari Đi-mit Rô-va có một nhận xét về dân t ộc ta như sau : “…một đặc trưng dân tộc của người Việt Nam, một đặc trưng có lẽ đã cứu đất nước này qua những chặng đường hiểm nghèo nhất của lịch sử, ấy là tấm lòng nhân hậu, thủy chung thấm vào từng người qua dòng sữa mẹ”. (Ngày phán xử cuối cùng – Bản dịch của Phạm Hồng Giang) Anh/chị hãy trình bày ý kiến của mình về nhận xét trên của nhà thơ người Bunggari. II. PHẦN RIÊNG:(5 điểm) Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn hoặc nâng cao A. Theo chương trình chuẩn: Thí sinh chọn câu 3a hoặc 3b Câu 3a: (5 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xu ống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. (Tây Tiến – Quang Dũng) Câu 3b: (5 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân. Gîi ý lµm bµi I. PHẦN CHUNG:(5 điểm): Câu 1: (2 điểm) Học sinh cơ bản trình bày được các ý sau: - Đánh dấu thắng lợi vĩ đại của một dân tộc đã chiến thắng thực dân, phát xít, l ật đ ổ ch ế đ ộ phong kiến, mở ra kỉ nguyên mới độc lập ,tự do, lập nên chế độ dân chủ cộng hòa. - Bản tuyên ngôn vừa giải quyết được nhiệm vụ độc lập cho dân tộc vừa giải quyết được nhiệm vụ dân chủ cho nhân dân . Câu 2: (3 điểm) * Yêu cầu chung: - Viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 30 dòng) trình bày những suy nghĩ của mình về một trong những đặc trưng của dân tộc Việt Nam là lòng nhân hậu, thủy chung. - Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. . - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: Học sinh trình bày ý kiến riêng của mình, miễn là đáp ứng được các n ội dung sau: - Hiểu và giải thích khái niệm “nhân hậu, thủy chung”. - Ý nghĩa, giá trị lớn lao của “nhân hậu, thủy chung” đối với đất nước qua những ch ặng đ ường hiểm nghèo của lịch sử. - Bài học rút ra cho bản thân. II. PHẦN RIÊNG:(5 điểm) Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn hoặc nâng cao A. Theo chương trình chuẩn: Thí sinh chọn câu 3a hoặc 3b Câu 3a: (5 điểm)
  2. * Yêu cầu chung: - Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ trữ tình. - Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: Học sinh cơ bản trình bày được các ý sau: - Nội dung: + Cảnh thiên nhiên hiểm trở, dữ dội. + Cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng. + Hình ảnh người lính oai hùng, trẻ trung, tinh nghịch. - Nghệ thuật: Bằng bút pháp lãng mạn, kết hợp với từ láy, điệp ngữ và phối hợp nhiều thanh trắc đã kh ắc họa được vẻ đẹp thiên nhiên của núi rừng Tây Bắc. * Biểu điểm: - Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nh ỏ. - Điểm 3-4: Đáp ứng hơn phân nửa các yêu cầu trên, có thể m ắc m ột vài lỗi nh ỏ. - Điểm 1-2: Đáp ứng phân nửa các yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi diễn đạt và chính t ả. - Điểm 0: Học sinh không làm bài hoặc lạc đề Câu 3b: (5 điểm) * Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận nêu cảm nhận( phân tích, phát biểu cảm nghĩ hoặc bình lu ận) về nhân vật trong tác phẩm văn học. - Viết bài văn có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không m ắc lỗi chính t ả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận, rõ ràng. * Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân, thí sinh có thể chỉ ra và cảm nhận vẻ đẹp của Người lái đò trong tác phẩm này theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. - Cảm nhận vẻ đẹp người lái đò: + Vẻ đẹp ngoại hình của người lao động gắn với sông nước. +Vẻ đẹp tài hoa trong nghệ thuật vượt thác ghềnh. + Vẻ đẹp trí dũng của người lao động m. + Vẻ đẹp tâm hồn … - Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật đặc sắc. - Nhận xét khái quát: ông lái đò là hình tượng đẹp của người lao động mới, hội t ụ những tinh hoa và phẩm chất của người nghệ sĩ trong nghề chở đò dọc, người anh hùng bình dị trong cuộc sống hàng ngày .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2