Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Lịch sử và Địa lí năm 2024 - Phòng GD&ĐT Yên Khánh
lượt xem 0
download
‘Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Lịch sử và Địa lí năm 2024 - Phòng GD&ĐT Yên Khánh’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Lịch sử và Địa lí năm 2024 - Phòng GD&ĐT Yên Khánh
- MA TRẬN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT (ĐẠI TRÀ) MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ
- Mức độ Tổng CHỦ ĐỀ Nhận Thông Vận Vận số STT biết hiểu dụng dụng cao câu 1 Chiến tranh thế giới thứ hai 1 1 (1939 - 1945). 2 Chiến tranh lạnh (1947- 1 1 1989). 3 Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1 1 2 1991. 4 Châu Á từ năm 1945 đến nay: Nhật Bản, Trung Quốc, các 1 1 2 nước Đông Nam Á. 5 Trật tự thế giới mới từ năm 1 1 1991 đến nay 6 Cách mạng khoa học - kĩ 1 1 thuật và xu thế toàn cầu hóa 7 Lịch sử Việt Nam từ năm 1 1 2 4 1918 đên năm 1930 8 Lịch sử Việt Nam từ năm 1 1 1 3 1930 đên năm 1945 9 Lịch sử Việt Nam từ năm 1 1 2 1 5 1945 đên năm 1954 10 Lịch sử Việt Nam từ năm 1 2 1 1 5 1954 đến nay 1 Dân số 1 2 3 2 Phân bố dân cư, các loại hình 2 2 quần cư 3 Lao động việc làm. Chất 1 1 lượng cuộc sống 4 Ngành nông, lâm, thuỷ sản 1 3 4 5 Ngành công nghiệp 1 1 2 6 Ngành dịch vụ 1 1 7 Vùng Trung du và miền núi 1 1 2 Bắc Bộ 8 Vùng Đồng bằng sông Hồng 1 1 9 Vùng Bắc Trung Bộ 1 1 10 Vùng Đông Nam Bộ 1 1 11 Vùng Tây Nguyên 1 1 12 Vùng Đồng bằng sông Cửu 1 1 Long 13 Kỹ năng nhận dạng biểu đồ 2 2 14 Kỹ năng xử lí số liệu 1 1 15 Kỹ năng nhận xét bảng số 1 1 2 liệu
- BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT (ĐẠI TRÀ) MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ Số câu hỏi T theo mức độ nhận thức Chủ đề Yêu cầu cần đạt T Nhận Thông Vận VD biết hiểu dụng cao Thông hiểu: Chiến tranh - Hiểu được chiến tranh thế thế giới thứ giới thứ hai (1939 - 1945) 1 C1 hai (1939 - kết thúc với sự sụp đổ hoàn 1945). toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản.
- Thông hiểu: Chiến tranh - Hiểu được mục đích của 2 lạnh (1947 - Chiến tranh lạnh của Mỹ là C2 1989). chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Nhận biết: - Nhận biết sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị C3 quân đội Mỹ chiếm đóng Nước Mỹ và dưới danh nghĩa quân đồng các nước minh. Tây Âu từ 3 Vận dụng: năm 1945 - Đánh giá được chiến lược đến năm toàn cầu của Mỹ nhằm: 1991. chống phá các nước xã hội C4 chủ nghĩa, ngăn chặn đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới. Vận dụng: - Xác định được buôn bán vũ khí không phải là biện pháp C5 của Chính phủ Nhật Bản nhằm thúc đẩy sự phát triển Châu Á từ khoa học - kĩ thuật. năm 1945 Vận dụng cao: đến nay: - Phân tích đánh giá được Nhật Bản, 4 tuyên bố Ba-li xác định Trung Quốc, nguyên tắc cơ bản trong các nước quan hệ giữa các nước Đông Nam Asean là: Tôn trọng chủ C6 Á. quyền toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Nhận biết: Trật tự thế - Nhận biết sau khi chiến giới mới từ tranh lạnh kết thúc, các quốc 5 C7 năm 1991 gia đã điều chỉnh chiến lược đến nay phát triển lấy Kinh tế làm trọng tâm. Cách mạng Vận dụng cao: khoa học - - Phân tích, đánh giá được 6 kĩ thuật và toàn cầu hoá là thời cơ với C8 xu thế toàn các nước đang phát triển cầu hóa 7 Lịch sử Việt Nhận biết: C9 Nam từ năm - Nhận biết thời gian diễn ra
- cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son. Thông hiểu: - Hiểu về tổ chức yêu nước cách mạng nào nhanh chóng C10 tan rã trong phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918-1930 Vận dụng: 1918 đên - Đánh giá được: Sự kiện năm 1930 đánh dấu bước ngoặt trong C11 quá trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ người yêu nước trở thành người cộng sản. - Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã chấm dứt thời kì khủng C12 hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. 8 Thông hiểu: - Hiểu được vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) ở các nước tư C13 bản lại ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam. Vận dụng: - Đánh giá phong trào dân Lịch sử Việt chủ 1936 - 1939 là cuộc diễn Nam từ năm tập cho Cách mạng tháng 1930 đên Tám năm 1945 vì phong trào C14 năm 1945 quần chúng rộng lớn, có tổ chức đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương. Vận dụng cao: - Phân tích đánh giá khái quát bài học kinh nghiệm C15 quan trọng về sự lãnh đạo của Đảng trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nhận biết: C16 - Nhớ thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra
- nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thông hiểu: - Hiểu và xác định đúng đường lối kháng chiến chống C17 thực dân Pháp của Đảng cộng sản Đông Dương. Vận dụng: - Đánh giá được chiến dịch Biên giới thu đông là chiến dịch chủ động tiến công lớn C18 đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 9 - Nhận định được chiến Lịch sử Việt lược của Pháp sau thất bại ở Nam từ năm Việt Bắc thu – đông năm 1945 đên 1947, Pháp buộc phải C19 năm 1954 chuyển từ “đánh nhanh sang thắng nhanh ” sang đánh lâu dài. Vận dụng cao: - Phân tích nhận định, đánh giá được nguyên nhân chủ yếu để Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa C20 chủ trương thực hiện đường lối đánh lâu dài trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954). Nhận biết: - Nhận biết thời gian Mỹ C21 thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Thông hiểu: - Nhận định được ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” C22 của quân dân miền Nam Việt 10 Nam. - Suy luận được việc thực dân Pháp phải rút về nước Lịch sử Việt sau khi Chiến dịch Điện C23 Nam từ năm Biên Phủ 1954 và việc kí 1954 đến hiệp định Giơ - ne-vơ 21-7- nay 1954. Vận dụng: C24 - Phân tích nguyên nhân Vì
- sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 đã mở ra bước ngoặt cho cuộc ngoại giao của nhân dân Việt Nam. Vận dụng cao: - Phân tích đánh giá nhận định bài học kinh nghiệm quý báu luôn được nhân dân ta phát huy và vận dụng C25 trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Nhận biết : C26 - Biết được đặc điểm dân số Việt Nam. Thông hiểu : - Gia tăng tự nhiên dân số giảm, nhưng số dân nước ta vẫn còn tăng nhanh là do nguyên nhân nào. C27, Địa lí - Nhận định không đúng về C28, 11 dân cư đặc điểm phân bố dân cư C29, nước ta. C30 - Xu hướng thay đổi của cơ cấu dân số nước ta. - Khó khăn lớn nhất do dân cư nước ta phân bố không đều gây ra. Vận dụng : - Tính mật độ dân số của C31 vùng đồng bằng sông Hồng. 12 Địa lí các Nhận biết : C34 C35, ngành kinh - Tài nguyên du lịch nào C38 tế Việt Nam. không phải là tài nguyên du lịch nhân văn. Thông hiểu : - Hiểu được ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh ở nước ta. - Vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn. - Nhân tố quan trọng làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp. Vận dụng :
- - Giải pháp chủ yếu để giảm thiểu rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm nông sản nước ta. - Ý nghĩa lớn nhất của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến ở C32, nước ta. C33, - Mục đích chính của việc C37 chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng. Vận dụng cao : - Vai trò chủ đạo của ngành C36 công nghiệp. Nhận biết : - Thế mạnh nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi C39 Bắc Bộ nước ta Thông hiểu : - Trong nông nghiệp, giải pháp thích ứng với biến đổi C40 khí hậu ở châu thổ sông Cửu Long. Vận dụng : - Vận dụng để tìm ra vấn đề quan trọng hàng đầu trong Sự phân hoá việc đẩy mạnh thâm canh C43, 13 lãnh thổ cây trồng ở Đông Nam Bộ. C45 Vận dụng cao : - Yếu tố nào tác động chủ yếu đến vấn đề thiếu việc làm ở Đồng bằng sông Hồng. C41, - Cần tiến hành biện pháp gì C42, để hạn chế nạn cát bay, cát C44 chảy ở Bắc Trung Bộ. - Giải thích được vì sao Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng của nước ta. 14 Bài tập xử lí Nhận biết : số liệu - Biết được cách chọn biểu C46, đồ đường và cột chồng. C47 C48 Thông hiểu : - Hiểu được sản lượng điện phát ra tăng nhanh nhất, than sạch tăng chậm còn dầu thô khai thác biến động và có xu
- hướng giảm Vận dụng : - Vận dụng để nhận xét về tốc độ tăng trưởng sản lượng gỗ khai thác và diện tích rừng trồng mới ở Tây Nguyên giai đoạn 2010 – 2021. C49 Vận dụng cao : - Tốc độ tăng trưởng của ngành đường bộ năm 2019 C50 so với năm 2005. Tổng 10 câu 15 câu 15 câu 10 câu Tỉ lệ 20% 30% 30% 20%
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT ĐẠI TRÀ YÊN KHÁNH Năm 2024 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm 50 câu, trong 07 trang) Câu 1. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) kết thúc với: A. sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân. B. sự thắng lợi của nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới. C. sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. D. sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản. Câu 2: Tháng 3 - 1947 Tổng thống của Mĩ đã chính thức phát động cuộc Chiến tranh lạnh nhằm mục đích gì? A. chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. B. giữ vững nền hòa bình, an ninh thế giới sau chiến tranh. C. xoa dịu tinh thần đấu tranh của công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa. D. chống lại phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ - Latinh. Câu 3: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị quân đội nước nào chiếm đóng dưới danh nghĩa quân đồng minh? A. Pháp. B. Liên Xô. C. Mỹ. D. Anh. Câu 4: Chiến lược toàn cầu của Mỹ nhằm: A. giúp các nước Tây Âu phục hồi kinh tế sau chiến tranh. B. mở rộng thị trường sang Tây Âu. C. chạy đua vũ trang với Liên Xô. D. chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới, lôi kéo các nước đồng minh. Câu 5: Nội dung nào không phản ánh biện pháp của Chính phủ Nhật Bản nhằm thúc đẩy sự phát triển khoa học - kĩ thuật? A. nhập kĩ thuật hiện đại, phương pháp sản xuất tiên tiến của nước ngoài. B. tận dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí. C. coi trọng giáo dục vì “con người là công nghệ cao nhất”. D. đầu tư lớn cho việc xây dựng các viện nghiên cứu. Câu 6: Tuyên bố Ba-li xác định nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN là: A. thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực. B. khắc phục tình trạng đói nghèo lạc hậu của các nước trong khu vực Đông Nam Á. C. duy trì hòa bình an ninh thế giới. D. tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Câu 7: Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, các quốc gia đã điều chỉnh chiến lược phát triển lấy: A. kinh tế làm trọng tâm. B. văn hóa làm trung tâm. C. quân sự làm trung tâm. D. chính trị làm trung tâm. Câu 8: Vì sao nói toàn cầu hoá là thời cơ với các nước đang phát triển? A. Vì nó thúc đẩy nhanh sự phát triển và xã hội hóa lượng sản xuất. B. Vì nó tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. C. Vì nó tạo nên sự phân hóa giàu nghèo trong nội bộ từng nước. D. Vì nó thúc đẩy sự hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau của các nước. Câu 9: Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son diễn ra vào thời gian nào? A. Tháng 5- 1925. B. Tháng 8-1925.
- C. Tháng 6 -1929. D. Tháng 9-1929 Câu 10: Tổ chức yêu nước cách mạng nào nhanh chóng tan rã trong phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918-1930? A. Tân Việt cách mạng đảng. B. Việt Nam Quốc dân đảng C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. C. An Nam cộng sản đảng. Câu 11: Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ người yêu nước trở thành người cộng sản là: A. Tháng 6 – 1919 thay mặt những người Việt Nam yêu nước gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Véc- xai. B. Tháng 7- 1920 đọc Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê- nin. C. Tháng 12- 1920 tham dự đại hội Tua, bỏ phiếu tán thành việc Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế cộng sản, tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp. D. Năm 1922 là Chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Người cùng khổ (Le Paria) Câu 12: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã chấm dứt: A. vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản. B. thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. C. vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến Việt Nam. D. hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Câu 13: Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) ở các nước tư bản lại ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam? A. vì kinh tế Việt Nam độc lập với kinh tế của Pháp. B. vì kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của kinh tế Pháp. C. nhiều công nhân bị sa thải, những người có việc làm thì đồng lương bị cắt giảm vì Việt Nam là thị trường của tư bản Pháp. D. vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc Pháp. Câu 14: Nói phong trào dân chủ 1936- 1939 là cuộc diễn tập cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì: A. là phong trào đã giành thắng lợi hoàn toàn. B. là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương. C. từ phong trào khối liên minh công nông được hình thành. D. chính quyền Xô viết đã được thành lập ở một số nơi và đã ban hành, thực hiện một các chính sách tiến bộ. Câu 15: Bài học kinh nghiệm quan trọng về sự lãnh đạo của Đảng trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì? A. tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi. B. nắm bắt tình hình thế giới, đề ra chủ trương phù hợp. C. phân hóa và cô lập cao kẻ thù. D. kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang, chớp thời cơ giành chính quyền. Câu 16: Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào thời gian nào? A. 19- 8-1945. B. 25- 8-1995 C. 28-8-1995. D. 2-9-1945. Câu 17: Ý nào không phải là đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng cộng sản Đông Dương? A. Cuộc kháng chiến do toàn dân tiến hành, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, đảng phái. B. Cuộc kháng chiến diễn ra trên tất cả các mặt trận như quân sự, chính trị, kinh tế...
- C. Cuộc kháng chiến phải tiến hành lâu dài. D. Dựa vào sự giúp đỡ của các lực lượng bên ngoài là chủ yếu. Câu 18: Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là: A. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947. B. Chiến dịch Biên giới thu- đông 1950. C. Chiến dịch Đông- Xuân 1953- 1954. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Câu 19: Sau thất bại ở Việt Bắc thu – đông năm 1947, Pháp buộc phải chuyển từ “đánh nhanh sang thắng nhanh ” sang: A. “đánh thần tốc”. C. “chắc thắng mới đánh”. B. “đánh lâu dài”. D. “vừa đánh vừa đàm phán”. Câu 20: Nguyên nhân chủ yếu để Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương thực hiện đường lối đánh lâu dài trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) là gì? A. để khoét sâu những mâu thuẫn trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. B. để huy động toàn dân tham gia kháng chiến. C. do sự chênh lệch lớn về tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp. D. để tranh thủ thời gian để củng cố, phát triển lực lượng. Câu 21: Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” vào thời gian nào? A. 1958- 1960. C. 1965- 1968. B. 1961- 1965. D. 1969- 1973. Câu 22: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” của quân dân miền Nam Việt Nam? A. làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm. B. giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ. C. làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. D. đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam. Câu 23: Thực dân Pháp phải rút về nước sau khi: A. Kí hiệp định sơ bộ 6-3-1946. B. Kí tạm ước 14-9-1946. C. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 thắng lợi. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và việc kí hiệp định Giơ - ne-vơ 21-7-1954. Câu 24: Vì sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 đã mở ra bước ngoặt cho cuộc ngoại giao của nhân dân Việt Nam? A. Vì buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh Việt Nam. B. Vì buộc Mĩ ngồi vào bàn đàm phán ở Pari bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. C. Vì buộc Mỹ thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. D. Vì làm lung lay ý chí và buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh. Câu 25: Bài học kinh nghiệm quý báu nào luôn được nhân dân ta phát huy và vận dụng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay? A. kiên quyết, khéo léo trong đấu tranh quân sự. B. đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của nhân dân. C. tận dụng thời cơ, chớp thời cơ cách mạng kịp thời. D. đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao. Câu 26. Dân số Việt Nam có đặc điểm nào sau đây? A. Cơ cấu dân số già. B. Chủ yếu sống ở thành thị. C. Đông và tăng nhanh. D. Ít thành phần dân tộc.
- Câu 27. Gia tăng tự nhiên dân số giảm, nhưng số dân nước ta vẫn còn tăng nhanh là do nguyên nhân nào sau đây? A. Tuổi thọ ngày càng cao. B. Gia tăng cơ học cao. C. Cơ cấu dân số già. D. Quy mô dân số lớn. Câu 28. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm phân bố dân cư nước ta? A. Mật độ dân số nước ta cao. B. Mật độ dân số tại các khu vực là như nhau. C. Phân bố thay đổi theo thời gian. D. Phân bố khác nhau giữa các khu vực. Câu 29. Cơ cấu dân số nước ta thay đổi theo hướng? A. Giảm nhóm từ 0 - 14 tuổi, tăng nhóm từ 15 - 64 tuổi và nhóm từ 65 tuổi trở lên. B. Giảm nhóm từ 0 - 14 tuổi và nhóm từ 15 - 64 tuổi, tăng nhóm từ 65 tuổi trở lên. C. Tăng nhóm từ 0 - 14 tuổi, giảm nhóm từ 15 - 64 tuổi và nhóm từ 65 tuổi trở lên. D. Tăng nhóm từ 0 - 14 tuổi và nhóm từ 15 - 64 tuổi, giảm nhóm từ 65 tuổi trở lên. Câu 30. Dân cư nước ta phân bố không đều gây khó khăn lớn nhất cho A. Nâng cao chất lượng cuộc sống. B. Bảo vệ tài nguyên và môi trường. C. Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động. D. Nâng cao tay nghề cho lao động. Câu 31. Theo Tổng cục thống kê, năm 2023 vùng Đồng bằng Sông Hồng có diện tích khoảng 21,3 nghìn km2, dân số là 23,7 triệu người. Mật độ dân số của vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2023 là A. 1123 km2. B. 1113 km2. C. 1116 km2. D. 1126 km2. Câu 32. Giải pháp nào sau đây là chủ yếu để giảm thiểu rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm nông sản nước ta? A. Đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh chế biến. B. Đẩy mạnh chế biến, sản xuất chuyên canh. C. Đa dạng hóa sản phẩm, sử dụng giống mới. D. Đẩy mạnh chế biến, sử dụng giống mới. Câu 33. Ý nghĩa lớn nhất của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến ở nước ta là A. Tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao. B. Khai thác tốt tiềm năng đất đai, khí hậu mỗi vùng. C. Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân. D. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành. Câu 34. Tài nguyên du lịch nào sau đây không phải là tài nguyên du lịch nhân văn? A. Di tích lịch sử. B. Văn hoá dân gian. C. Công trình kiến trúc. D. Vườn quốc gia. Câu 35. Nhân tố quan trọng nào sau đây làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp? A. Thị trường. B. Tiến bộ khoa học - kĩ thuật. C. Chính sách. D. Dân cư và lao động. Câu 36. Vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp được thể hiện ở việc A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho phần lớn dân cư. B. Tạo ra phương pháp tổ chức và quản lí tiên tiến và khai thác hiệu quả tài nguyên.C. Cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho tất cả các ngành kinh tế. D. Khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo ra việc làm cho dân cư. Câu 37. Mục đích chính của việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng là? A. Đa dạng hóa sản phẩm nông sản.
- B. Tăng hiệu quả kinh tế, hạn chế thiệt hại do thiên tai. C. Phù hợp với điều kiện đất, khí hậu. D. Phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Câu 38. Vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn là gì? A. Điều hoà nguồn nước của các sông. B. Tạo sự đa dạng sinh học. C. Điều hoà khí hậu, chắn gió bão. D. Cung cấp gỗ và lâm sản quý. Câu 39. Thế mạnh nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta là gì? A. Đánh bắt hải sản và cây lương thực. B. Trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia cầm. C. Trồng cây lương thực và chăn nuôi gia súc nhỏ. D. Trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi đại gia súc. Câu 40. Công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản phát triển mạnh ở Trung du miền núi Bắc Bộ nhờ A. Địa hình chủ yếu là đồi núi. B. Tài nguyên khoáng sản đa dạng. C. Sông ngòi có trữ năng thủy điện lớn. D. Khí hậu thuận hòa, ít thiên tai. Câu 41. Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến vấn đề thiếu việc làm ở Đồng bằng sông Hồng? A. Chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu. B. Có nhiều đô thị tập trung dân cư đông đúc. C. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. D. Phân bố dân cư, nguồn lao động chưa hợp lí. Câu 42. Để hạn chế nạn cát bay, cát chảy ở Bắc Trung Bộ, cần tiến hành làm gì? A. Trồng rừng phi lao chắn cát ven biển. B. Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn. C. Đẩy mạnh phát triển mô hình nông – lâm kết hợp. D. Xây dựng hệ thống đê biển. Câu 43. Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây trồng ở Đông Nam Bộ là A. Hoàn thiện thủy lợi. B. Tăng cường phân bón. C. Bảo vệ rừng đầu nguồn. D. Phòng chống sâu bệnh. Câu 44. Tại sao Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng của nước ta? A. Ngã ba biên giới tiếp giáp với Lào và Campuchia. B. Là cửa ngõ cho duyên hải Nam Trung Bộ mở rộng quan hệ với Lào và Campuchia. C. Vị trí nằm tiếp giáp với vùng Đông Nam Bộ. D. Đây là vùng duy ở nước ta không giáp biển. Câu 45. Trong nông nghiệp, giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở châu thổ sông Cửu Long là A. Chuyển đổi thời vụ, sử dụng giống cây trồng chịu mặn, chịu phèn và chịu hạn. B. Trồng cây xanh, gia cố hệ thống đê, thay đổi thời gian mùa vụ đặc biệt là cây trồng vụ đông. C. Đổi mới công nghệ, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo. D. Phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, hạn chế sử dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật. Câu 46. Cho bảng số liệu sau
- Diện tích và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2010 – 2021 Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (triệu tấn) 2010 7 489,4 40,0 2015 7 828,0 45,0 2020 7 278,9 42,7 2021 7 238,9 43,8 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2020) Dạng biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng lúa ở nước ta giai đoạn 2010 - 2021 là A. Biểu đồ kết hợp. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ tròn. Câu 47. Cho bảng số liệu sau: Sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2016 – 2021 (Đơn vị: triệu tấn) Năm 2016 2018 2021 Khai thác 3,26 3,65 3,93 Nuôi trồng 3,66 4,22 4,88 Dạng biểu đồ thích hợp thể hiện sản lượng thuỷ sản ở nước ta giai đoạn 2016 - 2021 là A. Biểu đồ kết hợp. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ cột chồng. Câu 48. Cho bảng số liệu sau: Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp nước ta giai đoạn 2010-2021 Năm 2010 2012 2015 2018 2021 Than sạch (Triệu tấn) 44,8 42,1 41,7 42,4 48,3 Dầu thô khai thác (Triệu tấn) 15,0 16,7 18,7 13,9 10,9 Điện phát ra (Tỉ Kwh) 91,7 115,1 157,9 209,2 244,9 (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2022 ) Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây là đúng A. Sản lượng than sạch, dầu thô khai thác và điện phát ra tăng đều nhau. B. Sản lượng điện phát ra tăng nhanh nhất, than sạch tăng chậm còn dầu thô khai thác biến động và có xu hướng giảm. C. Sản lượng than sạch tăng nhanh, dầu thô khai thác và điện phát ra tăng chậm. D. Sản lượng điện phát ra tăng nhanh còn than sạch và dầu thô khai thác tăng chậm. Câu 49. Cho bảng số liệu sau SẢN LƯỢNG GỖ KHAI THÁC VÀ DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG MỚI CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2021 Năm 2010 2012 2015 2018 2021 Sản lượng gỗ khai thác (nghìn m3) 546,7 615,3 601,9 685,7 753,7 Diện tích rừng trồng mới (nghìn ha) 17,4 10,9 10,2 13,8 19,0 (Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2020) Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây là đúng về tốc độ tăng trưởng sản lượng gỗ khai thác và diện tích rừng trồng mới ở Tây Nguyên giai đoạn 2010 – 2021? A. Tốc độ tăng trưởng của sản lượng gỗ khai thác và diện tích rừng trồng mới của vùng Tây Nguyên đều có xu hướng tăng. B. Tốc độ tăng trưởng của sản lượng gỗ khai thác liên tục và nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của diện tích rừng trồng mới.
- C. Tốc độ tăng trưởng của diện tích rừng trồng mới diễn ra chậm và thiếu ổn định. D. Tốc độ tăng trưởng của sản lượng gỗ khai thác và diện tích rừng trồng mới của vùng Tây Nguyên đều có xu hướng tăng, sản lượng gỗ khai thác liên tục và nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của diện tích rừng trồng mới. Câu 50. Cho bảng số liệu sau: Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta giai đoạn 2005 - 2019 (Đơn vị: Nghìn tấn) Năm Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển 2005 8786,6 298051,3 111145,9 42051,5 2010 7861,5 587014,2 144227,0 61593,2 2015 6707,0 877628,4 201530,7 64474,4 2019 5100,0 1340527,9 266011,2 77902,4 Tốc độ tăng trưởng của ngành đường bộ năm 2019 so với năm 2005 là A. 294,5%. B. 197%. C. 449,8%. D. 196,9%. ------HẾT------ THÔNG TIN VỀ ĐỀ THI
- TÊN FILE ĐỀ THI: 5_KHXH_PG5_TS10D_2024_DE_SO_1 TỔNG SỐ TRANG ĐỀ THI LÀ: 07 TRANG. Họ và tên người ra đề thi Phạm Thị Thúy Nga Phạm Thị Dung Trường THCS Khánh Hải, Trường THCS Khánh An, Đơn vị công tác Yên Khánh, Ninh Bình Yên Khánh, Ninh Bình Số điện thoại 0397261618 0818726889
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án
66 p | 1866 | 112
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án
146 p | 570 | 46
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2015-2016 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT Kiên Giang
6 p | 331 | 41
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Giang
4 p | 849 | 28
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
4 p | 480 | 25
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Tiếng Anh có đáp án - Sở GD&ĐT Phú Thọ
8 p | 285 | 20
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Kạn
6 p | 549 | 18
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Hà Nội
1 p | 213 | 14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Bà rịa, Vũng Tàu
1 p | 286 | 14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Cao Bằng
3 p | 208 | 13
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh
5 p | 157 | 11
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2016-2017 môn Toán - Sở GD&ĐT Kiên Giang
5 p | 96 | 10
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Bình Định
3 p | 315 | 9
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên (Đề chung)
5 p | 87 | 5
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Ninh Bình
4 p | 146 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nam
5 p | 79 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nội
5 p | 67 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi
6 p | 60 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn