intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Ninh Bình

Chia sẻ: Mod Toán | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

81
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các em học sinh thân mến! Cùng tham khảo Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Ninh Bình để trang bị cho bản thân kiến thức vững chắc, tự tin bước qua kì thi tuyển sinh đầy cam go nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Ninh Bình

SỞ GD & ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: Ngữ Văn Năm học 2015 – 2016 Thời gian làm bài 150 phút Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) 1. Xác định khởi ngữ trong câu sau: Hiểu, thì tôi hiểu bài này rồi, nhưng giải, thì tôi chưa giải được. 2. Em hãy viết lại câu sau đây bằng cách chuyển phần được gạch chân thành khởi ngữ: Anh ấy làm bài cẩn thận lắm. Câu 2: (2,0 điểm) Đọc văn bản sau để trả lời các câu hỏi: Phiên âm Hán – Việt: Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại nhược hà? Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Dịch nghĩa: Trong tù không rượu cũng không hoa, Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào? Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng, Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ. Dịch thơ (bản dịch của Nam Trân): Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ. (Ngữ văn 8, tập hai, trang 37, NXB Giáo dục, năm 2008) a. Bài thơ trên của ai? b. Bài thơ được trích từ tập thơ nào? c. Bài thơ được làm theo thể thơ nào? d. Em hãy nêu giá trị nghệ thuật và nội dung cơ bản nhất của thi phẩm trong một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 10 dòng). Phần II: Làm văn (7,0 điểm) Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, đoạn trích truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. (Ngữ văn 9, tập một, trang 202, NXB Giáo dục, năm 2005) Qua đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên, Từ đó hãy trình bày suy nghĩ của em về tình phụ tử. —–Hết—– Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Đáp án đề thi môn Văn vào 10 – Ninh Bình Câu Nội dung Ý Đọc – hiểu: I 1 a Khởi ngữ trong câu sau: “Hiểu”, “giải”. b Viết lại câu bằng cách chuyển phần được gạch chân thành khởi ngữ: Làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm. 2 Đọc văn bản trả lời các câu hỏi: a Bài thơ trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh b Bài thơ được trích từ tập thơ “Nhật kí trong tù”. c Bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Về hình thức: viết đúng một đoạn văn, từ 5 đến 10 dòng, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, chính xác, không mắc lỗi về câu, từ. Về nội dung, cần đảm bảo những ý sau: – Giá trị nghệ thuật: + Sử dụng phép đối, nhân hóa linh hoạt. d + Vừa mang màu sắc cổ điển, vừa mang tính hiện đại. – Giá trị nội dung: + Khắc họa cảnh ngắm trăng của Bác Hồ trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. + Thể hiện tình yêu thiên nhiên say đắm, tinh thần lạc quan, đầy “chất thép” của người chiến sĩ – nghệ sĩ Hồ Chí Minh. Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, đoạn trích truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. II I Giới thiệu tác giả, tác phẩm: – Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam. – “Chiếc lược ngà” là tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông. Truyện viết về tình cảm gia đình, tình cảm cha con trong chiến tranh thật cảm động mà sâu sắc. – Trích dẫn ý kiến “Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, đoạn trích truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.” II 1 Phân tích: Tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí: – Truyện xoay quanh hai nhân vật: ông Sáu và bé Thu. Tham gia kháng chiến, ông Sáu bị thương, vết thương để lại trên khuôn mặt ông một vết thẹo lớn. Vì vết thẹo ấy, trong lần về thăm nhà ông Sáu đã phải chịu nỗi đau tinh thần: đứa con gái ông hằng thương nhớ, khát khao gặp mặt suốt bảy năm đằng đẵng lại vì vết thẹo mà không chịu nhận cha mặc dù lần gặp con này là cơ hội gần gũi, yêu thương duy nhất của ông vì ông chuẩn bị tập kết ra Bắc, không biết khi nào quay lại. – Đó là một tình huống bất ngờ, éo le mà tự nhiên, hợp lí: + Bé Thu đã lâu ngày không gặp cha. Hình ảnh của người cha trong tâm trí nó chỉ được khắc ghi qua tấm ảnh đã cũ rồi. Người cha trong nó hiền lành lắm! Còn ông Sáu, với vết thẹo dữ dằn kia, khác người đàn ông trong ảnh quá! Điều này gây bất ngờ với bé Thu vì gương mặt ông Sáu giờ đã quá xa lạ. Và phản ứng không nhận cha của Thu cũng gây bất ngờ cho ông Sáu bới nó hoàn toàn trái ngược với những mong muốn và tưởng tượng của ông Sáu về cuộc đoàn tụ gia đình sau nhiều năm xa cách. Nhưng nó cũng rất tự nhiên, hợp với tâm lí, tình cảm của một đứa trẻ thơ. + Tình huống càng trở nên éo le, khiến người đọc phải hồi hộp theo dõi từng trang truyện vì thời gian ông Sáu ở nhà không nhiều và dù chỉ còn một ngày nữa, đứa bé vẫn quyết không nhận cha. – Có thể coi đó là tình huống thử thách, thử thách để con nhận cha, cha chứng minh với con. Qua tình huống này, tình cha con sâu nặng và cao đẹp càng được thể hiện rõ nét hơn. 2 Tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ chiến tranh: Tình cảm cha con được thể hiện qua cả 2 nhân vật, đặc biệt là nhân vật ông Sáu. Tác giả không chú ý đến khắc họa phần anh hùng trong cuộc đời ông Sáu mà chỉ chú trọng khắc họa chân dung người cha với những tình cảm sâu sắc, cao đẹp và những nỗi đau, bất hạnh trong cuộc đời ông. a Nhân vật bé Thu: – Ban đầu, khi ông Sáu mới về, bé Thu không chịu thừa nhận cha: không chịu vâng lời ông Sáu nói, không gọi “ba”, nói trống không, hất miếng trứng cá mà ông Sáu gắp cho nó ra khỏi bát, bỏ sang nhà ngoại khi giận ông Sáu… – Sau khi được bà ngoại giải thích cặn kẽ, bé Thu mới hiểu ra đó là ba mình. Tiếng thét của bé Thu “Ba…a…a…ba!” chứa đựng tất cả tình yêu thương, nỗi nhớ và sự ân hận. Cô bé nhất định “không cho ba đi nữa”,“hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”… – Lớn lên, Thu trở thành một cô giao liên dũng cảm, cùng tham gia kháng chiến, tiếp bước con đường của cha cô, để lí tưởng của cha còn sáng mãi. Hai cha con quả “đã thành đồng chí chung câu quân hành”. b Nhân vật ông Sáu:

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1