intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm học 2020-2021 – Trường THPT Lương Ngọc Quyến

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

48
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm học 2020-2021 – Trường THPT Lương Ngọc Quyến" được biên soạn nhằm thông tin đến các bạn học sinh để làm quen với cấu trúc đề thi, các dạng bài tập từ đó củng cố kiến thức hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm học 2020-2021 – Trường THPT Lương Ngọc Quyến

  1. SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT - NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN Ngày thi: 15/06/2020 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây: Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, trong đó có con người phát triển. Vậy mà hầu hết chúng ta luôn vẫn đang sử dụng những làn gió lạnh như cắt để phê phán và thường ngần ngại khi tặng người thân của mình những tia nắng ấm áp từ những lời khen tặng. Ngẫm nghĩ kĩ, chúng ta sẽ thấy có những lời khen đã làm thay đổi hẳn cuộc đời của một ai đó. Từ kết quả của nhiều cuộc thí nghiệm, nhà tâm lí học B.F.Skinner kết luận rằng: lời khen luôn luôn khiến cho những hành vi tốt được tăng lên và những hành vi xấu giảm đi. Trong rất nhiều gia đình, dường như hình thức giao tiếp chính của cha mẹ với con cái là quát mắng và la rầy.Rất nhiều trường hợp con cái trở nên tệ hơn chứ chẳng phải khá hơn chút nào sau mỗi lần bị đối xử như vậy, các bậc cha mẹ thực sự không hiểu rằng điều mà con cái họ thực sự cần là lòng yêu thương và những lời nói chân thành. Lời động viên, khen ngợi đúng lúc hoặc lòng bao dung giúp họ vượt lên những lỗi lầm và nỗ lực cao hơn ... (Dale Carnegie, Đắc nhân tâm, NXB Thế giới 2015, tr. 300,303,304) 1.Hãy chỉ ra thái độ thường có của cha mẹ khi giao tiếp với con cái được nêu trong đoạn trích ? 2. Theo tác giả, con cái thực sự cần điều gì từ các bậc cha mẹ của mình ? 3.Tác dụng việc viện dẫn kết luận của nhà tâm lí học B.F.Skinner ? 4. Em có cho rằng ý kiến của tác giả: “Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, trong đó có con người phát triển” mâu thuẫn với ý kiến của Tuân Tử: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta” không? Vì sao ? PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 – 20 dòng) bàn về ý kiến được nêu Trong đoạn trích: “Lời khen như tia nắng mặt trời...". Câu 2(5,0 điểm)
  2. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt: ...Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm, Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi, Nhóm nồi xôi gạo mới, sẻ chung vui, Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa! Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu, Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: - Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?... (Ngữ văn 9 , tập 1, NXB Giáo dục, 2016, tr. 144 - 145) ……………. HẾT …………………… (Giám thị không giải thích gì thêm, thí sinh không được sử dụng tài liệu)
  3. SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3.0 Thái độ thường có của cha mẹ khi giao tiếp với con cái được nêu 1 trong đoạn trích là: hình thức giao tiếp chính của cha mẹ với con cái là phê phán, quát mắng và la rầy. 0.25 Theo tác giả, con cái thực sự cần lòng yêu thương và những lời nói chân thành. Lời động viên, khen ngợi đúng lúc hoặc lòng bao dung 2 giúp họ vượt lên những lỗi lầm và nỗ lực cao hơn từ các bậc cha mẹ của mình 0.5 Tác dụng việc viện dẫn kết luận của nhà tâm lí học B.F.Skinner: "Lời khen luôn luôn khiến cho những hành vi tốt được tăng lên và những 3 hành vi xấu giảm đi." .Giúp đoạn văn có sức thuyết phục, có giá trị chứng thực và ý nghĩa hơn. 0.75 Học sinh có thể có các cách trả lời khác nhau, trình bày và lí giải theo ý kiến riêng nhưng phải đảm bảo được những ý sau: I - Hai ý kiến trên không mâu thuẫn bởi: khen cũng tốt, mà chê cũng là tốt: + Người chê ta mà chê phải là thầy của ta: Dám chê người khác phải là người trung thực, thẳng thắn. Chê vì người đó nhìn thấy khiếm khuyết của ta, cái mà ta không nhìn thấy, để nhắc nhở, khuyên bảo, 4 1.5 mong ta tiến bộ. => Những người như thế đáng là thầy ta, đáng được ta trân trọng, cảm phục. - Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, trong đó có con người phát triển: Lời khen là cần thiết, là điều nên có trong cuộc sống, ta có thể dễ dàng cho đi lời khen đề thúc đẩy nhau tiến bộ trong cuộc sống. LÀM VĂN 7.0 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 – 20 dòng) bàn về ý kiến được 1 nêu Trong đoạn trích: “Lời khen như tia nắng mặt trời...". 2.0
  4. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. 0.25 II b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, trong đó có con người phát triển 0.25 c. Triển khai vấn đề cần nghị luận Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vai trò của lời khen trong cuộc sống - có trích dẫn "Lời khen như tia nắng mặt trời...". (Giải thích: Lời khen: là lời ghi nhận, động viên, khích lệ tinh thẩn của người khác khi họ làm được điều gì đó tốt đẹp; Mặt trời: tỏa ra ánh sáng tươi vui, ấm áp cho vạn vật, mang lại sự sống cho muôn loài) - Câu nói đã khẳng định vai trò quan trọng của lời khen trong cuộc sống, giúp cho mọi người cảm thấy hạnh phúc hơn và nỗ lực nhiều hơn…. - Trong cuộc sống sự nỗ lực và thành quả không được ghi nhận và ghi nhận kịp thời, có thể làm người ta buồn tủi, nản chí, cảm thấy sự cố gắng của mình không có giá trị hoặc trở nên tự ti và dễ buông xuôi. (dẫn chứng) => Khuyến khích những lời động viên, khen ngợi kịp thời, đúng lúc, đúng người, đúng sự việc. - Lời khen không được giả tạo, nếu không sẽ gây ra chứng "ảo tưởng"cho người được khen. Điều đó, khiến họ không tiến bộ được, thậm chí còn chủ quan, tự mãn dễ vấp ngã, thất bại. - Chúng ta đừng tiết kiệm lời khen nhưng cũng đừng lạm dụng và nói những lời khen sáo rỗng; người nghe cần biết phân biệt đâu là lời khen thật, đâu là những lời sáo rỗng. 1.0 d. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ riêng sâu sắc và nhìn nhận vấn đề đa chiều. 0.25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0.25 2 Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ Bếp lửa của Bằng 5.0
  5. Việt: “...Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa…bà nhóm bếp lên chưa?...” (Ngữ văn 9 , tập 1, NXB Giáo dục, 2016, tr. 144 - 145) a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận.Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những suy nghĩ sâu sắc về người bà kính yêu,về bếp lửa và niền thương nhớ của cháu 0.5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: 0.5 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, trích dẫn đoạn thơ. - Khái quát ý chung của đoạn thơ -Khái quát nội dung đoạn thơ trước: Người cháu nhớ về bà và nhớ về hình ảnh bếp lửa, khơi dậy những kỉ niệm đầy yêu thương, xúc động khi còn ở bên bà trong những năn tháng chiến tranh, đói nghèo được bà yêu thương chăm sóc dậy dỗ…Từ đó người cháu suy ngẫm về cuộc đời lận đận, gian khổ của bà. Qua => Tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương, đất nước. - Những suy ngẫm của cháu về cuộc đời bà: Chú ý những từ ngữ, hình ảnh, các biệp pháp tu từ…. + Từ láy “lận đận” cùng với cụm từ “biết mấy nắng mưa” -> Cuộc đời gian nan, vất vả của người bà. Sự lam lũ vất vả “mấy chục năm” tạo cho bà “thói quen” dậy sớm nhóm bếp nuôi cháu, nuôi gia đình. +Điệp từ “nhóm” gợi hình ảnh cần mẫn chịu thương, chịu khó của bà trong công việc nhóm bếp. + Hình ảnh “bếp lửa” đã trở thành hình ảnh biểu tượng cho tình cảm bà cháu, cho đức hy sinh của bà -Tình cảm thương nhớ, lòng kính yêu,biết ơn của cháu đối với bà: cháu đã đi xa, biết nhiều, hiểu nhiều, cuộc đời nhiều đổi thay nhưng cháu vẫn luôn nhớ về bà và bếp lửa. Nhớ thời thơ ấu gian nan, vất vả mà ấm áp nghĩa tình. Đó là tình cảm nhớ thương, ơn nghĩa cuả cháu với bà. Đây cũng là đạo lí uống nước nhớ nguồn – truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Nghệ thuật: thể thơ tự do, ngôn ngữ giản dị, các biện pháp tu từ…; Sự kết hợp các phương thức biểu cảm, miêu tả, tự sự… 2.5 c. Nhận xét, đánh giá: - Mở đầu và khép lại bằng hình ảnh “bếp lửa” 0.5
  6. - Lời thơ dạt dào tha thiết - Hình tượng thơ độc đáo d. Sáng tạo Có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung hoặc nghệ thuật. 0.5 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 Đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu của tiếng Việt. Tổng điểm 10.0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2