Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Lịch sử và Địa lí năm 2025-2026 - Trường THCS Văn Phú, Nho Quan
lượt xem 0
download
Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Lịch sử và Địa lí năm 2025-2026 - Trường THCS Văn Phú, Nho Quan" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Lịch sử và Địa lí năm 2025-2026 - Trường THCS Văn Phú, Nho Quan
- MA TRẬN ĐỀ THI TUYỂN SINH 10 THPT ĐẠI TRÀ MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (PHÂN MÔN LỊCH SỬ) Mức độ Tổng số câu STT CHỦ ĐỀ Vận dụng Thông Nhận biết Vận dụng (ở cấp độ hiểu cao) 1 Chiến tranh thế giới thứ 2 1 3 hai (1939 - 1945). 2 Chiến tranh lạnh (1947 1 1 - 1989). 3 Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 2 2 đến năm 1991. 4 Châu Á từ năm 1945 đến nay: Nhật Bản, 1 1 2 Trung Quốc, các nước Đông Nam Á. 5 Trật tự thế giới mới từ 1 1 năm 1991 đến nay 6 Cách mạng khoa học - kĩ thuật và 1 1 xu thế toàn cầu hóa 7 Lịch sử Việt Nam từ năm 1 1 2 4 1918 đến năm 1930 8 Lịch sử 1 1 2 Việt Nam từ năm
- 1930 đến năm 1945 9 Lịch sử Việt Nam từ năm 1 1 1 1 4 1945 đến năm 1954 10 Lịch sử Việt Nam từ năm 1 2 1 1 5 1954 đến nay TỔNG 5 8 7 5 25 BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 ĐẠI TRÀ NĂM 2024 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (PHÂN MÔN LỊCH SỬ) STT Chủ đề Mức độ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức kiến thức, kĩ năng Vận cần kiểm Nhận Thông Vận dụng tra, đánh biết hiểu dụng cao giá Trình bày được nguyên nhân và diễn biến chủ yếu Chiến tranh thế giới của Chiến tranh thế giới thứ 1 thứ hai (1939 - hai. 2 TN* 1 TN* 1945). - Hiểu được chính sách của các nước đế quốc trước và trong chiến tranh thế giới II.
- 2 Nêu được nguyên nhân, Chiến tranh lạnh những biểu hiện và hậu quả 1 TN* (1947 - 1989). của Chiến tranh lạnh. 3 Trình bày được những nét chính về phong trào cách mạng và sự thành lập Quốc Nước Mỹ và các tế Cộng sản; đại suy thoái nước Tây Âu từ kinh tế 1929 – 1933; sự hình năm 1945 đến năm thành chủ nghĩa phát xít ở 2 TN* 1991. châu Âu. Mô tả được tình hình chính trị và sự phát triển kinh tế của nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. 4 Nêu được những nét chính về tình hình châu Á từ năm Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945. 1945 đến nay: Nhật - Nêu được vị thế kinh tế Bản, Trung Quốc, của Nhật Bản sau chiến 1 TN* 1 TN* các nước Đông Nam tranh thế giới thứ hai. Á. Mô tả được phong trào giải phóng dân tộc và tổ chức ASEAN ở Đông Nam Á. 5 Trật tự thế giới mới Nêu được xu hướng và sự từ năm 1991 đến hình thành trật tự thế giới 1 TN* nay mới sau Chiến tranh lạnh. - Trình bày được những nét cơ bản về xu hướng toàn cầu hoá. - Mô tả được những thành tựu chủ yếu của cách mạng Cách mạng khoa khoa học kĩ thuật trên thế 6 học - kĩ thuật và xu giới. 1 TN* thế toàn cầu hóa - Đánh giá được tác động của toàn cầu hoá đối với thế giới và Việt Nam. - Liên hệ được tác động của toàn cầu hoá đối với thế giới và Việt Nam. 7 Lịch sử Việt Nam từ - Trình bày được những nét 1 TN* 1 TN* 2 TN* năm 1918 đến năm chính về các cuộc đấu tranh 1930 trong phong trào dân chủ công khai trong những năm 1919 - 1925 - Giải thích được cuộc đấu tranh của công nhân xưởng Ba Son (8-1925) là mốc quan trọng trên con đường
- phát triển của CMVN Hiểu đưuọc những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc là sự chuẩn bị về tổ chức cho sự thành lập Đảng. - Trình bày được quá trình và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. - Trình bày được sự chuẩn bị của nhân dân Việt Nam tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền: chuyển hướng chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương; sự ra đời của Lịch sử Việt Nam từ Mặt trận Việt Minh; cao trào 8 năm 1930 đến năm kháng Nhật cứu nước. 1 TN* 1 TN* 1945 Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đánh giá được vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. 9 Lịch sử Việt Nam từ Mô tả được những thắng lợi năm 1945 đến năm tiêu biểu trên mặt trận quân 1954 sự, kinh tế, văn hoá, ngoại 1 TN* 1 TN* 1 TN* 1 TN* giao,... trong kháng chiến chống thực dân Pháp. 10 Lịch sử Việt Nam từ Giới thiệu được những 1 TN* 2 TN* 1 TN* 1 TN* năm 1954 đến nay thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa (hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục và phát triển kinh tế, chi viện cho cách mạng miền Nam, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ,...). - Mô tả được các thắng lợi tiêu biểu về quân sự của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 – 1975 (phong trào Đồng khởi;
- đánh bại các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ; Tổng tiến công nổi dậy năm 1968, 1972; Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975,...). - Nêu được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm 1976 – 1985. - Mô tả được đường lối Đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn 1986 – 1991. - Gải thích được nguyên nhân của công cuộc Đổi mới trong giai đoạn 1986 – 1991. - Nêu được kết quả và ý nghĩa của công cuộc Đổi mới trong giai đoạn 1986 – 1991. MA TRẬN ĐỀ THI TUYỂN SINH 10 THPT ĐẠI TRÀ MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (PHÂN MÔN ĐỊA LÍ) Mức độ Tổng số câu STT CHỦ ĐỀ Vận dụng Thông Nhận biết Vận dụng (ở cấp độ hiểu cao) 1 Dân tộc và 1 1 2 dân số 2 Nông nghiệp 1 1 1 3 3 Lâm nghiệp và 1 1 thuỷ sản
- 4 Công 1 1 2 nghiệp 5 Đồng bằng 1 1 1 3 sông Hồng 6 Trung du và miền núi 1 1 2 Bắc Bộ 7 Bắc Trung 1 1 1 3 Bộ 8 Nam Trung 1 1 2 Bộ 9 Tây 1 1 2 Nguyên 10 Đông Nam 1 Bộ 1 11 Đồng Bằng Sông Cửu 1 1 Long 12 Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài 1 1 1 3 nguyên, môi trường biển đảo TỔNG 5 9 6 4 25 BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 ĐẠI TRÀ NĂM 2024 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (PHÂN MÔN ĐỊA LÍ) STT Chủ đề Mức độ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
- kiến thức, Vận Nhận Thông Vận kĩ năng dụng biết hiểu dụng cần kiểm cao tra, đánh Trình bày được đặc điểm giá phân bố các dân tộc Việt Dân tộc và dân số Nam. 1 1TN* 1TN* Nông nghiệp Nắm được các thành phần dân tộc Phân tích được một trong các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp (các nhân tố tự nhiên: địa hình, 2 Nông nghiệp đất đai, khí hậu, nước, sinh 1TN* 1TN* 1TN* vật; các nhân tố kinh tế-xã hội: dân cư và nguồn lao động, thị trường, chính sách, công nghệ, vốn đầu tư). Phân tích được đặc điểm Lâm nghiệp và thuỷ 3 phân bố tài nguyên rừng và 1TN* sản nguồn lợi thuỷ sản. Trình bày được sự phát triển và phân bố của một trong các ngành công nghiệp chủ yếu 4 Công nghiệp Phân tích được vai trò của 1TN* 1TN* một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng. Phân tích được đặc điểm dân cư, nguồn lao động và Đồng bằng sông ảnh hưởng của các nhân tố 5 1TN* 1TN* 1TN* Hồng này đến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng. Phân tích được thế mạnh của vùng về tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển nông – lâm – thuỷ sản; 6 Trung du và miền Xác định được vị trí địa lí 1TN* 1TN* núi Bắc Bộ và phạm vi lãnh thổ của vùng. Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của
- vùng Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí và phạm vi lãnh 7 Bắc Trung Bộ thổ của vùng. 1TN* 1TN* 1TN* Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng. 8 Nam Trung Bộ Các đặc điểm nổi bật về dân 1TN* 1TN* cư, xã hội của vùng Trình bày được về vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Các đặc điểm nổi bật về 9 Tây Nguyên điều kiện tự nhiên và tài 1TN* 1TN* nguyên thiên nhiên Trình bày được đặc điểm về 10 Đông Nam Bộ dân cư, đô thị hoá ở vùng 1TN* Đông Nam Bộ. Phân tích được các thế Đồng Bằng Sông mạnh và hạn chế về điều 11 1TN* Cửu Long kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng. Trình bày được nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển; ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi Phát triển tổng hợp trường và giữ vững chủ kinh tế và bảo vệ tài quyền, các quyền và lợi ích 12 1TN* 1TN* 1TN* nguyên, môi trường hợp pháp của Việt Nam ở biển đảo Biển Đông. Phân tích được vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. PHÒNG GD&ĐT NHO QUAN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 ĐẠI TRÀ TRƯỜNG THCS VĂN PHÚ Năm học: 2025 - 2026 MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 60 phút (Đề thi gồm 25 câu, 05 trang) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 50. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một đáp án đúng
- I. PHÂN MÔN LỊCH SỬ Câu 1: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Anh, Pháp - Mỹ đã thực hiện đường lối như thế nào đối với các nước phát xít? A. Thỏa hiệp, nhượng bộ. B. Kiên quyết đấu tranh. C. Hòa bình, thương lượng. D. Công khai ủng hộ phe phát xít. Câu 2: Sau cuộc khủng hoảng kinh tế ( 1929-1933) đã hình thành hai khối đế quốc đối lập, đó là A. Mĩ, Anh, Pháp đối lập với Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. B. Mĩ, Anh, Đức đối lập với Pháp, I-ta-li-a, Nhật Bản. C. Mĩ, I-ta-li-a, Nhật đối lập với Đức, Anh, Pháp. D. Đức, Áo, Hung đối lập với Mĩ,Anh,Pháp. Câu 3: Trong CTTG thứ hai, chiến thắng nào của quân Đồng minh tạo nên bước ngoặt làm xoay chuyển tình thế chiến tranh? A. Chiến thắng Xta-lin-grát ( 2/2/1943). B. Chiến thắng Liên quân Anh, Mĩ đổ bộ vào Bắc Pháp(6/6/1944). C. Chiến thắng của Hồng quân Liên xô trong chiến dịch công phá Béc-lin (9/5/1945). D. Mĩ ném bom nguyên tử vào Nhật Bản ( ngày 6 và ngày 9/8/1945). Câu 4: Nội dung nào sau đây là biểu hiện hành động của Mỹ và Đồng minh trong “Chiến tranh lạnh”? A. Duy trì hòa bình, an ninh, hợp tác giữa các nước trên thế giới. B. Tăng cường sự hợp tác về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo. C. Ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. D. Trừng trị mọi hành động xâm lược và phá hoại hòa bình. Câu 5: Kinh tế Mỹ chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới vào khoảng thời gian nào? A. Từ năm 1945 đến 1950. B. Từ năm 1950 đến 1980. C. Từ năm 1918 đến 1945. D. Từ năm 1945 đến 1975. Câu 6. Sự kiện mở đầu đánh dấu xu hướng liên kết kinh tế giữa các nước Tây Âu là: A. Sự thành lập "cộng đồng kinh tế Châu Âu". B. Sự thành lập "cộng đồng than - thép Châu Âu". C. Sự thành lập "cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu". D. Sự thành lập "cộng đồng Châu Âu". Câu 7: Yếu tố nào được coi là đòn bẩy để Nhật Bản phát triển kinh tế - xã hội?
- A. Con người. B. Văn hóa. C. Khoa học - công nghệ. D. Vốn đầu tư của nước ngoài. Câu 8. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, nhờ chớp thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh một số nước giành được độc lập sớm nhất ở Đông Nam Á là: A. Việt Nam, Lào, Singapo. B. Việt Nam, In đô nê xi a, Phi-líp-pin. C. Lào, In đô nê xi-a, TháI Lan. D. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Lào. Câu 9. Trật tự thế giới mới những năm cuối thế kỉ XX đang dần hình thành theo xu hướng A. đa phương. B. song phương. C. đơn cực. D. đa cực, nhiều trung tâm. Câu 10. Nội dung nào sau đây là tác động tích cực của xu thế toàn cầu hóa? A. Phân hóa giàu nghèo giữa các nước trên thế giới và trong xã hội. B. Kém an toàn về kinh tế, tài chính, chính trị. C. Thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất. D. Tạo ta nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Câu 11. Ai là người lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân Ba Son (Sài Gòn) vào tháng 8 - 1925? A. Nguyễn An Ninh. B. Tôn Đức Thắng. C. Phan Bội Châu. D. Phan Châu Trinh. Câu 12. Tổ chức cách mạng nào theo khuynh hướng vô sản đầu tiên ở Việt Nam? A. Tâm tâm xã. B. Tân Việt Cách mạng đảng. C. Việt Nam Quốc dân đảng. D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Câu 13. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam? A. Gửi bản yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (6-1919). B. Tham gia sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp (12-1920). C. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6-1925). D. Đọc Sơ thảo Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).
- Câu 14. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là sản phẩm của sự kết hợp giữa những yếu tố nào? A. Chủ nghĩa Mác-Lênin và phong trào công nhân. B. Chủ nghĩa Mác-Lênin và phong trào yêu nước. C. Chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Lênin và phong trào công nhân. D. Chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Câu 15: Vai trò lớn nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương và Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. nắm bắt được thời cơ chín muồi, chớp thời cơ quyết đoán B. vận động nhân dân tham gia kháng chiến C. sáng lập và hợp nhất các tổ chức Đảng D. đưa ra những quyết định kịp thời Câu 16: Sự kiện nào được coi là cơ hội ngàn năm có một cho sự bùng nổ của tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945? A. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện B. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước C. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến D. Nhật đảo chính Pháp Câu 17. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký với chính phủ Pháp bản hiệp ước sơ bộ (6/3/1946) nhằm mục đích gì? A. Tránh việc cùng lúc phải đương đầu với nhiều kẻ thù. B. Buộc Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập. C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn với Pháp để tiến hành tổng tuyển cử. D. Tạo điều kiện thuận lợi để quân Đồng minh vào giải giap quân đội Nhật. Câu 18: Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) là chiến dịch nào? A. Chiến dịch Thượng Lào (1953). B. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông (1947). C. Chiến dịch Biên giới thu- đông (1950) D. Chiến dịch Hòa Bình đông-xuân (1951-1952). Câu 19: Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)? A. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. B. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội. C. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng. D. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết
- Câu 20. Chiến dịch nào được xem là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)? A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. B. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. C. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Câu 21. Năm 1963, quân dân miền Nam giành thắng lợi trong chiến thắng Ấp Bắc đã góp phần đánh bại chiến lược chiến tranh ……… của Mĩ. A. chiến tranh một phía. B. chiến tranh đặc biệt C. chiến tranh cục bộ. D. Việt Nam hoá chiến tranh. Câu 22. Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền nam, điểm nào thể hiện rõ nhất sự lãnh đạo đúng đắn, linh hoạt của Đảng? A. Cần thiết phải đánh thắng nhanh để giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa, người và của. B. Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975, thì phải lập tức giải phóng Miền Nam trong năm 1975. C. Cần thiết tranh thủ thời cơ để đánh thắng nhanh, để đỡ thiệt hại về người và của. D. Giải phóng hoàn toàn miền nam trong hai năm 1975 và 1976. Câu 23. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã xác định nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam là A. giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở 2 miền Nam, Bắc. B. xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. C. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước. D. thống nhất đất nước, non sông thu về một mối, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc. Câu 24. Nguyên tắc đổi mới của Đảng đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) là A. đổi mới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. B. thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. C. bỏ qua giai đoạn phát triển Tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên Chủ nghĩa xã hội. D. không thay đổi mục tiêu Chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy thực hiện hiệu quả hơn. Câu 25. Trong 15 năm đổi mới (1986 - 2000), nền nông nghiệp nước ta liên tục phát triển, đã A. đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới (năm 2000). B. đáp ứng nhu cầu lương thực - thực phẩm trong nước, có dự trữ và xuất khẩu. C. thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và nhất là công nghiệp nặng.
- D. góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữ vững ổn định kinh tế - xã hội. II. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ Câu 1. Nước ta có bao nhiêu dân tộc? A. 24 dân tộc. B. 34 dân tộc. C. 44 dân tộc. D. 54 dân tộc. Câu 2. Ý nào sao đây không phải là đặc điểm phân bố của dân tộc nước ta? A. Các dân tộc ở Việt Nam sinh sống rộng khắp trên toàn lãnh thổ. B. Dân tộc thiểu số phân bố chủ yếu ở đồng bằng, ven biển. C. Phân bố dân tộc ở Việt Nam có sự thay đổi. D. Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận của kdân tộc Việt Nam. Câu 3. Hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất ở nước ta là A. Đông Nam Bộ và Trung du miền núi Bắc Bộ. B. Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. C. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. D. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 4. Loại cây công nghiệp được trồng chủ yếu trên đất ba dan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ của nước ta là A. cao su. B. cà phê. C. chè. D. hồ tiêu. Câu 5. Vùng nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất nước ta? A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Vùng Đông Nam Bộ. C. Vùng đồng bằng sông Hồng. D. Vùng đồng bằng sông Cửu Long. Câu 6. Ngành công nghiệp nào dưới đây là ngành công nghiệp trọng điểm? A. Đóng tàu, ô tô. B. Luyện kim. C. Năng lượng. D. Khai thác, chế biến lâm sản. Câu 7. Ý nào sau đây không phải là phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay? A. Đầu tư mạnh phát triển tất cả các ngành công nghiệp. B. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. C. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ. D. Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt. Câu 8. Cơ cấu nông nghiệp nước ta đang thay đổi theo hướng A. tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt. B. tăng tỉ trọng cây cây lương thực, giảm tỉ trọng cây công nghiệp. C. tăng tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm, giảm tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm.
- D. tăng tỉ trọng cây lúa, giảm tỉ trọng cây hoa màu. Câu 9. Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng đồng bằng sông Hồng? A. Nằm ở hạ lưu sông Hồng. B. Giáp với các vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. C. Giáp Vịnh Bắc Bộ (Biển Đông). D. Giáp với Thượng Lào. Câu 10. Nhận định nào sau đây không đúng với Đồng bằng Sông Hồng? A. Mật độ dân số cao nhất. B. Năng suất lúa cao nhất. C. Đồng bằng có diện tích lớn nhất cả nước. D. Dân số đông nhất. Câu 11. Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hai hệ thống: A. sông Hồng và sông Thái Bình B. sông Hồng và sông Thương C. sông Hồng và sông Cầu D. sông Hồng và sông Lục Nam Câu 12. Tỉnh nào sau đây của vùng Trung du và miền nói Bắc giáp với cả Lào và Trung Quốc? A Điện Biên C. Hà Giang B. Sơn La. D. Lào Cai Câu 13. Hoạt động kinh tế nào sau đây không phải là thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Lâm nghiệp. B. Kinh tế biển. C. Du lịch. D. Thuỷ điện. Câu 14. Bắc Trung Bộ giáp với vùng nào dưới đây? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam Bộ. C. Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 15. Phân bố dân cư Bắc Trung Bộ không có đặc điểm nào sau đây? A. Có sự khác biệt giữa phía đông và phía tây. B. Có nhiều dân tộc cùng sinh sống. C. Có sự thay đổi theo thời gian. D. Có sự thay đổi theo không gian. Câu 16. Chỉ ra tỉnh, thành phố không thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung? A. Đà Nẵng. B. Bình Dương. C. Thừa Thiên Huế. D. Quảng Nam. Câu 17. Duyên hải Nam Trung Bộ là cửa ngõ ra biển của A. Bắc Trung Bộ và Lào. B. Tây Nguyên và Cam-pu-chia.
- C. Tây Nguyên và Lào. D. Bắc Trung Bộ và Cam-pu-chia. Câu 18. Năm 2021, tỉ lệ dân thành thị của duyên hải Nam Trung Bộ chiếm A. hơn 70% tổng số dân. B. hơn 60% tổng số dân. C. hơn 50% tổng số dân. D. hơn 40% tổng số dân. Câu 19. Dạng địa hình phổ biến ở Tây Nguyên là: A.đồng bằng . B.cao nguyên. C.núi. D.Đồi. Câu 20. Khoáng sản chủ yếu của tây nguyên là: A.than. B. dầu khí. C. bô xít. D.sắt. Câu 21. Tỉnh nào của vùng Đông Nam Bộ có số dân đông nhất? A. Bình Dương. B. Tây Ninh. C. Đồng Nai. D. TP Hồ Chí Minh. Câu 22. Trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đất phù sa ngọt chủ yếu tập trung ở A. Phía nam của vùng, thuộc các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu. B. Ven Biển Đông. C. Dọc hai bên bờ sông Tiền, sông Hậu. D. Ven vịnh Thái Lan. Câu 23. Đảo có diện tích lớn nhất và nằm ở vùng biển Tây Nam của nước ta là A. Phú Quý. B. Phú Quốc. C. Cát Bà. D. Côn Đảo. Câu 24. Nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển các tỉnh thuộc vùng: A. Duyên hải Nam Trung Bộ B. Đồng bằng sông Hồng. C. Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 25. Ý nào không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta? A. Nguồn lợi hải sản ngày càng giảm. B. Các chất độc hại từ đất liền đổ ra C. Các hoạt động giao thông trên biển. D. Khai thác dầu khí được tăng cường. ………… HẾT………… THÔNG TIN VỀ ĐỀ THI TÊN FILE ĐỀ THI: 5_KHXH_PG1_TS10D_2024_DE_SO_5 TỔNG SỐ TRANG (GỒM ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 17 TRANG. Họ và tên người ra đề thi: Nguyễn Thành Trung
- Đơn vị công tác: Trường THCS Văn Phú Số điện thoại: 0985763024 NGƯỜI RA ĐỀ THI NGƯỜI THẨM ĐỊNH XÁC NHẬN CỦA BGH (Họ và tên, chữ ký) VÀ PHẢN BIỆN CỦA (Họ và tên, chữ ký, đóng dấu) TRƯỜNG (Họ và tên, chữ ký) Nguyễn Thành Trung Phạm Thị Minh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án
66 p | 1866 | 112
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2017-2018 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT Kiên Giang
5 p | 692 | 76
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án
146 p | 570 | 46
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2015-2016 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT Kiên Giang
6 p | 331 | 41
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Tiếng Anh có đáp án - Sở GD&ĐT Phú Thọ
8 p | 285 | 20
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Bà rịa, Vũng Tàu
1 p | 286 | 14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Hà Nội
1 p | 213 | 14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Cao Bằng
3 p | 208 | 13
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh
5 p | 157 | 11
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2016-2017 môn Toán - Sở GD&ĐT Kiên Giang
5 p | 96 | 10
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Phòng
11 p | 120 | 8
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên (Đề chung)
5 p | 87 | 5
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Ninh Bình
4 p | 146 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Dương
6 p | 86 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nội
5 p | 67 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nam
5 p | 79 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Ngữ văn có đáp án - Sở GD&ĐT Nam Định
8 p | 153 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi
6 p | 60 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn