intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi trắc nghiệm tuyển sinh môn Sinh học

Chia sẻ: Le Van Hieu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

76
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo và tuyển tập chuyên đề ôn thi và đề thi thử đại học năm 2011 giúp các bạn ôn thi tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh cao đẳng, đại học năm 2011

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi trắc nghiệm tuyển sinh môn Sinh học

  1. ĐỀ 1 : THI TRẮC NGHIỆM TUYỂN SINH Môn : SINH HỌC Thời gian làm bài : 90 phút AB DE Câu 1: Một cá thể có kiểu gen biết khoảng cách giữa gen A và gen B là 40 cM. Các tế bào sinh tinh ab DE của cá thể trên giảm phân bình thường hình thành giao tử, theo lí thuyết, trong số các loại giao tử được tạo ra, loại giao tử ab DE chiếm tỉ lệ A. 30% B. 40%. C. 20%. D. 15%. Câu 2: Ở một loài thực vật, người ta tiến hành các phép lai sau: (1) AaBbDd × AaBbDd. (2) AaBBDd × AaBBDd. (3) AABBDd × AAbbDd. (4) AaBBDd × AaBbDD. Các phép lai có thể tạo ra cây lai có kiểu gen dị hợp về cả ba cặp gen là A. (2) và (4). B. (1) và (3). C. (2) và (3). D. (1) và (4) Câu 3: Dưới đây là một số đặc điểm liên quan đến đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể (NST): 1. Xảy ra ở cấp độ phân tử và thường có tính thuận nghịch. 2. Đa số là có hại và thường được biểu hiện ngay thành kiểu hình. 3. Đa số biểu hiện kiểu hình lặn nên khó phát hiện. 4. Là nguyên liệu sơ cấp của chọn lọc tự nhiên. Sự khác biệt giữa đột biến gen và đột biến NST là A. 1, 3 và 4. B. 1,2 và 3 C. 1 , 2 và 4. D. 2, 3 và 4. Câu 4: Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là A. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ. B. ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử C. ngăn cản con lai hình thành giao tử. D. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai. Câu 5: Một gen có 900 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ các loại nuclêôtit bằng nhau. Số liên kết hiđrô của gen là A. 1798. B.2250 C. 1125. D. 3060. Câu 6: Thể một nhiễm (2n – l) có thể được hình thành khi trong quá trình giảm phân I của bố hoặc mẹ, A. Bộ NST nhân đôi nhưng có một cặp không phân li. B. Bộ NST nhân đôi nhưng tất cả các cặp không phân li. C. Bộ NST nhân đôi nhưng một số cặp không phân li. D. Bộ NST nhân đôi và phân li bình thường. Trang 1
  2. Câu 7: Theo quan niệm hiện đại, về mặt di truyền học, mỗi quần thể giao phối được đặc trưng bởi A. số lượng nhiễm sắc thể của các cá thể trong quần thể. B. số lượng các cá thể có kiểu gen đồng hợp trội của quần thể. C. số lượng các cá thể có kiểu gen dị hợp của quần thể. D. tần số tương đối các alen và tần số kiểu gen của quần thể. Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về thể đa bội? A. Nhiều loài cây tam bội không hạt nhưng vẫn có thể sinh sản nhờ hình thức sinh sản vô tính. B. Đặc điểm nổi bật của thể đa bội ở một số thực vật là sinh trưởng nhanh, chống chịu tốt, năng suất cao. C. Thể đa bội được tìm thấy phổ biến nhất ở thực vật. D. Mọi thể đa bội lẻ đều không có khả năng sinh sản hữu tính, mà chỉ có khả năng sinh sản vô tính. Câu 9: Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh d ưỡng cao li ền k ề, trung bình năng lượng bị thất thoát tới 90%. Phần lớn năng lượng thất thoát đó bị tiêu hao A. do các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật). B. qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,...). C. do hoạt động của nhóm sinh vật phân giải. D. qua các chất thải (ở động vật qua phân và nước tiểu). Câu 10: Ở một loài thực vật, gen quy định hạt dài trội hoàn toàn so với alen quy định hạt tròn; gen quy định hạt chín sớm trội hoàn toàn so với alen quy định hạt chín muộn. Cho các cây có kiểu gen giống nhau và dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn, ở đời con thu được 4000 cây, trong đó có 160 cây có kiểu hình hạt tròn, chín muộn. Biết rằng không có đột biến xảy ra, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái xảy ra hoán vị gen với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, số cây có kiểu hình hạt dài, chín muộn ở đời con là A. 2160. B.840 C. 3840. D. 2000. Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không đúng về bản đồ di truyền (bản đồ gen)? A. Bản đồ di truyền là sơ đồ về trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử ADN của một NST. B. Bản đồ di truyền là sơ đồ về vị trí và khoảng cách giữa các gen trên từng NST trong bộ NST của một loài. C. Đơn vị đo khoảng cách giữa các gen trên NST được tính bằng 1% tần số hoán vị gen hay là 1centimoocgan. D. Bản đồ di truyền giúp ta tiên đoán được tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai Câu 12: Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêôtit. Vùng trình tự nuclêôtit nằm ở đầu 5' trên mạch mã gốc của gen có chức năng A. mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã. B. mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã. C. mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã. D. mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã. Câu 13: Điều nào dưới đây là không đúng? A. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất. B. Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ. C. Đối với những tính trạng di truyền theo dòng mẹ, kết quả của các phép lai thuận, lai nghịch là khác nhau. D. Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở các thế hệ sau. Câu 14: Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng.Cho biết các cây tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường, không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, phép lai Aaaa × Aaaa cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là: A. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. B.3 cây hoa đỏ: 1 cây hoa vàng Trang 2
  3. C. 11 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. D. 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. Câu 15: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh ở A. kỉ Cacbon (Than đá) thuộc đại Cổ sinh. B. kỉ Silua thuộc đại Cổ sinh. C. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh. D. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh. Câu 16: Trong chọn giống, phát biểu nào về giới hạn năng suất dưới đây là không đúng. A. Kiểu gen quy định giới hạn năng suất của vật nuôi và cây trồng. B. Kĩ thuật sản xuất và giống có vai trò như nhau trong vi ệc quy đ ịnh gi ới h ạn năng su ất c ủa v ật nuôi và cây trồng. C. Năng suất là kết quả tác động tổng hợp của giống và kĩ thuật nuôi trồng. D. Nếu kĩ thuật sản xuất phù hợp với đặc điểm của giống thì sẽ cho năng suất cao nhất. Câu 17: Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số nu mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là: A. A = T = 1800 ; G = X = 1200. B. A = T = 1199 ; G = X = 1800. C. A=T= 1799; G=X=1200 D. A = T = 899 ; G = X = 600. Câu 18: Cơ sở để xác định chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật là A. mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. B. mối quan hệ về nơi ở giữa các loài trong quần xã. C. vai trò của các loài trong quần xã. D. mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể trong loài. Câu 19: Việc sử dụng các hạt thu được từ các cá thể Fl làm giống sẽ A. duy trì được ưu thế lai qua các thế hệ. B. làm cho tần số alen lặn sẽ tăng lên trong quần thể và làm thoái hoá giống. C. làm xuất hiện thêm các alen đột biến mới và làm thoái hoá giống. D. làm xuất hiện hiện tượng phân tính , mất phẩm chất của giống. Câu 20: Ở thực vật, do thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau nên lá của những loài thuộc nhóm cây ưa bóng có đặc điểm về hình thái là: A. phiến lá dày, lá có màu xanh đậm. B. phiến lá dày, lá có màu xanh nhạt. C. phiến lá mỏng, lá có màu xanh nhạt. D. phiến lá mỏng, lá có màu xanh đậm. Câu 21: Trong quần thể ngẫu phối của một loài động vật lưỡng bội, xét m ột gen có 3 alen n ằm trên nhi ễm sắc thể thường. Biết không có đột biến mới xảy ra, số loại kiểu gen tối đa có thể tạo ra trong quần thể này là A. 4. B.6 C. 10. D. 15. Câu 22: Cánh của dơi và cánh của chim có kiểu cấu tạo giống nhau. Đây là bằng chứng về A. cơ quan tương tự. Trang 3
  4. B. cơ quan tương đồng. C. đột biến. D. cơ quan thoái hoá. Câu 23: Để kiểm tra giả thuyết của Oparin và Handan, năm 1953 Milơ đã tạo ra môi trường nhân tạo có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy của Trái Đất. Môi trường nhân tạo đó gồm: A. CH4, CO2, H2 và hơi nước. B. CH4, NH3, H2 và hơi nước. C. N2, NH3, H2 và hơi nước. D. CH4, CO, H2 và hơi nước. Câu 24: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Trong tr ường h ợp không x ảy ra đ ột biến, theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu hình nhất? A. AaBbDd × AaBbDd AB DE AB DE × B. ab dE ab dE Ab AB Dd × dd C. aB ab Ab D d AB D D. XX × XY aB ab Câu 25: Mối quan hệ giữa quá trình đột biến và quá trình giao phối đối với tiến hoá là A. quá trình đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp, còn quá trình giao ph ối t ạo ra ngu ồn nguyên li ệu th ứ cấp cho chọn lọc tự nhiên. B. quá trình đột biến làm cho một gen thành nhiều alen, còn quá trình giao ph ối làm thay đ ổi các alen đó thành các alen khác. C. quá trình đột biến gây áp lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số alen, còn quá trình giao ph ối s ẽ tăng cường áp lực cho sự thay đổi đó. D. quá trình đột biến tạo ra các đột biến có hại, còn quá trình giao ph ối s ẽ làm cho đ ột bi ến đó tr ở thành có lợi. Câu 26: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau: (1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC. (2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều. (3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002. (4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô. Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là A. (2) và (4) B. (2) và (3). C. (1) và (4). D. (1) và (3). Câu 27: Nuôi cấy hạt phấn của một cây lưỡng bội có kiểu gen aaBb để tạo nên các mô đơn bội. Sau đó xử lí các mô đơn bội này bằng cônsixin gây lưỡng bội hóa và kích thích chúng phát triển thành cây hoàn chỉnh. Các cây này có kiểu gen là: A. aaBb, abbb. B. aaaB, aaab. C. aaaB, aBbb. D. aaBB, aabb. Câu 28: Theo quan điểm hiện đại, thực chất tác động của chọn lọc tự nhiên là phân hoá khả năng A. Sống sót giữa các cá thể trong loài. Trang 4
  5. B. Thích nghi của các cá thể trong loài. C. Sinh sản giữa các quần thể trong loài. D. Sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể. Câu 29: Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là A. số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể. B. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. C. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển. D. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường. Câu 30: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do hai gen không alen là A và B cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ thêm một alen trội A hay B thì chiều cao cây tăng thêm 10 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 100 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được F1, cho các cây F1 tự thụ phấn. Biết không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, cây có chiều cao 130 cm ở F2 chiếm tỉ lệ A. 6,25%. B. 37,5%. C. 50,0%. D. 25,0%. Câu 31: Trọng các dạng tổ tiên của loài người sau đây, dạng nào g ần gũi nh ất v ới ng ười hi ện đ ại - Homo sapiens? A. Homo habilis. B. Homo erectus. D. Vượn người tổ tiên. C. Nêanđectan. Câu 32: Theo quan niệm hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào quần thể A. không làm thay đổi tần số các alen của quần thể. B. luôn làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể. C. làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định. D. luôn làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tần số kiểu gen dị hợp tử. Câu 33: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là: 1 : 1 ? A. AaBb × AaBb. B. Aabb × AAbb. C. aaBb × AaBb. D. Aabb × aaBb. Câu 34: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhân tố sinh thái? A. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật. B. Quan hệ giữa sinh vật và các nhân tố sinh thái là quan hệ một chiều: các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật, còn sinh vật không gây ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái. C. Mỗi nhân tố sinh thái tác động lên cơ thể sinh v ật m ột cách đ ộc l ập v ới tác đ ộng c ủa các nhân t ố sinh thái khác. D. Tác động của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật chỉ phụ thuộc vào bản ch ất và c ường đ ộ c ủa nhân tố chứ không phụ thuộc vào cách tác động và thời gian tác động. Câu 35: Một trong những ví dụ về ứng dụng khống chế sinh học trong nông nghiệp là A. Sử dụng thiên địch để phòng, trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh. B. Sử dụng thuốc trừ sâu để phòng, trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh. C. Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật. D. Hiện tượng ăn thịt đồng loại ở động vật. Câu 36: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen là A và B tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại gen trội A hoặc B hay toàn bộ gen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Tính trạng chiều cao cây do một gen gồm hai alen là D và d Trang 5
  6. quy định, trong đó gen D quy định thân thấp trội hoàn toàn so với alen d quy định thân cao. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × aabbDd cho đời con có kiểu hình thân thấp, hoa đỏ chiếm tỉ lệ A. 25%. B. 6,25%. C. 56,25%. D. 18,75%. Câu 37: Trong tự nhiên có các quy luật sinh thái, quy luật c ơ bản nhất giúp vi ệc b ảo v ệ môi tr ường và khai thác tài nguyên hợp lí là quy luật A. Giới hạn sinh thái. B. Tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái. C. Tác động qua lại giữa sinh vật và môi trượng. D. Tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái lên cơ thể. Câu 38: Tháp sinh thái số lượng có dạng lộn ngược, được đặc trưng cho mối quan hệ A. Con mồi - vật dữ. B. Cạnh tranh. C. Hội sinh. D. Vật chủ - kí sinh. Câu 39: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra ở đời con có 18 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình? A. AaBbDd × aabbdd. B. AaBbdd × AabbDd. C. AaBbDd × AaBbDD. D. AaBbDd × aabbDD. Câu 40: Chu trình cacbon trong sinh quyển là A. Quá trình phân giải mùn bã hữu cơ trong đất. B. Quá trình tái sinh toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái. C. Quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái. D. Quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái. Câu 41: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen có hại ra khỏi quần thể khi A. chọn lọc chống lại alen trội. B. chọn lọc chống lại thể dị hợp. C. chọn lọc chống lại thể đồng hợp lặn. D. chọn lọc chống lại alen lặn. Câu 42: Điều nào sau đây không thuộc chức năng của giảm phân? A. Làm giảm bộ NST đi một nửa. B. Tạo ra nhiều loại tinh trùng và trứng. C. Tạo ra sự trao đôi chéo giữa các NST cùng nguồn. D. Sinh ra con cái giống hệt nhau. Câu 43: Trong chu trình sinh địa hóa, cacbon đi từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật thông qua hoạt động của nhóm A. sinh vật phân giải. B. sinh vật tiêu thụ bậc 2. C. sinh vật sản xuất. D. sinh vật tiêu thụ bậc 1. Câu 44: Năng lượng khi đi qua các bậc dinh dưỡng trong xích thức ăn A. Được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần ở mỗi mắt xích. B. Được sử dụng lần đầu thì cao sau đó giảm dần. C. Luôn mất đi một phần lớn ở dạng nhiệt. D. Được sử dụng lần đầu thì thấp sau đó tăng dần. Câu 45: Ở người, gen A quy định da bình thường là trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh bạch tạng, gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen B quy định mắt nhìn màu bình thường là trội hoàn toàn so với alen b gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục, gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng không có đột biến xảy ra, cặp bố mẹ nào sau đây có th ể sinh ra người con trai m ắc đ ồng th ời c ả hai Trang 6
  7. bệnh trên? A. AAXbXb × AaXBY. B. AaXBXb × AaXBY. C. AAXBXb × aaXBY. D. AAXBXB × AaXbY. Câu 46: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là A. Mức sinh sản. B. Mức tử vong. C. Sức tăng trưởng của các cá thể. D. Nguồn thức ăn từ môi trường. Câu 47: Cho các biện pháp sau: (1) Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen. (2) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. (3) Gây đột biến đa bội ở cây trồng. (4) Cấy truyền phôi ở động vật. Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng các biện pháp A. (3) và (4). B. (1) và (3). C. (1) và (2). D. (2) và (4). Câu 48: Theo Lamac, nguyên nhân chính dẫn đến sự tiến hoá của sinh giới là do A. sinh vật có khả năng nâng cao dần trình độ tổ chức từ đơn giản đến phức tạp. B. củng cố ngẫu nhiên các biến đổi phát sinh trong quá trình phát triển cá thể. C. điều kiện ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi làm cho loài biến đổi dần và liên tục. D. sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. Câu 49: Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn B. sau dịch mã. C. dịch mã. D. trước phiên mã. A. phiên mã. Câu 50: Chu trình sinh địa hoá là chu trình A. trao đổi các chất vô cơ trong tự nhiên hay là chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên. B. trao đổi chất giữa sinh vật và môi trường. C. trao đổi các chất hữu cơ giữa các quần thể sinh vật với nhau và giữa quần xã với môi trường. D. trao đổi các hợp chất hữu cơ cần thiết cho sự sống trong tự nhiên. Câu 51: Cho lai giữa cây cải củ có kiểu gen aaBB với cây cải bắp có kiểu gen MMnn thu được F 1. Đa bội hóa F1 thu được thể song nhị bội. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, thể song nhị bội này có kiểu gen là A. aBMMnn. B. aaBBMMnn. C. aaBBMn. D. aBMn. Câu 52: Theo F.Jacôp và J.Môno , trong mô hình cấu trúc của opêron Lac,vùng vận hành (operator) là A. Trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. B. Nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã tổng hợp nên ARN thông tin. C. Vùng mang thông tin mã hoá cấu trúc prôtêin ức chế, prôtêin này có khả năng ức chế quá trình phiên mã. D. Vùng khi hoạt động sẽ tổng hợp nên prôtêin, prôtêin này tham gia vào quá trình trao đ ổi ch ất c ủa t ế bào hình thành nên tính trạng. Câu 53: Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit A. trong vùng kết thúc của gen. B. trong các đoạn êxôn của gen. Trang 7
  8. C. trong vùng điều hòa của gen. D. trên ADN không chứa mã di truyền. Câu 54: Cho gà trống lông vằn lai với gà mái lông nâu, t ất c ả các con Fl đ ều có lông v ằn. Khi cho gà tr ống lông nâu lai với gà mái lông vằn, Fl có con lông nâu, có con lông v ằn; nh ưng toàn b ộ các con lông nâu đ ều là gà mái. Biết tính trạng màu sắc lông do một cặp gen quy định. Có thể kết luận gì về sự di truyền trên? A. Alen quy định tính trạng lông vằn là trội, gen quy định màu sắc lông di truyền liên kết với giới tính. B. Alen quy định tính trạng lông vằn là trội, gen quy định màu sắc lông nằm trên NST thường. C. Tính trạng màu sắc lông di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. D. Alen quy định tính trạng lông vằn là lặn, gen quy định màu sắc lông di truyền liên kết với gi ới tính. Câu 55: Theo thuyết tiến hóa trung tính, trong sự đa hình cân bằng A. không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác, mà là s ự duy trì ưu th ế các thể dị hợp về một hoặc một số cặp alen nào đó. B. có sự thay thế hoàn toàn một alen lặn bằng một alen trội, làm cho quần thể đồng nhất về kiểu hình. C. không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác, mà là sự duy trì ưu thế các thể đồng hợp về một hoặc một số cặp alen nào đó. D. có sự thay thế hoàn toàn một alen trội bằng một alen lặn, làm cho quần thể có vốn gen đồng nhất. Câu 56: Dưới đây là một số mục tiêu của các nghiên cứu di truyền học: 1. Xác định bệnh lí do đột biến gen hay NST. 2. Xác định mức độ tác động của môi trường lên sự hình thành các tính trạng của cùng kiểu gen. 3. Xác định mức độ tương hợp và không tương hợp của các tính trạng 4. Xác định vai trò của các yếu tố di truyền lên sự biểu hiện của tính trạng. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh cho phép A. 1 và 3. B. 1 và 4. C. 2 và 4. D. 2 , 3 và 4. Câu 57: Cho các hoạt động của con người sau đây: (1) Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh. (2) Bảo tồn đa dạng sinh học. (3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp. (4) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản. Giải pháp của phát triển bền vững là các hoạt động A. (2) và (3). B. (1) và (2). C. (1) và (3). D. (3) và (4). Câu 58: Trong việc sử dụng DDT để diệt ruồi, muỗi, khi li ều lượng DDT sử d ụng càng tăng nhanh s ẽ d ẫn đến A. Áp lực chọn lọc càng mạnh,.các cơ thể mang kiểu gen có sức đề kháng dù cao hay th ấp đ ều s ẽ b ị đào thải. B. Áp lực chọn lọc càng mạnh, các cơ thể mang ki ểu gen có sức đ ề kháng cao s ẽ b ị đào th ải. C. Áp lực chọn lọc càng mạnh, các cơ thể mang kiểu gen có sức đề kháng cao h ơn nhanh chóng thay th ế các ki ểu gen có s ức đề kháng kém. D. Áp lực chọn lọc càng mạnh, kiểu gen có sức đề kháng thấp sẽ thay th ế các ki ểu gen có s ức đ ề kháng cao hơn. Câu 59: Một phân tử ADN đang trong quá trình nhân đôi, nếu có một phân tử acridin chèn vào mạch khuôn thì sẽ phát sinh đột biến dạng A. thêm một cặp nuclêôtit. B. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. C. thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. Trang 8
  9. D. mất một cặp nuclêôtit. Câu 60: Cacbon đi vào chu trình dưới dạng A. Khí CO2 B. Muối cacbonat (CO32−). C. Khí CH4 D. C6H12O6 ĐÁP ÁN Đề I Câu ĐA Câu ĐA Câu ĐA Câu ĐA 1 A 16 B 31 B 46 D 2 D 17 C 32 C 47 C 3 B 18 A 33 B 48 C 4 B 19 D 34 A 49 A 5 B 20 D 35 A 50 A 6 A 21 B 36 D 51 B 7 D 22 B 37 C 52 A 8 D 23 B 38 D 53 D 9 B 24 D 39 C 54 A 10 B 25 A 40 D 55 A 11 A 26 A 41 A 56 C 12 D 27 D 42 D 57 B 13 A 28 D 43 C 58 C 14 B 29 B 44 C 59 A 15 A 30 D 45 B 60 A ĐỀ 2 : THI TRẮC NGHIỆM TUYỂN SINH Môn : SINH HỌC Thời gian làm bài : 90 phút Câu 1: Một cặp vợ chồng bình thường có 3 người con, tất cả đều bị chết do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường quy định. Xác suất để đứa trẻ tiếp theo do cặp vợ chồng này sinh ra bị mắc bệnh trên là A. 25% B. 50% C. 100%. D. 12,5% Câu 2: Tần số đột biến gen là A. Tỉ lệ cá thể mang gen đột biến trên tổng số cá thể có trong quần thể B. Tỉ lệ giao tử mang gen đột biến trên tổng số giao tử được sinh ra. C. Tần số cá thể mang kiểu hình đột biến trong quần thể. D. Tỉ lệ giao tử mang gen đột biến trên tổng số giao tử mang đột biến nói chung. Câu 3: Biết một gen quy định một tính trạng. Gen trội là trội không hoàn toàn. M ột qu ần th ể th ực v ật ở trạng thái cân bằng có 9% có cây mang tính trạng lặn. Tỉ lệ số cây mang tính trạng trung gian là A. 42%. B. 49%. C. 21 %. D. 24,5% Trang 9
  10. Câu 4: Loài bông của châu Âu có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước lớn, loài bông hoang dại ở Mĩ có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước nhỏ hơn. Loài bông trồng ở Mĩ được tạo ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa giữa loài bông của châu Âu với loài bông hoang dại ở Mĩ. Loài bông trồng ở Mĩ có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là A. 13 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ. B. 26 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ. C. 26 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ. D. 13 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ. Câu 5: Thường biến là những biến đổi về A. Kiểu hình nhưng không có sự thay đổi về kiểu gen, xuất hiện riêng lẻ và không theo xu hướng chung. B. Kiểu gen nhưng không dẫn đến sự biến đổi kiểu hình, xuất hiện đồng loạt và theo hướng xác định. C. Kiểu hình nhưng không có sự thay đổi về kiểu gen, xuất hi ện đ ồng lo ạt, t ương ứng v ới đi ều ki ện môi trường. D. Kiểu gen dẫn đến sự thay đổi về kiểu hình, xuất hiện đồng loạt tương ứng với điều kiện môi trường. Câu 6: Ở ruồi giấm, gen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen b quy định thân đen; gen V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen v quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và cách nhau 17 cM. Lai hai cá thể ruồi giấm thuần chủng (P) thân xám, cánh c ụt v ới thân đen, cánh dài thu được F1. Cho các ruồi giấm F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau. Tính theo lí thuyết, ruồi giấm có ki ểu hình thân xám, cánh cụt ở F2 chiếm tỉ lệ A. 50%. B. 25%. C. 12,5%. D. 6,25%. Câu 7: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên A. làm xuất hiện các alen mới dẫn đến làm phong phú vốn gen của quần thể. B. làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể không theo một hướng xác định. C. tác động trực tiếp lên kiểu gen mà không tác động lên kiểu hình của sinh vật. D. phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể. Câu 8: Đột biến chuyển đoạn NST là đột biến trong đó có sự A. Chuyển vị trí các đoạn NST, hoặc có sự trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng. B. Trao đổi những đoạn tương ứng giữa hai NST tương đồng. C. Trao đổi chéo không cân giữa hai NST tương đồng. D. đứt ra của hai crômatit của cùng 1 NST kép, sau đó chúng trao đổi những đoạn bị đứt cho nhau. Câu 9: Trong một quần thể thực vật, gen quy định tính trạng chiều cao cây có 3 alen, gen quy đ ịnh tính trạng màu sắc hạt có 4 alen. Nếu các cặp gen phân li đ ộc l ập thì quá trình ng ẫu ph ối s ẽ t ạo ra trong qu ần thể số loại kiểu gen tối đa là A. 40. B. 80. C.60 D. 20. Câu 10: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng? A. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin. B. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN. C. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5'→3' trên phân tử mARN. D.Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN. Trang 10
  11. Câu 11: Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là: 0,7AA : 0,3Aa. Sau một thế hệ ngẫu phối, người ta thu được ở đời con 4000 cá thể. Tính theo lí thuyết, số cá thể có kiểu gen dị hợp ở đời con là A. 90. B. 2890. C. 1020. D. 7680. Câu 12: Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau cơ bản giữa hoán vị gen và phân li độc lập là A. Hoạt động của NST trong giảm phân. B. Sự di chuyển của NST trên sợi thoi vô sắc. C. Sự tái tổ hợp tự do của các NST trong thụ tinh. D. Sự tác động qua lại của các gen không alen. Câu 13: Cho lai thứ bí quả dẹt với thứ bí quả dài thu được Fl gồm 100% cây cho quả dẹt, khi cho các cây Fl giao phấn với nhau ở F2 thu được 3 loại kiểu hình với tỉ lệ 9 cây cho qu ả d ẹt : 6 cây cho qu ả tròn.: 1 cây cho quả dài. Tính trạng hình dạng quả bí được di truyền tuân theo quy luật A. Tương tác bổ sung B. Tương tác cộng gộp. C. Hoán vị gen. D. Tác động đa hiệu của gen. Câu 14: Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử? A. Các cơ thể sống đều được cấu tạo bởi tế bào. B. ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. C. Mã di truyền của các loài sinh vật đều có đặc điểm giống nhau. D. Prôtêin của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin. Câu 15: Đối với những loài sinh sản hữu tính, yếu tố nào dưới đây được di truyền nguyên vẹn từ bố hoặc mẹ sang con? A. Alen B. Kiểu hình C. Kiểu gen D. Tính trạng. Câu 16: Một cá thể có kiểu gen AabbccDdEeFF thụ phấn với m ột cá th ể có ki ểu gen AaBBCCDdEeff. Kh ả năng để con của cây bố mẹ này có kiểu gen AaBbCcddEEFf là A. l/64. B. 1/4. C.1/32 D. 1/16 Câu 17: Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật? A. Nhóm tuổi. B. Tỉ lệ giới tính. C. Sự phân bố của các loài trong không gian. D. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích. Câu 18: Ý nghĩa nào sau đây không phải của định luật Hacđi - Vanbec? A. Giải thích vì sao trong tự nhiên có những quần thể được duy trì ổn định trong thời gian dài. B. Phản ánh trạng thái động và trạng thái cân bằng về thành phần kiểu gen trong quần thể. C. Nếu biết tỉ lệ kiểu hình ta có thể suy ra được tần số kiểu gen và tần số alen trong quần thể và ngược lại. D. Giải thích sự tác động của chọn giống và cơ sở tiến hoá của chọn giống . Câu 19: ở cà chua, gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy đ ịnh qu ả vàng , các cây t ứ b ội giảm phân đều cho giao tử 2n. Phép lai AAaa x Aaaa cho tỉ lệ phân ly kiểu gen và kiểu hình là A. 5AAAa : lAAaa : 5Aaaa : laaaa ; 11 đỏ . 1 vàng. B. 1AAAa : 5AAaa : 5Aaaa : 1 aaaa ; 11 đỏ : 1 vàng. C. 1AAAa : 4AAaa : 4Aaaa : 1aaaa ; 9 đỏ : 1 vàng. Trang 11
  12. D. 5AAAa : 5AAaa : lAaaa : laaaa ; 11đỏ : 1 vàng. Câu 20: Ở người, gen B quy định mắt nhìn màu bình thường là trội hoàn toàn so với alen b gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục, gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Một cặp vợ chồng sinh được một con gái bị mù màu và một con trai mắt nhìn màu bình thường. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra, kiểu gen của cặp vợ chồng này là A. XBXB × XbY. B. XbXb × XBY. C. XBXb × XBY. D. XBXb × XbY. Câu 21: Lí do cơ bản để người ta thường chọn vi khuẩn E.coli làm tế bào nhận trong kĩ thuật di truyền vì E.coli A. được nuôi cấy một cách đơn giản, không tốn kém. B. có kích thước lớn hơn nhiều vi khuẩn khác nên nhận phân tử ADN dễ dàng. C. có khả năng xâm nhập vào tế bào sinh dưỡng của các cơ thể đa bào. D. có khả năng nhân đôi rất nhanh. Câu 22: Trong một quần thể ruồi giấm, người ta phát hiện thấy NST số 3 có các gen phân b ố theo trình t ự khác nhau , là kết quả của đột biến đảo đoạn NST, bao gồm (1) ABCDEFGHIJK (2) ABCGHIDFEJK (3) ABCDIHGFEJK Nếu (1) là trình tự xuất phát, thì thứ tự xuất hiện các trình tự có khả năng hơn cả là A. 1 → 2 → 3. B. 1 ← 2 ← 3. C. 1 → 3 → 2. D. 1 ← 3 ← 2. Câu 23: Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại là A. quan hệ ức chế - cảm nhiễm. B. quan hệ hội sinh. C. quan hệ cộng sinh. D. quan hệ vật chủ - vật kí sinh. Câu 24: Hội chứng Đao là một trong những hội chứng bệnh do A. đột biến cấu trúc NST. B. đột biến gen lặn C. đột biến gen trội. D. đột biến số lượng NST. Ab Câu 25 : Một cơ thể có kiểu gen Dd . Nếu quá trình giảm phân xảy ra với tần số hoán vị gen là 25% thì aB tỉ lệ % loại giao tử hoán vị của tổ hợp gen này là A. ABD = Abd = aBD = abd = 6,25%. B. ABD = ABd = abD = abd = 6,25% . C. ABD = ABd = abD = abd = 12,5%. D. ABD = Abd = aBD = abd = 12,5%. Câu 26: Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của thuyết ti ến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển xa. B. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. C. Hình thành loài là quá trình tích luỹ các biến đổi đồng lo ạt do tác đ ộng tr ực ti ếp c ủa ngo ại c ảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật. Trang 12
  13. D. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra phổ biến ở thực vật. Câu 27: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là tr ội hoàn toàn. Quy lu ật di truy ền và phép lai nào dưới đây làm xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 3 : 1 ở đời sau? AB AB × A. Quy luật di truyền liên kết hoàn toàn , phép lai: ab ab ab Ab × B. Quy luật hoán vị gen , phép lai: ab Ab C. Quy luật tương tác bổ sung giữa các gen , phép lai: Aabb × aaBB. D. Quy luật liên kết với giới tính , phép lai: XAXa × XAY. Câu 28: Nội dung nào dưới đây là không đúng khi nói vê quá trình đột biến đối với quá trình tiến hoá của sinh giới? A. Phần lớn đột biến tự nhiên đều có hại cho cơ thể sinh vật. B. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tuỳ theo tổ hợp gen. C. Khi môi trường thay đổi, thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi của nó. D. Đột biến gen trội được xem là nguồn nguyên li ệu chủ yếu c ủa ch ọn l ọc t ự nhiên vì tính ph ổ bi ến c ủa chúng so với các loại đột biến khác. Câu 29: ở một loài thực vật, chiều cao cây do hai cặp gen tương tác với nhau quy định, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Cho cây Fl thân cao lai với một cây thân thấp cùng loài được F2 Phân li theo ti lệ 5 cây thấp : 3 cây cao. Sơ đồ lai của Fl là A. AaBb x aabb. B. AaBb x AaBB C. AaBb x AABb. D. AaBb x Aabb. Câu 30: Thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gồm A. ADN mạch kép và prôtêin loại histôn. B. ADN mạch đơn và prôtêin loại histôn. C. ARN mạch đơn và prôtêin loại histôn. D. ARN mạch kép và prôtêin loại histôn. Câu 31: Theo Đacuyn, quá trình nào dưới đây là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các đặc đi ểm thích nghi của sinh vật? A. Tác động của sự thay đổi ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động ở động vật trong một thời gian dài. B. Tác động trực tiếp của ngoại cảnh lên cơ thể sinh vật trong quá trình phát triển cá thể. C. Sự củng cố ngẫu nhiên các biến dị có lợi, không liên quan tới chọn lọc tự nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua hai đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. Câu 32: Cho một cặp côn trùng có kiểu hình thân xám lai với nhau, thu được đời con có tỉ lệ: - Ở giới đực : 50% thân xám, 50% thân đen. - Ở giới cái : 100% thân xám. Kết luận nào sau đây là đúng nhất? A. Gen quy định cặp tính trạng này nằm trên NST giới tính. B. Thân xám là tính trạng lặn , thân đen là tính trạng trội. C. Tính trạng màu thân được di truyền theo dòng mẹ. D. Chỉ có ở giới cái thì tính trạng thân xám mới biểu hiện trội hoàn toàn. Câu 33: Tiến hành đa bội hóa các tế bào sinh dưỡng của một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n). Theo lí thuyết, có thể thu được những loại tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể là: A. 6n, 8n. B. 4n, 6n. C. 4n, 8n D. 3n, 4n. Trang 13
  14. Câu 34: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là A. Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. B. Phân hoá khả năng sống sót của các cá thể thích nghi nhất. C. Tạo ra nhiều loài mới từ một nguồn gốc chung. D. Hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật. Câu 35: Bố (l) mẹ (2) đều bình thường. Con gái (3) bình thường, con trai (4) b ị b ệnh Z, con trai (5) bình thường. Con trai (5) lấy vợ (6) bình thường.sinh con gái (7) bị bệnh Z. Có thể kết luận: Bệnh này có nhiều khả năng bị chi phối bởi gen A. trội trên NST thường quy định. B. lặn trên NST giới tính X quy định. C. lặn trên NST thường quy định. D. trội trên NST giới tính quy định. Câu 36: Trong chu trình sinh địa hóa, nitơ từ trong cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường không khí dưới dạng nitơ phân tử (N2) thông qua hoạt động của nhóm sinh vật nào trong các nhóm sau đây? A. Vi khuẩn cố định nitơ. B. Cây họ đậu. C. Động vật đa bào. D. Vi khuẩn phản nitrat hóa. Câu 37: Các bằng chứng thu được cho đến nay cho thấy, có lẽ vào th ời đi ểm s ự s ống b ắt đ ầu hình thành trên Trái Đất, khí quyển chưa có A. Nước (H2O). B. Oxi (O2) C. Nitơ (N2) D. Cacbon điôxit (CO2) Câu 38 : Ở ngô, tính trạng về màu sắc hạt do hai gen không alen quy định. Cho ngô hạt trắng giao phấn với ngô hạt trắng thu được F1 có 960 hạt trắng, 240 hạt vàng và 80 hạt đỏ. Tính theo lí thuyết hãy xác định số lượng hạt vàng ở F1 đồng hợp về một cặp gen trong tổng số hạt vàng ở F1 A.80 B. 160 C. 15 D. 30 Câu 39 : Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở E.coly , prôtêin ức chế do gen điều hoà tổng hợp có chức năng A. Gắn vào vùng vận hành (O) để khởi động quá trình phiên mã của các gen cấu trúc. B. Gắn vào vùng vận hành (O) làm ức chế sự phiên mã của các các gen cấu trúc. C. Gắn vào vùng khởi động (P) làm ức chế sự phiên mã của các gen cấu trúc. D. Gắn vào vùng khởi động (P) để khởi động quá trình phiên mã của các gen cấu trúc. Câu 40: Trong mối quan hệ nào sau đây, có một loài bị hại, một loài không bị hại mà cũng không có lợi? A. Hội sinh B. Ức chế - cảm nhiễm C. Hợp tác. D. Cộng sinh. Câu 41: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đột biến gen? A. Tần số đột biến gen phụ thuộc vào cấu trúc của gen mà không.phụ thuộc vào tác nhân đột biến. B. Tần số đột biến gen phụ thuộc vào tác nhân gây đột biến nhưng không phụ thuộc vào cấu trúc của gen. C. Đột biện gen chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục. D. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. Câu 42: Khi nói về bệnh ung thư ở người, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Sự tăng sinh của các tế bào sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành các khối u ác tính. B. Bệnh ung thư thường liên quan đến các đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể. Trang 14
  15. C. Trong hệ gen của người, các gen tiền ung thư đều là những gen có hại. D. Những gen ung thư xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng di truyền được qua sinh sản hữu tính. Câu 43: Yếu tố quan trọng nhất trong việc điều hoà mật độ quần thể là A. Di cư, nhập cư. B. Dịch bệnh. C. Mức sinh sản, mức tử vong. D. Khống chế sinh học Câu 44: Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình th ường. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, cặp nhiễm sắc thể số 5 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Sự thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái đều mang 11 nhiễm sắc thể được tạo ra từ quá trình trên sẽ tạo ra thể đột biến dạng A. thể không. B. thể một kép C. thể một. D. thể ba. Câu 45: Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến theo thứ tự như sau: A. chọn lọc các cá thể có kiểu hình mong mu ốn → xử lí m ẫu v ật b ằng tác nhân gây đ ột bi ến → t ạo dòng thuần chủng. B. chọn lọc các cá thể có kiểu hình mong muốn → tạo dòng thu ần ch ủng xử lí m ẫu v ật b ằng tác nhân gây đột biến. C. xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến → chọn lọc các cá th ể có ki ểu hình mong mu ốn → t ạo dòng thuần chủng. D. tạo dòng thuần chủng → chọn lọc các cá thể có ki ểu hình mong mu ốn → x ử lí m ẫu v ật b ằng tác nhân gây đột biến. Câu 46: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá th ể h ỗ tr ợ nhau ch ống l ại đi ều kiện bất lợi của môi trường. B. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. C. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. D. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đ ều trong môi tr ường, có s ự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Câu 47: Cơ sở phân tử của sự tiến hoá thể hiện qua quá trình A. tự điều chỉnh để duy trì sự ổn định về thành phần và tính chất của hệ sống B. thường xuyên trao đổi chất với môi trường dẫn tới sự thường xuyên tự đổi mới thành phần của tổ chức. C. tự nhân đôi của ADN và quá trình sao mã, dịch mã tổng hợp prôtêin D. tích luỹ thông tin di truyền thông qua sự thay đổi cấu trúc của ADN. Câu 48: Trong các loại cách li trước hợp tử, cách li tập tính có đặc điểm: A. Các cá thể của các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau. B. Mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng các cá thể của các loài có họ hàng gần gũi và sống trong những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau. C. Các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao ph ối riêng nên chúng th ường không giao phối với nhau. D. Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có c ấu tạo các c ơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau. Câu 49: Cấu trúc tuổi của một quần thể có dạng hình tháp, đáy rộng cho thấy quần thể này thuộc loại Trang 15
  16. A. đang ổn định. B. đang bắt đầu suy thoái. C. đang tăng trưởng nhanh . D. bị.hạn chế bởi một số yếu tố môi trường. Câu 50: Khi nói về mức phản ứng, nhận định nào sau đây không đúng? A. Mức phản ứng không do kiểu gen quy định. B. Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng. C. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp. D. Các giống khác nhau có mức phản ứng khác nhau. Câu 51: Cho các đặc điểm sau: 1) Loại enzim xúc tác. 2) Nguyên liệu tổng hợp. 3) Kết quả tổng hợp. 4) Vị trí diễn ra. Điểm khác nhau cơ bản giữa tự nhân đôi ADN với tổng hợp ARN A. 1 , 3 , 4. B. 1 , 2, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 3. Câu 52: Trong quần xã sinh vật, một loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng cho quần xã được gọi là A. loài chủ chốt. B. loài ưu thế. C. loài ngẫu nhiên. D. loài thứ yếu. Câu 53: Ở một loài thực vật, gen A quy định quả dài trội hoàn toàn so với gen a quy đ ịnh qu ả ngắn, gen B quy định quả trơn trội hoàn toàn so với gen b quy đ ịnh qu ả nhăn. Hai c ặp gen này cùng n ằm trên m ột c ặp NST tương đồng. Đem lai phân tích Fl dị hợp hai cặp gen thu đ ược t ỉ l ệ 3 dài, tr ơn : 3 ng ắn, nhăn : 1 dài, nhăn : 1 ngắn, trơn. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của Fl là A. Ab/aB, 40%. B. AB/ab , 25%. C. AB/ab, 20% D. Ab/aB, 25% Câu 54: Giống cà chua có gen sản sinh ra êtilen đã được làm bất hoạt, khiến cho quá trình chín của quả bị chậm lại nên có thể vận chuyển đi xa hoặc không bị hỏng là thành tựu của tạo giống A. bằng công nghệ tế bào. B. bằng phương pháp gây đột biến. C. bằng công nghệ gen. D. dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. Câu 55: Ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật bao gồm nhiều kĩ thuật, trừ A. Chọn dòng tế bào xô ma có biến dị. B. Dung hợp tế bào trần. C. Nuôi cấy hạt phấn D. Cấy truyền phôi. Câu 56: Dấu hiệu nào sau đây không đúng với xu hướng tiến bộ sinh học? A. Phân hóa nội bộ ngày càng đa dạng và phong phú. B. Khu phân bố mở rộng và liên tục. C. Số lượng cá thể tăng dần, tỉ lệ sống sót ngày càng cao. D. Khu phân bố ngày càng thu hẹp và trở nên gián đoạn. Trang 16
  17. Câu 57: Theo Kimura sự tiến hoá diễn ra bằng sự A. Củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan tới chọn lọc tự nhiên. B. Củng cố ngẫu nhiên những đột biến có lợi, không liên quan tới chọn lọc tự nhiên. C. Tích luỹ các đột biến có lợi dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. D. Tích luỹ các đột biến trung tính dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. Câu 58: Ở một loài động vật, biết màu sắc lông không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Cho cá thể thuần chủng (P) có kiểu hình lông màu lai với cá th ể thu ần ch ủng có ki ểu hình lông tr ắng thu được F1 100% kiểu hình lông trắng. Giao phối các cá thể F 1 với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 13 con lông trắng : 3 con lông màu. Cho cá thể F 1 giao phối với cá thể lông màu thuần chủng, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là: A. 1 con lông trắng : 1 con lông màu. B. 1 con lông trắng : 3 con lông màu. C. 5 con lông trắng : 3 con lông màu. D. 3 con lông trắng : 1 con lông màu. Câu 59: Một trong những mối quan hệ mà trong đó cả hai loài cùng có lợi là A. Ức chế - cảm nhiễm. B. Hội sinh. C. Hợp tác. D. Vật chủ - kí sinh. Câu 60: Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và ki ểu hình, nh ận đ ịnh nào sau đây không đúng? A. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. B.Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen. C. Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không phụ thuộc vào môi trường. D. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. ĐÁP ÁN Đề II Câu ĐA Câu ĐA Câu ĐA Câu ĐA 1 A 16 C 31 D 46 D 2 B 17 C 32 A 47 D 3 A 18 D 33 C 48 C 4 B 19 B 34 A 49 C 5 C 20 D 35 C 50 A 6 B 21 D 36 D 51 D 7 D 22 C 37 B 52 C 8 A 23 B 38 B 53 B 9 C 24 D 39 B 54 C 10 B 25 B 40 B 55 D 11 C 26 C 41 D 56 D 12 A 27 A 42 B 57 A 13 A 28 D 43 C 58 A Trang 17
  18. 14 A 29 D 44 B 59 C 15 A 30 A 45 C 60 C Trang 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0