intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tuyển sinh môn vật lý vào khối THPT chuyên ĐHSP năm 2008

Chia sẻ: Hoang Mai Huong Huong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

243
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1/ Một người ngồi trên toa tầu hỏa đang chuyển động thẳng đều, cứ 40 giây thì nghe thấy 62 tiếng đập của bánh xe xuống chỗ nối hai thanh ray. Tính vận tốc của tàu hỏa ra cm/s; km/h. Biết mỗi thanh ray có độ dài là l= 10m. Bỏ qua kích thước khe hở giữa hai thanh ray.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh môn vật lý vào khối THPT chuyên ĐHSP năm 2008

  1. ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO KHỐI THPT CHUYÊN NĂM 2008 Môn thi: Vật Lý Thời gian: 150 phút Câu 1: 1/ Một người ngồi trên toa tầu hỏa đang chuyển động thẳng đều, cứ 40 giây thì nghe thấy 62 tiếng đập của bánh xe xuống chỗ nối hai thanh ray. Tính vận tốc của tàu hỏa ra cm/s; km/h. Biết mỗi thanh ray có độ dài là l= 10m. Bỏ qua kích thước khe hở giữa hai thanh ray. 2/ Một người khác cũng ngồi trong toa tàu nói trên, nhìn thẳng qua cửa sổ thấy cứ 44,2 giây lại có 14 cột điện lướt qua mắt mình. Tìm khoảng cách giữa hai cột điện kế tiếp. Biết rằng các cột điện cách đều nhau và thẳng hàng theo đường thẳng song song với đường ray. Câu 2: Hai bình hình trụ có đáy nằm trên cùng mặt phẳng nằm ngang và thông nhau nhờ một ống nhỏ nằm ngang cách đáy một khoảng a= 12cm. Tiết diện của bình bên trái và bình bên phải lần lượt là S1= 180 cm2, S2= 60 cm2. 1. Hãy xác định áp suất chất lỏng ( nước) gây ra tại đáy của mỗi bình khi đổ vào bình bên trái 3 lít nước. 2. Hãy xác định áp suất chất lỏng ( nước) gây ra tại đáy của mỗi bình khi đổ vào bình bên phải 1,62 lít nước. Cho khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3, gia tốc trọng lượng là g=10m/s2, bỏ qua kích thước ống thông. Câu 3: Cho mạch cầu ở dòng trên là Đ1 và Đ2, ở dưới lần lượt là R4 và Rx, ở giữa là Đ3. Trên các bóng đèn ghi giá trị định mức như sau: đèn Đ1: 10V5W; đèn Đ2: 4V-4W; đèn Đ3: 2V, còn công suất định mức thì bị mờ ko đọc đc. Điện trở R4= 4 ôm. Rx là biến trở. Khi mắc vào hai đầu mạch một nguồn điện có hiệu điện thế ko đổi là U thì các đèn sáng bình thường. 1/ Tính U , công suất định mức và điện trở R3, điện trở của biến trở khi đó. 2/ Thay đổi giá trị của biến trở cho tới khi Rx = 20 ôm thì các đèn có sáng bình thường ko? Tại sao?
  2. Biết rằng điện trở của các dây nối ko đáng kể. Câu 4: Cho một quang hệ gồm thấu kính hội tụ và gương phẳng đặt vuống góc với trục chính của thấu kính, mặt phản xạ quay về phía thấy kính, cách thấu kính một khoảng là 20cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, A nằm trên trục chính ( thuộc khoảng O1F1, tâm của thấu kính hội tụ là O1, của gương phẳng là O2) và cách thấu kính một khoảng là 10cm. Thấu kính hội tụ có các tiêu điểm là F, F'. 1. Vẽ ảnh của AB tạo bởi thấu kính và tạo bởi hệ gương thấu kính ( từ AB cho chùm tới gương, chùm phản xạ từ gương tới gặp thấu kính và ló ra), nhận xét về tính chất ảnh trong mỗi trường hợp trên. 2. Biết ảnh của AB tạo bởi thấu kính cao gấp 3 lần ảnh của AB tạo bởi hệ gương thấu kính. Tính tiêu cự của thấu kính. Câu 5: Dây tóc bóng đèn công suất P1= 80W, dùng với hiệu điện thế U1= 100V có chiều dài l1= 50 cm. và đường kính tiết diện d1= 0,06mm. Tìm chiều dài l2 và đường kính tiết diện d2 của dây tóc bóng đèn có công suất là P2= 20W dùng với hiệu điện thế U2= 200V. Biết rằng : nhiệt lượng từ dây tóc bóng đèn tỏa ra môi trường tỉ lệ thuận với diện tích xung quanh của dây tóc, nhiệt độ dây tóc trong hai bóng đèn khi sáng bình thường là như nhau. Các dây tóc được làm bằng cùng một loại vật liệu đồng chất, xem điện trở của chúng ko thay đổi theo nhiệt độ. Bỏ qua sự truyền nhiệt do tiếp xúc ở hai đầu của dây tóc. Diện tích xung quanh của dây tóc đc tính theo công thức: Sxq=3,14.d.l, với d và l tương ứng là đường kính tiết diện và chiều dài của dây tóc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2