intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thị trấn Thắng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thị trấn Thắng” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thị trấn Thắng

  1. PHÒNG GD&ĐT HIỆP HÒA ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS TT THẮNG Năm học 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu I: (3,0đ). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: ( 1) Mỗi người chúng ta đều là một con chim làm tổ trên cây, bố mẹ chính là cây cổ thụ. Cây che nắng cháy gió mưa, che chở chim non đến khi đủ lông đủ cánh. Nhưng chim luôn hướng tới bầu trời, tò mò về thế giới chưa biết. Chim non lớn lên sẽ rời khỏi tổ, thỉnh thoảng lại biến mất, nhưng cây không thể đi theo, chỉ biết yên lặng chờ đợi nơi chốn cũ. (2) Nuôi dạy con cái là nhìn chúng ngày càng đi xa khỏi đời mình, người làm bố làm mẹ chỉ có thể đưa tiễn phía sau. Tiếng nói của họ là tiếng lá cây xào xạc trong gió, mái tóc bạc của họ là vòng tuổi được khắc bởi thời gian. (…) Cây vẫn chờ ở chỗ cũ, đợi cánh chim mỏi quay về, hết thảy xem như trời yên biển lặng, nhưng vòng tuổi mãi mãi vẫn luôn thay đổi. (3) Tôi nghĩ hôm nay đã đến lúc về già. (Trích Có một ngày bố mẹ sẽ già đi - Nhiều tác giả, Losedow dịch, NXB Thế giới 2020, tr.271) a. Chỉ rõ phép liên kết câu có trong đoạn văn (1). b. Xét theo cấu tạo, câu văn sau: “Tiếng nói của họ là tiếng lá cây xào xạc trong gió, mái tóc bạc của họ là vòng tuổi được khắc bởi thời gian.” thuộc kiểu câu gì? Vì sao? c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu văn: Mỗi người chúng ta đều là một con chim làm tổ trên cây, bố mẹ chính là cây cổ thụ. d. Bài học sâu sắc mà em rút ra từ đoạn trích trên là gì? Câu II (2,0đ): Có một ngày, bố mẹ sẽ già đi và chúng ta sẽ lớn… Từ gợi ý trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về vai trò của tính tự lập. Câu III (5,0đ): Phân tích đoạn thơ sau: Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ. Một bước tới tiếng nói Hai bước tới tiếng cười. Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng. Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. ( Nói với con, Y Phương)
  2. ==============HẾT================= HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 9 Phần Câu Nội dung Điểm 1 ĐỌC HIỂU 3.0 Đọc a - Phép liên kết hình thức có trong câu văn: 0.5 hiểu + Phép lặp: chim-chim non-tổ-cây. (0,25đ) + Phép nối: Nhưng (0,25đ) b - Xét theo cấu tạo câu văn trên thuộc kiểu câu ghép. (0,25đ) - Vì câu văn có 2 cụm chủ-vị. (0,25đ) 0.5 c - Xác định được phép tu từ so sánh: Mỗi người là một con chim làm tổ trên cây, 1.0 bố mẹ chính là cây cổ thụ.(0,5đ) - Tác dụng : Phép tu từ so sánh làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu văn; gợi hình ảnh đứa con bé bỏng, non nớt được bố mẹ che chở,nâng đỡ, bảo vệ; gợi lên tình yêu thương lớn lao của cha mẹ dành cho con cái... (0,5đ) d - HS trả lời : Bài học rút ra từ đoạn trích có thể theo các gợi ý sau: 1.0 + Trân trọng, biết ơn công lao nuôi dưỡng của cha mẹ dành cho con cái. + Phải yêu thương, chăm sóc cha mẹ, gần gũi cha mẹ như trở về bến đỗ bình yên. + Phải biết “ lớn lên”, biết tự lập vươn lên, không ỷ lại dựa dẫm mãi vào cha mẹ… - HS nêu thông điệp nhưng còn thiếu , sơ sài. (0,5đ) - Không có câu trả lời hoặc trả lời không đúng nội dung yêu cầu (0đ) LÀM Câu 2 Viết đoạn văn ngắn. 2.0 đ VĂN:
  3. * Yêu cầu chung: - HS viết một đoạn văn nghị luận xã hội có đủ câu chủ đề, các câu triển khai vấn đề và câu chốt ý . (0,25đ) - Xác định đúng vấn đề nghị luận :Vai trò của tính tự lập trong cuộc sống. Đảm bảo dung lượng đoạn văn ngắn , văn phong trong sáng, thuyết phục. (0,25đ) * Yêu cầu cụ thể: (1.5đ) HS có thể triển khai vấn đề nghị luận theo những cách khác nhau nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý: - Câu chủ đề nêu được vấn đề nghị luận: vai trò quan trọng của tính tự lập. - Giải thích và nêu được biểu hiện của tính tự lập: tự lập là sự chủ động, dựa vào khả năng của chính mình để làm việc,học tập, chăm sóc bản thân…mà không phải dựa dẫm vào người khác. - Bàn luận ngắn gọn về ý nghĩa của tự lập đối với mỗi người trong cuộc sống: giúp con người trở nên năng động, linh hoạt; có khả năng xử lí mọi tình huống, có thể thích nghi hoàn cảnh; tự tin, chủ động trong cuộc sống không phụ thuộc vào người khác… - Phê phán những biểu hiện: ỷ lại, trông chờ, dựa dẫm vào người khác. - Bài học nhận thức và hành động. Câu 3 Viết bài văn 5.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận, có bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết 0.25 bài. b. Xác định đúng nội dung nghị luận : Người cha nói với con về cội nguồn sinh 0.25 dưỡng: Con lớn lên trong tình yêu thương,sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương. c. Nội dung nghị luận: 4.0 * Mở bài: giới thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát nội dung đoạn thơ (0,5đ) * Thân bài: Cảm nhận về đoạn thơ. Luận điểm 1: Cội nguồn gia đình. (1.0đ) - Bốn câu thơ đầu: Gợi ra bức tranh gia đình hạnh phúc, cha muốn nói với con, con là hạnh phúc của mẹ cha, con được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ. Ở bức tranh ấy có cha có mẹ, có con và con là trung tâm của gia đình, con đang ở tuổi chập chững bước di, bí bô tập nói. Mỗi bước đi của con đều được cha nâng, mẹ đỡ, con được bước đi trong cả đôi bờ yêu thương. Luận điểm 2: Cội nguồn quê hương. (1.5đ) - Năm câu thơ tiếp: con trường thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình của quê hương: + Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của : “người đồng mình” được
  4. nhà thơ gọi lên qua các hình ảnh đẹp: Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Các động từ cài, ken vừa miêu tả công việc cụ thể vừa gợi sự tài hoa, khéo léo, lạc quan của người đồng mình. Cuộc sống của họ luôn vui vẻ, đầy ắp những tiếng hát, lời ca. + Rừng núi quê hương cũng rất thơ mộng nghĩa tình, thiên nhiên ấy đã che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống: Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Con sinh ra trong một gia đình hạnh phúc, con trưởng thành trên quê hương đầy ắp nghĩa tình. Gia đình và quê hương là hai chiếc nôi sinh con, nuôi con khôn lớn, bồi đắp cho con cả tâm hồn và lối sống. Nhắc lại những câu thơ về cội nguồn cao đẹp của con, cha đã nhắc lại ngày cưới của cha mẹ để một lần nữa cho muốn con ghi sâu: con có một gia đình hạnh phúc, một quê hương sâu nặng nghĩa tình, con đường bao giờ quên những cội nguồn thiêng liêng, đẹp đẽ ấy. * Nghệ thuật : Ngôn ngữ , cảm xúc , hình ảnh , các biện pháp nghệ thuật làm nên sự thành công của đoạn thơ …(0,5đ) * Kết bài: (0,5đ) - Khái quát nội dung nghị luận: Đoạn thơ gợi lên cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người là gia đình,là quê hương. Gợi nhớ cội nguồn sinh dưỡng là mong muốn của cha muốn khơi dậy ở con tình yêu thương, niềm tự hào về gia đình, quê hương, xứ sở. d. Sáng tạo: Có sáng tạo trong cách diễn đạt.Có suy nghĩ kiến giải mới mẻ về nội 0.25 dung hoặc nghệ thuật của đoạn thơ. Có liên hệ mở rộng… e. Chính tả, ngữ pháp: Ðảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt 0.25 câu. Tổng điểm 10đ * Lưu ý : Trên đây là hướng dẫn chấm bài , khi chấm GV cần căn cứ vào bài làm của HS để đánh giá cho điểm cho phù hợp. Tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm.Khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo,nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1